Trong toàn bộ di sản tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vấn đề Bác đặc biệt quan tâm là đào tạo con người Việt Nam thông qua hoạt động giáo dục và gắn chặt với mục tiêu xây dựng đất nước. Người khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Như vậy để có sản phẩm con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa như Người đã chỉ ra và để hoàn thành nhiệm vụ của người thầy giáo là đào tạo cán bộ cho dân tộc thì đội ngũ nhà giáo của Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Trước hết, bản thân mỗi nhà giáo phải vừa là con ngưòi mới xã hội chủ nghĩa, vừa là một người thầy thực thụ, người có đủ năng lưc và phẩm chất, đạo đức như Bác Hồ đã dặn: Các Thầy giáo có nhiệm vụ rất nặng nề là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Trong các nhiệm vụ chung của giáo dục, một nhiệm vụ cơ bản mà nội hàm hoạt động của nó là quá trình dạy và học, với đối tượng phục vụ chính là thế hệ trẻ. Để làm tốt nhiệm vụ này, Bác Hồ đã từng nhắc nhở: Dạy trẻ phải “Toàn vẹn cái tính vui vẻ hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hoá ra những người già sớm”. Việc đổi mới giáo dục hiện nay mà chúng ta đang thực hiện phải chăng là một sự trả lại bản chất quá trình giáo dục và giảng dạy mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta, Người thầy vĩ đại của dân tộc đã đặt ra cách đây rất lâu. Đối với cô Mẫu giáo Bác đã căn dặn : “Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Cùng với sự đổi mới chung trong giáo dục, GDMN với mục tiêu phát triển tổng thể trẻ trong độ tuổi Mầm non cần phải có những đổi mới nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu.
Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ Mẫu giáo. Qua vui chơi không ngừng hình thành cho trẻ óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi trẻ mới tìm hiểu sự vật để thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. Vui chơi của trẻ khác với vui chơi giải trí của người lớn. N.K.Kơrupkia đã viết “ Đối với trẻ em trước tuổi đi học thì vui chơi có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vui chơi đối với trẻ là học tập, là lao động và là một hình thức giáo dục nghiêm túc. Còn D.V. Encônhin viết: Vui chơi là “ trường học về hành vi” là “ trường học về đạo đức trong hành động”.
21 trang |
Chia sẻ: thaiphong | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Đông Sơn Thành phố Thanh Hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài.
Trong toàn bộ di sản tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vấn đề Bác đặc biệt quan tâm là đào tạo con người Việt Nam thông qua hoạt động giáo dục và gắn chặt với mục tiêu xây dựng đất nước. Người khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Như vậy để có sản phẩm con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa như Người đã chỉ ra và để hoàn thành nhiệm vụ của người thầy giáo là đào tạo cán bộ cho dân tộc thì đội ngũ nhà giáo của Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Trước hết, bản thân mỗi nhà giáo phải vừa là con ngưòi mới xã hội chủ nghĩa, vừa là một người thầy thực thụ, người có đủ năng lưc và phẩm chất, đạo đức như Bác Hồ đã dặn: Các Thầy giáo có nhiệm vụ rất nặng nề là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Trong các nhiệm vụ chung của giáo dục, một nhiệm vụ cơ bản mà nội hàm hoạt động của nó là quá trình dạy và học, với đối tượng phục vụ chính là thế hệ trẻ. Để làm tốt nhiệm vụ này, Bác Hồ đã từng nhắc nhở: Dạy trẻ phải “Toàn vẹn cái tính vui vẻ hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hoá ra những người già sớm”. Việc đổi mới giáo dục hiện nay mà chúng ta đang thực hiện phải chăng là một sự trả lại bản chất quá trình giáo dục và giảng dạy mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta, Người thầy vĩ đại của dân tộc đã đặt ra cách đây rất lâu. Đối với cô Mẫu giáo Bác đã căn dặn : “Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ... Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Cùng với sự đổi mới chung trong giáo dục, GDMN với mục tiêu phát triển tổng thể trẻ trong độ tuổi Mầm non cần phải có những đổi mới nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu.
Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ Mẫu giáo. Qua vui chơi không ngừng hình thành cho trẻ óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi trẻ mới tìm hiểu sự vật để thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. Vui chơi của trẻ khác với vui chơi giải trí của người lớn. N.K.Kơrupkia đã viết “ Đối với trẻ em trước tuổi đi học thì vui chơi có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vui chơi đối với trẻ là học tập, là lao động và là một hình thức giáo dục nghiêm túc. Còn D.V. Encônhin viết: Vui chơi là “ trường học về hành vi” là “ trường học về đạo đức trong hành động”.
Là một cán bộ quản lý trường Mầm non, nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động vui chơi của trẻ Mầm non, đây là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi Mẫu giáo, là con đường, là tiền đề cơ bản hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mẫu giáo, tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ ở các bậc học tiếp theo. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Đông Sơn Thành phố Thanh Hóa” để nghiên cứu nhằm phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi nói riêng và chất giáo dục toàn diện nói chung của trường Mầm non chúng tôi.
II. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở thực trạng việc chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Đông Sơn thành phố Thanh Hóa, đề xuất một số biện pháp quản lý, chỉ đạo việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo của nhà trường.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến việc chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non.
2. Nghiên cứu thực trạng vấn đề chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Đông Sơn thành phố Thanh Hóa.
3. Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo của trường Mầm non Đông Sơn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2009-2010.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Các biện pháp chỉ đạo việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Đông Sơn thành phố Thanh Hóa.
V. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non.
Nghiên cứu các kế hoạch của nhà trường, công tác quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu giáo.
2. Phương pháp quan sát:
Quan sát và ghi chép việc tổ chức hoạt động vui chơi của cô và trẻ Mẫu giáo trong nhà trường.
3. Phương pháp điều tra: Bằng trò chuyện, bằng phỏng vấn.
Nhằm mục đích thu thập các dữ liệu, các thông tin có liên quan đến việc chỉ đạo hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu giáo.
4. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các tài liệu, số liệu thu thập được.
VI. Kế hoạch nghiên cứu.
* Thời gian nhận đề tài: Ngày 20 tháng 3 năm 2009.
* Thời gian nghiên cứu: 21/3/2009 đến 10/5/2009.
* Thời gian hoàn thành bản thảo:18/5/2009.
* Thời gian hoàn thành bản chính: 25/5/2009.
Phần nội dung
Chương I:
Cơ sở lý luận về việc chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi
của trẻ tuổi mẫu giáo.
I. Cơ sở khoa học của vấn đề chỉ đạo việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu giáo.
1. Một số khái niệm:
1.1.Khái niệm về hoạt động vui chơi của trẻ Mẫu giáo.
Vui chơi là một hoạt động không nhằm tạo ra sản phẩm ( kết quả vật chất) mà chỉ nhằm để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ ( kết quả tinh thần). Nhà giáo dục người Nga K.D.uxinki cho rằng “ Trẻ chơi vì là chơi, chơi để mà chơi, chơi mang lại niềm vui cho trẻ. Khi trẻ phải chơi theo sự áp đặt của người lớn thì lúc ấy trò chơi không còn là trò chơi theo đúng ý nghĩa của nó”. Khác với hoạt động khác, động cơ chơi của trẻ nằm ngay trong các hành động chơi chứ không phải nằm trong kết quả chơi. Chính những hành động trong khi chơi kích thích trẻ chơi và duy trì hứng thú chơi của trẻ.
Chơi là một hoạt động độc lập, tự do và tự nguyện của trẻ Mẫu giáo. Trẻ tự mình nghĩ ra dự định và cũng tự mình tiến hành điều khiển trò chơi. Trẻ thích thì chúng chơi với nhau, tự nguyện gắn bó nhau để cùng chơi, còn khi trẻ chán thì chúng không chơi nữa.
Chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ đó lại mang tính chất thật. Chẳng hạn trẻ giả vờ đóng vai “ Mẹ chăm sóc cho con” nhưng tình cảm trẻ “ trải nghiệm” làm mẹ là rất thật, lo lắng khi con ốm, nâng niu bế ẵm con, nói âu yếm, nhẹ nhàng với con mình... Nội dung chơi của trẻ phản ánh hiện thực xung quanh.
Trong quá trình chơi có sự liên kết hài hòa giữa hình ảnh nhân vật, hành động chơi và lời nói với nhau, chúng tạo thành phương tiện để phản ánh hiện thực. Khi chơi trẻ sống bằng hành động và tình cảm nhân vật, nhiều khi nhân vật cuốn hút toàn bộ tâm trí của trẻ, trẻ cố gắng hành động phù hợp với nhân vật mà chúng đóng vai. Bằng ngôn ngữ của mình trẻ cùng nhau trao đổi, thỏa thuận làm chính xác ý định và vạch ra nội dung chơi.
Tính sáng tạo của trẻ được thể hiện rõ nét trong hoạt động chơi. Khi chơi trẻ không “sao chép” cuộc sống mà chỉ bắt chước những gì trẻ nhìn thấy. Trẻ lựa chọn chủ đề, phân vai tạo tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng vật thay thế trong các trò chơi sáng tạo cũng như lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong các trò chơi có luật.
1.2. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu giáo.
Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu giáo là hoạt động có mục đích, có kế hoạch người giáo viên Mầm non nhằm thiết kế, hướng dẫn, tạo cơ hội để trẻ được hoạt động nhằm tạo tiền đề cơ bản trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mẫu giáo
1.3. Chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi.
Chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi là quá trình người cán bộ quản lý chỉ huy, hướng dẫn, điều chỉnh giáo viên trong nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu giáo nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động vui chơi trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ Mẫu giáo.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi Mẫu giáo vì nó tạo ra “những biến đổi về chất trong sự phát triển tâm lý của trẻ”.
Có thể thấy hai mối quan hệ trong các nhóm trẻ: Một là “ Mối quan hệ hiện thực” giữa những trẻ em. Hai là “ Mối quan hệ giữa các vai” trong trò chơi. Hai mối quan hệ này tác động qua lại với nhau và đều tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Trong trò chơi phối hợp chung, trẻ được học ngôn ngữ giao tiếp, học cách phối hợp hành động của mình với hành động của bạn khác. Học hiểu biết lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau “ Xã hội trẻ em được hình thành”, tức là trẻ có thái độ riêng khi tiếp xúc với những động tác bên ngoài, kể cả động tác giáo dục của người lớn, đồng thời tình bạn của trẻ cũng được hình thành nhưng chưa bền vững. Trong trò chơi, trẻ Mẫu giáo vừa là người tạo ra những mối quan hệ, vừa chịu ảnh hưởng của những mối quan hệ đó. Những phẩm chất tâm lý và đặc điểm nhân cách của trẻ đều chịu sự chi phối của những mối quan hệ này.
Trò chơi trong giai đoạn mang tính tượng trưng là bước ngoặt của sự phát triển tư duy, từ tư duy “Trực quan hành động” tiến tới tư duy “Trực quan hình tượng”. Như vậy hoạt động vui chơi làm phát triển tính có chủ định của trẻ trong quá trình tâm lý như chú ý có chủ định, ghi nhớ có chủ định...
Khi tham gia vào trò chơi đòi hỏi trẻ phải có năng lực giao tiếp. Sự thành công hay không của cuộc chơi một phần lớn phụ thuộc vào việc trẻ nói lên ý định của mình, cùng bạn bàn bạc thống nhất cho cuộc chơi. Chính vì vậy trò chơi có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ thành thạo tiếng mẹ đẻ là một yêu cầu rất quan trọng vì đó là phương tiện để trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh, để trẻ tư duy, để tiếp thu khoa học.
Trò chơi tác động mạnh đến tình cảm của trẻ em. Chính nhờ đó mà sắc thái tình cảm của trẻ cũng được phong phú dần lên.
Gia nhập vào trò chơi là điều kiện phát triển những hình thức hoạt động trí tuệ khác nhau của trẻ. Như vậy có thể nói trò chơi đã phát triển nhiều mặt ở trẻ, trí tuệ, tình cảm đạo đức, ngôn ngữ, thể lực, thẩm mỹ... phát triển mạnh mẽ. Đây là những cơ sở bền vững của nhân cách sau này.
Trong hoạt động vui chơi có rất nhiều loại trò chơi mà trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề đóng vai trò quan trọng bậc nhất vì chính trong trò chơi này đã giải quyết được mâu thuẫn giữa nguyện vọng muốn làm người lớn với khả năng còn quá non yếu của trẻ.
Đối với trẻ trong chơi và lao động đều có sự cố gắng về thể lực và trí tuệ, nó không có sự khác biệt lớn lao. Những kỹ năng trẻ được tập luyện trong lao động giờ được chuyển sang chơi, dưới sự hướng dẫn của người lớn trẻ tạo ra nhiều đồ chơi hấp dẫn, phong phú. Như vậy trong khi chơi trẻ cũng lĩnh hội được những kỹ năng lao động đơn giản và lao động của trẻ được tổ chức dưới hình thức chơi cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Những thành tích của trẻ khi chơi sẽ mang lại niềm vui cho trẻ và làm cho trẻ có hứng thú với tri thức mới và có nhu cầu phải biết làm trò chơi, học thuộc lời thơ, biết cách kể chuyện... Chơi cũng có ảnh hưởng lớn đến dạy học có tác dụng kích thích trẻ hứng thú lĩnh hội tri thức, trẻ có hứng thú với học tập.
Như vậy đối với trẻ Mẫu giáo chơi có mối quan hệ chặt chẽ với học tập, lao động và tạo hình. Chính các mối quan hệ này cuốn hút trẻ mẫu giáo tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của trẻ Mẫu giáo.
3. Những đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi.
Vào lúc 3 tuổi, trẻ có ý thức về “cái tôi” của mình, trẻ bắt đầu phân biệt được mình với người khác, điều này giúp trẻ có thể đóng vai người khác và hành động tương ứng với vai mình đảm nhận. Hơn nữa từ 3 tuổi trở đi trẻ đã có thể hành động thành thạo với đồ vật, đồ chơi và tính tự lập của trẻ cao hơn trước, nhu cầu giao tiếp với bạn bè ngày càng tăng, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ. óc tưởng tượng, sáng tạo và tư duy cũng đã có bước nhảy vọt về chất so với trẻ trước 3 tuổi. Tất cả những điều kiện trên làm cho trẻ mẫu giáo muốn được hành động như người lớn, muốn hòa nhập vào các mối quan hệ đa dạng, phức tạp của họ, song trên thực tế trẻ vẫn còn non nớt, trẻ chưa đủ sức để làm người lớn và khả năng thực tế của trẻ là không thể làm người lớn được, trẻ giả vờ chơi làm người lớn, tái tạo lại những hành động của họ cũng như mối quan hệ và thái độ giữa họ với nhau, như thế hoạt động chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai có chủ đề xuất hiện ở lứa tuổi Mẫu giáo. Như vậy chơi trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi Mẫu giáo. Chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi cũng làm tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.
4. Định hướng chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi của ngành học Mầm non .
Hiện nay việc chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu giáo được quy định và thống nhất từ Bộ GD&ĐT xuống đến Sở GD&ĐT và Phòng Giáo dục và đào tạo.
- Hình thức chơi gồm có 2 loại:
+ Chơi tự do: Chơi theo ý thích của trẻ. Trẻ tự khởi xướng, tự do lựa chọn các hoạt động mà trẻ thích, tự định ra cách thức tiến hành và biết kiểm soát quá trình dựa vào kinh nghiệm.
+ Chơi có sự hướng dẫn của cô: Chơi theo kế hoạch giáo dục có sự dự kiến, sắp xếp, điều khiển của giáo viên theo chương trình giáo dục. Giáo viên với vai trò là thang đỡ, là điểm tựa hỗ trợ trẻ khi cần thiết.
- Gồm có 7 loại trò chơi trong trường Mầm non:
+ Trò chơi đóng vai: Là loại trò chơi sáng tạo tiêu biểu nhất, trẻ đóng vai người khác qua đó bắt chước hành động, lời nói, phản ánh ấn tượng, biểu tượng và hiểu biết của trẻ về các hoạt động và các mối quan hệ xã hội.
+ Trò chơi đóng kịch: Là dạng trò chơi phân vai theo tác phẩm văn học. Kịch bản phỏng theo câu truyện và các vai là các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch trẻ phản ánh tính cách và thể hiện thái độ đối với nhân vật thông qua điệu bộ, giọng nói và hành động.
+ Trò chơi xây dựng lắp ghép: Phản ánh ấn tượng, biểu tượng và hiểu biết của trẻ về thế giới vật chất thông qua hình khối.
+ Trò chơi học tập: Rèn luyện và phát triển các giác quan, năng lực trí tuệ của trẻ. Hứng thú của trẻ hướng vào đồ chơi, trẻ thu nhận ấn tượng bằng cách cảm thụ trực tiếp của đồ vật.
+ Trò chơi vận động: Là trò chơi sử dụng cơ bắp và toàn bộ cơ thể, trò chơi giúp trẻ hiểu biết về không gian và hình thành tính tự tin.
+ Trò chơi dân gian: Là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Trò chơi không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ mà còn góp phần hình thành nhân cách trẻ.
+ Trò chơi sử dụng phương tiện công nghệ thông tin.
Là những người cán bộ quản lý trong các nhà trường Mầm non nói chung cần chú ý tuân thủ theo chỉ đạo chung của ngành học lấy đó làm cơ sở cho công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường và đặc biệt là việc chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi. Trên cơ sở các định hướng đó người quản lý xây dựng nội dung, chương trình và chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu giáo phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương, của trường nơi mình công tác nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
II. Thực trạng chung của việc chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trong các trường Mầm non.
Qua khảo sát, tìm hiểu và trao đổi cùng với các đồng nghiệp về việc chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường Mầm non trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, do điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội phát triển, giáo dục cũng được mọi người mọi nhà quan tâm và chăm lo cho nên hầu hết cán bộ quản lý các nhà trường đều nhận thức được vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với trẻ Mẫu giáo. Từ những nhận thức đúng đắn ấy mà sự đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giáo dục Mầm non nói chung và hoạt động vui chơi cho trẻ nói riêng tương đối đầy đủ, một số trường còn khá phong phú. Ngược lại một số trường vùng ven, thì trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng trong nhà trường đặc biệt phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ còn nghèo nàn, thiếu về số lượng, nghèo về chủng loại...nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ Mẫu giáo.
Bên cạnh những giáo viên thực sự năng động và sáng tạo thì không ít giáo viên thiếu chủ động, máy móc, dập khuôn và ỉ lại... Vì vậy việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ còn mang tính chất đối phó, tổ chức qua loa chiếu lệ. Khi tổ chức cho trẻ chơi còn áp đặt trẻ, chưa thực sự tạo mọi điều kiện để phát huy tính tích cực và sáng tạo nơi trẻ. Việc tổ chức cho trẻ chơi còn hạn chế, chưa có sự liền mạch hoặc nếu có thì thả nổi tự do.
Công tác chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý đôi lúc, đôi chỗ chưa sát sao, còn nặng về quan tâm tiết học hơn. Nên dù hiểu rõ vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ song giáo viên vẫn làm chưa tốt.
Vì những lý do trên mà hiệu quả việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ còn thấp, nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ Mẫu giáo.
Chương II
Thực trạng việc chỉ đạo tổ chức Hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo của trường mầm non Đông Sơn thành phố Thanh Hóa.
I. Vài nét khái quát về tình hình địa phương và tình hình nhà trường.
1. Khái quát về tình hình địa phương.
Phường Đông Sơn là một phường nằm ở phía đông Thành phố Thanh Hóa. Địa bàn phường tương đối dài, rộng với thành phần dân cư đa số là công nhân viên chức đã về hưu và đang tại chức. Một số dân là lao động tự do hoặc buôn bán nhỏ lẻ tại chợ phường và ven quốc lộ 47. Có 7 trường học từ cấp địa phương đến cấp bộ nằm trên địa bàn phường. Đời sống của nhân dân trong phường còn nhiều khó khăn dẫn đến nguồn thu ngân sách của phường thấp, ngân sách phường hạn hẹp. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong phường và trường học chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước. Vì vậy đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng còn nhiều hạn hẹp, chưa thỏa đáng. Song Đảng ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể trong phường lại thấy rõ tầm quan trọng, vị trí của giáo dục mầm non và đã có nhiều mặt quan tâm ưu ái hơn so với các bậc học khác. Đặc biệt về mặt nhận thức của nhân dân, các bậc phụ huynh đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non hết sức đúng đắn. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng phụ huynh hàng năm ngoài các mục đóng góp cho nhà trường còn tự nguyện đóng góp để mua thêm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tạo mọi điều kiện tốt nhất để con em họ được học tập, vui chơi tại trường.
2. Khái quát về tình hình nhà trường.
Trường Mầm non Đông Sơn là một trường nằm ở phường Đông Sơn thuộc ven đô Thành phố Thanh Hóa. Trước năm 2000 trường nằm rải rác ở 4 khu lẻ. Năm 2000 đến nay bằng nhiều nguồn lực huy động nhà trường đã được xây dựng trên khu đất mới với diện tích trên 4000 m2. Trường nằm ngay khu trung tâm văn hóa của phường, gần quốc lộ 47 gồm 8 phòng học nhà 2 tầng. Với diện tích lớp học hợp lý, khuôn viên rộng rãi thoáng mát, có nhiều cây xanh bóng mát, núi non bộ, vườn cố tích ... tạo cho trẻ một sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học”. Với tổng số trẻ là 330 cháu, 100% bán trú tại trường.
Nhiều năm qua trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của Tỉnh, Bộ giáo dục và đào tạo. Trường có tổng số CBGV, NV là 30 người trong đó 100% có trình độ chuản hóa, 50% trên chuẩn. Đa số giáo viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình, có kiến thức vững vàng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường tương đối đầy đủ. Đặc biệt các đồ dùng đồ chơi trong lớp cũng như ngoài trời phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ tương đối phong phú.
II. Thực trạng về công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường Mầm non Đông Sơn thành phố Thanh Hóa năm 2008 – 2009.
1. Thực trạng về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường Mầm non Đông Sơn thành phố Thanh Hóa năm học 2007 - 2008 .
Trường Mầm non Đông Sơn Thành phố Thanh Hóa có đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, năng động, nhiệt tình, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Giáo viên hiểu rõ vị trí và tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ Mẫu giáo. Nhiều giáo viên có năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, cuốn hút sự hứng thú tích cực của trẻ, biết tạo cơ hội để trẻ tham gia chơi từ đó hiệu quả giáo dục đạt khá cao. Bên cạnh những mặt mạnh của đội ngũ giáo viên nhà trường trong việc tạo ra phương tiện chơi cũng như tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đạt hiệu quả thì cũng còn những mặt hạn chế được thể hiện:
+ Một số ít giáo viên cũng chưa thực sự tự giác, còn mang tính đối phó, chưa trú trọng đến việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
+ Trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đôi lúc giáo viên còn mang tính áp đặt trẻ, áp đặt trong lựa chọn trò chơi, áp đặt trong cách chơi... dẫn đến chưa phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo của trẻ một cách tối ưu nhất.
+ Một số trò chơi bị lặp đi lặp lại, nội dung chơi chưa phong phú, còn đơn điệu làm mất đi sự hứng thú và tự nguyện của trẻ.
+ Trong hoạt động vui chơi một số dạng trò chơi hầu như không được giáo viên quan tâm tổ chức cho trẻ một cách thường xuyên như: Trò chơi dân gian, trò chơi đóng kịch.
2. Thực trạng về công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Đông Sơn thành phố Thanh Hóa năm học 2007 - 2008 .
Năm học 2007-2008 nhà trường chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ toàn diện ở 100% nhóm lớp từ nhà trẻ đén mẫu giáo. Đặc biệt năm thứ hai Phòng giáo dục và đào tạo nhấn mạnh chuyên đề tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường Mầm non. Để đạt hiệu quả cao trong việc chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mẫu giáo trong nhà trường, Ban giám hiệu trường Mầm non Đông Sơn đã thực hiện các giải pháp sau:
2.1. Quan tâm nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động vui chơi trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ Mầm non cho đội ngũ giáo viên
Nhận thức đúng đắn về vị trí, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động vui chơi trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ Mầm non, tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường cùng nhận thức sâu sắc được quan điểm Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo. Nắm bắt được các dạng hoạt động vui chơi đựơc tổ chức trong nhà trường mà trong đó trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Chơi thực sự cần thiết đối với trẻ, là nhu cầu không thể thiếu như cơm ăn, áo mặc hàng ngày của chúng ta. Nếu không được chơi đứa trẻ chỉ tồn tại mà không phải là sống. Phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” cũng được nhà trường đặt ra nhằm phát triển nhiều mặt cho trẻ, đây chính là cơ sở bền vững của nhân cách sau này của trẻ.
2.2. Công tác quản lý, chỉ đạo HĐVC trong nhà trường.
2.2.1. Công tác kế hoạch.
- BGH nhà trường đã xây dựng được mạng nội dung hoạt động vui chơi và hoạt động góc cụ thể ở từng chủ đề cho từng độ tuổi Mẫu giáo một cách phù hợp theo từng chủ đề, chủ điểm.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư và chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ như: Phòng nhóm, các góc chơi, đồ chơi trong và ngoài lớp phục vụ các trò chơi, phục trang...
+ Kế hoạch đầu tư theo các danh mục đồ dùng, đồ chơi nhà trường lên phù hợp theo độ tuổi trẻ, kinh phí được thu theo thỏa thuận từ các bậc phụ huynh là:
Mẫu giáo lớn: 150.000đ/ năm/ trẻ.
Mẫu giáo nhỡ: 130.000đ/ năm/ trẻ.
Mẫu giáo bé: 110.000đ/ năm/ trẻ.
Nhà trẻ: 80.000đ/năm /trẻ.
+ Phong trào phụ huynh tự nguyện đóng góp mỗi năm một đợt mua sắm tặng nhà trường, kết hợp với sự hỗ trợ kinh phí của UBND phường số tiền khoảng 20 triệu.
+ Tự làm đồ dùng, đồ chơi của cô giáo trong nhà trường.
2.2.2. Chỉ đạo lựa chọn nội dung chơi và phương pháp chơi.
- Chỉ đạo lựa chọn nội dung chơi phong phú, lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của nhà trường, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi trẻ và gây được sự hứng thú cho trẻ. Đặc biệt nội dung phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm đang tiến hành.
- Xây dựng các tiết mẫu tổ chức hoạt động vui chơi dưới nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức hoạt động góc, chơi lồng ghép trong hoạt động học tập...
- Lựa chọn giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm để tổ chức cho trẻ hoạt động từ đó chị em giáo viên học hỏi.
- Chỉ đạo phương pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi:
+ Giáo viên phải thực sự chú ý đến việc phát triển trò chơi cho trẻ, luôn coi chơi như một hoạt động có ý thức, có mục đích, mang tính tự lập và tính sáng tạo cao của trẻ mẫu giáo.
+ Cô giáo đóng vai là người bạn lớn để hướng dẫn trẻ chơi, thậm chí có thể chơi cùng trẻ. Cô là điểm tựa, là thang đỡ gợi mở phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình trẻ chơi.
+ Tránh hiện tượng lặp lại một trò chơi hay một chủ đề có nội dung tương tự nhiều lần, có như vậy trẻ mới không bị nhàm chán hay đơn điệu.
+ Sử dụng nhiều loại đồ dùng đồ chơi: Đồ chơi có sẵn ( búp bê, nồi nấu cơm, ô tô..., đồ chơi cần c
File đính kèm:
- SKKN Lan Anh.doc