Sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp

- Xây dựng tập thể học sinh có ý thức học tập, chủ động trong học tập và các hoạt động ngoại khoá.

 - Xây dựng tập thể học sinh biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Có ý thức giữ vệ sinh và môi trường, trong và ngoài nhà trường.

 - Giúp người giáo viên ổn định cấu trúc lớp học theo các bộ phận điều hành lớp thuận lợi trong quá trình điều hành giảng dạy và giáo dục.

 - Là khâu quan trọng để người giáo viên chủ nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh trở thành tập thể lớp tự quản.

 - Là phương tiện để giáo dục học sinh toàn diện, khơi dậy trong mỗi học sinh tư duy sáng tạo, tư duy tự chủ, tự hiểu mình cần làm gì và không nên là gì. Mỗi học sinh khi được giao nhiệm vụ tham gia vào các công việc của lớp, của tập thể để thể hiện vai trò của người học sinh và sự lãnh đạo của các cán bộ lớp.

 - Là phương tiện để giáo viên chủ nhiệm giáo dục cá nhân học sinh trở thành học sinh “ Chăm ngoan học giỏi vâng lời thầy cô giáo, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.”

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Người thực hiện: NGUYỄN MINH LUÂN I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Xây dựng tập thể học sinh có ý thức học tập, chủ động trong học tập và các hoạt động ngoại khoá. - Xây dựng tập thể học sinh biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Có ý thức giữ vệ sinh và môi trường, trong và ngoài nhà trường. - Giúp người giáo viên ổn định cấu trúc lớp học theo các bộ phận điều hành lớp thuận lợi trong quá trình điều hành giảng dạy và giáo dục. - Là khâu quan trọng để người giáo viên chủ nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh trở thành tập thể lớp tự quản. - Là phương tiện để giáo dục học sinh toàn diện, khơi dậy trong mỗi học sinh tư duy sáng tạo, tư duy tự chủ, tự hiểu mình cần làm gì và không nên là gì. Mỗi học sinh khi được giao nhiệm vụ tham gia vào các công việc của lớp, của tập thể để thể hiện vai trò của người học sinh và sự lãnh đạo của các cán bộ lớp. - Là phương tiện để giáo viên chủ nhiệm giáo dục cá nhân học sinh trở thành học sinh “ Chăm ngoan học giỏi vâng lời thầy cô giáo, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.” II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN Dựa trên điều lệ trường tiểu học của Bộ giáo dục, ban hành theo quyết định số 51/2017/QĐ-BGD ĐT ngày 31/08/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định rất rõ về quyền hạn và nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học ( điều 30 đến 36). Thực hiện theo sự chỉ đạo của phòng Giáo dục Hồng Dân tất cả giáo viên đã tập huấn bốn ngày về công tác chủ nhiệm lớp năm 2012. Do giảng viên TP Hồ Chí Minh xuống trực tiếp giảng dạy. Thông hiểu Tài liệu bồi dưỡng “Công tác chủ nhiệm trường tiểu học” do trường cán bộ quản lí giáo dục TP Hồ Chí Minh phát hành năm 2012. Trên cơ sở nhu cầu thực hiện công tác chủ nhiệm tốt mà trách nhiệm đặt ra đối với từng giáo viên là rất cấp thiết. III/ CƠ SỞ THỰC TIỂN Hiện nay tỉ số học sinh từng lớp nâng lên , cụ thể lớp 2A hiện nay có 29 em với hai độ tuổi khác nhau . Nên công tác chủ nhiệm lớp gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc tìm hiểu gia đình các em vì các ở hai xã khá nhau. Đó là xã Vĩnh lộc và xã Lộc Ninh, nên tìm hiều việc học ở nhà của các em và gặp gia đình các em là khó mà thực hiện được. Gần đây các em đã xa sút việc chào hỏi người lớn, ăn nói thô tục hơn, có hành vi trêu ghẹo bạn trong lớp để xảy ra tranh cải với nhau… Thuận lơi: Đây là lớp điểm sáng chọn ra các em có điểm khảo sát đầu năm là khá trở lên. Các em đều có ý thức học tạp và tự chủ tốt hơn so với lớp học sinh trung bình và yếu. IV/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Sau những năm công tác bản thân tôi đã đúc kết kinh nghiệm quản lí lớp 2a (2012 – 2013) để tôi áp dụng thực hiện trên lớp 2A ( 2013 – 2014 ) cụ thể như sau: * Thu thập thông tin học sinh: Đầu năm khi nhận số lượng học sinh và học sinh cụ thể trên lớp. Tôi lập phiếu thu thập thông tin học sinh như sau: Họ và tên, học tên cha mẹ, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại… Nắm bắt hoàn cảnh học sinh từng em và tạo điều kiện liên hệ với cha mẹ học sinh để trao đổi phương pháp học tập cho các em sau này. * Làm công tác chủ nhiệm đầu năm: Kiểm tra tập, sách giáo khoa và đồ dùng học tập của học sinh để nhắc các em mua sắm cho đầy đủ. Hướng dẫn các em cách bọc vở, dán nhãn, ghi họ tên… In và cấp cho mỗi em một thời khoá biểu được in rõ rãng cụ thể, kể cả thời gian vào học và thời gian ra về. Quy định rõ ngày học hai buổi là ngày thứ tư, học hai giờ trên ngày. Học từ 14 giờ đến 16 giờ, không giải lao. Cho học sinh đọc nhiều lần nội quy học sinh được treo trên tường. Bầu ban cán sự lớp: Một lớp trưởng , ba lớp phó và bốn tổ trưởng. Nhắc nhở cách ăn mặc là đồng phục áo trắng quần đen hoặc xanh, con gái có thể mặc củng . Chân đi dép, đầu đội nón vải. Em nào đến trường bằng xe đạp thì đậu xe đúng nơi quy định. * Sắp xếp chỗ ngồi: Sếp hai em ngồi chung một bàn, có thể sắp một em nam ngồi chung một em nữ để hai em ngồi trong một bàn ít nói chuyện với nhau. Ta xếp những em nhỏ ngồi bàn trước để các em nhỏ dễ nhìn thấy. Trong lớp có hai em là cận thị nên tôi xếp ngồi dãy bàn trước. Xếp những em hay nói chuyện ngồi chung với em có tánh nết kĩ lưỡng trầm tĩnh ít nói chuyện để hai em tự ức chế với nhau. * Cách quản lí trật tự: Là lớp có tỉ lệ học sinh đông, nên tối cố gắng nhớ vị trí ngồi của từng em, nhớ rõ giọng nói của từng em. Nên khi có em nào nói chuyện là giáo viên không cần nhìn cũng có thể phát hiện ra. Nếu có em nào thích nói chuyện hoặc đùa nghịch thì giáo viên gọi em đó lên cho em đó thực hiện lại những việc em vừa làm trước lớp để em đó thấy cái sai của mình, em đó cảm thấy ngại và bỏ ngay. * Quản lí việc học sinh xin đi vệ sinh: Trong khi học ba tiết học đầu tiên giáo viên có thể cho các em đi vệ sinh một lần. Đi vào lúc chuyển sang tiết học thứ ba, để học sinh ít xin đi ra ngoài thì giáo viên trước khi vào học nhắc học sinh đi vệ sinh trước khi vào học. Nếu em nào cần phải đi vệ sinh ( đi đại tiện ) thì giáo viân giải quyết cho đi ngay, nếu là tiểu tiện thì giáo viên bảo em gắng kềm chế để giảm bớt học sinh ra vào lớp. Hạn chế đi rãi rác. * Học sinh phát biếu nêu ý kiến: Nhắc các em nếu có muốn xung phong phát biểu thì giơ tay trái, cù trỏ phải chạm bàn, trong khi đó miệng không được nói “ em thầy, em thầy ”. Trong khi em này phát biểu thì em khác không được nói leo lên ý kiến của bạn. Giáo viên chỉ cho phát biểu một lần một em, tránh tranh cãi giữa em này với em khác. Mỗi ý kiến của học sinh giáo viên phải giải quyết đến nơi đến chốn. * Nhiệm vụ cán sự lớp: Với lớp có tỉ số là 29/16 em giáo viên bầu một lớp trưởng và ba lớp phó để mỗi dãy bàn có một lớp trưởng hoặc một lớp phó. Trong khi đó mỗi tổ bầu một tổ trưởng và một tổ phó để tổ quản lí tổ tốt và có hiệu quả. * Làm vệ sinh lớp: Học sinh lớp ba là các em còn nhỏ tuổi nên mỗi em trật nhật một ngày là quá nặng đối với các em. Giáo viên giao cho mỗi tổ trật nhật một ngày, trật nhật trong lớp và cả ngoài sân. Chọn hai em nam khỏe trong để nhắc bàn cho các bạn quét lớp, số còn lại chia hai quét trong lớp và ngoài sân. Ngày hôm sau tới tổ khác, quản lí khâu trật nhật có tổ trưởng và tổ phó nhưng phải có sự tham gia chặc chẽ của một lớp trưởng hoặc lớp phó nằm trong tổ đó. Tăng cường công tác giáo dục các em có ý thức giữ vệ chung trong và ngoài nhà trường. Giao cho cán sự theo dõi xem những bạn nào thường hay xả rác, ai có ý thức tốt trong việc giữ vệ sinh trường lớp. Mỗi trường hợp phải có tuyên dương hay trách phạt. Bầu đội cờ đỏ 5 em để theo dõi vệ sinh lớp mình và các lớp lớp khác để giành danh hiệu “Lớp học không có rác” trong tuần. Giáo viên treo bảng để tiện theo dõi và phân công các tổ trực nhật. LỚP: 2A BẢNG THEO DÕI VÀ PHÂN CÔNG TRỰC NHẬT LỚP (Năm học:2013 -2014) Tuần Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy 1 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 1 2 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 1 Tổ 2 3 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 4 Tổ 4 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Bảng theo dõi này do lớp phó lao động ghi và theo dõi. Chỉ ghi trước một ngày để tiện theo dõi. * Học sinh nộp bài, chấm bài: Vì số lượng học sinh đông nên việc chấm bài không thể chấm hết lớp mà chỉ chấm một phần ba hoặc một phần tư của lớp. Chấm có nhiều cách là có thẻ cho học sinh bắt thăm hoặc do giáo viên chỉ định tổ nào lên nộp bài, nhưng lần sau thì đến tổ khác. Sắp xếp cách nộp bài là phải thật ngăn nắp. nếu nộp bài theo tổ thì em ngồi bàn trước thì lên nộp trước, em ngồi bàn sau thì nộp sau . Nếu tập viết chấm bài hết cả lớp thì lên nộp từng tổ, nhưng khi lên hộp cũng em ngồi bàn trước lên nộp trước để tránh các em chạy loạn xạ rồi lên nộp tứ tung chẳng ra nề nếp gì hết. * Quản lí việc học sinh nghỉ học: Khi trong lớp có học sinh nghỉ học thì giáo viên phải biết lí do. Để thực hiện được điều này là phải biết nơi ở của các em hoặc nhà học sinh khác lân cận của các em. Giáo viên phải thu thập số điện thoại của các em để khi có em nghỉ học thì giáo viên có thể liên lạc được liền. Không chấp nhận việc học sinh xin nghỉ học qua điện thoại. Nhưng nếu em đó thật sự có bệnh thì chấp nhận cho cha mẹ các em mới được xin phép bằng điện thoại và nêu rõ bệnh tật như thế nào. Trường hợp có em nghỉ học hai ba ngày mà giáo viên không biết lí do thì giáo viên hỏi thăm nhà và nhờ một em dẫn đường sau đó giáo viên trực tiếp đến nhà xem em đó nghỉ với lí do vì sao. * Quản lí việc chép bài của học sinh: Đầu giờ học giáo viên hình thành cho các sự lớp có thói quen kiểm tra việc chép bài của các bạn, mỗi cán sự có sổ ghi chép riêng sau đó báo cho giáo viên tổng hợp để có biện pháp giáo dục đúng hành vi của các em. Những em có nhiều lần không chép bài hoặc không thuộc bài thì giáo viên phải có biện pháp tốt như từ nhắc nhở, giáo dục trước lớp, nặng hơn thì giáo viên đến tận gia đình các em để báo tin. * Quản lí cách ăn mặc của các em: Thường xuyên nhắc nhở các em phải ăn mặc đồng phục theo quy định của nhà trường là áo trắng quần xanh hoặc đen. Nhắc nhở phải giữ vệ sinh thân thể áo quần sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.. * Tạo kí hiệu trên bảng cho học sinh quan sát: Tạo thói quen giơ bảng con cất bảng khi có hiệu lệnh hoặc đọc bài trên bảng sau cho đồng loạt.Tạo những kí hiệu cho học sinh thực hiện mà giáo viên không cần nhắc nhở hoặc ra dấu cho học sinh. * Tạo bầu không khí thi đua trong học tập: Giáo viên cho cán sự lớp theo dõi và chấm điểm từng tổ thi đua về học tập những em có điểm tốt và giữ vệ sinh, đi học đúng giờ, ăn mặc sạch đẹp đúng theo quy định của nhà trường. Sau mỗi tuần có tổng kết và tuyên dương những em có thành tích khá tốt trước lớp và trước buỏi sinh hoạt dưới cờ. * Quản lí khi học sinh ra chơi: Giáo dục các em khi ra chơi không nên chạy giỡn tránh mồ hôi ra nhiều vô học bất tiện. Giáo dục các trò chơi an toàn, không cho học sinh chơi các trò chơi nguy hiểm như leo trèo,đánh trận giã, bắn súng cao su…Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh khi ăn quà vặt không được xả rác trong khuôn viên trường. * Giáo dục an toàn khi đi trên đường: Nhắc học sinh không được chạy xe lạng lách trên đường, đi nhớ đi lề phải, không được xô đẩy nhau khi đi trên đường vì xe cộ chạy nhiều dễ va chạm. Trên đường về không được leo trèo , đi đến nơi về đến trốn. * Giáo dục đạo đức : Nhắc học sinh đi thưa về trình, gặp người lớn phải chào hỏi. Vâng lời cha mẹ thầy cô giáo. Giáo dục biết quan tâm và giúp đỡ công việc cha mẹ. Biết làm việc vừa sức với bản thân. * Sử dụng thời gian 5 phút chuyển tiết. Giáo viên nêu yêu cầu và lí do cho trò chơi thư giãn .Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh hoặc cán sự lớp hay những em có năng khiếu . Giáo viên có thể làm mẫu 1 đến 2 lần cho 1 loại hình sẽ tổ chức ,những lần tổ chức giáo viên có kế hoạch kèm cặp chỉ dẫn cụ thể ,các trò chơi có thể xoay dòng cho nhiều em thực hiện . Các nội dung có thể thực hiện như sau: Thể dục nhẹ ,hát, kể chuyện ,đối thoại vui V/ KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC Qua thời gian thực hiện tôi thấy đây là biện pháp thực hiện chủ nhiệm lớp đạt được kết quả tốt, học sinh có ý thức học tập hơn, chăm ngoan hơn, chịu khó hơn. Tỉ lệ chuyên cần đạt trên 100 % ( 29 em). Từ đầu năm đến giờ rất ít học sinh xin nghỉ học với bất cứ lí lo gì. Gia đình các em rất quan tâm đến việc học của con mình, dự họp cha mẹ học sinh đầu năm khá đầy đủ. Công tác xã hội hóa đạt 90%. Thu BHYT đạt 72,24 % Thu BHTN đạt 65,5% Chất lượng học sinh sau kiểm tra định kỳ giữa học kì 1 TSHS Tiếng Việt Toán Giỏi Khá Giỏi Khá SL % SL % SL % SL % 29 20 68.97 9 31.03 26 89.66 3 10.03 Lớp học nay có sự chủ động hơn, các sự lớp có ý thức hơn quan tâm giúp đỡ các bạn nhiều hơn. Ý thức học tập của tất cả các thành viên trong nhóm tổ ngày càng càng nâng cao. Hành vi đạo đức của các em ngày càng được nâng cao, ý thức hơn , ngoan ngoãn hơn… VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Công tác chủ nhiệm muốn được thành công tốt đẹp là giáo viên phải hiểu rõ: Hoàn cảnh gia đình, bối cảnh sống của các em . Hiểu rõ tính cách và tình cảm của từng đối tượng học sinh. Dành cho học sinh một tình cảm thân thiết nhất. Giáo viên phải có số điện thoại và địa chỉ cụ thể của từng em. Xây dựng mối liên hệ gia đình và nhà luôn chặc chẽ, dễ tiếp xúc và liên hệ. “ Nhà trường – gia đình – Xã hội”. Phải có tâm quyết với nghề. Ngoài giảng dạy còn phải học tập nâng cao trình độ. VII/ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: Tạo cảnh quang trường học xanh sạch đẹp. Xây dựng trường học “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Nhụy Cầm: ngày 08 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Minh Luân Xét duyệt của hội đồng thẩm định khoa học PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HỒNG DÂN TRƯỞNG TIỂU HỌC NHUỴ CẦM ba SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Người thực hiện: NGUYỄN MINH LUÂN Chức vụ: GIÁO VIÊN Đơn vị công tác: TRƯỜNG TIỂU HỌC NHỤY CẦM Tháng 11/2013

File đính kèm:

  • docCÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP_2A - 2013_2.doc
Giáo án liên quan