Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc trường Tiểu học Long Hà C

Do đặc thù về lịch sử xã hội để lại. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm trước giải phóng, hầu như các đối tượng này không được tham gia học tập văn hóa ở tất cả các lứa tuổi trình độ. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học của con em họ hiện nay.

Trong suy nghĩ của họ, họ chưa nhận thấy rõ, lợi ích của việc tập văn hóa mà họ chỉ coi việc học là một việc rất đơn thuần không giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày .

Do ngôn ngữ giữa người dạy và người học còn bất đồng, điều này đã làm cho học sinh thiếu tự tin khi giao tiếp với thầy giáo, cô giáo.

Còn không ít phụ huynh học sinh yêu cầu các em lao động phụ giúp quá nhiều, vì vậy mà nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nề nếp chuyên cần, tiếp thu bài vở của các em và nó đã làm cho việc giảng dạy của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức đến học sinh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thaiphong | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc trường Tiểu học Long Hà C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH DÂN TỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ C ” I NHẬN THỨC VẤN ĐỀ Trường tiểu học Long Hà C là một trong những trường có số học sinh dân tộc chiến tỷ lệ khá cao ( trên 50% ). Trong những năm vừa qua chất lượng giáo dục học sinh của đơn vị chỉ nhích dần từng bước nhỏ, chưa tương xứng với những gì mà Đảng, nhà nước và ngành đầu tư, quan tâm. Là người cán bộ quản lý phụ trách mảng chuyên môn của trường, bản thân luôn trăn trở một điều làm thế nào để cho trình độ giữa các em học sinh dân tộc thiểu số của trường có được những kiến thức tương đương với những học sinh khác còn lại, sau khi đã hoàn thành hết cùng một chương trình học. Nhằm góp một phần nhỏ vào quá trình thực hiện nhiệm vụ phổ cập tiểu học, trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay và những năm tới. Qua đó cũng không phu ï lòng tin yêu của Đảng nhà nước đã giành cho sự nghiệp giáo dục nói chung và trường tiểu học Long Hà C nói riêng. Để thực hiện được việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Long Hà C và từng bước san bằng khoảng cách nhận thức giữa hai đối tượng học sinh trong đơn vị và trong hệ thống giáo dục cả nước. Chính vì những lý do nêu trên mà bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số trường tiểu học Long Hà C ” II.THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: Quy mô của trường cũng vừa phải, đội ngũ cán bộ giáo viên còn trẻ, hăng hái năng nổ trong công việc, đa số còn nằm trong tuổi Đoàn, tích cực tham gia các phong trào, luôn thực hiện tốt những điều Bác Hồ dạy thanh niên. Trình độ chuyêm môn của đội ngũ rất đồng đều, đa số đã tốt nghiệp từ trung học sư phạm trở lên. Tập thể từ trên xuống dưới đoàn kết nhất trí một lòng, cùng nhau vượt qua những khó khăn. Cở sở vật chất đảm bảo đầy đủ cho quá trình giảng dạy. Học sinh đi học rất gần và bước đầu đã tự trang bị được một số dụng cụ học tập. Hoàn cảnh kinh tế đời sống của gia đình học sinh đã từng bước được cải thiện. Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo kịp thời của ngành và chính quyền địa phương cùng với sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội đóng trên địa bàn. 2. Khó khăn: Những ngày đầu khi học sinh bước vào lớp 1 đa số các em chưa nói được tiếng phổ thông. Điều này đã làm cho giáo viên chủ nhiệm gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy cũng như việc cung cấp kiến thức cho các em. Giáo viên giảng dạy tại những lớp này cùng một lúc phải thực hiện hai chức năng: Một là dạy đúng theo phân phối chương trình của bộ, hai là phải dạy tiếng phổ thông đơn giản cho các em để các em năm bắt nội dung kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt. Mặt khác cũng một phần do nhận thức của các đối tượng học sinh này còn chậm không bắt kịp so với yêu cầu về nội dung, chương trình sách giáo khoa mới trong những năm vừa qua. * Số liệu của năm 2003-2004 và giữa kỳ I năm 2004-2005 như sau: CÁC NĂM Giỏi Khá TB Yếu TS % DT % TS % DT % TS % DT % TS % DT % 2003-2004 33 7.0 9 1.9 168 36.0 87 18.6 233 49.9 105 22.5 33 7.1 30 6.4 2004-2005 51 11.4 13 2.9 151 33.8 55 12.3 196 43.8 116 26.0 49 11.0 40 8.9 - Tỷ lệ lên lớp thẳng đạt như sau: ( Năm học 2003-2004) + Lớp 1. 2 Tổng số 83, 9 %, Trong đó dân tộc 36, 1 % + Lớp 3.4. 5 Tổng số 96, 3 %, Trong đó dân tộc 40, 2 % - Những số liệu nêu trên đã cho thấy chất lượng giáo dục của trường tiểu học Long Hà C không những tiến bộ chậm mà thiếu sự đồng đều giữa hai đối tượng được giáo dục trong cùng một chương trình. III. NGUYÊN NHÂN: Do đặc thù về lịch sử xã hội để lại. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của đồâøng bào dân tộc thiểu số trong những năm trước giải phóng, hầu như các đối tượng này không được tham gia học tập văn hóa ở tất cả các lứa tuổi trình độ. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học của con em họ hiện nay. Trong suy nghĩ của họ, họ chưa nhận thấy rõ, lợi ích của việc tập văn hóa mà họ chỉ coi việc học là một việc rất đơn thuần không giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày . Do ngôn ngữ giữa người dạy và người học còn bất đồng, điều này đã làm cho học sinh thiếu tự tin khi giao tiếp với thầy giáo, cô giáo. Còn không ít phụ huynh học sinh yêu cầu các em lao động phụ giúp quá nhiều, vì vậy mà nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nề nếp chuyên cần, tiếp thu bài vở của các em và nó đã làm cho việc giảng dạy của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức đến học sinh. Trong những năm trước việc thực hiện công tác XMC - PC chưa được quan tâm một cách đúng đắn kịp thời. Đội ngũ cán bộ thôn ấp, buôn sóc trình độ văn hóa rất thất, do vậy việc tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp gặp nhiều khó khăn tất cả chỉ chông chờ vào nhà trường cùng các đoàn thể khác. Học sinh dân tộc, chưa có em nào được học qua mẫu giáo hay là học chương trình 36 buổi trong hè. Các lớp có đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Một phần cũng do việc phân công giáo viên chủ nhiệm lớp trong những năm trước còn gặp nhiều khó khăn, vẫn có một số giáo viên mới ra trường đã đảm nhận các lớp có đa số học sinh dân tộc. Trong những năm học trước có một số giáo viên còn coi nhẹ việc dạy các lớp có đa số học sinh dân tộc, họ lên lớp với tâm trạng, suy nghĩ làm sao dạy cho hết ngày, hết buổi là được. Chính điều này đã trực tiếp làm cho chất lượng của đơn vị không có sự chuyển biến. Đội ngũ giáo viên dạy các lớp này chưa tích cực sáng tạo chưa áp dụng triệt để các phương pháp mới trong quá trình giảng dạy, chưa tập trung đầu tư vào soạn giảng, chưa tích cực trong việc nghiên cứu làm và sử dụng đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy trên lớp. Nắm rõ được những thuận lợi, khó khăn, yếu kém về chất lượng của đơn vị trong những năm qua, bản thân tôi xin trình bày một vài biện pháp nhằm vực dậy chất lượng học sinh dân tộc nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung để góp một phần nhỏ vào quá trình phát triển chung của ngành, của đất nước trong giai đoạn hiện nay. IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Về phía cán bộ quản lý: Tập trung đầu tư vào công tác quản lý chuyên môn, đầu năm phân công đội ngũ hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực sở trường của từng cá nhân cho từng khối lớp. Chú ý đưa những giáo viên có trình độ tay nghề vững vàng vào đảm nhận giảng dạy các lớp có đa phần là học sinh dân tộc. Tập trung mọi nguồn lực đầu tư vào công tác giảng dạy, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng học tập, tập vở sách giáo khoa. Từng bước cải tạo, nâng dần cơ sở vật chất, bàn ghế, bảng đen Cải tạo khuôn viên thông thoáng, xanh, sạch đẹp tạo nguồn cảm hứng thích thú cho học sinh vui chơi, học tập. Xây dựng mạng lưới chuyên môn từ tổ đến trường, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu phó chuyên môn, mạng lưới này giúp hiệu phó chuyên môn giải quyết những vấn đề, những khó khăn, trở ngại mà giáo viên mắc phải trong quá trình giảng dạy. Phân bổ chất lượng, chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm của từng lớp, tránh để xảy ra tình trạng so bì lớp cao, lớp thấp. Làm cho mọi giáo viên nhận thấy rõ được các mặt chỉ tiêu thi đua mà lớp mình phụ trách là phù hợp. Có kế hoạch tổ chức các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn phù hợp với đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn, của đơn vị, nhằm tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao được kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh trong quá trình giảng dạy. Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy theo phương pháp mới, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người gợi mở, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi khám phá, tự rút ra những cái mới trong kiến thức bài học. Bước đầu động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên trong đơn vị tự học tiếng dân tộc và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nó là chìa khóa trong việc nâng dần chất lượng giảng dạy vùng đồng bào dân tộc trong những năm tiếp theo. Hằng tháng hoặc vào các ngày chủ điểm trong năm học, chuyên môn phối hợp cùng với Đoàn, Đội tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa với những nội dung phong phú, phù hợp với tất cả các đối tượng, trong những buổi sinh hoạt như vậy nó đã giúp các học sinh dân tộc hăng hái, tích cực, tự tin hơn trong việc học, điều này là đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra trên lớp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên đối với giáo viên, học sinh để có biện pháp nhắc nhở uốn nắn, sửa chữa kịp thời những khuyết điểm dù nhỏ nhất mà gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Phối hợp với Công Đoàn tuyên truyền vân động giáo viên thực hiện tốt chỉ tiêu được giao từ đầu năm. Đánh giá thống kê chất lượng học sinh hàng kỳ, qua đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Tuyên dương, khen thưởng thật kịp thời, đúng người, đúng thời điểm nhằm kích thích tính thi đua của giáo viên và học sinh trong năm học. 2. Về phía giáo viên chủ nhiêm lớp: Tích cực tham gia công tác xoá mù chữ phổ cập giáo dục tại địa phương, qua đó nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn và cũng là góp phần vào việc nâng cao giáo dục của lớp của trường mình trong năm học này và những năm học tiếp theo. Nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với học sinh mình phụ ttrách giảng dạy, từng bước tự nâng cao chất lượng giờ dạy. Chịu khó đầu tư vào bài soạn, chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp . Tập trung vào công tác dự giờ, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn bàn, tìm biện pháp dạy học sao cho học sinh rễ hiểu nhất, tiếp thu nhanh nhất. Trong quá trình dạy học giáo viên tự học hỏi tìm tòi những sáng kiến, những phương pháp giảng dạy sao cho học sinh rễ lĩnh hội. Đổi mới cách đánh giá, nhận xét học sinh, cần đánh giá một cách công bằng chính xác, đúng quy định. Động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời các em có thành tích tốt trong học tập cũng như các phong trào. Tránh trê trách học sinh làm cho các em mặc cảm mỗi khi giáo viên kiểm tra . Giáo viên dạy các lớp có đa số học sinh dân tộc tự lập kế hoạch học tiếng dân tộc để thuận lợi trong quá trình truyền đạt kiến thức đến học sinh. Cũng là để tiện lợi trong việc vận động, giao tiếp với phụ huynh học sinh. Tạo bầu không khí vui tươi, hứng thú trong lớp học qua đó giáo viên giữ được sỹ số học sinh hàng ngày, điều này rất thuận lợi trong việc truyền đạt nội dung kiến thức bài dạy. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm giáo viên tránh để xảy ra tình trạng học sinh chán nản , mặc cảm , sợ sệt mỗi khi vào lớp học. Uốn nắn , sữa chữa kịp thời những sai sót, những khiếm khuyết của học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh cụ thể. Trong lớp học cần phân công tổ nhóm học tập để các em giúp đỡ lẫn nhau trong những thời điểm không có giáo viên hoặc lúc học sinh học bài ở nhà. Phối hợp với cán bộ thôn sóc, gia đình phụ huynh học sinh để duy trì sĩ số học sinh hàng ngày trên lớp. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp không để xảy ra trường hợp học sinh nghỉ học nhiều. Phối hợp, trao đổi thường xuyên với phụ huynh học sinh những vấn đề có liên quan đến quá trình học của con em họ, qua họ giáo viên sẽ nắm vững đặc điểm, hoàn cảnh của các em mà có phương pháp tiếp cận, giáo dục truyền đạt sao cho thật phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Tuyên truyền, vận động gia đình phụ huynh học sinh, làm cho họ thấy rõ được vai trò, tầm quan trọng của việc học văn hoá đối với đời sống hàng ngày. Qua đó động viên họ cho con em đi học đầy đủ cũng như không bắt các em lao động quá nhiều làm ảnh hưởng đến việc học của các em . Đối với giáo viên chủ nhiệm các lớp 1, trong những ngày đầu tháng tám chú ý tập trung vào việc dạy tiếng phổ thông cho các em để các em tiếp thu bài được tốt hơn. Xây dựng lòng tin, tính tự lập trong học sinh. Từng bước hướng dẫn các em tự học ở nhà và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bảo quản sách, vở, bút mực và các đồ dùng học tập khác. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Trong năm qua, tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên trong đơn vị đã phấn đấu nỗ lực, cống hiến miệt mài, không biết mệt mỏi, không tiếc sức người sức của, kết quả giáo dục học sinh dân tộc cuối năm mang lại rất đáng khích lệ. Ở các khối lớp cụ thể như sau: Cuối năm Giỏi Khá (Tiên tiến) TB (Còn lại ) Yếu TS % DT % TS % DT % TS % DT % TS % DT % Lớp 4.5 Lớp 1.2.3 Tỷ lệ lên lớp thẳng đạt như sau: + Lớp 1.2.3 : Tổng số . % , Trong đó dân tộc % + Lớp 4.5 : Tổng số . % , Trong đó dân tộc % VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Sau một năm thực hiện chuyên đề này bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân và các đồng nghiệp như sau: + Đối với bản thân : *Luôn cố gắng hết mình trong việc đầu tư, nghiên cứu vào công tác chuyên môn. Xác định rõ vị trí, vai trò trách nhiệm của bản thân đối với công việc, nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác quán lý, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, góp ý đánh giá, xây dựng tiết dạy, giờ dạy có chất lượng. Quan tâm các những vấn đề có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp, nắm được tâm tư của giáo viên từ đó có biện pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả hơn nữa. * Làm tốt công tác phối kết với các đoàn thể trong đơn vị nhằm xây dựng môi trường giáo dục toàn diện. Xây dựng quy chế thi đua ngay từ đầu năm học, chú ý đến công tác vận động, phát động phong trào thi đua chào mừng các chủ điểm, ngày lễ trong năm. + Đối với giáo viên chủ nhiệm: Tập trung đầu tư vào công tác chủ nhiệm, đầu tư vào bài soạn, chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo trước khi lên lớp. Xây dựng nề nếp học tập của học sinh ngay từ đầu năm. * Chịu khó nghiên cứu học hỏi, áp dụng các chuyên đề, phương pháp mới vào bài soạn bài dạy. * Luôn tự học, tự rèn nhằm để nâng cao trình độ, văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua việc thống kê chất lượng, kết quả giáo dục năm học 2004-2005, với cương vị, trách nhiệm vừa phụ trách chuyên môn của nhà trường vừa là người xây dựng, thực hiện đề tài này. Bản thân tôi rất vui mừng phấn khởi cho tập thể nhà trường và cũng là cho chính bản thân. Đề tài này dù có được đánh giá, xếp loại đạt kết quả hay không thì trong những năm tiếp theo ở đơn vị tôi sẽ mang đề tài này áp dụng, chỉ đạo cho tất cả cán bộ giáo viên trong trường thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị trong các năm học sau. Long Hà ngày 19/ 05/ 2005 Người viết

File đính kèm:

  • docA.SANG KIEN KINH NGHIEM 04 -05.doc
Giáo án liên quan