Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm
I.Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng.
Do trường lớp ở nông thôn, người dân chủ yếu lo làm kinh tế nên đa số các em ít được tiếp xúc với loại hình nghệ thuật. Chính vì vậy nên tồn tại nhựơc điểm của các em khi học môn Âm nhạc, hát theo thói quen không theo giai điệu, chất giọng chưa đúng cao độ, trường độ cụ thể. Việc truyền thụ các bài hát, chủ yếu bằng hình thức truyền khẩu ít phát triển khả năng tư duy của các em thậm chí kiến thức đó rất trừu tượng. Do đó không tạo được sự thu hút hứng thú học tập tới các em
8 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 08/11/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt môn âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HỰU
____________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014
Tên SKKN: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP BA HỌC TỐT MÔN
ÂM NHẠC
Tác giả: Nguyễn Bá Nha
Chức vụ: Giáo viên.
Môn: Âm Nhạc
Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm
I.Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng.
Do trường lớp ở nông thôn, người dân chủ yếu lo làm kinh tế nên đa số các em ít được tiếp xúc với loại hình nghệ thuật. Chính vì vậy nên tồn tại nhựơc điểm của các em khi học môn Âm nhạc, hát theo thói quen không theo giai điệu, chất giọng chưa đúng cao độ, trường độ cụ thể. Việc truyền thụ các bài hát, chủ yếu bằng hình thức truyền khẩu ít phát triển khả năng tư duy của các em thậm chí kiến thức đó rất trừu tượng. Do đó không tạo được sự thu hút hứng thú học tập tới các em
2.Nguyên nhân.
Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao. Âm nhạc có tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Là cách thể hiện giao tiếp giữa công việc và tinh thần, để đảm bảo được tính năng âm nhạc không chỉ cảm nhận mà còn biết hưởng thụ và phát huy đúng tầm vóc. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc vận dụng âm nhạc vào cuộc sống hằng ngày đối với những em nhỏ ở bậc tiểu học, trung học là rất cần thiết, điều này không chỉ phù thuộc vào công việc giảng dạy, phù hợp mang tính vừa sức mà còn phù thuộc vào cách truyền đạt của người thầy, ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc của gia đình và toàn xã hội. Trẻ em tham gia chơi ca hát là tự hoạt động nhận thức thế giới xung quanh vào bạn thân mình. Những hình tượng qua giai điệu âm thanh của bài hát của bạn nhạc đã tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho các em phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục đạo đức lối sống tự tin cùng với bạn bè.
Là một giáo viên chuyên trách về phân môn âm nhạc bậc tiểu học, trong quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi cũng đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tôi nhận thấy đa số việc học tập và tiếp thu kiến thức của các em chưa cao. Tính tự giác thấp, ảnh hưởng rất nhiều đến bài dạy của giáo viên ở trên lớp. Đứng trước những hạn chế và thực tại đó, tôi tìm ra những biện pháp dạy học, hướng dẫn các em học hát, nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát mà tôi đã thực hiện tại trường trong thời gian vừa qua.
II BIỆN PHÁP GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
1 Đối với học sinh.
Quan sát nghe, cảm nhận cách phát âm, lấy hơi đúng nhưng thoải mái, giúp các em có được sự tự tin đứng trước đám bạn bè trong lớp để biểu diễn bài học, mặc khác thông qua quá trình trải nghiệm các em còn biết nhận xét giọng hát của bạn.
2 Đối với giáo viên.
Thực ra khi âm nhạc trở thành một môn học hát có vị trí quan trọng thì dạy hát phải có quy trình. Mỗi bước trong quy trình điều có yêu cầu cụ thể. Việc dạy hát như vậy khác với những buổi sinh hoạt đoàn đội, khác với cách dạy ở đài. Công việc đầu tiên của bài hát là cách lấy hơi, giữ hơi để luyện thanh. Giáo viên dùng đàn đánh từng nốt từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp, mục đích giúp học sinh bảo vệ giọng, bảo vệ thanh đới đối với học sinh lớp 3.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
- Sách âm nhạc lớp 3, sách giáo viên.
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học.
- Tư liệu tham khảo.
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 3A3/3 năm học 2013-2014
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Với thực trang và nguyên nhân nói trên tôi chọn phương pháp nghiên cứu trên cùng nhóm đối tượng, chọn nguyên vẹn lớp 3/3 làm lớp trải nghiệm thực hiện tác động phương pháp “truyền khẩu” kết hợp với phương pháp truyền thống (phân tích, tổng hợp, thử nghiệm).
Để minh chứng trong suốt quá trình trải nghiệm có làm thay đổi kết quả học tập của học sinh theo chiều hướng tích cực hay không. Tôi thực hiện kiểm tra trước tác động làm điểm đối chứng, điểm kiểm tra sau tác động làm cơ sơ đánh giá
5. Kế hoạch nghiên cứu.
Thầy thực hiện tác động lớp, và thiết kế bài dạy có áp dụng phương pháp “truyền khẩu” kết hợp với phương pháp truyền thống (phân tích, tổng hợp, thử nghiệm.)
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 02 năm 2014.
Minh họa tiết dạy
LỚP 3 TIẾT 6 . ÔN TẬP BÀI HÁT : ĐẾM SAO
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC .
I . MỤC TIÊU :
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
-Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ .
-(Biết gõ đệm theo nhịp ).
-(Biết chơi trò chơi Âm nhạc .).
II . CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- Đàn , nhạc cụ gõ , bảng phụ tiết tấu của trò chơi ( tiết tấu chính bài Đếm sao ).
- Mũ hình ngôi sao bằng bìa cứng: 6 cái .
+Động tác vận động :
-Đánh vòng tay phải:từ dưới qua trái, lên cao qua phải; đổi bên .
-2 tay đưa ra trước, ngữa, lên cao, lắc nghiêng trái phải.(Sửa động tác lại)
2. Học sinh : Ôn hát ở nhà .
III . PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY – HỌC :
Tổ chức luỵện tập theo nhóm , cá nhân .
IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức :
-Nắm sỉ số .
-Khởi động giọng .
-Nắm sỉ số-Khởi động giọng :
+Đàn cho hs đọc :âm “a” và vần “ưm” theo hình nốt đen, giai điệu :
F G A G F : mỗi âm 2 lần .
+ F G A Bb C , C Bb A G F
Mì i i i í , Má a a a à .
(3 lần hoặc lên xuống từng nửa cung hay một cung ).
-Tổ trưởng, Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
-Cả lớp đứng 2 tay chống hông khởi động giọng .
2.Kiểm tra bài cũ :Cá nhân hát, gõ theo phách bài Đếm sao .
-Cả lớp hát đồng thanh 1 lượt .
-Gọi lần lượt 2 cá nhân – Đệm đàn .
-Nhận xét .
-Hát theo yêu cầu .
-Nhận xét bạn hát .
3.Dạy bài mới :
a.Giới thiêu bài:
b.Hoạt động 1 :Ôn tập bài hát Đếm sao .
c.Hoạt động 2 :Trò chơi Âm nhạc :
+1.Đọc bài Đồng dao theo tiết tấu bài Đếm sao .
+2.Hát bằng các âm a , u , i :Hát đổi âm từng câu hát sau đó hát đồng thời các âm .
-Nêu nội dung tiết học-Ghi bảng-Cho học sinh đọc đồng thanh tựa bài .
-Hỏi lại nhịp của bài (3-4).
-Hướng dẫn luỵện tập động tác vận động .
-Gọi 2 nhóm, 3 cá nhân thực hiện lại .
-Nhận xét , sửa chữa .
-“Một Ông sao sáng, hai Ông sáng sao”, đọc đến 10 sao .Đọc, vấp là thua cuộc .(2 , 3 lượt nhóm`, cá nhân ).
-Gọi nhóm , cá nhân .
Theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
-Tích cực tham gia luyện tập .
-Nêu nhận xét bạn hát .
-Tham gia trò chơi .
4.Củng cố :
-Cả lớp hát phụ hoạ 1 lượt .
-Hát theo đàn .
5.Kết thúc :
-Nhận xét tiết học .
-Dặn dò ôn luyện ở nhà –Đọc lời ca
-Ghi nhớ thực hiện .
Để phục vụ cho phần trò chơi, tôi còn chuẩn bị một bảng thi đua, 3 hình bông hoa to mặt trước đề số 1, mặt sau đề số 2 và 15 bông hoa nhỏ có gắn nam châm để gắn lên bảng thi đua. (Mỗi tổ một màu hoa khác nhau).Phương pháp dạy môn hát – nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và môn âm nhạc cho học sinh lớp 3 nói riêng là một khoa học sư phạm. Để giảng dạy tốt bộ môn này, giáo viên cần có những kiến thức âm nhạc vững vàng, và biết vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học để đạt được thành công trong các giờ dạy của mình.
Sau khi đã xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo cho giờ học, tôi cảm thấy tự tin để bước vào bài giảng.
Để gợi ý cho học sinh, tôi đánh trên đàn giai điệu câu hát đầu tiên của bài và hỏi học sinh đó là giai điệu một câu hát trong bài hát nào mà các em đã được học?
(Học sinh trả lời: Thưa thầy, Bài hát Đếm sao ạ và hát câu hát đó lên).
Sau đó, tôi bật đàn cho học sinh hát bài hát Đếm sao.
Ở các tiết học trước, các em đã được tập hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3. Ở tiết học này tôi cho các em ôn luyện lại.
Tôi yêu cầu cả lớp đứng lên vừa hát vừa nhún chân theo nhạc nhịp nhàng kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/ 4 (2 lần).
Sau đó, tôi yêu cầu 1 tổ bất kỳ hát + gõ đệm theo nhịp.
Để luyện tập, tôi mời từng tốp hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp và gọi các bạn nhận xét. Giáo viên có thể cho điểm động viên đáng giá.
Ở bài hát này, tôi cho các em chơi trò chơi Hát bài hát bằng các nguyên âm A,U,I.
(Giáo viên ra hiệu bằng tay cho học sinh hát bài hát 1 – 2 lần).
Đây là hình thức giúp học sinh được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau để các em không bị nhàm chán, các em vừa học lại vừa được chơi, giúp các em ghi nhớ bài học một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
Sau đó tôi gọi một tốp lên hát trước lớp với hình thức trên.
Đặc điểm của học sinh tiểu học nói chung là rất thích hoạt động. Nếu phải ngồi quá lâu các em sẽ cảm thấy căng thẳng, gò bó, không hứng thú học tập. Vì vậy, tôi cho các em đứng lên hát kết hợp làm động tác múa phụ hoạ. Sau đó, các em sẽ được lên biểu diễn trước lớp dưới các hình thức cá nhân, nhóm để tránh phải ngồi tại chỗ suốt cả tiết học.
Để củng cố bài tôi cho các em chơi trò chơi mang tên:
Nghe giai điệu đoán tên bài hát”.
Tôi chọn mỗi tổ 2 em lên tham gia trò chơi. Tôi sẽ đánh trên đàn giai điệu 1 câu hát. Nếu trả lời đúng tên bài hát, các em sẽ được 1 điểm biểu thị bằng 1 bông hoa gắn trên bảng thi đua. Khi kết thúc trò chơi, tổ nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng.
Với hình thức thi đua này làm cho các em hào hứng và cố gắng hơn khi chơi vì đội nào cũng muốn giành chiến thắng.
Nếu những trò chơi trong giờ học được các em thể hiện tốt thì sự thành công của giờ học càng cao. Các em được tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hào hứng.
Kết quả
Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học sinh, các em rât yêu thích môn học này và điều đó được thể hiện qua văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20 tháng 11 của trường tổ chức.
Tuy nhiên, trong qua trình giảng dạy môn âm nhạc còn nhiều bổ sung và phát triển nên tôi nghĩ mình phải thường xuyên rèn luyện và bồi dưỡng để giảng dạy tốt hơn. Sau một học kì áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được của bộ môn âm nhạc trường tiểu học Phú Hựu như sau:
Các em đều yêu thích môn âm nhạc.
Đa số các em hát đúng bài hát và sử dụng nhạc cụ gõ thành thạo.
Đa số các em nghe nhạc tốt và biết hát kết hợp làm những động tác múa phụ hoạ đơn giản.
Kết quả trước tác động
Lớp
Số học sinh
Hoàn thành tốt A+
Hoàn thành A
Chưa hoàn thành
3/3
18
02
16
0
Kết quả sau tác động đạt được là:
Lớp
số học sinh
Hoàn thành tốt A+
Hoàn thành A
Chưa hoàn thành
3/3
18
05
13
0
Rút ra bài học kinh nghiệm
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng phải được nâng cao về mọi mặt. Do đó tôi nghĩ mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để giảng dạy ngày một tốt hơn.Vì những trẳn trở đó, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ sau đây:
Đối với giáo viên:
Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp.
Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương pháp dạy tốt nhất.
Trong các giờ học nên có những sáng tạo để giờ học thêm hấp dẫn.
Chuẩn bị bài chu đáo khi lên lớp.
Thường xuyên đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến môn học.
Đối với học sinh:
Yêu thích môn học, trong lớp chăm chú nghe giảng bài.
Biết nhận xét ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học.
- Chuẩn bị đầy đủ sách và nhạc cụ gõ.
III Hiệu quả và khả năng áp dụng
Việc dạy học môn âm nhạc trong trường tiểu học nói chung và các em học sinh lớp 3 trường tiểu học Phú Hựu nói riêng. Với việc khả năng nhận thức của các em qua phân môn âm nhạc, tôi đã đưa vào thực tế phương pháp giảng dạy môn học hát đối với học sinh lớp 3 trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của BGD&ĐT tôi đã thu được kết quả đáng kích lệ, học sinh yêu mến môn âm nhạc hơn. Các em mạnh dạn tự tin đứng trước lớp để biểu diễn, phát âm rõ lời, chuẩn xác hơn khi hát. Đây là tiền đề phát triển tiếp tới các khối lớp, là động lực để bản thân tôi tiếp tục tìm tòi trau dồi kiến thức cũng như trách nhiệm đối với học sinh của mình. Hiểu rõ để nắm bắt khả năng sở thích của các em, tìm ra phương pháp giảng dạy một cách thích hợp nhất.
Qua phương pháp nêu trên bằng thực tế giảng dạy tại trường tiểu học Phú Hựu, tôi nhận thấy hiệu quả của phương pháp này là khá cao. Điều này thể hiện rõ qua kiểm tra, đánh giá cuối học kì I.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc kết được trong quá trình công tác. Xin nêu ra để cùng quý thầy cô và đồng nghiệp trao đổi hầu giúp tôi hoàn thiện hơn trong lần nghiên cứu sắp tới.
Kính mong sự đóng góp và trao đổi của các bạn động nghiệp để chúng ta cùng nhau xây dựng những phương pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với bộ môn âm nhạc của trường tiểu học Phú Hựu nói riêng toàn huyện nói chung
Phú Hựu, ngày 25 tháng 2 năm 2014
Người viết SKKN
Nguyễn Bá Nha
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_ba_hoc_tot.doc