Sách giáo viên Tự nhiên và xã hội Lớp 2

Tự nhiên và Xã hội là môn học tích hợp các kiến thức khoa học vê' tự nhiên, xã hội, cơ thể và sức khoẻ con người. Đây là môn học bắt buộc ở các lớp 1,2, 3 trong trường tiểu học. Môn học Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất và năng lực.

docx185 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sách giáo viên Tự nhiên và xã hội Lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KfTNffl TRI THỨC vđl CUỘCSÍNG VŨ VĂN HÙNG (Tổng Chủ biên) NGUYỄNTHỊTHẤN (Chủ biên) ĐÀO THỊ HỔNG - PHƯƠNG HÀ LAN PHẠM VIỆT QUỲNH - HOÀNG QUÝTỈNH Tự NHIÊN VÀ XÃ HỘI 2 SÁCH GIÁO VIÊN NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM vũ VẮN HÙNG (Tổng Chủ biên) NGUYỄNTHỊTHẤN (Chủ biên) ĐÀO THỊ HỔNG - PHƯƠNG HÀ LAN - PHẠM VIỆT QUỲNH - HOÀNG QUÝTỈNH m SÁCH 6IÁ0 VIÊN NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DUC VIÊT NAM QUY ƯỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH HS: Học sinh GV: Giáo viên SGK: Sách giáo khoa LỜI NÓI ĐÁU Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách giáo viên là cuốn sách dùng cho các thầy, cô giáo dạy SGK Tự nhiên và Xã hội 2. Tự nhiên và Xã hội 2 là cuốn sách được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018. Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách giáo viên giới thiệu và hướng dẫn GV triển khai một sổ phương án dạy các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 2 để đạt mục tiêu dạy học được quy định trong chương trình. Cuốn sách này gồm hai phần: Phần một. Hướng dẫn chung Phẩn này giúp GV nắm vững ý tưởng biên soạn của cả cuốn sách và mục tiêu của từng bài học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá kết quả học tập của HS đối với môn Tự nhiên và Xã hội 2. Phần hai. Hướng dẫn dạy học các bài cụ thể Phẩn này đưa ra gợi ỷ về cách tồ chức các hoạt động dạy học theo từng bài học. Mỗi bài thường có ba phần: Mục tiêu, Chuẩn bị, Hoạt động dạy học. Để thuận lợi cho GV khi tổ chức dạy học, chúng tôi có gợi ý phương án phân chia nội dung cho từng tiết học. Tuy nhiên, mỗi thầy, cô có thể tự do sáng tạo sao cho phù hợp với năng lực, đặc điểm tâm sinh lí của HS và điều kiện dạy học ở cơ sở. Cuốn Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách giáo viên được biên soạn với mong muốn sẽ trở thành hành trang đổng hành cùng các thầy, cô trong thực tiễn dạy học. Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các quý thầy, cô để cuốn sách được hoàn thiện hơn. Các tác giả MỤC LỤC Trang PHẦN MỘT HƯỚNG DẪN CHUNG MỤC TIÊU MÔN HỌC Tự nhiên và Xã hội là môn học tích hợp các kiến thức khoa học vê' tự nhiên, xã hội, cơ thể và sức khoẻ con người. Đây là môn học bắt buộc ở các lớp 1,2, 3 trong trường tiểu học. Môn học Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất và năng lực. Các phẩm chất bao gôm: yêu con người, yêu thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đổng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thẩn trách nhiệm với môi trường sõng. Các năng lực bao gổm: năng lực chung và năng lực khoa học. Năng lực chung gốm có các năng lực: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực khoa học gồm: nhận thức khoa học; tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Các yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học môn Tự nhiên và Xã hội được quy định trong Chương trình môn học được thể hiện ỏ bảng 1. Bảng 1: Thành phần và biểu hiện năng lục khoa học môn Tụ nhiên và Xã hội Tim hiểu mỏi trường tự nhiên và xã hội xung quanh Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Quan sát và thực hành đơn giản để tìm hiểu về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Nhận xét được những đặc điểm bên ngoài, so sánh được sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Phân tích được một số tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh. Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét cách ứng xửtrong mỗi tình huống. II. GIỚI THIỆU SÁCH Tự NHIÊN VÀ XÃ HỘI 2 1. Quan điểm biên soạn sách Tự nhiên và Xá hội 2 Việc biên soạn SGK Tự nhiên và Xã hội 2 cũng tuân thủ các quan điểm chung vể biên soạn SGK cũng như các quan điểm về việc lựa chọn kiến thức, tinh giản nội dung của môn Tự nhiên và Xã hội ở cả ba lớp 1, 2, 3. Các quan điểm chung về biên soạn sách Tự nhiên và Xả hội: Bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực của HS thông qua hệ thống kiến thức thiết thực và hiện đại về tự nhiên, xã hội; chú trọng thực hành, vận dụng để giải quyết các vấn để trong học tập và đời sống. Bảo đảm tính kế thừa, phát triển các Ưu điểm của SGK môn Tự nhiên và Xã hội đã có ở nước ta, tiếp thu kinh nghiệm viết SGK của những nến giáo dục tiên tiến trên thế giới. SGK là một kếhoạch cho những hoạt động học tập tích cực của HS, góp phần hình thành và phát triển những năng lực cốt lõi, đặc biệt là năng lực khoa học. SGK tạo điều kiện để HS tự học và phát triển khả năng vận dụng sáng tạo; góp phần đổi mới phương pháp dạy học; giúp GV tổ chức tốt các hoạt động học tập của HS. Bảo đảm sự kết nối giữa các lớp học và sự liên thông giữa các môn học. Quan điểm lựa chọn kiến thức và tinh giản nội dung: Việc lựa chọn kiến thức trình bày trong SGK phải theo đúng các quy định của chương trình vể kiến thức và năng lực cần đạt, Ưu tiên lựa chọn các kiến thức: + Có nhiểu ứng dụng thực tế và có tác dụng tích cực đến việc phát triển năng lực của HS. + Có tính điển hình cao. + Có ý nghĩa trong hiện tại và tương lai. + Phù hợp với cấu trúc của chủ đề. + Phù hợp với sự quan tâm và khả năng tiếp thu của HS tiểu học. Nội dung các kiến thức đã được lựa chọn cẩn được trình bày một cách tinh giản theo quan điểm sau: + Tập trung vào nội dung cơ bản. + Cô đọng, lược bỏ những chi tiết phức tạp, những chi tiết chưa thực sự cẩn thiết cho việc hình thành kiến thức cơ bản. + Trực quan hoá qua so sánh, qua hình ảnh, mô hình,... + Đơn giản hoá nội dung cho phù hợp với trình độ tiếp thu của HS tiều học. + Không mở rộng phạm vi nội dung kiến thức ra ngoài những quy định của chương trình. 2. Cấu trúc nộỉ dung sách Tự nhiên và Xá hội 2 Sách Tự nhiên và Xã hội 2 được cấu trúc thành 6 chủ đế (bảng 2). Mỗi chủ đê' bao gồm hệ thống các bài học mới và một bài ôn tập ở cuối mỗi chủ để. Cuốn sách Tự nhiên và Xã hội 2 gồm 31 bài học và 6 bài ôn tập như bảng 2. Bàng 2: Các chủ đé và tên các bài học Chủ đề (số tiết) Tên bài học Số tiết Bài 1. Các thê hệ trong gia đình 2 1. Gia đình (11 tiết) Bài 2. Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình 2 Bài 3. Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà 2 Bài 4. Giữ sạch nhà ở 2 Bài 5. Ôn tập chủ đề Gia đình 3 Chủ đề (số tiết) Tên bài học Số tiết 2. Trường học (11 tiết) Bài 6. Chào đón ngày khai giảng 2 Bài 7. Ngày hội đọc sách của chúng em 2 Bài 8. An toàn khi ở trường 2 Bài 9. Giữ vệ sinh trường học 2 Bài 10. Ôn tập chủ đề Trường học 3 3. Cộng đổng địa phương (10 tiết) Bài 11. Hoạt động mua bán hàng hoá 2 Bài 12.Thực hành mua bán hàng hoá 1 Bài 13. Hoạt động giao thông 2 Bài 14, Cùng tham gia giao thông 2 Bài 15. Ôn tập chủ đề Cộng đổng địa phương 3 4. Thực vật và động vật (13 tiết) Bài 16. Thực vật sống ở đâu? 2 Bài 17. Động vật sống ở đâu? 2 Bài 18. Cẩn làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật? 3 Bài 19. Thực vật và động vật quanh em 3 Bài 20. Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật 3 5. Con người và sức khoẻ (15 tiết) Bài 21 .Tim hiểu cơ quan vận động 2 Bài 22. Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động 2 Bài 23.Tim hiểu cơ quan hô hấp 2 Bài 24. Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp 2 Bài 25.Tim hiểu cơ quan bài tiết nước tiểu 2 Bài 26. Chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu 2 Bài 27. Ồn tập chủ đề Con người và sức khoẻ 3 6. Trái Đất và bầu trời {10 tiết) Bài 28. Các mùa trong năm 2 Bài 29. Một số thiên tai thường gặp 2 Bài 30. Luyện tập ứng phó với thiên tai 3 Bài 31. Ôn tập chủ đề Trái Đất và bầu trời 3 Tổng số tiết 70 3. Cách trình bày của sách Tự nhiên và Xã hội 2 Cách trình bày chung của cuốn sách: Nội dung sách chia thành 6 chủ để. Mỗi chủ để bao gổm các bài học mới và bài ôn tập ở cuối chủ đề. Tên các bài học được đặt rất gần gũi và thân thiện với HS. Mỗi bài học có từ 1 đến 3 tiết, các bài ôn tập chủ đế ở phần Xã hội và bài ôn tập cuối phần Tự nhiên là 3 tiết, đảm bảo tổng số tiết là 70 (số tiết mỗi chủ đê' tương ứng với số tiết học được phân bồ theo chương trình). Ở các bài học mới, mỗi tiết được trình bày trong hai trang mở rất hấp dẫn và thuận lợi cho HS theo dõi trong quá trình học. Cấu trúc mỗi bài học mới được thiết kế thống nhất, bao gồm hệ thống hoạt động học tập, được chỉ dẫn bởi các kí hiệu biểu trưng cho các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Hoạt động học tập trong mỗi bài gốm có: Hoạt động mở đấu (ki hiệu HỊH ): Hăy cùng tham gia một buổi vệ sinh sẳn trưởng đưởi sự hướng dăn cúa thảy, cô giảo. • Chuẩn bị: * Phản cõng: Tổ 1,2: Quét sàn trường Tỗ 3,4: Chảm sỏc cày vá bồn hoa » Nhận xét về sự tham gia cùa các bạn trong buồi vệ sinh sên trường. £ t/finh th&y ràr. thÁi nrìn *!*■» I>ềt Clia sé vỡi các bạn về Việc lảm cùa ngưởl dân noi em fr cn ánh hưởng tỏt hoặc khórg tót đến mõi liưởmg sổng của thực vật vá rtộng vật. Gợi mở vấn đế của bài học, tạo hứng thú cho HS trước khi khám phá kiến thức mới. ): Hoạt động khám phá (kí hiệu Xây dựng kiến thức mới trên cơ sở kết nối với trải nghiệm của HS. Môn học Tự nhiên và Xã hội coi trọng việc trải nghiệm và khám phá của HS, vì vậy khuyến khích GV tổ chức các hoạt động quan sát, điều tra, hỏi đáp, thảo luận,... để HS được khám phá và lĩnh hội kiến thức. Hoạt động thực hành (ki hiệu Từ những kiến thức đã khám phá được, HS thực hiện các hoạt động học tập như chơi trò chơi, nói, kể, vẽ, thảo luận, xây dựng kế hoạch,... để củng cổ, khắc sâu kiến thức đã học. Hoạt động vận dụng (kí hiệu HS vận dụng kiến thức vào các tình huống tương tự hoặc các tình huống mới, vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoặc kết nối với các nội dung học tập tiếp theo thông qua các hoạt động đóng vai, thảo luận để xử lí tình huống, liên hệ thực tế,... Cuối mỗi bài học là những kiến thức cốt lõi HS học được và một hình ảnh đế định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Với các hình này, HS quan sát và nhận xét vể thái độ, hành vi của các bạn trong hình, thảo luận hay đóng vai theo tình huống đó hay tình huống tương tự. Qua đó, HS sẽ liên hệ với bản thân để có thể tự điếu chỉnh thái độ và hành vi của mình cho phù hợp. Bài ôn tập ở cuối mỗi chủ để giúp HS hệ thống, ôn tập và vận dụng kiến thức sau khi học xong một chủ đề. Đặc biệt, ở cuối mỗi bài ôn tập đểu có nội dung tự đánh giá (hình dưới đây). Nội dung phần này là những gợi ý cụ thể cho việc tự đánh giá kết quả học tập của HS, phù hợp với định hướng đổi mới đánh giá của Chương trình Giáo dục phi thông 2018. GV cũng có thể cán cứ vào đó để đánh giá IỈS. Hình ảnh bên cạnh phần chữ là những gợi ý cho IIS độc lập để sáng tạo ra sản phẩm thể hiện kết quả học tập của mình sau khi học xong một chủ đề. Hãy chung tay bảo vệ 1 mõi trường sống của thực vật và động vật! Cúng bào vệ mõi tnrớng Hổng cùa thực vật và đông vật bạn nhô Nêu được tên vả môi trường sống của thực vật và động vật. ■ Biết phân loại thực vật và động vật theo mõi trường sống. Thực hiện được các việc làm bảo vệ môi trướng sống của thực vặt và động vật. Về các dự án học tập được thiết kế trong SGK: Từ lớp 1, HS đã được làm quen với dự án. Đến lớp 2, HS tiếp tục được tham gia dự án học tập, đó là: Làm xanh trường lớp ở chủ để Trường học. Đây là hoạt động giúp HS được trải nghiệm thực tế, bước đầu làm quen với các kĩ năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch một cách khoa học. Thực hiện Dự án "Làm xanh trường lớp” Bước 1: Mỗi nhóm tự chuẳn bị một cây xanh mang đến lớp. Bước 2: Trồng cây ở "Công trình măng non" của lớp mình. Tưới nước vá chăm sóc cây hằng ngày. Bước 3: Các nhóm chia sè kết quả sau khi thực hiện Dự án trong bài ôn tập Tuy nhiên, đôi khi các hoạt động học tập có thể lổng ghép lẫn nhau nên cũng rất khó để phân chia rạch ròi các hoạt động. Trong dạy học, GV cần linh hoạt vận dụng tổ chức các hoạt động, đảm bảo để H$ được trải nghiệm, tương tác, khám phá, cũng như tăng cường thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC Tổ CHỨC DẠY HỌC MÔN Tự NHIÊN VÀ XÃ HỘI 2 Những lưu ý chung: Mỗi tiết học được trình bày trong hai trang mở như đã đề cập ở phần trên, có nghĩa là thời lượng dành cho các hoạt động trong hai trang mở được ước lượng trong 1 tiết. Tuy nhiên điểu này không cứng nhắc, GV có thể điều chỉnh ranh giới giữa các tiết học cho phù hợp với các điều kiện dạy học ở cơ sở. Ngoài ra, việc thực hiện trật tự các hoạt động trong một bài học cũng vậy, GV có quyển thay đổi cho phù hợp với cách dạy học của mình và điều kiện dạy học ở địa phương. Khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cẩn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: quan sát, thảo luận, hỏi - đáp, trò chơi học tập, thực hành, đóng vai, điếu tra, dự án,... Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trên được tích hợp trong các hoạt động học tập được gợi ý trong SGK. Tuy nhiên, những hoạt động gợi ý trong SGK chỉ mang tính chất tham khảo, GV được quyến tự do sáng tạo cho phù hợp với cách dạy học của mình, với điểu kiện của lớp học, trường học cũng như môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,... miễn là đảm bảo để các em được tham gia học tập một cách tích cực và có thể đạt được các mục tiêu dạy học môn học một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phổ biến đối với môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội 2 nói riêng. Quan sát Quan sát là phương pháp dạy học được GV sử dụng khi tổ chức cho HS bằng các giác quan khác nhau tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có kế hoạch, có trọng tâm đê’ rút ra các đặc điểm, tính chất của chúng. Đối tượng quan sát có thê’ là vật thật, tranh ảnh, mô hình,... Đối với HS lớp 2, mục tiêu quan sát cần được GV xác định rõ ràng, ngắn gọn với các câu hỏi cụ thê’ nhưng nâng cao hơn so với lớp 1. Tuỳ từng bài học và các điều kiện cụ thê’ của địa phương, GV có thê’ tổ chức cho các em quan sát đối tượng ở trong lớp hay quan sát ngay trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Đê’ sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau: GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định rỗ thời điểm tổ chức cho HS quan sát. Cần chuẩn bị đẩy đủ các đối tượng quan sát phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học: tranh, ảnh, mẫu vật, sơ đổ,... GV cần chuẩn bị được hệ thống câu hỏi, yêu cầu đê’ định hướng HS quan sát các sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có trọng tâm. Những câu hỏi cần bắt đầu bằng những từ chỉ hành động mà muốn trả lời được IỈS phải sử dụng các giác quan của mình đê’ cảm nhận sự vật và hiện tượng (hãy nhìn, hãy nghe, hãy sờ, hãy ngửi, hãy nếm). Hệ thống câu hỏi này cũng cần được sắp xếp, chia nhỏ từ những câu hỏi khái quát (nhằm hướng dẫn các em quan sát tổng thê’ trước) đến những câu hỏi chi tiết, cụ thê’ (nhằm hướng dẫn các em quan sát các bộ phận); những câu hỏi hướng dẫn HS quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong. Tiếp theo là những câu hỏi yêu cầu HS phải so sánh liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm ra những đặc điểm giống hoặc khác nhau. Cuối cùng là những câu hỏi yêu cầu HS thực hiện đê’ dẫn đến nhận xét hay kết luận chung vê’ sự vật, hiện tượng được quan sát. Hỏi - đáp Hỏi - đáp là phương pháp dạy học khi GV tổ chức cuộc đối thoại giữa GV và HS, giữa HS với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt HS đi đến những kết luận khoa học, hoặc vận dụng vốn hiếu biết của mình đê’ tìm hiểu những vấn đê' học tập, vấn để của cuộc sống, của môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Tuỷ theo yêu cẩu sư phạm, GV có thê’ sử dụng ba hình thức hỏi - đáp: Hỏi - đáp tái hiện: Thường được sử dụng đê’ kiểm tra bài cũ, ôn tập, hoặc đê’ khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của HS làm điểm tựa cho việc lĩnh hội tri thức mới của bài học. Hỏi - đáp thông báo: Trên cơ sở những kiến thức tối thiểu làm điểm tựa, GV đặt câu hỏi cho HS nhằm dẫn dắt các em lĩnh hội tri thức mới. Hỏi - đáp tìm tòi khám phá: Dạng hỏi - đáp này có tác dụng kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của HS. Đó là những câu hỏi yêu cầu HS dựa vào kiên thức đã học để suy luận, giải thích được nguyên nhân, bản chất, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Trong quá trình dạy học, GV cẩn sử dụng linh hoạt các hình thức hỏi - đáp trên, cẩn chú trọng tới hình thức hỏi - đáp tìm tòi khám phá vì nó phát huy được tính tích cực, độc lập nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo của HS. Nghệ thuật đặt câu hỏi là yếu tố quyết định thành công của phương pháp hỏi - đáp. Vì vậy, GV cần lưu ý một số điểm sau: Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Hệ thống câu hỏi phải lôgic, phù hợp với nội dung bài học. Câu hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Câu hỏi phải kích thích được sự suy nghĩ, tìm tòi của HS. Tránh đặt những câu hỏi chung chung, quá dễ hoặc quá khó, tránh đặt những câu hỏi trong đó đã có sẵn câu trả lời, HS có thể đoán ra mà không cần suy nghĩ. Hơn nữa cũng cần tránh đặt những câu hỏi yêu cẩu HS đoán mò hoặc chỉ trả lời có hoặc không. Cẩn lưu ý rèn luyện cho HS biết cách trả lời thành Gấu hoàn chỉnh. Mặt khác, phải dạy cho các em biết cách tự đặt ra những câu hỏi trong quá trình học tập. Thảo luận Thảo luận là phương pháp dạy học được sử dụng khi cv tổ chức cuộc đối thoại, trao đổi ý kiến giữa GV và HS, hoặc giữa HS với nhau vê' một vấn đề học tập hay một vấn để của cuộc sống để rút ra kết luận khoa học. Phương pháp thảo luận có tác dụng: Phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực của HS trong học tập. Qua làm việc với các đổi tượng học tập, qua bàn bạc, trao đồi ý kiến, quan điểm của mình với các bạn ở trong nhóm, lớp mà HS có thể chiếm lĩnh kiến thức của bài học bằng chính hoạt động của mình. Đề cao sự hợp tác tích cực của HS, rèn cho các em kĩ năng giao tiếp trong học tập, kĩ năng hợp tác và một sổ kĩ năng khác. Thảo luận có thể được tiến hành theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp. Trong đó: Thảo luận cả lớp: Khác với phương pháp hỏi - đáp, khi tổ chức cho HS thảo luận cả lớp, HS giữ vai trò chính trong việc nêu câu hỏi và trả lời. Nếu một vấn để đưa ra được phân tích ở nhiều khía cạnh và có những ý kiến trái ngược nhau xuất hiện, phải tranh luận sôi nổi mới tìm ra kết luận, đó là những dấu hiệu chứng tỏ GV sử dụng phương pháp thảo luận thành công. Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm tạo điểu kiện để HS trình bày ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề học tập trong một khoảng thời gian nhất định. Từng thành viên trong nhóm có thể bày tỏ ý kiến của mình, cùng lắng nghe ý kiến của các bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm. Một số điểm cẩn lưu ý khi tổ chức cho HS thảo luận: Trước hết GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định được vấn để, thời điểm cần tổ chức cho HS thảo luận nhóm. GV cẩn chuẩn bị đẩy đủ phiếu học tập, đổ dùng dạy học như tranh, ảnh, mẫu vật,... Phiếu học tập phải đa dạng về hình thức, số lượng câu hỏi không nên quá nhiều, cầu hỏi phải bao quát được những vấn để trọng tâm của bài học và phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Tuy nhiên, đối với HS lớp 2, GV có thể giao nhiệm vụ thảo luận trực tiếp cho các em mà không cần phiếu học tập. Trong quá trình HS thảo luận nhóm, GV phải theo dõi hoạt động của từng nhóm để có nhận xét, điều chỉnh kịp thời. Không nên chia nhóm quá đông HS: Mỗi nhóm có thể từ 2 đến 4 HS hoặc tối đa là 6 HS. Cần tạo cơ hội và thời gian cho HS được phát biểu ra những suy nghĩ của mình, nhất là khi có những suy nghĩ trái ngược nhau, chứ không nên vội vã đi đến kết luận. Cần tôn trọng và bình tĩnh đối xử với ý kiến của người khác và các ý kiến khác mình. Thực hành Thực hành là phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức cho HS được trực tiếp thao tác trên đối tượng nhằm giúp HS hiểu rõ và vận dụng lí thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng. Phương pháp thực hành có tác dụng: Tạo điểu kiện để HS được rèn luyện kĩ năng thao tác “tay, chân”; qua thực hành HS nắm chắc kiến thức, rèn luyện kĩ năng học tập các môn học. Giúp GV phát hiện những khó khăn, lỗ hồng kiến thức của HS để chỉ dẫn thêm hoặc giúp đỡ. Mọi đối tượng HS đểu có cơ hội thực hành rèn luyện, tạo không khí học tập thân thiện giữa GV và HS, giữa HS và HS. Khi tổ chức cho HS thực hành cần lưu ý: Quan niệm vê' phương pháp thực hành rất đa dạng, riêng đối với môn Tự nhiên và Xã hội chỉ để cập một khía cạnh của phương pháp thực hành. Đó là khi HS được trực tiếp thao tác trên các đối tượng vật chất, đê’ rèn luyện kĩ năng thao tác “tay, chân”. HS cần có phiếu, sách,... để hỗ trợ việc ghi nhớ nếu quy trình thao tác gổm nhiểu bước. Việc thực hành của HS được tự các em thực hiện và cần được GV giám sát và hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời. Phương pháp đóng vai Phương pháp đóng vai là cách tổ chức cho HS tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng, không cần kịch bản hoặc luyện tập trước. Phương pháp đóng vai làm thay đổi hình thức học tập, khai thác được vốn kinh nghiệm của HS, khiến không khí lớp học thoải mái và hấp dẫn hơn. Trong diễn xuất, HS xúc cảm với vai diễn nào đó, phát huy trí tưởng tượng và xâm nhập vào cuộc sống để tìm ra cách giải quyết, qua đó rèn luyện năng lực giải quyết vấn đế một cách tự nhiên và hợp lí hoặc học tập tính cách của các nhân vật. Đóng vai là phương pháp hoạt động mang tính sáng tạo. Thông qua vai diễn của mình, H$ tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực, đổng thời HS thấy vui hơn, nhanh nhẹn và cởi mở hơn. Một số điểm cần lưu ý: Trong tiết học có thể chỉ cử một nhóm đóng vai, nhưng cũng có thể chia nhóm và các nhóm tự tổ chức các vai diễn của mình để nhiều HS có cơ hội tham gia diễn xuất. Tình huống lựa chọn cho HS đóng vai nên đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Dạy học dự án Học tập theo dự án là một phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp, có sự kết nối giữa lí thuyết và thực hành nhằm tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, công bố được. Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành. Một số điểm lưu ý: Nhiệm vụ dự án cẩn chứa đựng những vấn để phù hợp với trình độ và khả năng củaHS. Tuỳ theo trình độ của HS mà GV tổ chức cho HS dần dần được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn để mang tính phức hợp. Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. Trò chơi học tập Đối với HS tiểu học, học tập là hoạt động chủ đạo, tuy nhiên vui chơi vẫn chiếm vị trí lớn trong đời sống của các em. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học, trò chơi được xem là hình thức tổ chức dạy học được khuyến khích sử dụng nhằm tạo hứng thú học tập, giảm sự căng thẳng cho HS, góp phẩn nâng cao hiệu quả tiết học. Trò chơi học tập có tác dụng phát huy tính tích cực, phát triển sự nhanh trí, tinh thần tập thể, tính tự lập và sáng tạo của HS. Trong các tiết học Tự nhiên và Xã hội, GV có thể sử dụng trò chơi, câu đổ tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung của tiết học, có thể sử dụng ở bất cứ giai đoạn nào của tiết học. Các trò chơi không chỉ thực hiện ở các giờ học chính khoá, trong lớp học mà có thế thực hiện trong những hoạt động học tập ngoài lớp và các hoạt động ngoại khoá. Một SỐ điểm cần lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập: Trò choi phải phù hợp với yêu cẩu, nội dung của bài học, phải phục vụ thiết thực cho bài học. Trò chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của HS. Trò chơi phải gây được hứng thú cho HS và thu hút được nhiểu em tham gia. Trò chơi không được tổn kém về thời gian, sức lực và vật chất. Cần có luật chơi đơn giản để HS có thể tham gia dễ dàng. Dạy học hợp tác theo nhóm Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học hợp tác, qua đó HS được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. Hình thức dạy học này khai thác được trí tuệ của tập thể HS, đổng thời HS được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể. Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học mới - một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của HS. Với hình thức này, HS được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Dạy học theo nhóm có những tác dụng sau: Dạy học theo nhóm cho phép HS có nhiều cơ hội khám phá và diễn đạt ý tưởng của mình vể vấn đề mà nhóm đang quan tâm (truyền đạt thông tin). Dạy học theo nhóm tạo điểu kiện cho HS lắng nghe và lựa chọn thông tin từ bạn để bổ sung vố

File đính kèm:

  • docxsach_giao_vien_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2.docx
Giáo án liên quan