Sách giáo viên môn Toán Lớp 1

Giúp HS:

- Bước đẩu biết yêu cẩu đạt được trong học tập Toán 1.

- Giới thiệu các hoạt động chính khi học môn Toán lớp 1.

- Làm quen với đồ dùng học tập của môn Toán lớp 1.

- Sách Toán 1.

- Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS.

 

docx168 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sách giáo viên môn Toán Lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ để1: CÁC Số Từ 0 ĐẾN 10 TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN MỤC TIÊU Giúp HS: Bước đẩu biết yêu cẩu đạt được trong học tập Toán 1. Giới thiệu các hoạt động chính khi học môn Toán lớp 1. Làm quen với đồ dùng học tập của môn Toán lớp 1. Sách Toán 1. III Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GV hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1 - GV cho HS xem sách Toán 1. GV giới thiệu ngắn gọn vê' sách, từ bìa 1 đến Tiết học đẩu tiên. Sau “Tiết học đẩu tiên”, mỗi tiết học sẽ gồm 2 trang. GV giải thích cho HS cách thiết kế bài học sẽ gồm 4 phẩn “Khám phá”, “Hoạt động”, “Trò chơi” và “Luyện tập”. GV cho HS thực hành gấp sách, mở sách và đặc biệt là hướng dẫn HS giữ gìn sách. GV giới thiệu nhóm nhân vật chính của sách Toán 1 GV cho HS mở đến bài “Tiết học đẩu tiên” và giới thiệu vê các nhân vật Mai, Nam, Việt và Rô-bốt. Các nhân vật này sẽ đồng hành cùng các em trong suốt 5 năm tiểu học. Ngoài ra sẽ có bé Mi, em gái của Mai cùng tham gia với nhóm bạn. GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1 GV gợi ý HS quan sát từng tranh ve hoạt động của các bạn nhỏ. Từ đó giới thiệu những yêu cầu cơ bản và trọng tâm của Toán 1 như: Đếm, đọc số, viết số. Làm tính cộng, tính trừ. Làm quen với hình phẳng và hình khối. Đo độ dài, xem giờ, xem lịch. GV cho HS xem từng tranh miêu tả các hoạt động chính khi học môn Toán: nghe giảng, học theo nhóm, tham gia trò chơi Toán học, thực hành trải nghiệm Toán học và tự học. GV giới thiệu bộ đồ dùng học Toán 1 của HS Cho HS mở bộ đồ dùng học Toán 1. GV giới thiệu từng đồ dùng cho HS, nêu tên gọi, giới thiệu tính năng cơ bản để HS làm quen. Tuy nhiên chưa cần yêu cầu HS ghi nhớ. Hướng dẫn HS cách cất, mở và bảo quản đồ dùng học tập. II CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5 (3 tiết) MỤC TIÊU Giúp HS: * Kiến thức Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5. Sắp xếp được thứ tự các số từ 0 đến 5. * Phát triển năng lực Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản. II CHUẨN BỊ Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính, ghim,...). HI1 HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 Khám phá GV hỏi HS vể số cá trong bể ở các bức tranh. Trong phần này, GV cần cho HS bước đầu làm quen với số lượng và nhận mặt các số từ 0 đên 5. GV có thể chỉ vào bức tranh đầu tiên và giới thiệu: “Trong bể có một con cá. Có một khối vuông”. GV viêt số 1 lên bảng. Sau đó, GV chuyển sang các bức tranh khác. Lưu ý: Khi sang bức tranh thứ hai, GV nên chỉ vào con cá thứ nhất và đêm “một”, rồi chỉ vào con cá thứ hai và đêm “hai”, sau đó giới thiệu: “Trong bể có hai con cá”. Tương tự, GV đêm và giới thiệu: “Có hai khối vuông”. GV viêt số 2 lên bảng. GV thực hiện việc đêm, giới thiệu và viêt số tương tự với các bức tranh còn lại. Với bức tranh cuối cùng, GV có thể đặt câu hỏi: “Trong bể có con cá nào không? Có khối vuông nào không?”. Sau đó, GV giới thiệu: “Trong bể không có con cá nào. Không có khối vuông nào”. GV viêt số 0 lên bảng. Hoạt động Bài 1: GV có thể chấm các chấm theo hình số lên bảng rồi hướng dẫn HS viêt các số theo chiểu mũi tên được thể hiện trong SGK. Bài 2: Với câu a, GV có thể hỏi HS vể nội dung các bức tranh (bức tranh minh hoạ gì?...) sau đó yêu cầu HS đêm và nêu kêt quả. Với câu b, GV có thể hỏi HS vể điểm giống nhau trong ba bức tranh minh hoạ (đểu vẽ bể) và điểm khác nhau trong ba bức tranh (tranh có cá, tranh không có cá), cùng HS đêm số con cá trong mỗi bể. Bài 3: Trước tiên, GV nên yêu cầu HS đêm số lượng các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc. Tuỳ theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cầu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước. Tiết 2. Luyện tập Bài 1: GV hỏi vể nội dung mỗi bức tranh, sau đó yêu cầu HS đếm và nêu kết quả. Bài 2: GV giải thích để bài và yêu cầu HS tìm các số thích hợp. Bài 3: GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu, sau đó đếm số lượng củ cà rốt đã tô màu rồi nêu kết quả. GV có thể giải thích mẫu ở câu a để HS hiểu yêu cầu của để bài. Bài 4: GV yêu cầu HS phân biệt được các con số, tìm ra các con gà ghi số 2. Đếm số lượng các con gà đó rồi nêu câu trả lời. Tiết 3. Luyện tập Bài 1: GV có thể hỏi HS vể con vật được minh hoạ trong mỗi bức tranh. Để HS hiểu yêu cầu của để bài, GV hướng dẫn HS đếm số lượng con gà trong bức tranh đầu tiên. Tuỳ mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể hướng dẫn HS thêm một, hai bức tranh khác. Bài 2: GV hướng dẫn HS đếm thêm để tìm ra phương án đúng. Chẳng hạn, với câu a, trước tiên GV yêu cầu HS đếm số lượng thùng đang có trên xe. Sau đó đếm thêm số thùng có ở trong mỗi phương án A, B rồi tìm ra phương án đúng là A. Làm tương tự với câu b. Bài 3: Các số trên đoàn tàu thứ nhất xuất hiện theo thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5. Các số trên đoàn tàu thứ hai xuất hiện theo thứ tự ngược lại: 5, 4, 3, 2, 1. Bài 4: GV nên yêu cầu HS gọi tên các đối tượng trong tranh. GV nên giải thích cụ thể hơn vể yêu cầu của để bài: Với mỗi đối tượng trong để bài, HS cần đếm số lượng đối tượng đó trong bức tranh, rồi nêu kết quả. GV chọn một đối tượng bất kì (nên chọn con bò sữa) rồi yêu cầu HS xác định số lượng con bò sữa có trong bức tranh, sau đó nêu kết quả. Lưu ý với đối tượng là con chim, trong tranh không có con chim nào, vậy số lượng con chim có trong bức tranh là 0. CÁC Số 6, 7, 8, 9, 10 (3 tiết) Giúp HS: * Kiến thức Đêm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10. Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. * Phát triển năng lực Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng. LII CHUÁIN B Ị - Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính, ghim,...). - Xúc xắc, mô hình, vật liệu,... để’ tổ chức trò chơi trong bài học. HOÂT đong L y III Tiết 1 Khám phá Chỉ vào các bức tranh, GV có thể hỏi: “Trong bức tranh có những con vật hay đồ vật gì?”. Trong phần này, GV cần cho HS bước đầu làm quen với số lượng và nhận mặt các số từ 6 đến 10. GV yêu cầu HS quan sát bức tranh đầu tiên. GV có thể chỉ vào từng con ong và đếm “một, hai, ba, bốn, năm, sáu”. Sau đó, GV giới thiệu: “Có sáu con ong”, đồng thời viết số 6 lên bảng. GV thực hiện việc đếm và giới thiệu số tương tự với các bức tranh còn lại. Hoạt động Bài 1: GV có thể chấm các chấm theo hình số rồi hướng dẫn HS viết lần lượt từng số ở trên bảng. Bài 2: GV có thể hỏi và giới thiệu cho HS vể loại bánh xuất hiện trong các hình vẽ. GV nên giải thích vể yêu cầu của để bài: Đếm số bánh ở mỗi hình, sau đó nêu kết quả. GV yêu cầu HS đếm số lượng bánh trong hình đầu tiên, sau đó đối chiếu với kết quả được đưa ra trong SGK. Bài 3: GV hướng dẫn HS đếm thêm để tìm ra phương án đúng. Tiết 2. Luyện tập Bài 1: GV hỏi HS vể các con vật được minh hoạ trong mỗi bức tranh. GV yêu cầu HS quan sát bức tranh đầu tiên để kiểm tra lại đáp số được đưa ra trong SGK. Bài 2: Các số ở hình đầu tiên xuất hiện theo thứ tự: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Các số ở hình tiếp theo xuất hiện theo thứ tự ngược lại: 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0. Bài 3: GV hướng dẫn HS đếm và ghi lại số chân của từng con vật, sau đó đếm số lượng các con vật có 6 chân rồi nêu câu trả lời. Kết quả là: có 3 con vật có 6 chân. Bài 4: GV hướng dẫn HS xem tranh, đếm rồi nêu kết quả. Tiết 3. Luyện tập Bài 1: GV nên hỏi HS trong mỗi bức tranh vẽ con vật nào. GV có thể hướng dẫn cụ thể hơn vể yêu cầu của để bài: Đếm số lượng các con vật trong mỗi bức tranh và chọn số tương ứng. GV có thể chọn một, hai bức tranh để làm mẫu cho HS. Bài 2: GV hướng dẫn HS tìm ra phương án đúng bằng cách đếm thêm. Trò chơi: Nhặt trứng Chuẩn bị: Xúc xắc, mô hình như SGK. Cách chơi: Chơi theo nhóm. Người chơi lẩn lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc. Lấy một quả trứng trong ô được bao quanh bởi số đó. Trò chơi kết thúc khi lấy được 6 quả trứng. Lưu ý: Để phân biệt quả trứng đã lấy, GV nên hướng dẫn HS sử dụng hai loại bút chì màu khác nhau để’ đánh dấu. L Bài 3NHIỄU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU (2 tiết) MỤC TIÊU Giúp HS: Kiến thức Có biểu tượng ban đẩu vê' nhiêu hơn, ít hơn, bằng nhau. So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng. Phát triển năng lực So sánh được số lượng của mỗi cặp nhóm trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật. II CHUẨN BỊ Bộ đồ dùng học Toán 1. IHI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 Khám phá GV có thể khởi động bài học bằng một vài câu hỏi vui vê ếch, ví dụ: “Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch?”, “Các em thấy ếch ngồi trên lá chưa?”. GV có thể hỏi “Có đủ lá cho ếch ngồi lên không?”, sau khi HS trả lời, GV có thể hỏi “Vậy số ếch có nhiêu hơn số lá không?” sau đó lại hỏi “Số ếch có ít hơn số lá không?”. GV chỉ vào hình vẽ trong SGK và nói “Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú ếch và mấy chiếc lá không?”, GV giải thích “Cứ một chú ếch nối với một chiếc lá”, GV hỏi “Có đủ lá để nối với ếch không?”. GV kết luận “Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá sen nhưng thừa ếch, vậy: Số ếch nhiêu hơn số lá sen. Số lá sen ít hơn số ếch.”. GV lặp lại với minh hoạ thứ hai vê thỏ và cà rốt, có thể’ mở đẩu bằng câu hỏi vui “Đố các em, thỏ thích ăn gì nào?”. Với ví dụ thứ hai, GV có thể giới thiệu thêm cho các em “Khi nối thỏ với cà rốt, cả hai đêu được nối hết nên chúng bằng nhau.” Hoạt động Bài 1: GV hướng dẫn HS ghép cặp mỗi bông hoa với một con bướm. Sau đó GV hỏi lại “Bướm còn thừa hay hoa còn thừa?” rồi hỏi “Số bướm nhiêu hơn hay số hoa nhiêu hơn?”. Bài 2: Tương tự bài 1. Bài 3: GV nên ghép cặp chim với cá ở gẩn nhau (để tìm câu đúng trong hai câu a, b). Ví dụ: Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với con cá nó ngậm trong mỏ; với chú chim đang lao xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến; với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó đang giật từ cẩn câu. Có thể làm tương tự cho mèo với cá để xác định tính đúng sai cho câu c. Tiết 2. Luyện tập Bài 1: Cho HS tự làm. Sau đó GV gọi một số em đứng lên trả lời câu hỏi. Cuối cùng, GV nhận xét đúng sai và hướng dẫn giải bằng cách ghép cặp lá dâu với tằm (nên ghép cặp lá dâu và tằm ở gẩn nhau). Bài 2: Hướng dẫn để HS nhận thấy tất cả các con nhím đêu có nấm mà vẫn còn 1 cây nấm không trên con nhím nào. Vậy số nấm nhiêu hơn số nhím. Bài 3: GV hướng dẫn HS ghép cà rốt với bắp cải. Ban đẩu ghép cà rốt với bắp cải trong hình vẽ chính, sau đó thử ghép với từng phương án A và B để tìm ra được đáp án đúng. Bài 4: HS quan sát tranh và chọn câu đúng. I Bài 4SO SÁNH SỐ (4 tiết) MỤC TIÊU Giúp HS: * Kiến thức - Nhận biết được các dấu >, <, =. - Sử dụng được các dấu >, <, = khi so sánh hai số. - Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 (ở các nhóm có không quá 4 số). * Phát triển năng lực Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiêu nhất hoặc ít nhất. II CHUẨN BỊ Bộ đồ dùng học Toán 1. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1. Lán han, dấu > Khám phá GV có thể dẫn dắt vào bài bằng câu nói vui “Đố các em con vịt kêu thế nào?”, sau đó nói: “Hôm nay chúng ta sẽ học cách so sánh số lớn hơn với những chú vịt nhé!”. Tiếp đó, GV cho HS đếm số vịt ở hình bên trái và hình bên phải để’ giải thích vê con số ở cạnh mỗi hình. Tiếp theo, GV yêu cẩu HS so sánh số vịt ở hai bên của hình vẽ (dùng cách ghép “tương ứng 1 - 1”). - GV có thể kết luận: “Số vịt ở phía bên này (chỉ vào nhóm có 4 con vịt) nhiêu hơn số vịt ở phía bên kia. Bên này có 4 con vịt, bên kia có 3 con vịt. Như vậy 4 lớn hơn 3.”. Sau đó, GV hướng dẫn các em viết phép so sánh: 4 > 3 vào vở. Minh hoạ thứ hai bằng quả dưa cũng dẫn dắt tương tự. Hoạt động Bài 1: GV hướng dẫn HS cách viết dấu > vào vở. Bài 2: GV hướng dẫn HS cách thử lẩn lượt để tìm ra đáp án đúng. Bài 3: Yêu cầu HS đếm số lượng sự vật chính trong hình: ở hình thứ nhất là kiến, hình thứ hai là cây, hình thứ ba là cò, hình thứ tư là khỉ và hươu cao cổ; sau khi đếm, nêu số trong ô vuông rồi nêu dấu lớn hơn trong ô tròn ở giữa. Bài 4: Có thể yêu cầu HS tìm đường đi bằng bút chì cho trực quan và dễ thực hiện. Tiết 2. Bé hơn, dấu < Khám phá GV dẫn dắt vào bài: “Hôm trước chúng ta học vể dấu lớn hơn, hôm nay chúng ta học vể dấu bé hơn.”. Với hình minh hoạ bằng chim chào mào, GV cho HS đếm số chim, hỏi xem bên nào có số chim ít hơn, sau đó kết luận “số 2 bé hơn số 3” và hướng dẫn HS viết phép so sánh: 2 < 3 (tương tự tiết học vể dấu lớn hơn). Với hình minh hoạ bầy kiến làm tương tự. Hoạt động Bài 1: GV hướng dẫn HS cách viết dấu < vào vở. Bài 2: GV hướng dẫn HS cách thử lần lượt để tìm ra đáp án đúng. Bài 3: Đếm số lượng sự vật trong hình, nêu số và dấu < thích hợp. Bài 4: GV đọc và giải thích yêu cầu của để bài. Cho HS ghép thử và gợi ý nếu cần thiết. Tiết 3. Bằng nhau, dấu = Khám phá Ví dụ minh hoạ vể xẻng và cuốc, GV có thể hỏi HS: “Đố các em đây là cái gì?”, GV có thể hỏi HS hoặc kể vể tác dụng của các dụng cụ này bằng một số hình minh hoạ (do GV tự chuẩn bị). Sau đó GV cho HS đếm số lượng xẻng, cuốc và có thể cho một số em trả lời kết quả. Tiếp theo, GV viết “4 = 4” lên bảng và nói: “Khi hai số bằng nhau, ta dùng dấu = để viết phép so sánh.”. GV tiếp tục lặp lại với ví dụ vể máy tính xách tay và chuột máy tính. Hoạt động Bài 1: GV hướng dẫn HS cách viết dấu = vào vở. Bài 2: Hai nhóm sự vật được ghép cặp với nhau ngoài quan hệ vể số lượng bằng nhau còn có một mối liên tưởng khác. Ví dụ: Gia đình gà và vịt cùng là gia cầm; các bạn nam và nữ đểu là HS; thìa và bát dùng để ăn; mây tạo ra mưa (giọt nước). GV có thể gợi liên tưởng này cho các em HS bằng cách nêu ví dụ về gà và vịt rồi đặt câu hỏi về các cặp sự vật khác. Bài 3: GV yêu cầu HS đếm số lượng lá vàng và lá xanh để tìm đáp án đúng. Bài 4: GV hướng dẫn HS đếm số chấm ở mỗi con bọ rùa và chọn dấu >; <; = thích hợp. Tiết 4. Luyện tập Bài 1: Dựa vào đếm số chấm trong mỗi hình để đặt dấu >; <; = thích hợp. Bài 2: Để làm được bài này, HS cần thuộc thứ tự các số. Sau khi để HS tự làm bài, GV chữa từng phép tính bằng cách đặt câu hỏi trước. Ví dụ với (T)> 9, GV có thể hỏi: “Số nào lớn hơn 9?” hoặc “Khi đếm, sau số 9 là số mấy?”. Do yêu cầu về việc thuộc thứ tự so sánh các số là khá khó với HS, GV có thể dành nhiều thời gian cho bài này hơn và có thể viết lại 11 số đã học lên bảng: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Bài 3: GV cho HS đếm số thùng hàng trên mỗi tàu, sau đó hỏi: “Tàu nào chở nhiều thùng hàng nhất?”. Cuối cùng GV cho HS nêu câu trả lời. Bài 4: Ngoài việc rèn luyện kĩ năng đếm, viết phép so sánh, bài tập còn gợi mở về việc đếm các sự vật theo 2 cách: cách thứ nhất (câu a) theo màu sắc (đỏ và xanh) và cách thứ hai (câu b) theo loại quả (táo và ớt). GV có thể kết luận (nhằm mục đích gợi mở cho các em về mặt tư duy) “Các em thấy, nếu ta đếm quả theo màu sắc thì được 4 4.”. EE3 MẤY VÀ MẨY (3 tiết) LI MỤC TIÊU Giúp HS: * Kiến thức Biết mối liên hệ giữa các số trong phạm vi 10 làm cơ sở cho phép cộng sau này. * Phát triển năng lực Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng. LỊỊ CHUAN BI Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính, ghim,...). Các tấm thẻ từ 0 chấm đến 6 chấm để tổ chức hoạt động, trò chơi trong bài học (GV xem chi tiết trong hướng dẫn tương ứng). lỊỊỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 Khám phá GV yêu cầu HS đếm số con cá ở mỗi bể và đếm số cá ở cả hai bể. GV giới thiệu: “3 con cá và 2 con cá được 5 con cá”. Lưu ý: Vì HS chưa biết khái niệm “tổng” nên GV cần tránh sử dụng khái niệm này. GV có thể đặt câu hỏi: “Ở hai bình có tất cả bao nhiêu con cá?”. Hoạt động Bài 1: Tương tự phần khám phá, GV có thể hướng dẫn HS câu a bằng cách yêu cầu HS đếm số cá trong mỗi bể rồi nêu kết quả. Sau đó, đếm số cá ở cả hai bể rồi nêu kết quả. Ví dụ với câu a, GV nhấn mạnh: “2 con cá và 4 con cá được 6 con cá”. Bài 2: GV có thể chuẩn bị các tấm thẻ có số chấm từ 0 đến 6. Với mỗi hình vẽ, GV giơ hai tấm thẻ trước cả lớp. HS đếm số chấm ở cả hai thẻ để tìm ra kết quả. GV cho HS đọc kết quả và ghi vào vở. Lưu ý: GV cần tránh sử dụng khái niệm “tổng” trong các câu nói. Tiết 2 Khám phá GV có thể đặt các câu hỏi: + Trong bể có tất cả mấy con cá? + Những con cá trong bể có màu gì? + Có bao nhiêu con cá màu hồng? Bao nhiêu con cá màu vàng? Sau khi HS trả lời xong các câu hỏi trên, GV chỉ vào từng bể và nhấn mạnh: “Trong bể có 5 con cá gồm 2 con cá màu hồng và 3 con cá màu vàng.”. GV đặt tiếp các câu hỏi: Trong bể có bao nhiêu con cá to? Bao nhiêu con cá nhỏ? (con cá to hiểu theo nghĩa khi ta so sánh kích thước của con cá đó với kích thước các con cá khác trong bể). Sau đó, GV nhấn mạnh: “Trong bể có 5 con cá gồm 1 con cá to và 4 con cá nhỏ.”. Hoạt động khám phá nhằm giúp HS dần phát hiện ra các cách tách (phân tích) một số thành tổng của hai số khác. HS sử dụng kiến thức vừa được chia sẻ ở trên để giải quyết yêu cầu tách số ở hình vẽ tiếp theo. Hoạt động Bài 1: GV giải thích mẫu: Tách 4 thành 1 và 3 dựa theo kích thước hoặc hướng bơi của các con cá. Tách 4 thành 2 và 2 dựa vào màu sắc. Lưu ý: Tách 4 thành 1 và 3 hay thành 3 và 1 là tương tự nhau. Bài 2: GV yêu cẩu HS lấy que tính. GV yêu cẩu HS tách 6 que tính thành hai nhóm khác với cách được đưa ra trong SGK. HS ghi lại kết quả vào vở. Tiết 3. Luyện tập Bài 1: GV nên hướng dẫn lại ý đẩu tiên và nhấn mạnh: “1 chấm và 2 chấm được 3 chấm”. GV có thể hướng dẫn thêm 1 đến 2 ý nữa để HS hiểu yêu cẩu của bài toán. Bài 2: Câu a, GV yêu cẩu HS đếm số bánh ở từng đĩa, sau đó đếm số bánh ở cả hai đĩa rồi cho HS nêu kết quả. Câu b, GV yêu cẩu HS đếm số bánh trong đĩa, sau đó đếm từng loại bánh rồi cho HS nêu kết quả. Bài 3: GV giải thích mẫu: Dựa vào màu của các viên bi để’ có cách tách số đúng. HS làm các ý còn lại theo mẫu. L Bài 6LUYỆN TẬP CHUNG (4 tiết) MỤC TIÊU Giúp HS: * Kiến thức Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10. So sánh và sắp xếp được thứ tự các số trong phạm vi 10. Gộp và tách được số trong phạm vi 10. * Phát triển năng lực Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng. tr CHUẨN BỊ Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính, ghim,...). Những mô hình, vật liệu, xúc xắc,... để tổ chức các hoạt động, trò chơi trong bài học. 111 HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1. Luyện tập Bài 1: GV cùng HS quan sát tranh và gợi ý HS tìm ra một số để HS hiểu yêu cầu của bài toán và xác định các số còn lại. Bài 2: GV yêu cầu HS đếm số cá trong mỗi bể và nêu kết quả. Bài 3: GV có thể giải thích cụ thể hơn yêu cầu của để bài: Tìm chậu hoa ghi số là số bông hoa trong mỗi hình. Chẳng hạn chậu ghi số 3 ghép với hình có 3 bông hoa. Bài 4: GV có thể hỏi HS vể bức tranh. Yêu cầu HS quan sát tranh, đếm số lượng vật được yêu cầu rồi nêu câu trả lời. Tiết 2. Luyện tập Bài 1: GV nên giải thích cụ thể hơn vể yêu cầu của để bài: Mỗi toa tàu mang một con số. Hãy tìm con số thích hợp cho các toa tàu ở giữa (hay các toa tàu màu xanh). Bài 2: Trước tiên, GV nên yêu cầu HS gọi tên các đối tượng trong bức tranh. GV giải thích yêu cầu của để bài: Đếm số lượng mỗi đối tượng trong bức tranh rồi nêu kết quả. Bài 3: Trước khi làm bài tập này, GV nên cho HS đọc lần lượt các số từ 1 đến 10. GV cho HS đọc số trên hình, tìm các số còn thiếu và nêu kết quả. Bài 4: Câu a, GV cho HS đếm số hạt sen ở mỗi cốc, ghi kết quả đếm vào vở, so sánh để tìm số lớn nhất. Câu b, GV hướng dẫn tương tự câu a, tìm số bé nhất. Tiết 3. Luyện tập Bài 1: GV nhắc lại cách sử dụng các dấu so sánh thông qua một số ví dụ cụ thể. Ví dụ: Ta sẽ điển dấu so sánh nào vào chỗ trống sau: 1 ... 2. Ta sẽ điển dấu bé hơn: <. GV cho HS nêu câu trả lời. Bài 2: GV có thể hỏi HS vể tên gọi của các con vật xuất hiện trong bài. GV yêu cầu HS quan sát từng bức tranh rồi trả lời câu hỏi: + Trong tranh có bao nhiêu con mèo? Bao nhiêu con cá? + So sánh số mèo với số cá rồi nêu kêt quả so sánh. Lưu ý: Sau khi HS làm bài xong, GV có thể hỏi HS: Nêu mỗi con mèo ăn 1 con cá thì ở bức tranh nào có đủ cá cho mèo ăn? Trò chơi: Cầu thang - Cầu trượt Chuẩn bị: xúc xắc, quân cờ (để đại diện cho người chơi). Cách chơi: Chơi theo nhóm. Mỗi người chọn một quân cờ và đặt tại ô XUẤT PHÁT. Người chơi lần lượt gieo xúc xắc và di chuyển quân cờ của mình theo số chấm nhận được. Cần chú ý đi đúng đường, không di chuyển xuyên qua tường (đường kẻ đậm). Khi di chuyển đên một ô, người chơi đọc số lớn hơn trong hai số ở ô đó. Nêu đúng, để nguyên quân cờ ở đó. Nêu sai, di chuyển quân cờ quay vể ô trước đó. Khi di chuyển đên ô ở chân cầu thang, hãy leo lên. Nêu là ô ở đỉnh cầu trượt, hãy trượt xuống. Trò chơi kết thúc khi có người chơi vể đích. Lưu ý: GV có thể tuỳ ý yêu cầu HS di chuyển quân cờ đê'n đúng ĐÍCH (khó), hoặc đơn giản hơn là chỉ cần đên ĐÍCH (đê'n đúng ĐÍCH tức là nê'u quân cờ đang ở ô có số 2 và 1 thì HS phải gieo xúc xắc được số 1 hoặc số 2 mới được di chuyển đên ô tiêp theo, hoặc gieo được số 3 mới được vể ĐÍCH; trường hợp gieo được số lớn hơn 3 thì đứng yên). Tiết 4. Luyện tập Bài 1: GV cho HS xác định số đồ chơi trong mỗi hàng, sau đó so sánh để tìm ra hàng có nhiều đồ chơi hơn. Bài 2: GV cho HS quan sát tranh, đếm số ô tô và số máy bay để xác định câu trả lời đúng. Bài 3: GV hướng dẫn HS làm mẫu hình đầu tiên. Đếm số chấm ở cả hai con xúc xắc rồi nêu kết quả. Bài 4: GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết tên gọi của các con vật xuất hiện trong tranh, tư thế của chúng, màu lông của chúng. Cách tách GỢi ý 6 thành 1 và 5 Đếm số con chó, số con mèo 6 thành 2 và 4 Đếm số con màu xanh, số con màu vàng 6 thành 3 và 3 Đếm số con ngồi, số con chạy Cách tách GỢi ý 9 thành 1 và 8 Đếm số con màu trắng, số con màu nâu 9 thành 2 và 7 Đếm số con đứng, số con nằm 9 thành 3 và 6 Đếm số con chó, số con mèo Chủ đề 2 CỊ] LÀM QUEN VỚI MỘT Số HÌNH PHẲNG L*7hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật (2 tiết) MỤC TIÊU Giúp HS: * Kiến thức Có biêu tượng ban đẩu (trực quan, tổng thể) vê' hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Nhận biết được các dạng hình trên thông qua các đồ vật thật, hình vẽ, các đồ dùng học tập. * Phát triển năng lực Bước đẩu biết so sánh, phân tích đê’ nhận dạng hình trong một nhóm các hình đã cho. Làm quen với đếm hình và đưa số liệu vào bảng (có yếu tố thống kê đơn giản). II Gắn các hình đã học với những đồ vật thực tế ở xung quanh, trong lớp học,... CHUẨN BỊ Các mô hình (bìa, miếng nhựa) hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khăn tay hình vuông, đĩa hình tròn, mô hình biên báo giao thông hình tam giác, khung tranh hình chữ nhật. Sưu tẩm đồ vật thật, tranh ảnh đồ vật có các dạng hình trên. - Bộ đồ dùng học Toán 1. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 Khám phá GV đưa chiếc khăn tay cho HS quan sát và nói: Chiếc khăn tay này có dạng hình vuông. Tiếp đó đưa mô hình bìa hình vuông và nói: “Đây là hình vuông”. Tương tự đưa chiếc đĩa hình tròn, rồi dẫn đến mô hình “Đây là hình tròn”. Đưa biên báo giao thông hình tam giác, rồi đưa ra mô hình và nói: “Đây là hình tam giác”. Đưa khung tranh hình chữ nhật, rồi dẫn đến “Đây là hình chữ nhật”. - Đưa cả 4 mô hình các hình đã nêu một lúc (hoặc gắn lên bảng...) rồi cho HS đọc tên từng hình. Tiếp đó cho HS quan sát hình vẽ 4 hình đó trong SGK để đọc tên từng hình. Hoạt động Bài 1: HS nhận dạng các đồ vật thực tế rồi ghép (hoặc trả lời) với các hình thích hợp (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật). Nếu có các vật thật, không là hình vẽ thì càng tốt. Bài 2: HS tự quan sát nhóm các hình rồi chỉ ra hình thích hợp theo câu trả lời của bài. GV có thể cho HS làm từng câu hoặc cả 4 câu a, b, c, d cùng một lúc (tuỳ sự tiếp thu của HS). Lưu ý: HS bằng trực quan nhận biết hình (chưa yêu cầu giải thích tại sao hoặc nêu quá kĩ ve đặc điểm mỗi hình). Bài 3: Qua hình vẽ tổng hợp, HS phân tích nhận dạng được các hình rồi đếm số lượng mỗi hình (hình vuông, hình tròn, hình tam giác). Lưu ý: Chưa yêu cầu đếm các hình phức tạp, ở bài này chủ yếu đếm hình để củng cố nhận biết hình (phần luyện tập ve sau sẽ có bài đếm phức tạp hơn). Đáp án: Bài 1: Đồng hồ - Hình tròn, Viên gạch - Hình vuông, Lá cờ - Hình tam giác, Tấm gỗ - Hình chữ nhật. Bài 2: a) Chọn B, D; b) Chọn A, D; c) Chọn B, E; d) Chọn A, C. Bài 3: 3 hình vuông, 2 hình tròn, 7 hình tam giác. Tiết 2. Luyện tập Bài 1: Yêu cầu bài này là củng cố nhận biết các hình đã học. Từ một nhóm các hình, HS nhận biết được các hình thích hợp (là hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật), rồi đếm mỗi loại có bao nhiêu hình. Bài 2: Qua quan sát hình vẽ các que tính, HS nhận biết được hình vuông, hình tam giác. Từ đó đếm được số hình tam giác, số hình vuông trong hình đó (đếm số hình tam giác phức tạp hơn vì có hình tam giác lớn gồm 4 hình tam giác nhỏ). Lưu ý: Có thể thay que tính bằng các đoạn que khác thích hợp. Bài 3: Yêu cầu HS nhận biết các hình đã học trong các bức tranh như SGK. Từ đó đếm các hình thích hợp và tìm số thích hợp trong bảng. Lưu ý: GV có thể phóng to các bức tranh (hoặc chiếu lên bảng) có màu sắc hấp dẫn để HS dễ quan sát trước khi tự làm bài tập này. Bài 4: HS cần đọc kĩ câu hỏi (tìm hình không là hình vuông) để trả lời (HS quen tìm hình là hình vuông). Có thể gợi ý HS tìm các hình vuông trước, rồi chỉ ra các hình còn lại không là hình vuông. Đáp án: Bài 1: b) 4 hình tròn, 3 hình vuông, 3 hình tam giác, 2 hình chữ nhật. Bài 2: b) 4 hình

File đính kèm:

  • docxsach_giao_vien_mon_toan_lop_1.docx
Giáo án liên quan