Sách giáo viên môn Đạo đức Lớp 1

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được các việc cẩn làm để giữ sạch đôi tay.

- Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay.

- Tự thực hiện giữ vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.

 

docx97 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sách giáo viên môn Đạo đức Lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ để 1; TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN EM GIỮ SẠCH ĐÔI TAY Sau bài học này, HS sẽ: Nêu được các việc cẩn làm để giữ sạch đôi tay. Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay. Tự thực hiện giữ vệ sinh đôi bàn tay đúng cách. II CHUẨN BỊ SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Tay thơm tay ngoan” - sáng tác: Bùi Đình Thảo), trò chơi “Tôi yêu”,... gắn với chủ để “Em giữ sạch đôi tay”; Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,. (nếu có điểu kiện). III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động Phương án 1: Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Tay thơm tay ngoan" GV tổ chức cho HS hát bài “Tay thơm tay ngoan”. GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào? HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Để có bàn tay thơm, tay xinh em cẩn giữ đôi bàn tay sạch sẽ hằng ngày. Phương án 2: Tổ chức hoạt động tập thể - trò chơi “Tôi yêu" HS đứng tại chỗ của mình. GV nói: “Tôi yêu, tôi yêu” và HS hỏi: “Yêu gì? Yêu gì?”. GV sẽ đưa ra một yêu cầu, ví dụ như yêu đôi bàn tay, yêu mái tóc, yêu hàm răng, yêu đôi chân. Khi GV nhắc đến bộ phận nào thì HS phải nhanh chóng chạm vào bộ phận đó. GV sau khi hô cũng sẽ minh hoạ bằng hành động nhưng sẽ chạm vào các bộ phận khác để HS lúng túng và nhầm lẫn nhằm tạo không khí vui vẻ trước khi bắt đầu vào bài học. Kết luận: Yêu thương cơ thể mình thể hiện ở việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, trước hết là giữ vệ sinh đôi tay. Khám phá Hoạt động 1 Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay GV chiếu hình hoặc treo tranh (mục Khám phá) lên bảng để HS quan sát (hoặc hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK). GV đặt câu hỏi theo tranh: + Vì sao em cần giữ sạch đôi tay? + Nếu không giữ sạch đôi tay thì điểu gì sẽ xảy ra? Kết luận: Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn. Nếu không giữ sạch đôi tay sẽ khiến tay chúng ta bị bẩn, khó chịu, đau bụng, ốm yếu,... Hoạt động 2 Em giữ sạch đôi tay GV chiếu hoặc treo tranh lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. GV đặt câu hỏi: Quan sát tranh và cho biết: Em rửa tay theo các bước như thế nào? GV gợi ý em sẽ rửa tay theo các bước như sau: 1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước 2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay 3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay 4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay 5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước 6/ Làm khô tay bằng khăn sạch. Kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ. Luyện tập Hoạt động 1 Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay GV chiếu hoặc treo tranh (mục Luyện tập) lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. GV yêu cầu: Các em hãy quan sát các bức tranh và thảo luận để lựa chọn bạn đã biết giữ vệ sinh đôi tay. HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, chia sẻ vê' những bạn đã biết giữ vệ sinh đôi tay. GV khuyến khích HS minh hoạ bằng những hành động cụ thể khi trình bày. GV gợi mở để’ HS chọn những bạn biết giữ vệ sinh đôi tay: + Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ. + Tranh 3: Bạn biết cắt móng tay sạch sẽ. Bức tranh thể hiện bạn chưa biết giữ vệ sinh đôi tay: + Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quẩn áo. + Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi. Kết luận: Em cẩn học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của bạn ở tranh 1, 3; không nên làm theo hành động của bạn trong tranh 2, 4. Hoạt động 2 Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng, HS quan sát tranh. GV đặt câu hỏi: Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao? GV gợi mở các hành động nên làm để giữ sạch đôi tay: + Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ. + Tranh 2: Lau sạch tay bằng khăn khô. + Tranh 4: Cắt móng tay sạch sẽ. GV gợi mở các hành động không nên làm: + Tranh 3: Dùng tay bốc thức ăn. Kết luận: Em cẩn làm theo các hành động ở tranh 1, 2, 4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3. Hoạt động 3 Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cẩu: Em hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ vệ sinh đôi tay. GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. GV nhận xét và điêu chỉnh cách giữ vệ sinh đôi bàn tay cho HS. Vận dụng Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn GV treo hoặc chiếu tranh ở mục Vận dụng lên bảng để HS quan sát (hoặc HS tự quan sát tranh trong SGK) và đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điêu gì? GV gợi ý HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau: 1/ Bạn cẩn rửa tay trước khi ăn. 2/ Bạn ơi tay bẩn không nên bốc thức ăn như vậy. 3/ Bạn ơi hãy giữ vệ sinh để’ có cơ thể’ khoẻ mạnh. GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất. Kết luận: Chúng ta cẩn rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Hoạt động 2 Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày GV tổ chức cho HS thảo luận các việc làm để giữ đôi tay luôn sạch sẽ. HS nhớ lại các nội dung đã học, sau đó đưa ra phương án trả lời. Kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. EE99 EM GIỮ SẠCH RĂNG MIỆNG Sau bài học này, HS sẽ: Nêu được các việc cẩn làm để giữ sạch răng miệng. Biết vì sao phải giữ vệ sinh răng miệng. Tự thực hiện giữ sạch răng miệng đúng cách. II CHUẨN BỊ SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Anh Tí sún” - sáng tác: Hùng Lân),... gắn với bài học “Em giữ sạch răng miệng”; Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint. (nếu có điêu kiện). III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Anh Tí sún” - GV tổ chức cho HS hát bài “Anh Tí sún”, sau đó đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn Tí điêu gì để không bị sâu răng? HS trả lời. Kết luận: Chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh. Khám phá ỆHoạt động 1 Khám phá lợi ích của việc giữ vệ sinh ráng miệng GV chiếu hình hoặc treo tranh (mục Khám phá) lên bảng để HS quan sát (hoặc hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK). GV đặt câu hỏi theo tranh: + Bạn nào đã biết giữ vệ sinh răng miệng? + Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng? + Không biết giữ vệ sinh răng miệng có thể dẫn đến hậu quả gì? Kết luận: Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hằng ngày. Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh. Không chăm chỉ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau. Hoạt động 2 Em đánh ráng đúng cách GV chiếu hoặc treo tranh (mục Khám phá, nội dung “Em chải răng như thế nào?”) lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. GV nêu yêu cầu: Quan sát tranh và cho biết em đánh răng theo các bước nào. ♦ Các bước chải răng như sau: 1/ Chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng 2/ Lấy kem đánh răng ra bàn chải 3/ Lấy nước 4/ Sử dụng bàn chải để vệ sinh mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng 5/ Súc miệng bằng nước sạch 6/ Vệ sinh bàn chải đánh răng và cất đúng nơi quy định. Kết luận: Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ. Luyện tập Hoạt động 1 Em chọn bạn biết giữ vệ sinh ráng miệng GV chiếu hoặc treo tranh mục Luyện tập lên bảng. HS quan sát tranh. GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời câu hỏi: Bạn nào đã biết giữ vệ sinh răng miệng? Vì sao? GV gợi mở những bạn đã biết giữ vệ sinh răng miệng: + Tranh 1: Đánh răng khi thức dậy. + Tranh 2: Đánh răng trước khi đi ngủ. + Tranh 3: Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Bạn chưa biết giữ vệ sinh răng miệng: Tranh 4: Bạn từ chối đánh răng. Kết luận: Em cần thực hiện những hành động giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày như: đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, cần dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Em không học theo hành động không đánh răng của bạn trong tranh 4. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn cách em giữ vệ sinh răng miệng. GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. GV nhận xét và điểu chỉnh cách giữ vệ sinh răng miệng cho HS. Vận dụng Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn GV chiếu/treo tranh lên bảng. HS quan sát tranh. GV giới thiệu tình huống. GV gợi ý để HS đưa ra những lời khuyên khác nhau: 1/ Bạn ơi! Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ vì sẽ sâu răng đấy! 2/ Bạn ơi! Nên đánh răng trước khi đi ngủ! 3/ Bạn ơi! Vào buổi tối chúng mình không nên ăn kẹo nhé! GV cho HS nêu các lời khuyên khác nhau rồi chọn ra lời khuyên hay nhất. Kết luận: Chúng ta không nên ăn kẹo vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khiến răng của chúng ta bị sâu. Hoạt động 2 Em luôn vệ sinh ráng miệng sạch sẽ hằng ngày GV tổ chức cho HS thảo luận các việc làm để giữ vệ sinh răng miệng. HS nhớ lại các nội dung đã học rồi đưa ra phương án trả lời. Kết luận: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hằng ngày để có nụ cười xinh, hơi thở thơm tho. . Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. ■BOlA EM TẮM, GỘI SẠCH SẼ MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: Nêu được các việc cẩn làm để giữ đẩu tóc, cơ thể sạch sẽ. Biết vì sao phải giữ đẩu tóc, cơ thể’ sạch sẽ. Tự thực hiện tắm, gội đúng cách. II CHUẨN BỊ - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Chòm tóc xinh” - sáng tác: Hoàng Công Dựng),... gắn với bài học “Em tắm, gội sạch sẽ”; Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,. (nếu có điêu kiện). III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Chòm tóc xinh" - GV tổ chức cho HS hát bài “Chòm tóc xinh”. GV đặt câu hỏi: Để có mái tóc sạch sẽ em cẩn làm gì? HS trả lời. Kết luận: Để giữ cơ thể thơm tho, mái tóc sạch sẽ, em cẩn tắm, gội hằng ngày. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu vì sao cồn giữ mái tóc, cơ thể sạch sẽ - GV chiếu hình hoặc treo tranh (mực Khám phá) lên bảng để HS quan sát (hoặc hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK). - GV đặt câu hỏi theo tranh: Vì sao em cẩn tắm, gội hằng ngày? Kết luận: Tắm, gội hằng ngày là cách giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ, thơm tho. Khi cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp em tự tin, vui vẻ, thoải mái hơn. Hoạt động 2 Em gội đầu đúng cách - GV chiếu hoặc treo tranh (mực Khám phá nội dung “Em gội đẩu đúng cách”) lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vự cho mỗi nhóm. GV nêu yêu cẩu: Các em hãy nhớ lại và nêu các bước gội đẩu đúng cách. GV mời HS nói các bước gội đẩu đúng. Khen các bạn đã tự gội đẩu đúng cách. Kết luận: Để gội đầu đúng cách, em cần làm theo các bước sau: làm ướt tóc, cho dầu gội đầu lên tóc, gãi đầu với dầu gội cho thật sạch, làm sạch dầu gội bằng nước sạch và làm khô tóc. |Hoạt động 3 Em tắm đúng cách GV chiếu hoặc treo tranh mục “Em tắm đúng cách” lên bảng. HS quan sát tranh. GV đặt câu hỏi: Em hãy nhớ lại các bước tắm đúng cách. GV mời HS trả lời các bước tắm đúng cách: 1/ Làm ướt người bằng nước sạch và xoa xà phòng khắp cơ thể 2/ Kì cọ, làm sạch cơ thể bằng tay hoặc bông tắm 3/ Xả lại bằng nước sạch 4/ Lau khô bằng khăn mềm. GV khen những em có câu trả lời đúng. Kết luận: Để tắm đúng cách, em cần làm theo các bước trên. Luyện tập Hoạt động 1 Em chọn bạn biết giữ cơ thểsợch sẽ GV chiếu hoặc treo tranh (mục Luyện tập) lên bảng, HS quan sát trong SGK. GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi: Bạn nào đã biết giữ cơ thể sạch sẽ? Vì sao? GV gợi ý: Các hình ảnh tắm, gội sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng (tranh 2, 3) là những việc làm đúng để giữ cơ thể luôn sạch sẽ hằng ngày. Hình ảnh bạn tóc dài, áo bẩn (tranh 1) là chưa biết giữ cơ thể sạch sẽ. Kết luận: Em cần học tập bạn biết giữ cơ thể sạch sẽ trong tranh 2, 3; không nên làm theo bạn trong tranh 1. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn cách em tắm, gội hằng ngày. GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. GV nhận xét và điều chỉnh cách tắm, gội hằng ngày cho HS. Vận dụng Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn GV giới thiệu tranh tình huống: Bạn trai trong tranh 1 phần Luyện tập chưa biết giữ cơ thể sạch sẽ, tóc để dài và rối, quần áo bẩn, GV yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng hoặc trong SGK. GV đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điểu gì? GV yêu cầu HS thảo luận để đưa ra lời khuyên cho bạn. GV có thể gợi ý một số lời khuyên: 1/ Bạn nên cắt tóc, tắm gội sạch sẽ. 2/ Bạn cần giữ vệ sinh cơ thể để có cơ thể khoẻ mạnh. GV khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất. Kết luận: Chúng ta không nên để tóc dài và rối như bạn trong tranh, đồng thời hằng ngày chúng ta cần tắm, gội sạch sẽ để có cơ thể khoẻ mạnh. Hoạt động 2 Em tắm, gội sạch sẽ hằng ngày HS có thể sưu tầm và đọc các bài thơ có nội dung giữ cơ thể, đầu tóc sạch sẽ để nhắc nhở bản thân tắm, gội hằng ngày. GV có thể cùng HS tạo tình huống và thực hành đóng vai. Kết luận: Hãy tắm, gội thường xuyên để cơ thể luôn sạch sẽ,... Thông điệp: GV chiê'u/viê't thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. LElft em giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được những việc cần làm để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - Biêt vì sao cần mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - Tự thực hiện giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. TT CHUẨN BỊ SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; Tranh ảnh một số trang phục, truyện, hình dán mặt cười - mặt mêu, âm nhạc (bài hát “Chiêc áo mùa đông” - sáng tác: Vũ Hoàng,. gắn với bài học “Em giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ”; - Máy tính, máy chiêu projector, bài giảng powerpoint,. (nêu có điểu kiện). [III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Chiếc áo mùa đông" GV tổ chức cho HS hát bài “Chiếc áo mùa đông”. GV đặt câu hỏi: Theo em, bạn nhỏ cần làm gì để giữ gìn chiếc áo mùa đông mà mẹ đan tặng? HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Để có trang phục gọn gàng, sạch sẽ em cần biết cách giữ gìn trang phục hằng ngày. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu vì sao cân giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ GV chiếu/treo bức tranh trong mục Khám phá, HS quan sát tranh trên bảng hoặc trong SGK. GV sử dụng câu chuyện để dẫn dắt vào tình huống trong tranh như: Sáng nay, Minh dậy sớm. Sau khi đánh răng rửa mặt và ăn sáng, Minh mặc bộ váy đồng phục của trường đã được chuẩn bị từ hôm trước. Minh cẩn thận vuốt thẳng tay áo, kiểm tra cúc áo và cô áo. Soi mình trong gương, Minh cảm thấy thật thoải mái trong bộ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Vừa vào đến lớp, Minh gặp Nam mặc trang phục luộm thuộm đang đi rất vội vã. Nhìn thấy Minh, Nam nói: “Sáng nay tớ dậy muộn...”. GV đặt câu hỏi: Vì sao em cần giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ? GV gợi ý HS trả lời. Kết luận: Trang phục gọn gàng, sạch sẽ giúp em tự tin, vui vẻ và thoải mái hơn. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ giúp em đẹp hơn trong mắt mọi người. Hoạt động 2 Em mác và giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ GV chiếu tranh lên bảng. HS quan sát tranh trên bảng hoặc trong SGK. GV hỏi: Để kiểm tra xem đã mặc trang phục gọn gàng chưa, chúng ta cần làm gì? GV gợi ý các hành động: + Tranh 1: Bẻ cổ áo + Tranh 2: Kiểm tra cài cúc áo + Tranh 3: Kiểm tra việc cho áo vào quần + Tranh 4: Kiểm tra việc cài quai dép. GV mời cả lớp cùng đứng tại chỗ thực hiện kiểm tra và chỉnh lại trang phục của mình. Kết luận: Để mặc trang phục gọn gàng, em cần vuốt thẳng áo, bẻ cổ áo cho gọn gàng, kiểm tra cúc áo cài lệch, bỏ áo vào quần, kiểm tra cài quai dép... GV tiếp tục chiếu tranh lên bảng. HS quan sát tranh. GV hỏi: Chúng ta sẽ làm gì để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ? GV gợi ý các hành động: + Tranh 1: Giặt quần áo sạch sẽ hằng ngày + Tranh 2: Giũ phẳng và phơi khô + Tranh 3: Gấp gọn quần áo cho vào tủ Kết luận: Những việc cần làm để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ: giặt sạch, phơi khô quần áo; gấp quần áo gọn gàng và cất quần áo đúng nơi quy định; không vò, vứt quần áo bừa bãi, không lau tay bẩn vào quần áo; giày, dép, mũ cất đúng nơi quy định. Luyện tập Hoạt động 1 Em chọn bạn biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ GV chiếu hoặc treo tranh lên bảng. HS quan sát tranh. GV hỏi: Bạn nào trong tranh đã biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ? GV gợi ý các bạn đã biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ: + Tranh 1: Lau giầy + Tranh 2: Gấp quần áo GV gợi ý bạn chưa biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ: Tranh 3: Vo quần áo vứt xuống sàn nhà. Kết luận: Chúng ta cần học tập các hành động biết giữ gìn trang phục gọn gàng, sạch sẽ, không nên vo quần áo vứt xuống sàn như bạn trong tranh 3. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn cách giữ trang phục của em. GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. GV nhận xét và điểu chỉnh cách giữ trang phục cho HS. Vận dụng Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn GV chiếu tranh lên bảng, HS quan sát tranh. GV giới thiệu tình huống: Tan học, Tuấn và Minh thường cởi áo vứt xuống sân trường để đá bóng cùng các bạn. Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn. GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau: 1/ Tuấn và Minh không nên vứt áo xuống sân trường như vậy. 2/ Hai bạn không nên cởi áo ra như thế. 3/ Các bạn ơi chúng ta cần giữ quần áo sạch sẽ... GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất. Kết luận: Chúng ta không nên cởi áo ra để chơi đùa, nếu đã cởi ra cần gấp gọn và để ở nơi sạch sẽ. Không vứt áo dưới sân trường. Hoạt động 2 Em rèn thói quen giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ GV gợi ý để HS chia sẻ cách giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. GV có thể cho HS đóng vai đưa ra lời khuyên cho bạn chưa biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ trong phần Luyện tập. Kết luận: Em luôn rèn luyện thói quen giữ gìn trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. Chủ đề 2 q YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH ESQ GIA ĐÌNH CỦA EM MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình. Nêu được những biểu hiện của sự yêu thương trong gia đình em. Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong gia đình. Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương trong gia đình. TT CHUẨN BỊ SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Cả nhà thương nhau” - sáng tác: Phan Văn Minh),... gắn với bài học “Gia đình của em”. Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,.. (nếu có điểu kiện); 1TTT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Cả nhà thương nhau" GV tổ chức cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” hoặc sử dụng băng nhạc, băng hình cho HS hát theo. GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: + Bài hát cho em biết điểu gì? + Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào? Kết luận: Gia đình luôn tràn đầy niểm vui và hạnh phúc khi mọi thành viên đểu thương yêu, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Khám phá Hoạt động 1 Khám phá sự cân thiết của tình yêu thương GV treo bức tranh thứ nhất trong mục Khám phá (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình). Chia lớp thành các nhóm (hai HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ tranh để trả lời câu hỏi: “Gia đình bạn nhỏ gồm những ai?”. GV nhấn mạnh, khi trình bày các em nhớ chú ý giới thiệu thái độ của mọi người trong bức tranh. Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm thông qua tranh. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. GV lắng nghe, khen ngợi HS và kết luận: Kết luận: Các thành viên trong gia đình của bạn nhỏ gồm: ông, bà, bố, mẹ, bé gái và bạn trai. Bạn trai khoanh tay, lễ phép chào ông bà trước khi đi học; ông bà nhìn bạn trai trìu mến; bé gái vui vẻ mang bánh mời bố mẹ; bố mẹ cảm động, hạnh phúc đón nhận tình cảm của bạn. GV treo cụm tranh thứ hai (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình) và kể câu chuyện “Thỏ con bị lạc”. + Tranh 1: Mải chạy đến vườn cà-rốt ở phía xa nên thỏ con không nghe thấy mẹ gọi. + Tranh 2: Vừa nhổ củ cà-rốt, thỏ con bị chó đuổi chạy, rơi củ cà-rốt. + Tranh 3: Thỏ con sợ hãi nấp dưới bụi cây, ôm bụng khóc vì đói. + Tranh 4: Thỏ con tìm thấy mẹ, mẹ ôm Thỏ con vào lòng. GV mời một HS kể ngắn gọn câu chuyện lần thứ hai. GV đặt câu hỏi: Khi lạc nhà, thỏ con gặp điểu gì? Nếu HS chưa trả lời đủ ý, GV có thể gợi ý qua hình ảnh: Thỏ con nấp dưới bụi cây: đói bụng, cô đơn, sợ hãi,... GV liên hệ hỏi thêm HS: Em đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân như thế nào? (Khi em ôm, khi em gặp chuyện buồn,...) Kết luận: Gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Sự quan tâm, chăm sóc của người thân là cầu nối, tạo sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình. Hoạt động 2 Khám phá những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình GV treo 8 tranh ở mục Khám phá (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình). Chia HS thành các nhóm (bốn HS), giao nhiệm vụ mỗi thành viên trong nhóm kể một hành động/việc làm thể hiện tình yêu thương trong gia đình. (Lưu ý: HS có thể kể việc làm giống trong tranh hoặc những việc làm khác mà HS biết.) GV mời HS lên kể. Khuyến khích HS tiếp theo kể những việc làm khác với bạn vừa trình bày. GV lắng nghe, khen ngợi hoặc chỉnh sửa ý kiến của HS (nếu cần). Những việc em nên làm để thể hiện tình yêu thương gia đình mình như: + Tranh 1: Vui vẻ quây quần bên mâm cơm cùng gia đình; + Tranh 2: Chúc Tết ông bà, cha mẹ; + Tranh 3: Cả nhà vui vẻ dắt tay nhau đi chơi; + Tranh 4: Cùng nhau quét dọn, trang trí nhà cửa; + Tranh 5: Cả nhà quây quần bên nhau trong ngày sinh nhật; + Tranh 6: Các cháu kể chuyện cho ông, bà nghe; + Tranh 7: Bạn nhỏ thể hiện yêu thương với mẹ; + Tranh 8: Vui đón bố mẹ đi làm vể. Kết luận: Mỗi chúng ta đểu mong muốn nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình. Vì vậy, chúng ta nên có những hành động, việc làm đúng để bày tỏ sự biết ơn, quan tâm của mình với mọi người. TIẾT 2 Luyện tập Hoạt động 1 Chia sẻ với bạn về gia đình em Để HS cả lớp cùng chia sẻ vể gia đình mình, GV yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe vể gia đình của mình. (Có thể thông qua bức ảnh vể gia đình của mình đã được chuẩn bị trước). GV gợi ý: khi kể vể các thành viên trong gia đình nên nêu được tên, tuổi, nghể nghiệp, tính tình, sở thích,. Sau khi trao đổi nhóm, GV mời một số HS có ảnh gia đình thể hiện các mô hình gia đình khác nhau, như: gia đình ba thế hệ, gia đình hai thế hệ (gia đình hai thế hệ có hai con trai hoặc hai con gái, hoặc một trai một gái hay chỉ có một con), gia đình đơn thân (chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ),... kể vể gia đình mình trước lớp. GV tiếp tục đặt câu hỏi cho HS: “Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình?”. GV mời các HS kể ve những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình. HS khác lắng nghe, bổ sung thêm những việc làm khác với bạn. GV lắng nghe, khen ngợi, động viên, chỉnh sửa ý kiến (nếu cần). Kết luận: Các em hãy luôn thể hiện tình yêu thương gia đình mình bằng những lời nói, việc làm phù hợp với lứa tuổi. Hoạt động 2 Em chọn việc nên làm GV treo 8 tranh ở mục Luyện tập, nội dung “Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào trong tranh? Vì sao?” (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để đưa ra lựa chọn và giải thích vì sao chọn hoặc không chọn. HS có thể dùng sticker mặt cười (thể hiện sự đồng tình), mặt mếu (thể hiện không đồng tình) hoặc thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận dưới các tranh. + Mặt cười: việc làm ở tranh 2, 3, 4, 6, 7 và 8; + Mặt mếu: việc làm ở tranh 1 và 5. GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao lựa chọn việc làm ở tranh 2, 3, 4, 6, 7 và 8. + Việc làm ở tranh 2: Bạn làm thiệp chúc mừng bà, mẹ nhân Ngày phụ nữ Việt Nam (20-10). + Việc làm ở tranh 3: Bạn trò chuyện vui vẻ với bố mẹ./ Bạn hỏi chuyện ve một ngày làm việc của bố mẹ./ Bạn khoe thành tích học tập của bạn với bố mẹ./'... + Việc làm ở tranh 4: Bạn đi bên cạnh đỡ tay và dìu ông đi. + Việc làm ở tranh 6: Bạn gái bóp vai cho bà đỡ mỏi, bé trai ngồi vào lòng ông và nghe ông kể chuyện. + Việc làm ở tranh 7: Mẹ đi làm ve, bạn chạy ra đón, xách bớt đồ giúp mẹ. + Việc làm ở tranh 8: Bạn quét dọn cho nhà cửa sạch sẽ. GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao không lựa chọn việc làm ở tranh 1 và 5. + Việc làm ở tranh 1: Mẹ đang bận lau dọn nhà cửa, bạn bỏ đi chơi, không giúp mẹ. + Việc làm ở tranh 5: Bạn không chăm sóc em mà còn trêu chọc để em khóc. GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận. Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình. Không đồng tình với những thái độ và hành vi lười nhác, thiếu quan tâm, không giúp đỡ người thân. Vận dụng Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạ

File đính kèm:

  • docxsach_giao_vien_mon_dao_duc_lop_1.docx
Giáo án liên quan