Quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Các thành viên trong nhóm sẽ có dịp tìm hiểu lẫn nhau => việc hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả hơn vì:

 + Tạo không khí thân thiện trong nhóm

 + Tạo môi trường hợp tác, chia sẻ

 + Hướng tới mục đích chung với sự cộng tác của từng thành viên

 

ppt34 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK BMT, tháng 03/2011 PHẦN KHỞI ĐỘNG: KẾT BẠN Hoạt động này có ý nghĩa gì? Hoạt động này có ý nghĩa: Các thành viên trong nhóm sẽ có dịp tìm hiểu lẫn nhau => việc hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả hơn vì: + Tạo không khí thân thiện trong nhóm + Tạo môi trường hợp tác, chia sẻ + Hướng tới mục đích chung với sự cộng tác của từng thành viên Anh (chị) mong đợi điều gì khi tham gia lớp tập huấn này? Nội dung: Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng cách sử dụng những biện pháp GDKLTC. Phương pháp : Qua các hoạt động, người học cùng tham gia, cùng chia sẻ một cách tích cực. Mỗi hoạt động được sử dụng chính là một biện pháp GDTC mà chúng tôi muốn giới thiệu đến người tham dự. Yêu cầu : Học viên tham gia tích cực, mạnh dạn chia sẻ (Không cần ghi chép, tài liệu đã nói khá rõ và sẽ phát cho học viên cuối đợt tập huấn). Hoạt động 1: Xây dựng nội quy lớp học - Làm việc nhóm (5 phút ): Mỗi nhóm nêu 1-3 quy định mà người tham dự cần thực hiện để đảm bảo lớp tập huấn đạt được những mục tiêu đã đề ra. - Đại diện nhóm trình bày (Không trình bày lại những quy định mà nhóm khác đã trình bày) Mỗi học viên tự nhận một công việc của mình trong nhóm và ghi vào bẳng phân công việc + Nhóm Ôn tập: Đầu mỗi ngày học, tổ chức cho cả lớp ôn lại bài cũ dưới hình thức hoạt động hoặc trò chơi. + Nhóm Phản hồi: Cuối mỗi buổi học, tổng hợp các ý kiến phản hồi của các nhóm trình bày trước lớp vào đầu buổi học sau. + Nhóm Tự quản: Theo dõi về giờ giấc, nhắc nhở các thành viên chấp hành nội quy đã đề ra; chọn 1-3 học viên tích cực nhất trong mỗi buổi tập huấn để khen thưởng. Hoạt động này có ý nghĩa gì? Ý nghĩa: Học viên tự đặt ra nội quy lớp học và tự giác thực hiện nội qui, công việc chính mà mình đặt ra. Hoạt động 2: Xây dựng hộp thư vui Hãy để tâm và quan sát toàn bộ lớp học ở mỗi buổi học, đưa ra nhận định cá nhân về những ấn tượng thú vị nhất. * Ai đã tạo cho mình, cho lớp học những ấn tượng thú vị đó? * Hãy viết một lời bình dí dỏm, một lời khen tặng, một lời nhận xét về những điểm tốt của người đã gây ấn tượng tốt với lớp, với bạn trong buổi học đó. * Bí mật chuyển lời bình của mình vào hộp thư của người bạn mà mình muốn gửi tặng để tạo cho bạn điều bất ngờ nho nhỏ. Trò chơi hiểu ý đồng đội Mời 3 nhóm xung phong tham gia trò chơi này, mỗi nhóm cử ra 2 người 1 người dùng cử chỉ, điệu bộ… để diễn tả từ xuất hiện trên màn hình, người còn lại đoán từ. Thời gian cho mỗi nhóm là 2 phút BUỒN THÍCH THÚ LO LẮNG CHIA SẺ 4 3 1 2 NHÓM 1 VUI SƯỚNG CÔ ĐƠN TỔN THƯƠNG THÂN THIỆN 3 1 2 4 NHÓM 2 KHÓC YÊU THƯƠNG XA LÁNH ĐAU KHỔ 3 1 2 4 NHÓM 3 Những từ ngữ trong trò chơi này nói về điều gì? Đó là những từ ngữ chỉ tâm trạng, tình cảm của con người. Đó cũng chính là tâm trạng diễn ra hằng ngày của các em học sinh. NỘI DUNG THỨ NHẤT Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của việc trừng phạt thân thể trẻ em ở Việt Nam Báo cáo viên: Phạm Thị Tuyết Thế nào là trừng phạt thân thể trẻ em? Mỗi nhóm làm việc trong 2 phút và đưa ra ý kiến của mình Trừng phạt thân thể trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, bắt quỳ gối,…) và tinh thần (chửi mắng, bỏ mặc,…). 1.Thực trạng việc TPTT trẻ em trong nhà trường: Các thành viên trong nhóm hồi tưởng về kỷ niệm khi bị trừng phạt thân thể (hoặc kỷ niệm của bạn thân, của bạn bè, hoặc được biết qua các nguồn thông tin khác…) HV chia sẻ trước lớp về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình về điều đó. Thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam đặc biệt là ở trong nhà trường Việt Nam hiện nay như thế nào? Trong giờ phụ đạo môn Văn sáng 23/3, do cô Hà Xuân Đào đứng lớp, vì không làm được bài tập em Lê Thị Hà Khanh học sinh lớp 7 trường THCS Phú Định, quận 6, TP HCM, đã bị cô giáo phạt "thụt dầu" 400 cái. Sau khi thực hiện hình phạt khoảng 100 cái, em về bàn với vẻ mặt mệt mỏi. Buổi chiều cùng ngày, trong giờ văn chính thức, nhiều học sinh, trong đó có em Khanh, lại bị áp dụng hình phạt này. Sau đó em đã bị ngất, hai học sinh khác phải dìu em về nhà. Kể từ đó, ngày nào đi học Khanh cũng than mệt, về nhà cứ lo lắng không học kịp bài nhưng lại thường xuyên nằm, không học được. Theo hai học sinh học cùng lớp với Hà Khanh là Trần Nguyệt Hằng và Nguyễn Thanh Oanh Tuyền thì “mấy bữa sau đó, dù không có môn văn nhưng lúc nào Hà Khanh cũng mang theo cuốn sách văn và nơm nớp sợ cô giáo trả bài”. Những ngày sau đó, Khanh liên tục bị cô Đào gọi phát biểu, trả bài. Và đến ngày 8/4 em có dấu hiệu hoảng loạn, không làm chủ được hành vi với nhiều lời nói bâng quơ, vô nghĩa. Tình trạng này kéo dài trong vòng một tuần sau đó. Có lúc em còn ra ban công bước một chân ra ngoài, may mà người nhà kịp kéo vào! Cuối cùng ngày 9/4, Khanh được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm thần thành phố và được chẩn đoán là “rối loạn hành vi từng cơn”. Theo giấy y chứng của Bệnh viện Chợ Rẫy, em Khanh bị sưng, sây sát chẩm trái 2x2 cm. Một bác sĩ tại khoa khám tâm thần trẻ em Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết khi đến Khanh có biểu hiện buồn bã, sợ sệt và khóc lóc. Nói năng thì mệt mỏi, khóc rồi cười, nhắc đến chuyện học là cháu sợ hãi, tránh né. Sau khi kiểm tra điện não và cho làm trắc nghiệm, kết quả cho thấy Khanh bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, khả năng tính toán, liên tưởng chậm, mà điều này là do bị stress, áp lực tâm lý gây ra. Bác sĩ này cũng khẳng định thụt dầu mấy trăm cái là phản giáo dục và quá sức đối với một học sinh có thể trạng nhỏ như Khanh. => Ở VN hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng TPTT trẻ em trong gia đình, nhà trường và ở ngoài xã hội với nhiều hình thức khác nhau. Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam? (các nhóm thảo luận nhanh) Nguyên nhân của thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam: Do còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Nhận thức hạn chế của người lớn. GV chưa có PP giáo dục trẻ phù hợp,thiếu kinh nghiệm, áp lực công việc, gia đình… Do đạo đức nghề nghiệp HS có khó khăn về học tập, bị ngược đãi trong gia đình….. Câu hỏi Trừng phạt thân thể trẻ em gây ra hậu quả gì đối với: Trẻ em, gia đình và xã hội? Những hậu quả gây ra của việc TPTT đối với trẻ em, gia đình và xã hội? * TPTT là một hình thức kỷ luật mang tính bạo lực , khiến cho trẻ bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần. TPTT trẻ em ảnh hưởng tới: + Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ. ( Sức khỏe bị tổn hại, phát triển không bình thường) + Mối quan hệ giữa người lớn/trẻ em; giáo viên/học sinh ( Trẻ hận GV, mất lòng tin với GV, tạo ra khoảng cách giữa GV và HS…) + Chất lượng giáo dục ( Trẻ chán học, bỏ học, học tập sút kém…) + Gia đình, nhà trường và xã hội ( Trẻ bỏ nhà đi, gia tăng tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật…) * Việc TPTT trẻ em không những gây ra hậu quả nặng nề đối với trẻ em, gia đình và xã hội mà nó còn không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên và vi phạm các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em. Hoạt động 3 Giải quyết tình huống “Em Mai Ngọc Nghĩa học sinh lớp 5A theo điều tra sơ bộ em Nghĩa có hành vi tống tiền em nhỏ(Em Chuyển) đã nhiều lần. Vậy theo thầy cô và các chị cần giải quyết sự việc này như thế nào nhằm giáo dục em Nghĩa giảm thiểu tối đa những tật xấu, gương mẫu và vẫn đi học bình thường.” Là người trong cuộc các thầy cô, các chị Bảo mẫu, nhân viên TT sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Các nhóm bàn bạc cách giải quyết trong 3 phút cử 1 đại diện lên sắm vai là giám thị để xử lý tình huống này. Chia sẻ, đánh giá biện pháp thực hiện. CẦN PHẢI CÓ MỘT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC (Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần trao đổi của cô Hường )

File đính kèm:

  • pptDoi moi PPDH.ppt
Giáo án liên quan