1. Khái niệm.
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
- Ví dụ: Nhà, trâu, bò
2. Đặc điểm của danh từ.
- Khả năng kết hợp: Kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước (một, hai ), kết hợp với chỉ từ ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
46 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập về từ loại, cụm từ, các kiểu câu: Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, câu phân loại theo mục đích nói; các phép biến đổi câu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
1
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI
THEO CẤU TẠO NGỮ PHÁP, CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH
NÓI; CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU
Phần 1. TỪ LOẠI
A. LÍ THUYẾT
I. Danh từ.
1. Khái niệm.
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
- Ví dụ: Nhà, trâu, bò
2. Đặc điểm của danh từ.
- Khả năng kết hợp: Kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước (một, hai ), kết
hợp với chỉ từ ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
Ví dụ: Hai con mèo đen ấy.
- Chức vụ ngữ pháp: Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là CN. Khi làm
VN danh từ cần có từ là đứng trước.
Ví dụ: Bố em là giáo viên
3. Phân loại danh từ trong tiếng Việt.
3.1. Danh từ chỉ đơn vị.
a. Khái niệm
- Danh từ chỉ đơn vị nêu tên nêu tên đơn vị dùng để tính dếm, đo lường sự vật.
Ví dụ:Tấn, tạ, thúng,
b. Đặc điểm.
- Có thể kết hợp trực tiếp với các số từ.
Ví dụ:Ba tạ thóc
c. Phân loại.
- Gồm hai nhóm: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước chia làm hai loại:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Cân, tạ, mét
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
2
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Nắm, mớ
3.2. Danh từ chỉ sự vật.
a. Khái niệm.
- Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng,
khái niệm
Ví dụ: Chuối, cá, nhà
b. Phân loại.
Có hai loại cơ bản là danh từ chung và danh từ riêng.
c. Quy tắc viết hoa danh từ riêng
Ghi nhớ/ SGK trang 10
II. Động từ.
1. Khái niệm
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: Chạy, đi, đứng
2. Đặc điểm của động từ.
- Khả năng kết hợp: thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy,
đừng, chớ để tạo thành cụm động từ.
Ví dụ: đang đichơi, đừng chạyvào nhà
- Chức vụ ngữ pháp: Chức vụ điển hình trong câu của động từ là VN. Khi làm
CN, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ,
đừng
Ví dụ: Tôi đi học(VN)
Học là nhiệm vụ của học sinh (CN)
3. Phân loại.
Chia làm hai loại:
- Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm)
* Động từ chỉ hoạt động, trạng thái chia làm hai loại nhỏ:
+ Động từ chỉ hoạt động ( trả lời câu hỏi làm gì?)
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
3
+ Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?
III. Tính từ.
1. Khái niệm
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: Xanh, đỏ, dài, ngắn
2. Đặc điểm của tính từ.
- Khả năng kết hợp:
+ Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, để tạo thành cụm tính từ.
+ Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ của tính từ rất hạn chế.
- Chức vụ ngữ pháp: Tính từ có thể làm VN, CN trong câu. Tuy vậy, khả năng
làm VN của tính từ hạn chế hơn động từ.
3. Phân loại.
Chia làm hai loại:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối(không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
IV. Số từ.
1. Khái niệm.
- Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.
Ví dụ:Một, hai
- Chức năng ngữ pháp: Làm định ngữ cho danh từ. Ngoài ra còn có thể làm vị
ngữ.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam là một (VN)
2. Phân loại.
Chia làm hai loại:
- Số từ chỉ số lượng (thường đứng trước danh từ)
- Số từ chỉ số thứ tự (thường đứng sau danh từ)
* Lưu ý:
- Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
- Có những trường hợp số từ chỉ số lượng nhưng vẫn đứng sau danh từ.
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
4
V. Lượng từ.
1. Khái niệm.
- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Ví dụ: Cả, toàn bộ
2. Phân loại.
Chia làm hai nhóm:
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể.
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
VI. Chỉ từ.
1. Khái niệm
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng để xác định vị trí của sự
vật, hiện tượng trong không gian hoặc thời gian..
Ví dụ:Đây, đấy, đó, này, nọ
2. Hoạt động của chỉ từ trong câu.
Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ có thể làm
CN hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ:
- Mái nhà này đã hỏng (Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ).
- Đây là cậu cai lệ trên huyện (Nguyễn Công Hoan) - Chỉ từ làm chủ ngữ.
- Từ đấy, Lan và Hoa chơi thân với nhau (TN).
B. Bài tập.
Bài 1: Hãy chỉ ra các danh từ, động từ, tính từ, số từ, phó từ trong bài thơ
sau:
Một canh...hai canh...lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành.
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Gợi ý:
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
5
Danh từ Động từ Tính từ Số từ Phó từ
Canh, giấc,
mắt, sao,
cánh, hồn
Trằn trọc, băn
khoăn, thành,
chợp, mộng
vàng Một, hai, ba,
bốn, năm
Vừa, lại,
chẳng
Bài 2
Trong câu sau đây: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. (Tục ngữ)
Các từ nhất, nhì, tam, tứ là số từ chỉ số lượng hay số thứ tự? Vì sao?
* Gợi ý:
Nhất, nhì, tam, tứ là số từ chỉ số thứ tự.
Chú ý quan hệ giữa nhất với nước. Nhất ở đây không bổ sung ý nghĩa trực tiếp
cho nước như kiểu tứ diện (bốn mặt). Đây là tục ngữ, phải súc tích, cô đọng nên
các từ ngữ đều bị rút gọn. Muốn hiểu cho đúng ta phải phục hồi lại. Câu trên có
thể hiểu như sau: Thứ nhất là nước, thứ nhì là phân, thứ ba là chuyên cần, thứ
tư là giống tốt. Đến đây ta có thể thấy: Nhất, nhì, tam, tứ là số từ chỉ số thứ tự.
Bài 3: Một trong các từ in đậm sau đây, từ nào là danh từ, từ nào là động
từ, từ nào là tính từ?
a) Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn
nghệ)
b) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
(Kim Lân, Làng)
c) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ
cho nó.
(Kim Lân, Làng)
d) Đối với cháu, thật là đột ngột [].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
6
*Gợi ý:
- Danh từ: lần, lăng, làng
- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
- Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng
Bài 4. Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc những loại
từ nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh,
anh không ghìm nổi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa
Pa)
c) Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không nhận xét được gì ở cô con
gái ngồi trước mặt đằng kia.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
* Gợi ý:
a) tròn vốn là tính từ, ở đây được dùng như động từ.
b) lí tưởng vốn là danh từ, ở đây được dùng như tính từ.
c) băn khoăn vốn là tính từ, ở đây được dùng như danh từ
Bài 5. Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) về buổi sáng mùa hè trên quê em, có sử
dụng động từ (Gạch chân các động từ sử dụng trong đoạn văn)
* Đoạn văn mẫu:
Buổi sáng mùa hè trên quê em thật yên bình, không khí trong lành, chim
hót véo von, tiếng gà gáy ò ó o vang lên báo thức cho mọi người một ngày mới
bắt đầu. Các bác nông dân gọi nhau ríu rít ra đồng gặt lúa, chú mèo con leo lên
nóc bếp nằm sưởi ấm, em thức dậy vươn vai, hít thở không khí trong lành.
Mọi người đi làm hết chỉ còn lại một không gian trong trẻo, yên tĩnh, những đóa
hoa cũng đua nhau khoe mình dưới ánh nắng mặt trời. Bà đã đi làm đồng từ
sáng chỉ còn mình em ở nhà trông nhà, em vừa ngồi học vừa ngắm cảnh vật
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
7
xung quanh. Dường như đây là lần đầu tiên em thấy cảnh vật xung quanh mình
đẹp đến như vậy.
Bài 6. Trong phần đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả dùng đại từ
“tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển
đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình, ý nghĩa của sự chuyển đổi đó?
*Gợi ý:
- Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ
tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được
tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của
cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ.
- Chữ “tôi” trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện
một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện được sự nâng niu, trân
trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn
không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô
trương.
- Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng
được dâng hiến những giá trị tinh túy của đời mình cho cuộc đời chung thì từ
“ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời ước nguyện.
Ý nghĩa: Đây là sự chuyển đổi từ riêng sang chung. Thanh Hải tự nguyện xin
làm một con chim để cất cao tiếng hót trong muôn vàn giọng hót của loài chim,
một sắc hoa trong muôn sắc của loài hoa để tô điểm, là đẹp cho mùa xuân, cho
cuộc đời. Làm một nốt trầm trong bản hòa ca muôn điệu của dân tộc. Đó là lẽ
sống cao đẹp: Sống phải cống hiến hết mình cho dân tộc, đất nước.
=> Sự chuyển đổi từ “tôi” sang “ta” là một thông điệp mà Thanh Hải muốn gửi
đến mọi người. Lẽ sống cao đẹp ấy không chỉ là của riêng Thanh Hải mà là của
tất cả mọi người. Mỗi chúng ta hãy là một mùa xuân đẹp, mùa xuân nho nhỏ góp
vào mùa xuân lớn của đát nước.
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
8
Phần 2. CỤM TỪ
A. LÍ THUYẾT
Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ là những kiến thức ngôn ngữ rất
quan trọng cần biết và vận dụng sáng tạo lúc nói và viết, nhằm mở rộng câu, tạo
nên sự phong phú, đa dạng, đẹp đẽ về ý tưởng và sắc thái biểu cảm của văn
chương.
1. Cụm danh từ:
* Khái niệm: Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo
thành.
* Đặc điểm: Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một
mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
* Cấu tạo cụm danh từ
- Phần trước do các lượng từ chỉ toàn thể, lượng từ tập hợp hay phân phối và
số từ đảm nhận.
- Phụ ngữ chỉ toàn thể sự vật như: cả, tất cả, tất thảy, hết thảy, toàn bộ.
+ Khi sự vật có số lượng xác định ta dùng cả.
Ví dụ: Cả hai vị thần ( đều xin được cưới Mị Nương)
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
+ Khi sự vật có số lượng không xác định ta dùng tất cả, tất thảy, hết thảy.
Ví dụ: Tất cả mọi người (đều đã sẵn sàng)
- Phụ ngữ chỉ số lượng của sự vật đứng sau phụ ngữ chỉ toàn thể sự vật bao gồm
cả số từ như: một, hai, ba và những lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân
phối như: những, các, mọi, mỗi, từng.
- Phần trung tâm: Do loại từ và danh từ chỉ sự vật đảm nhận. Danh từ chỉ sự vật
ít khi vắng mặt trong trong cụm danh từ. Loại từ có thể vắng mặt hay có mặt phụ
thuộc vào danh từ chỉ sự vật.
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
9
- Phần sau: Các phụ ngữ ở phần sau nói lên đặc điểm của sự vật mà danh từ
biểu thị thường đứng trước phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian,
thời gian.
- Loại phụ ngữ nêu lên đặc điểm mà danh từ biểu thị thường đứng trước phụ ngữ
xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.
Ví dụ: Chiếc xe đạp mới ấy.
- Loại phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian như này,
nọ, kia, ấy đứng cuối cụm danh từ làm dấu hiệu kết thúc cụm danh từ.
Ví dụ: Em bé thông minh nọ.
- Về cấu tạo: Phụ ngữ đứng sau danh từ có cấu tạo đa dạng và phức tạp. Có thể
là một từ, có thể là một cụm từ, có thể là cụm chủ vị.
Ví dụ: Con chuột ấy (phụ ngữ là một từ); con chuột chui vào hang ấy (phụ ngữ
là một cụm từ); con chuột mà tôi bắt được ấy (phụ ngữ là cụm C-V)
* Mô hình cụm danh từ:
Phần trước Phần trung tâm Phần sau
t2 - t1 T1 - T2 s1 - s2
Tất cả những Em học
sinh
chăm ngoan ấy
2. Cụm động từ
* Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ
thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo
thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
* Đặc điểm: Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn
một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
* Cấu tạo cụm động từ:
* Phần trước (các phụ ngữ trước): bổ sung cho động từ về các ý nghĩa:
+ Quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, mới,
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
10
+ Sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, cứ, còn ...
+ Sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động: hãy, đừng, chớ
+ Sự khẳng định hoặc phủ định: không, chưa, chẳng.
* Phần trung tâm (là động từ)
* Phần sau (các phụ ngữ sau): bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng,
hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức
hoạt động
- Về cấu tạo: Phụ ngữ đứng sau động từ có cấu tạo đa dạng và phức tạp. Có thể
là một từ, có thể là một cụm từ, có thể là cụm chủ vị.
Ví dụ: hãy lấy gạo (phụ ngữ là một từ); lại giáng một mỏ xuống (phụ ngữ là
một cụm từ); đã biết con học giỏi(phụ ngữ là cụm C-V)
*Mô hình cụm động từ:
Phần trước Phần trung tâm Phần sau
Cũng/ còn/ đang/ chưa Tìm được/ ngay/ câu trả lời
3. Cụm tính từ
* Khái niệm: Là tổ hợp gồm nhiều từ, có tính từ làm thành tố chính, phần lớn bổ
ngữ làm thành tố phụ sau và phần lớn phụ ngữ làm thành tố phụ trước.
* Cấu tạo cụm tính từ
* Phần trước (các phụ ngữ trước): có thể biểu thị về các ý nghĩa:
+ Quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang,
+ Sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, cứ, còn ...
+ Mức độ của đặc điểm, tính chất: rất, hơi, khá
+ Sự khẳng định hoặc phủ định: không, chưa, chẳng.
* Phần trung tâm (là tính từ)
* Phần sau (các phụ ngữ sau): có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi
hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
11
- Về cấu tạo: Phụ ngữ đứng sau tính từ có cấu tạo đa dạng và phức tạp. Có thể là
một từ, có thể là một cụm từ, có thể là cụm chủ vị.
* Mô hình cụm tính từ:
Phần trước Phần trung tâm Phần sau
Vẫn/ còn/ đang trẻ như một thanh niên
B- LUYỆN TẬP
Bài tập 1 :
Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm? Chỉ ra những dấu hiệu nhận biết
cụm danh từ, cụm động từ?
a, Nhưng điều kì lạ nhất là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn
với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành
một nhân cách rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng
đồng thời rất mới, rất hiện đại.
( Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)
b, Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
(Kim Lân, Làng)
c, Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ
rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Gợi ý:
Phần trung tâm của cụm từ được in đậm
a, Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó (dấu hiệu: những- lượng từ); một nhân
cách rất Việt Nam( dấu hiêu: một- lượng từ); một lối sống rất bình dị, rất Việt
Nam, rất Phương Đông...(một- lượng từ)
b. Những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng( những- lượng từ)
c, Đã đến gần anh( đã- phó từ); sẽ chạy xô vào lòng ahh( sẽ- phó từ); sẽ ôm chặt
lấy cổ anh( sẽ- phó từ).
Bài tập 2:
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
12
Tìm trong các văn bản đã học một đoạn văn, chỉ ra các cụm từ và gạch
chân vào cụm từ đó.
*Gợi ý:
- HS tìm được đoạn văn có sử dụng cụm từ.
- Xác định đúng cụm từ và gạch chân.
Bài tập 3: Xác định cụm động từ, cụm tính từ trong các câu sau đây:
a. Càng ngẫm nghĩ , chàng càng thấy lời thần nói đúng.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một
vị chúa tể.
(Ếch ngồi đáy giếng)
c. Tôi biết Lan học giỏi.
d. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng
nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
(Con Rồng cháu Tiên)
e. Hai vợ chồng ở với nhau rất hạnh phúc.
(Sọ dừa)
* Gợi ý:
- Các cụm động từ là:
a. Càng ngẫm nghĩ , càng thấy lời thần nói đúng.
b. Cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung .
c. Biết Lan học giỏi.
- Các cụm tính từ là:
d. đẹp đẽ lạ thường.
e. rất hạnh phúc.
Bài tập 4 :Tìm và phân tích cụm từ có trong đoạn trích sau :
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và
ngày nay tôi cũng không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp
dưới nón mẹ lần đầu đi tới trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
13
( Tôi đi học- Thanh Tịnh)
+ Cụm danh từ
- Những ý tưởng ấy
PT PTT PS
+ Cụm động từ
- Chưa lần nào ghi lên giấy
PT PTT PS
- Lần đầu tiên đi đến trường
PT PTT PS
+ Cụm tính từ
- Rụt rè núp dưới nón mẹ
TT PS
- Lại tưng bừng rộn rã
PT PTT PS
Bài tập 5.Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) về chủ đề mái trường trong đó
có sử dụng cụm danh từ.
- Đoạn văn tham khảo.
Nhắc đến mái trường mến yêu có lẽ không ai mà không có nhiều kỉ niệm. Mái
trường như là ngôi nhà thứ hai của tôi vậy. Mỗi lần vui hay buồn thì mái trường
như một người bạn cùng tôi chia sẻ, vơi đi phần nào những nỗi phiền muộn, còn
niềm vui thì tăng lên rất nhiều. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui đối với các
bạn học sinh, riêng tôi thì khác, đến với mái trường đối với tôi như là được trở
về ngôi nhà thân yêu của mình vậy. Mái trường còn là nơi tôi học được biết bao
điều thú vị, mới lạ. Và có lẽ, hình ảnh về mái trường sẽ luôn đọng mãi trong trái
tim tôi.
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
14
Phần 3. CÁC KIỂU CÂU
A. LÍ THUYẾT
I. Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo
1. Câu đơn
a. Khái niệm:
Câu đơn là câu do một cụm chủ - vị tạo thành.
b. Tác dụng
- Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến
c. Phân loại: 2 loại
- Câu trần thuật đơn có từ “là”: Vị ngữ của câu thường do từ “ là” kết hợp với
danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ “ là” với động từ (cụm
động từ), tính từ (cụm tính từ) cũng có thể làm vị ngữ.
VD: Hắn cũng là người làng chợ Dầu.
( Làng, Kim Lân )
- Câu trần thuật đơn không có từ “là”: Vị ngữ của câu thường do động từ hoặc
cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
VD: Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về.
( Làng, Kim Lân )
2. Câu ghép
a) Khái niệm
Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành.
Mỗi cụm C - V được gọi là một vế câu, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý
nghĩa.
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
15
VD: Trời càng nắng, nước giếng càng mau cạn.
b) Cách nối các vế câu ghép
Có hai cách nối các vế câu ghép:
- Nối trực tiếp bằng dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy,
Ví dụ: Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Nối gián tiếp bằng từ ngữ có tác dụng liên kết:
+ Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, thì, vì, do, tại, bởi, nên, nhưng,
Ví dụ: Trời mưa nên đường rất trơn.
+ Nối bằng cặp quan hệ từ: nếu thì, vì nên, tuy nhưng,
Ví dụ: Nếu biển động thì thuyền trưởng không thể ra khơi được.
+ nối bằng cặp từ hô ứng: đâu đấy, bao nhiêu bấy nhiêu, nào ấy, sao
vậy, vừa đã, vừa vừa, càng càng,
Ví dụ: Gió càng to, biển càng động dữ dội.
c) Một số kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.
Loại câu
ghép
Quan hệ từ Dấu hiệu nhận
biết
Ví dụ
Quan hệ
nguyên nhân
- kết quả
- Quan hệ từ: vì, bởi, vì,
nên, cho nên,
- Cặp quan hệ từ: Vì
nên, bởi vì cho
nên, tại vì cho
nên, do nên
Dùng quan hệ từ
hay cặp quan hệ từ
chỉ quan hệ nguyên
nhân để nối hai vế
câu
- Vì tuyết rơi, chuyến
bay đã phải hoãn lại.
- Bởi vì An chăm chỉ
học tập nên bạn ấy đã
vượt qua kì thi một
cách xuất sắc
Quan hệ
điều kiện –
giả thiết
- Quan hệ từ: nếu, hề,
giá, thì,
- Cặp quan hệ từ: nếu
thì, nếu như thì,
hễ mà thì, giá
như.thì
Dùng quan hệ từ
hay cặp quan hệ từ
chỉ quan hệ điều
kiện-giả thiết để nối
hai vế câu
- Nếu thời tiết đẹp
lớp mình sẽ tổ chức
cắm trại.
- Giáo cuộc sông
toàn những niềm vui
thì ai cũng cảm thấy
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
16
hạnh phúc.
Quan hệ
mục đích
-quan hệ từ : để,
đểthì,
Dùng quan hệ từ
chỉ quan hệ mục
đích để nối hai vế
câu
- Để bố mẹ vui lòng,
tôi cố gắng học giỏi
hơn.
- Để phong trào của
lớp ngày càng tiến bộ
thì chúng ta phải cố
gắng hơn.
Quan hệ
tương phản
- Quan hệ từ: tuy, dù,
mặc dù, nhưng,
- Cặp quan hệ từ: tuy
nhưng, mặc dù
nhưng, dù nhưng
Dùng quan hệ từ
hay cặp quan hệ từ
chỉ quan hệ tương
phản để nối hai vế
câu
- Tuy rét vẫn kéo dài,
mùa xuân đã đến bên
bờ sông Lương.
- Dù cuộc sống còn
nhiều khó khăn
nhưng họ vẫn lạc
quan, yêu đời.
Quan hệ
tăng tiến
- Cặp quan hệ từ: chắng
những mà, không
chỉ mà còn , càng
càng
Dùng quan hệ từ
hay cặp quan hệ từ
chỉ quan hệ tăng
tiến để nối hai vế
câu
- Trời càng về khuya,
trăng càng sáng hơn.
Quan hệ
đồng thời
Các quan hệ từ: còn,
trong khithì,
vừavừa,
Dùng quan hệ từ
hay cặp quan hệ từ
chỉ quan hệ đồng
thời để nối hai vế
câu.
- Họ vừa đi họ vừa
hát.
- Trong khi thầy
giảng bài thì chúng
tôi lắng nghe chăm
chú.
d. Phân loại câu ghép
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
17
Có 3 loại câu ghép là câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập và câu ghép hỗn
hợp.
* Câu ghép chính phụ.
Câu ghép chính phụ là câu gồm hai vế, vế chính và vế phụ, vế phụ bổ
sung ý nghĩa cho vế chính. Mối quan hệ trong câu ghép chính phụ có thể là quan
hệ nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nhượng bộ và tăng tiến. Chúng ta thường
sử dụng từ nối hoặc cặp từ nối (từ liên kết) để biểu hiện các mối quan hệ trong
câu ghép chính phụ.
Có 3 mẫu câu ghép chính phụ sau đây:
+ Từ nối - Chủ ngữ - Vị ngữ - Từ nối - Chủ ngữ - Vị ngữ.
Ví dụ: Vì cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên con cái mới thành người.
+ Chủ ngữ -Vị ngữ - Từ nối - Chủ ngữ - Vị ngữ.
Ví dụ: Thảo đậu đại học vì Thảo đã không ngừng cố gắng học tập.
+ Dùng phó từ (phụ từ) để biểu hiện các mối quan hệ trong câu ghép chính
phụ: Chủ ngữ - Phó từ - Vị ngữ, Chủ ngữ - Phó từ - Vị ngữ.
Ví dụ: Trời càng mưa, nước sông càng dâng cao.
* Câu ghép đẳng lập.
Câu ghép đẳng lập là câu ghép có hai cụm chủ vị có quan hệ đẳng lập, độc
lập với nhau. Mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập có thể là quan hệ liệt kê,
tương phản, lựa chọn, tương đồng.
Có 2 mẫu câu ghép đẳng lập sau:
+ Chủ ngữ - Vị ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ.
Ví dụ: Đông tàn, xuân đến.
+ Chủ ngữ - Vị ngữ - Quan hệ từ- Chủ ngữ - Vị ngữ.
Ví dụ: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như
con nít.
(Nam Cao, Lão Hạc)
+ Ta có thể sử dụng phó từ để thể hiện các mối quan hệ trong câu ghép đẳng
lập: Chủ ngữ - Vị ngữ - Chủ ngữ - Phó từ - Vị ngữ.
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
18
Ví dụ: Anh đi, tôi cũng đi.
* Câu ghép hỗn hợp.
Câu ghép hỗn hợp là câu ghép do câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng
lập tạo thành.
Ví dụ: Mẹ về, cả nhà vui vì ai cũng mong.
3. Câu rút gọn
a. Khái niệm
Câu rút gọn là câu được lược bỏ một hoặc một số thành phần của câu.
b.Tác dụng
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ
đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, lời nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ)
VD 1: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( lược bỏ chủ ngữ)
VD2: Hai ba người đuổi theo con chim . Rồi ba bốn người , sáu bảy người. (
lược bỏ bỏ vị ngữ.
* Chú ý: Khi sử dụng câu rút gọn cần tránh:
- Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội
dung câu nói.
- Không biến câu nói trở thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
4. Câu đặc biệt
a. Khái niệm: Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị
ngữ.
b.Tác dụng
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đên trong câu.
VD: Trời ơi, chỉ còn có 5 phút !
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sapa)
- Bộc lộ cảm xúc.
VD. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá!
Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp
19
(Kim Lân, Làng)
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
VD. Hà, nắng gớm, về nào
(Kim Lân, Làng)
- Gọi đáp.
VD: Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
* Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn
Câu đặc biệt Câu rút gọn
Giống
nhau
Ngắn gọn, có cấu tạo một từ hoặc một cụm từ
Khác nhau
Ví dụ:
Nắng nóng quá! Lại nắng.
Thật mệt mỏi. (“Lại nắng” là
câu đặc biệt)
- Là câu không có cấu tạo
theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
- Từ hoặc cụm từ trong câu
đặc biệt làm trung tâm cú
pháp của câu không thể xác
định được từ hoặc cụm từ đó
làm thành phần nào trong câu
- Không thể khôi phục lại
được
Ví dụ:
Cậu có đi học không? Không
đi. (“Không đi” là câu rút gọn)
- Về bản chất là câu đơn có đủ
thành phần chủ - vị nhưng khi sử
dụng người ta lược bỏ đi một số
thành phần như chủ ngữ, vị ngữ
hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
- Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác
định được từ hoặc cụm từ bị rút
gọn là thành phần gì trong câu.
-
File đính kèm:
- on_tap_ve_tu_loai_cum_tu_cac_kieu_cau_cau_phan_loai_theo_cau.pdf