Ôn tập toán 6 - Học kỳ 1 năm học : 2009 - 2010 chương I : Số tự nhiên

/ Ôn tập chung về tập hợp :

Câu 1 : Để viết một tập hợp người ta có những cách nào ? Cho ví dụ .

Câu 2 : Một tập hợp co thể có bao nhiêu phần tử ? Cho ví dụ .

Câu 3 : Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B ? Cho ví dụ .

Câu 4 : Thế nào là hai tập hợp bằng nhau ? Cho ví dụ .

Câu 5 : Dùng kí hiệu : ; ; = để điền vào ô vuông :

 

doc9 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập toán 6 - Học kỳ 1 năm học : 2009 - 2010 chương I : Số tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TOÁN 6 - HỌC KỲ 1 NĂM HỌC : 2009 - 2010 CHƯƠNGI : SỐ TỰ NHIÊN A/ Phần lý thuyết : I/ Ôn tập chung về tập hợp : Câu 1 : Để viết một tập hợp người ta có những cách nào ? Cho ví dụ . Câu 2 : Một tập hợp co ùthể có bao nhiêu phần tử ? Cho ví dụ . Câu 3 : Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B ? Cho ví dụ . Câu 4 : Thế nào là hai tập hợp bằng nhau ? Cho ví dụ . Câu 5 : Dùng kí hiệu : Ỵ ; Ï ; = để điền vào ô vuông : a) 3 N ; b) N ; c) A = { 1 ; 2 ; 3} và B = {1 ; 3 ; 2 ; 5} thì A B Câu 6 : Thế nào là tập N ? N* . II/ Tính chất chia hết , dấu hiệu chia hết , số nguyên tố , hợp số : Câu 1 : Nêu tính chất chia hết của một tổng ? Viết công thức . Câu 2 : Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 , cho 3 , cho 9 . Chia hết cho cả 2 , 3 , 5 , 9 . Câu 3 : Thế nào là số nguyên tố? Hợp số? Các số sau đây là hợp số hay số nguyên tố ? Hãy giải thích : a) a = 717 ; b) b = 6.5 + 9.31 ; c) c = 3.8.5 – 9.13 . III/ Ước chung , bội chung ,ƯCLN , BCNN : Câu 1 : Thế nào là ước chung , bội chung của hai hay nhiều số ? Câu 2 : Muốn tìm ƯC , BC của hai hay nhiều số ta làm như thế nào ? Câu 3 : Nêu quy tắc tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số ? B/ Bài tập : Bài 1 : Điền dấu ( x ) vào ô thích hợp : ( Nếu sai thì sửa lại cho đúng ) Câu Đúng Sai Nội dung sửa lại (nếu có ) a) 128 : 124 = 122 b) 143. 23 = 283 c) 53 = 15 d) 210 < 1000 e) 53.52 = 55 Bài 2 : Điền dấu ( x ) vào ô thích hợp (Nếu sai thì sửa lại cho đúng ) Câu Đúng Sai Nội dung sửa lại (nếu có ) a) Nếu tổng của hai số chia hết cho 4 và một trong hai số đó chia hết cho 4 thì số còn lại chia hết cho 4 . b) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 3 thì tổng không chia hết cho 3 . c) Nếu một thừa số của tích chia hết cho 6 thì tích đó chia hết cho 6 . Bài 3 : Cho các số : 1560 ; 3485 ; 4572 ; 2140 . Hỏi trong các số đã cho : Số nào chia hết cho cả 2 và 3 ? Số nào chia hết cho cả 2 và 5 ? Số nào chia hết cho cả 2 ; 3 ; 5 và 9 ? Bài 4 : Điền chữ số vào dấu * để : 5 * 8 chia hết cho 3. *26* chia hết cho cả 5 và 9 . Bài 5 : Thực hiện phép tính ( Tính nhanh nếu có thể ) . a) 4.52 - 3.23 ; b) 28.76 + 13.28 + 9.28 ; c) 1024 : ( 17.25 + 15.25 ) d) 4.52 – 3.23 + 33 : 32 e) 28.76 + 24.28 – 28.20 . Bài 6 : Tìm số tư nhiên x , biết : a) 5 (x – 3 ) = 15 b) 10 + 2x = 45 : 43 c) 5x + 1 = 125 d) 52x – 3 – 22.52 = 52 . 32 e) 2x – 138 = 23 . 32 f) 42x = 39.42 – 37.42 . Bài 7 : Một trường có khoảng từ 700 đến 800 học sinh tham gia tham quan bằng ô tô.Tính số học sinh tham quan , biết rằng nếu xếp 40 người hay 45 người vào một xe thì không dư một ai . Bài 8 : Một đội y tế gồm 48 bác sĩ và 72 y tá về các xã để phòng chống dịch cúm gia cầm , đội dự định chia số bác sĩ và y tá về các xã đều bằng nhau . Hỏi có thể chia thành bao nhiêu tổ ? Mỗi tổ có bao nhiêu bác sĩ và y tá ? Bài 9 : Chứng tỏ rằng : Tổng ba số tự nhiên liên tiếp thì chia hết cho 3 . Bài 10 : Tìm số tự nhiên x , biết : 112 M x ; 140 M x và 10 < x < 20 . x M 12 ; x M 15 ; x M 18 và 0 < x < 300 . CHƯƠNG II : SỐ NGUYÊN A/ Phần lý thuyết : Câu 1 : Tập hợp các số nguyên bao gồm những số nào ? Câu 2 : Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì ? Câu 3 : Nêu quy tắc cộng hai số nguyên: cùng dấu, khác dấu. Câu 4 : Nêu quy tắc trừ hai số nguyên . Câu 5 : Nêu quy tắc dấu ngoặc . Câu 6 : Nêu quy tắc chuyển vế . B/ Phần bài tập : Bài 1 : a)Tìm số đối của: 7 ; 3 ; -5 ; -2 ; -20 b)Tìm số đối của: (-2 ) + 3 ; 2 + (-5 ) . Bài 2 : a)Tìm số liền sau của các số : 1 ; -2 ; 3 ; 0 . b)Tìm số liền trước của các số : 1 ; 7 ; 0 ; -5 ; -12 . Bài 3 : Tìm giá trị tuyệt đối của các số sau : -100 ; -73 ; 173 ; 0 . Bài 4 : Bỏ dấu ngoặc rồi tính: a) ( 27 + 65 ) + ( 346 – 27 −75 ) b) (-257 ) - (-257 + 156 ) – 56 . Bài 5 : Tìm số nguyên x , biết : a) 3 + x = 8 b) x + 6 = 0 c) x + 11 = 2 d) 2x – 35 = 15 e) 3x + 17 = 2 g) ½ x – 1 ½ = 0 . Bài 6 : Cho x = - 98 ; a = 61 ; m = - 25 . Tính giá trị của các biểu thức sau : a) x + 8 - x - 22 ; b) - x - a + 12 + a . Bài 7 : Tính nhanh : a) 115 + [ 21 + (- 115) + (- 7)] ; b) (5674 - 97) - 5674 . Bài 8 : Tìm tổng các số nguyên x , biết : a) - 8 < x < 10 ; b) - 4 < x £ 4 . Bài 9 : Tìm tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 9 . Bài 10 : Rút gọn , rồi tính giá trị của biểu thức : x + 25 + (- 17) + 63 , khi x = - 45 . Bài 11 : Điền chữ “Đ” (đúng) hoặc chữ “S” (sai) vào ô vuông . a) 7 Ỵ N ; b) - 6 Ỵ Z ; c) 5 Ỵ Z ; d) 1,2 Ỵ Z ; e) 0 Ỵ N Bài 12 : Điền số thích hợp vào ô trống . a - 3 15 b 12 20 -20 a + b 6 0 3 Bài 13 : Điền số thích hợp vào ô trống . a - 1 - 7 b 8 - 7 - 13 a - b 12 5 0 Bài 14 : Điền số thích hợp vào ô trống . a 1 5 - 3 - a 23 0 | a | Bài 15 : Điền dấu hoặc dấu = vào ô vuông . a) - 3 - 8 ; b) 5 - 2 ; c) | -3 | | - 5 | ; d) | - 4 | | 0 | ; e) - 1 0 Bài 16 : Tính giá trị của biểu thức : a) | - 7 | - | -3 | ; b) 12 + | -23 | ; c) | - 30 | - | 2| ; d) | - 46 | + | 12 | . Bài 17 : a) Số nguyên a lớn hơn 5 , số a có chắc chắn là số nguyên dương không ? b) Số nguyên b nhỏ hơn 1 , số b có chắc chắn là số dương không ? c) Số nguyên c lớn hơn - 3 , số c có chắc chắn là số dương không ? d) Số nguyên d nhỏ hơn hoặc bằng -2 , số d có chắc chắn là số âm không ? Bài 18 : Cho A = {5 ; -3 ; 7 ; -5 } Viết tập hợp B bao gồm các phần tử của A và các số đối của chúng . MÔN : HÌNH HỌC 6 Câu 1 : Có mấy cách đặt tên cho một đường thẳng? Chỉ rõ từng cách . Vẽ hình để minh hoạ . Câu 2 : Nhìn vào hình vẽ sau , hãy điền kí hiệu Ỵ ; Ï vào ô trống . a A A a ; B a B Câu 3 : a) Thế nào là hai tia đối nhau? Vẽ hình để minh hoạ . b) Nhìn vào hình vẽ, hãy điền vào chỗ trống trong các phát biêûu sau : B A C */ Hai tia .đối nhau ; */ Hai tia CA và tia trùng nhau */ Hai tia BA và BC .. ; */ Điểm A nằm giữa hai điểm . */ Hai điểm .nằm khác phía đối với ; */ Hai điểm A và B đối với C . Câu 4 : a) Khi nào ta nói : Ba điểm A , B , C thẳng hàng ? b) Vẽ ba điểm thẳng hàng , đặt tên . c) Vẽ ba điểm không thẳng hàng , đặt tên . Câu 5 : Vẽ hai đường thẳng a , b trong các trường hợp : a) Cắt nhau ; b) song song . Câu 6 : a) Đoạn thẳng AB là gì ? Nêu cách vẽ đoạn thẳng AB = 5,5 cm . b) Điền tiếp vào dấu . . . để được một mệnh đề đúng : “Nếu MA = MB = thì ” c) Nếu đoạn MN = 5 cm thì trung điểm I cách M ; cách N bao nhiêu cm ? Câu 7 : Điền từ thích hợp vào ô trống ( . . . ) để được các kiến thức cần nhớ : Điểm là trung điểm của đoạn thẳng AB Û M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì = = AB . Câu 8 : Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau để được câu đúng : Trong 3 điểm thẳng hàng nằm giữa hai điểm còn lại . Có một và chỉ một đường thẳng đi qua . Mỗi điểm trên một đường thẳng là của hai tia đối nhau Nếu ..thì AM + MB = AB . Câu 9 : Chọn câu đúng , câu sai bằng cách đánh chữ “Đ” hau chữ “S” vào ô vuông . a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B b) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều A và B d) Hai tia phân biệt là hai tia không có điểm chung e) Hai tia đối nhau cùng nằm trên cùng một đường thẳng g) Hai tia cùng nằm trên một đường thẳng thì đối nhau i) Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau, hoặc song song Câu 10 : Vẽ hình theo sự diễn đạt : Cho hai tia phân biệt chung gốc Ox và Oy (không đối nhau) -/ Vẽ đường thẳng aa’ cắt hai tia đó tại A và B khác O . -/ Lấy điểm M nằm giữa hai điểm A , B . Vẽ tia AM . -/ Vẽ tia ON là tia đối của OM . Dùng hình vẽ trên để trả lời các câu hỏi sau : Chỉ ra những đoạn thẳng trên hình . Chỉ ra ba điểm thẳng hàng trên hình . Trên hình có tia nào nằm giữa hai tia còn lại không ? Câu 11 : a) Vẽ tia Ox . b) Vẽ ba điểm A , B , C trên tia Ox với OA = 4cm ; OB = 6cm ; )C = 8cm. Tính độ dài AB , BC . c) Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC không ? Vì sao ? Câu 12 : Vẽ tia Ox . Vẽ OA = 1cm ; OB = 2cm . Hỏi ba điểm O , A , B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Tại sao ? Vẽ OC = 3cm . Hỏi trong ba điểm A , B , C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Tại sao ? Vẽ OD = 4cm . Quan sát thứ tự các điểm A , B , C trên tia Ox . Câu 13 : a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 12 cm . b) Xác định các điểm M, P của đoạn thẳng AB sao cho AM = 3,5 cm; PB= 9,7 cm. c) Tính độ dài MP . Câu 14 : Lấy hai điểm I , B rồi lấy điểm C sao cho I là trung điểm của đoạn thẳng BC . Lấy điểm D sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng ID . Có phải đoạn thẳng CD dài gấp ba lần đoạn thẳng IB không ? Vì sao ? Vẽ trung điểm M của IB . Vì sao điểm M cũng là trung điểm của CD ? Câu 15 : Cho đoạn thẳng AB dài 4 cm , C là điểm nằm giữa A , B . Gọi M là trung điểm của AC và N là trung điểm của CB . Tính độ dài của MN . MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO : Đề 1 : Bài 1 : (4,5 điểm) 1) Cho tập hợp A = {5 ; 7 ; 15} ; P là tập hợp các số nguyên tố . Điền ký hiệu Ỵ ; Ï ; Ì hoặc = vào ô vuông cho đúng : a) 7 A ; b) {5 ; 15} A ; c) { 5 ; 7 ; 15} A d) 5 P ; e) 15 P ; g) {5 ; 7} P . 2) Điền số thích hợp vào ô vuông : a) + 3 x 2 b) x 4 - 5 3) Điền ký hiệu Ỵ hoặc Ï vào ô vuông cho đúng : a) 4 ƯC (12 ; 16) ; b) 4 ƯC (4 ; 6 ; 8) c) 60 BC (20 ; 30) ; d) 12 BC (4 ; 6 ; 8) 4) Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô vuông : a) 7 Ỵ N ; b) - 9 Ỵ N ; c) - 9 Ỵ Z ; d) 11,2 Ỵ Z Bài 2 : (1,5 điểm) 1 . Điền vào ô trống sao cho a = b.q + r với 0 £ r < b . a 400 333 b 25 30 14 q 25 r 10 2 . Điền số thích hợp vào ô trống : a -3 19 b 15 20 - 10 a + b 7 Bài 3 : (1,5 điểm) Tính nhanh : a) 115 + [ 21 + (-115) + (-7) ] b) Tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyết đối nhỏ hơn 10 . Bài 4 : (2,5 điểm ) 1) Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau : Hình gồm hai điểm và tất cả các điểm nằm giữa được gọi là đoạn thẳng MN . Đoạn thẳng AB là hình gồm . 2) Gọi I là một điểm của đoạn thẳng AB . Biết AI = 6cm ; AB = 12 cm . So sánh hai đoạn thẳng AI và BI . ---------------------------------- Đề 2 : Phần I : Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất từ câu 1 đến câu 11 . Câu 1 : Cho biết 2004 – 1975 = M . Giá trị của 1975 + M bằng : A . 29 ; B . 2004 ; C . 1975 ; D . Cả A , B , C đều sai . Câu 2 : Trong phép chia có dư : A . Số dư bao gời cũng lớn hơn số chia ; B . Số dư bao giờ cũng bằng số chia . C . Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn hoặc bằng số chia ; D . Cả A , B , C đều sai . Câu 3 : Giá trị của 52 là : A . 2 ; B . 10 ; C . 25 ; D . 55 Câu 4 : Số 120 được phân tích ra thừa số nguyên tố là : A . 120 = 2 . 3 . 4 . 5 ; B . 120 = 4 . 5 . 6 ; C . 120 = 22 . 5 . 6 ; D . 120 = 23 . 3 . 5 Câu 5 : Nhiệt độ của Paris của nước Pháp buổi sáng ngày x là - 50C . Nếu buổi trưa ngày x tăng 40C thì nhiết độ buổi trưa ngày x là : A . - 90C ; B . 90C ; C . - 10C ; D . 10C . Câu 6 : Cho biết số nguyên a lớn hơn - 1 . Số a là : A . Số dương ; B . Số âm ; C . Có thể âm , có thể dương hoặc số 0 D . Hoặc là số 0 hoặc là số dương . Câu 7 : Cho tổng M = 6 + 8 + 12 + x . Điều kiện của x để M không chia hết cho 2 là : A . x là số tự nhiên bất kỳ ; B . x là số chẵn C . x là số tự nhiên bất kỳ khác 0 ; D . x là số lẻ . Câu 8 : Đoạn thẳng AB là :A . Đường thẳng gồm 2 điểm A và B ; B . Hình gồm hai điểm A và B C . Hình gồm những điểm nằm giữa hai điểm A và B . D . Hình gồm hai điểm A , B và những điểm nằm giữa hai điểm A và B . Câu 9 : Cho hình vẽ 1 . Hai tia Ox và Ax là hai tia : A . Trùng nhau ; B . Đối nhau O A x C . Chung gốc ; D . Phân biệt Hình 1 Câu 10 : Cho 3 điểm M , N , P thẳng hàng . Nếu NP + MP = MN thì : A . Điểm M nằm giữa 2 điểm M , N ; B . Điểm N nằm giữa 2 điểm M , P C . Điểm P nằm giữa 2 điểm M , N ; D . Cả A , B , C đều sai . Câu 11 : Trên hình 2 ta có : A . Tia MN ; B . Tia NM M N C . Đường thẳng MN ; D . Đường thẳng M Hình 2 Câu 12 : Điền vào chỗ trống những số thích hợp : a) Số - 3 là số đối của số ; b) Số - (-2) là số đối của số . Câu 13 : Điền vào chỗ trống những từ hoặc cụm từ thích hợp : a) Nếu điểm hai điểm.thì AM + MB = AB b) Đoạn thẳng AB là hình gồm những điểm hai điểm A , B và hai điểm Câu 14 : Điền vào chỗ trống những từ hoặc cụm từ thích hợp : Trên trục số , những số nguyên dương được biểu diễn bởi những điểm nằm ở ... điểm gốc O . Trên trục số ..được biểu diễn bởi những điểm nằm ở bên trái điểm O . Câu 15 : Những khẳng định sau là đúng hay sai ? Các khẳng định Đúng Sai a) Số La Mã XIV là số 16 b) Mỗi số tự nhiên khác 0 bằng số đứng liền trước nó cộng 1 c) Hai đoạn thẳng khác nhau có chung nhau nhiều nhất hai điểm d) Trung điểm của một đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu đoạn thẳng Phần II : Tự luận ( 6 điểm ) Bài 1 : Tìm x , biết : 3 . (x + 6) = 24 . Bài 2 : Học sinh khối 6 của một trường THCS khi xếp hàng 12 , hàng 18 và hàng 20 đều vừa đủ . Tính số học sinh khối 6 của trường đó , biết rằng số học sinh khối 6 trường đó có khoảng từ 300 đến 400 . Bài 3 : Cho đoạn thẳng AB dài 12 cm , C là điểm nằm giữa A và B . Gọi M là trung điểm của AC , N là trung điểm của CB . Tính MN . Bài 4 : Năm nay con 14 tuổi . Hãy tìm tuổi mẹ biết rằng số tuổi của mẹ có hai chữ số giống nhau nằm trong khoảng từ 30 đến 70 , chia hết cho 2 và chia cho số tuổi của con thì dư 2 . --------------------------- Đề 2 : I Trắc nghiệm (4 đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất từ câu 1 đến câu 11 . Câu 1 : Tập hợp M = { x Ỵ N* : x £ 3 } gồm các phần tử : A . 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; B . 1 ; 2 ; 3 ; C . 0 ; 1 ; 2 . Câu 2 : Cho tập hợp D = { 21 ; 23 ; ; 99} , số phần tử của tập hợp là : A . 99 ; B . 78 ; C . 60 ; D . 40 . Câu 3 : Kết quả của phép chia cho là : A . 2 ; B . 101 ; C . 1001 ; D . Câu 4 : Kết quả 32 . 3 bằng : A . 32 ; B . 3 ; D . 27 . Câu 5 : Số 2034 : A . Chia hết cho cả 3 và 9 ; B . Không chia hết cho cả 3 và 9. C . Chia hết cho 9 mà không chia hết cho 3; D . Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9. Câu 6 : Số nào sau đây là số nguyên tố : A . 2 . 50 + 11 ; B . 8 . 9 - 23 C . 2 . 8 + 2 . 13 + 52 ; D . 6153 + 1032 Câu 7 : ƯCLN (16 , 24) là : A . 2 ; B . 8 ; C . 16 ; D . 6 Câu 8 : BCNN (9 , 15) là : A . 15 ; B . 45 ; C . 30 ; D . 3 Câu 9 : Nhiệt độ tại phòng ướp lạnh là - 50C . Nhiệt độ tại đó sẽ là bao nhiêu độ C , nếu nhiệt độ giảm thêm 70C ? Nhiệt độ tại đó là : A . 20C ; B . 120C ; C . - 120C ; D . - 20C . Câu 10 : Tổng của các số nguyên x mà - 4 < x < 3 là : A . 2 ; B . - 3 ; C . 3 ; D . 0 Câu 11 : Các khẳng định sau đây đúng hay sai . Hãy điền dấu “x” vào ô vuông thích hợp : Các khẳng định Đúng Sai a) Mỗi số tự nhiên khác 0 bằng số đứng liền trước nó cộng 1 b) n , n + 1 , n + 3 là ba số tự nhiên liên tiếp Câu 12 : Xét ba điểm phân biệt A , B , C . Điền dấu x thích hợp vào bảng sau : Các khẳng định Đúng Sai a) Hai tia CA và CB là hai tia đối nhau nếu A , B , C thẳng hàng b) Hai tia CA , CB trùng nhau nếu A , B , C thẳng hàng . c) Hai tia AB và AC đối nhau nếu A , B , C thẳng hàng và A nằm giữa B và C d) Khi A , B , C không thẳng hàng thì hai tia CA , CB là hai tia không đối nhau và cũng không trùng nhau . Câu 13 : Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống : a) Hai tia chung gốc Ox và Oy ..xy được gọi là hai tia .. b) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm .A , B và A , B Câu 14 : Nối mỗi cột ở dòng dưới với mỗi cột ở dòng trên để được khẳng định đúng : A . Số x mà x + 7 = 5 là : Kết quả -19 -21 12 -11 -2 5 B . Số x mà x + 11 = 0 là : C . Kết quả của 16 - 35 là : Câu A B C D D . Số x mà x + 8 = 13 là : Phần II : Tự luận ( 6 điểm Bài 1 : (2 điểm) a) Thực hiện phép tính : 75 - ( 3 . 52 - 4 . 23 ) b) Tìm số nguyên x , biết : x + 5 = 20 - (12 - 7) Bài 2 : (2 điểm ) Tìm số tự nhiên chia hết cho 10 , cho 12 , cho 15 , cho 18 . Biết rằng số đó trong khoảng từ 200 đến 500 . Bài 3 : (2 điểm) Trên tia Ox , vẽ 2 điểm M , N sao cho OM – 3cm ; ON = 6cm Điểm M có nằm giữa 2 điểm O và N không ? Vì sao ? So sánh OM và MN . Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON không ? Vì sao ? Bài 4 : (1 điểm) Dùng tính chất chia hết của một tổng để xét tổng sau có chia hết cho 3 không ? A = 2 + 22 + 23 + 24 + 25 + 26 + 27 + 28 + 29 + 210 . −−−−−−−−−−−−−−−− hết −−−−−−−−−−−−−−−-

File đính kèm:

  • docĐề cương ôn tap hk1 T6.doc