Bài 1:
a. Thế nào là so sánh? Nêu cấu tạo của phép so sánh?
b. Cấu tạo của phép so sánh trong những câu sau đây có gì đặc biệt?
+) Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
+) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
c. Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh?
+) Khỏe như.
+) Đen như.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung hướng dẫn học sinh tự học tại nhà môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh Lớp 6 - Từ 2/3/2020 đến 15/3/2020 - Trường PTDTBT THCS Tả Phìn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Từ ngày 2/3/2020 đến 15/3/2020
I. KHỐI 6
MÔN
NỘI DUNG TỰ HOC
HƯỚNG DẪN CỦA GV
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
TÀI LIỆU HỌC TẬP
THỜI GIAN HOÀN THIỆN
VĂN
I. Phần tiếng Việt
II. Phần Văn
II. Phần tập làm văn
Bài 1:
a. Thế nào là so sánh? Nêu cấu tạo của phép so sánh?
b. Cấu tạo của phép so sánh trong những câu sau đây có gì đặc biệt?
+) Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
+) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
c. Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh?
+) Khỏe như.......
+) Đen như.........
+) Trắng như......
+) Cao như.........
d. Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài: “Bài học đường đời đầu tiên”?
Bài 2:
a. Thế nào là nhân hóa? Nêu các kiểu nhân hóa đã học?
b. Trong những câu dưới đây những sự vật nào được nhân hóa?
+) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
+) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
+) Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Bài 3:
a. Thế nào là phó từ? Nêu các loại phó từ?
b. Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!
Bài 1:
Nắm được tác giả, phương thức biểu đạt chính của bài: “Bài học đường đời đầu tiên”, “Sông nước Cà Mau”, “Vượt Thác”.
Bài 2:
Trình bày nội dung, nghệ thuật bài: “Bài học đường đời đầu tiên”, “Sông nước Cà Mau”, “Vượt thác”
Bài 1:
Thế nào là văn tự sự? Nêu bố cục của bài văn tự sự.
Bài 2:
Viết bài văn kể về người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,....)
Bài 3:
Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
Bài 4:
Viết bài văn: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
- Giúp Hs củng củng cố lại những kiến thức cơ bản nhất về phần văn, tiếng Việt và Tập làm văn.
- Rèn ý thức tự làm bài tập ở nhà.
Vở ghi của học sinh, SGK ngữ văn học kì II.
Trước ngày 15/3
ĐỊA
Phần I: Các thành phần tự nhiên của Trái đất
Bài 1
a, Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp?
b, Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người?
Bài 2
a, Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực?
b, Nêu hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng ?
Bài 3
Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
Bài 4
Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
Bài 5
Nêu cấu tạo của lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất
- Giúp Hs củng cố lại những kiến thức cơ bản nhất về môi trường địa lí trên và thiên nhiên một số khu vực trên thế giới.
- Rèn ý thức tự làm bài tập ở nhà.
Vở ghi của Hs, SGK địa lí.
Trước ngày 15/3
Lịch sử
Phần I: Lịch sử thế giới cổ đại.
Bài 1:
Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây, các quốc gia này được hình thành từ đâu và từ bao giờ?
Bài 2:
Trình bày những thành tựu về văn hóa phương Đông cổ đại?
- Giúp Hs củng cố lại những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử thế giới cổ đại, lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc tới thế kỉ X.
- Rèn ý thức tự làm bài tập ở nhà.
Kết hợp vở ghi, SGK.
Trước ngày 15/3
Phần II: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc tới thế kỉ X
Bài 1:
Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
Bài 2:
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang? Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên của nước ta?
Bài 3:
Hai Bà Trưng làm gì sau khi giành được độc lập?
Bài 4:
Dưới thời Đường nước ta có gì thay đổi? Tại sao trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc các triều đại phong kiến phương Bắc không đồng hóa được dân tộc ta?
Bài 5:
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc nhân dân ta có những cuộc khởi nghĩa, kháng chiến tiêu biểu nào, hãy lập niên biểu theo mẫu sau:
STT
Tên cuộc khởi nghĩa
Kết quả, ý nghĩa
TIẾNG ANH
Thì Hiện Tại Đơn
* To be
+ S + am, are, is + O
- S + am, are, is + not + O
? Am, Are,Is + S + O ?
*Verb
+ S + V( s,es) + O
- S + do/does + not + V(inf) + O
? Do/ Does + S + V(inf) +O ?
- Cách thên đuôi es : động từ, danh từ tận cùng là O, S, X, Z,CH, SH
- Các động từ , Danh từ tận cùng là y đổi y bàng I rồi thêm es
- Các động, danh từ còn lại thêm s
- Nhớ lại kiến thức đã học để làm bài tập
- Chia động từ trong ngoạc
- Có bài tập kèm theo
SGK + vở ghi
15/03/2020
Thì Hiện Tại
Tiếp Diễn
+ S + am, are, is + V(ing) + O
- S + am, are, is + not + V(ing) +O
? Am, Are,Is + S + V(ing) + O ?
- Nhớ lại kiến thức đã học để làm bài tập
- Có bài tập kèm theo
SGK + vở ghi
15/03/2020
Unit 3
- What is this / that ? – It’s a + N.
- What are these / those ? – They’re + N/ Ns
- What is her / his name? Who is this/ that?
Her /His name is +
- How many? There is/are
- What does she/ he do? - She/ He is a +
Biết được cách trả lời cho mỗi loại câu hỏi
SGK + Vở ghi
15/03/2020
Unit 5
Nói về hoạt động diễn ra hàng ngày ở nhà và ở trường
- Nhớ được các từ được dùng để miêu tả các hoạt động diễn ra .
SGK + Vở ghi
15/03/2020
Unit 6
Sử dụng các giới từ chỉ địa điểm có trong bài hoc: in, on, near, behind, in front of, to the left/ right of, between. and, opposite
- Nhớ lại kiến thức đã học để làm bài tập
SGK + Vở ghi
15/03/2020
Unit 8
Sử dụng Thì HTTD, HTĐ , các giới từ chỉ địa điểm, câu hỏi How do / does .?
- Nhớ lại kiến thức đã học để làm bài tập
SGK + Vở ghi
15/03/2020
File đính kèm:
- noi_dung_huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_tai_nha_mon_ngu_van_lich.docx