Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Thế nên vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trục tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Vậy, những việc trọng tâm cần thực hiện của tổ chuyên môn bắt đầu từ đâu? Để đưa chuyên môn của tổ ở trường tiểu học đi lên,
1. Định hướng công việc cần làm:
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học :Ghi cụ thể chỉ tiêu, biện pháp phù hợp, khả thi (dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường)
2. Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định.
3. Thực hiện kiểm tra chuyên đề (1 tháng/2 giáo viên) về soạn bài, việc giữ vở sạch chữ đẹp của học sinh, chấm chữa bài của giáo viên, xây dựng nề nếp lớp (Vệ sinh, trật tự kỉ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh)
4. Xây dựng nề nếp dạy - học của giáo viên-học sinh trong tổ.
5. Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần (vào sáng thứ bảy hàng tuần,).
6. Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ.
7. Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ.
8. Đề xuất, tham mưu với Ban Giám Hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công.
19 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học
Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn
NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGTỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Thế nên vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trục tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Vậy, những việc trọng tâm cần thực hiện của tổ chuyên môn bắt đầu từ đâu? Để đưa chuyên môn của tổ ở trường tiểu học đi lên, xin đưa ra các công việc sau:
1. Định hướng công việc cần làm: 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học :Ghi cụ thể chỉ tiêu, biện pháp phù hợp, khả thi (dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường) 2. Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định. 3. Thực hiện kiểm tra chuyên đề (1 tháng/2 giáo viên) về soạn bài, việc giữ vở sạch chữ đẹp của học sinh, chấm chữa bài của giáo viên, xây dựng nề nếp lớp (Vệ sinh, trật tự kỉ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh) 4. Xây dựng nề nếp dạy - học của giáo viên-học sinh trong tổ. 5. Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần (vào sáng thứ bảy hàng tuần,). 6. Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ. 7. Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ. 8. Đề xuất, tham mưu với Ban Giám Hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công. 9. Động viên các đ/c viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, áp dụng cho toàn tổ cùng nhau học tập.2. Công việc cụ thểNhững công việc trên được cụ thể hóa qua các hoạt động sau:
1. Qua kiểm tra hàng tháng việc soạn, chấm chữa bài của giáo viên, người tổ trưởng phải nắm tiến độ thực hiện chương trình từ đó động viên, nhắc nhở thường xuyên anh em giáo viên : soạn, giảng, kí duyệt kịp thời, chấm bài đầy đủ, chất lượng học tập của học cũng được tăng dần. 2. người tổ trưởng phải nắm được nề nếp lớp cũng được theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời . 3. Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, người tổ trưởng phải nắm chuẩn bị nội dung họp cụ thể: Những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung cần trao đổi, kế hoạch chung của Vì thế, các bài dạy khó, tiết khó đều được đem ra bàn bạc để thống nhất cách dạy trong tổ. Khi họp, các thành viên nhờ có nghiên cứu, chuẩn bị trước nên đã sôi nổi đóng góp cho nội dung chuyên môn, giúp buổi sinh hoạt đạt kết quả cao hơn. 4.Từ việc dự giờ, thăm lớp sát sao, người tổ trưởng phải nắm đã giúp giáo viên tự tin khi lên lớp, các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn. 5. người tổ trưởng phải vận động các đồng chí trong tổ tham gia đăng ký đưa CNTT vào dạy học
3. Phẩm chất của người tổ trưởng:Để đạt được những kết quả đó, người tổ trưởng ở trường tiểu học cần : - Luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ.- Phải làm cho tổ luôn đoàn kết, có tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống như dạy thay các đồng nghiệp khi bệnh, khi đi học bồi dưỡng,… Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, quyên góp để giúp đỡ nhau khi gia đình gặp cảnh không may…- Phát huy được vai trò các nhóm chuyên nghiên cứu trước phân môn để kịp thời phát hiện cái khó, cái hay của từng bài dạy.- Luôn chuẩn bị nội dung hợp tổ chu đáo. Chủ động tạo nên tình huống dự kiến tình huống trong giáo viên để các tổ viên phải nêu quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.- Thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp,để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao.- Luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.- Ngoài các tiết dự giờ theo qui định, đã tăng cường dự giờ thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu.- Luôn thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách kế hoạch tổ chuyên môn phải đề ra được chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp, khả thi.- Quan tâm việc thực hiện thường xuyên các nề nếp theo qui định, chấp hành sát sao các qui chế chuyên môn.- Trong nội dung sinh hoạt tổ, trọng tâm phải là nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ.- Kiểm điểm cá nhân, đôi bạn tay nghề cần phải rút kinh nghiệm hàng tháng.- Khi hội họp cần ghi chép đầy đủ, thảo luận nghiêm túc, trao đổi chân tình các vấn đề chuyên môn sâu sát.-Lên lớp phải có đồ dùng dạy học để tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh.
Ngoài những ỵêu cầu về phẩm chất đạo đức, người tổ trưởng chuyên môn còn phải có khả năng quản lý và năng lực chuyên môn. Để có được năng lực tổ chức quản lý tổ, người tổ trưởng phải thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các tài liệu chuyên san có liên quan đến chuyên môn. Đồng thời học tập ở các giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu. Ngoài ra, người tổ trưởng còn phải xây dựng tổ thành một khối đoàn kết thống nhất mọi lúc mọi nơi trong công tác cũng như trong sinh hoạt thì việc khó mấy cũng vượt qua.
HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH THỦY4/14/2011 7:47:23 AM
Trong hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học thì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất, đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết qủa giảng dạy - học tập, đổi mới phương pháp dạy học,... một cách sát thực nhất. Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ trưởng phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những điểm yếu kém về phương pháp giảng dạy - học tập. Tổ trưởng là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chiụ trách nhiệm trước hiệu trưởng chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình.
Để tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả người tổ trưởng phải thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng sau:
a/ Nhiệm vụ của tổ trưởng CM:
- Chịu trách nhiệm tổ chức về quá trình giảng dạy, hoàn thành chương trình dạy học, chất lượng giảng dạy và lượng kiến thức của trong khối lớp.
- Thực hiện việc kiểm tra công tác giảng dạy, giáo dục của tổ khối, kiểm tra sự tiến bộ và hạnh kiểm của học sinh.
- Kết hợp với hiệu phó CM tiến hành việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.
- Điều chỉnh chế độ học tập của học sinh từng khối trong tổ mình cho phù hợp với thực tế địa phương.
- Tổ chức đề ra phương pháp, nắm tình hình giảng dạy, giáo dục trong tổ.
b/ Chức năng của tổ trưởng chuyên môn:
- Lập kế hoạch giảng dạy linh hoạt để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra công tác học tập của học sinh.
- Tổ chức việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy hoc.
- Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, năng khiếu.
- Tổ chức, chỉ đạo việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên trong tổ.
- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới.
- Hướng dẫn giáo viên về thực hiện các hướng dẫn của chuyên môn.
- Tập huấn công tác giảng dạy, giáo dục như: Sử dụng đồ dùng - thiết bị dạy học, chế độ chấm và cho điểm, đánh giá, xếp loại HS....
- Kiểm tra nội bộ tổ về chất lượng giảng dạy, giáo dục.
Để đưa chuyên môn của tổ ở trường học đi lên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, tôi xin đưa ra các nội dung công việc sau:
1. Định hướng công việc cần làm ở tổ chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học: Ghi cụ thể chi tiêu, biện pháp phù hợp. (dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường)
- Củng cố Phong trào thi đua "Hai tốt", cuộc vận "Hai không" với 4 nội dung, "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", Tổ chức học tập chuẩn kiến thức - kĩ năng, học tập thông tư 32/ BGD - ĐT, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Thực hiện kiểm tra chuyên đề về soạn bài, phong trào vở sạch chữ đẹp, chấm chữa bài của giáo viên, dạy 2 buổi/ngày, xây dựng nề nếp lớp (Vệ sinh, trật tự kỉ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức, kĩ năng sống của học sinh)
- Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn (vào chiều thứ tư tuần thứ 3,4 của tháng)
- Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ.
- Đề xuất tham mưu với Ban giám hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công, phê bình, nhắc nhở những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công.
2. Công việc cụ thể tuần, tháng ở tổ chuyên môn:
Những công việc trên được cụ thể hóa qua các hoạt động sau:
- Qua kiểm tra hàng tháng việc soạn, chấm chữa bài của giáo viên, tổ trưởng phải nắm được tiến độ thực hiện chương trình từ đó thường xuyên động viên, nhắc nhở giáo viên: Soạn, giảng bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT, chấm chữa bài đầy đủ, kịp thời, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Tổ trưởng phải theo dõi, nắm bắt nền nếp lớp để kiểm tra, uốn nắn kịp thời.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng phải chuẩn bị nội dung họp cụ thể. Những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung cần trao đổi, kế hoạch chung của tổ. Vì thế, các tiết thao giảng, bài dạy khó đều được đem ra bàn bạc để thống nhất cách dạy trong tổ. Khi họp, các thành viên trong tổ phải nghiên cứu, chuẩn bị trước ý kiến phát biểu, giúp cho buổi sinh hoạt chuyên môn đạt kết quả cao hơn.
- Tổ trưởng phải thường xuyên vận động, nhắc nhở các đồng chí trong tổ áp dụng CNTT vào dạy học.Tham gia viết tin, bài về: trao đổi chuyên môn, giáo án điện tử, sáng kiến kinh nghiệm gửi lên trang Websibe.
3. Để đạt được những kết quả đó, người tổ trưởng ở trường tiểu học cần:
- Phải làm cho đội ngũ luôn luôn đoàn kết, có tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống. Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, quyên góp để giúp đỡ nhau khi gia đình gặp cảnh không may rủi ro , hoạn nạn...
- Luôn chuẩn bị nội dung họp tổ chu đáo. Chủ động tạo nên tình huống, dự kiến tình huống trong giáo viên để các tổ viên phải nêu quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.
- Thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp đặc biệt khai thác ứng dụng CNTT, để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt kết quả cao.
- Luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua ban giám hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.
- Ngoài các tiết dự giờ theo quy định, phải tăng cường dự giờ thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu.
- Luôn thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách, kế hoạch tổ chuyên môn, phải đề ra được chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của tổ chuyên môn.
- Trong nội dung sinh hoạt tổ trọng tâm phải là nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ.
- Rút kinh nghiệm tuyên dương, kiểm điểm cá nhân qua hàng tháng.
- Khi hội họp cần ghi chép đầy đủ, thảo luận nghiêm túc, trao đổi chân tình các vấn đề chuyên môn sâu sát và thực tiễn.
Ngoài những yêu cầu trên, người tổ trưởng chuyên môn còn phải có khả năng quản lý và năng lực chuyên môn. Để có được năng lực tổ chức quản lý tổ, người tổ trưởng phải thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các tài liệu chuyên sâu có liên quan đến chuyên môn. Đồng thời học tập ở các giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh nghiệm và sự hổ trợ của BGH. Người tổ trưởng còn phải xây dựng tổ thành một khối đoàn kết thống nhất ý chí và hành động trong công tác làm chất lượng từ học sinh đến giáo viên.
Trong công cuộc trồng người, chuyên môn là công tác quan trọng nhất trong nhiệm vụ dạy học của nhà trường. Muốn chuyên môn của trường phát triển mạnh cần phải quan tâm đặc biệt và phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn để làm cầu nối trong việc giảng dạy. Muốn nề nếp chuyên môn của trường ổn định và phát triển trước hết cần đầu tư phát triển có chiều sâu các buổi họp tổ. Tuy nhiên tổ trưởng phải là người năng động, nhiệt tình, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong các buổi sinh hoạt tổ thì mới đạt được kết quả tốt.
Nguyễn Thị Định
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 619/SGDĐT-GDTH
V/v hướng dẫn cụ thể thực hiện quy chế chuyên môn
Hải Phòng, ngày 23 tháng 8 năm 2011.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUYÊN MÔN
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2011-2012
(Đã bổ sung, chỉnh sửa)
I. Hồ sơ sổ sách
1. Đối với giáo viên
- Sổ điểm, sổ đầu bài, sổ chủ nhiệm: 01 cuốn/lớp. Học bạ: 01 cuốn/học sinh (những lớp có 01 giáo viên dạy không phải dùng sổ đầu bài).
- Sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ dự giờ, sổ báo giảng: Tất cả giáo viên đứng lớp kể cả giáo viên dạy các môn chuyên (Hát nhạc, Mĩ thuật, Thể dục) và các môn tự chọn.
- Giáo án:
+ Soạn giáo án theo buổi hoặc theo ngày dạy, không soạn theo môn trừ giáo viên dạy các môn chuyên hoặc các môn tự chọn.
+ Giáo án có thể viết tay hoặc soạn trên máy vi tính.
+ Giáo viên giỏi từ cấp huyện trở lên (năm học trước) và dạy một khối lớp liền 3 năm được sử dụng giáo án cũ kèm giáo án bổ sung.
Tệp bài soạn lưu trong máy tính không được công nhận là giáo án.
2. Đối với cán bộ quản lí
- Sổ kế hoạch công tác dùng cho Cán bộ quản lý.
- Sổ theo dõi, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn.
- Sổ theo dõi các hoạt động (các công việc được phân công phụ trách).
- Sổ dự giờ.
3. Đối với nhà trường
- Theo quy định chung trong Điều lệ trường tiểu học.
- Các trường tổ chức học 2 buổi/ngày hoặc tổ chức ăn bán trú cần có:
+ Hồ sơ quản lí dạy 2 buổi/ngày.
+ Hồ sơ quản lí bán trú.
II. Một số điều lưu ý về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
1. Việc thực hiện chương trình, xếp thời khoá biểu
1.1 Đối với những lớp học 1buổi/ ngày xếp Thời khoá biểu theo quy định của Bộ GD-ĐT.
1.2 Đối với những lớp học 2 buổi/ ngày phải đảm bảo từ 9-10 buổi/tuần.
- Đảm bảo chương trình chính khoá được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Chương trình, nội dung cho các tiết bổ sung được xây dựng cho từng khối lớp, theo các môn học trên tinh thần dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, đảm bảo phù hợp đối tượng học sinh, có sự quản lý, thống nhất trong tổ chuyên môn, có ý kiến phê duyệt của ban giám hiệu trước khi đưa vào thực hiện.
1.3 Thời khoá biểu:
Đối với lớp học 10 buổi/tuần:
Môn học và
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
HĐGD
CK
BS
CK
BS
CK
BS
CK
BS
CK
BS
Tiếng Việt
10
2
9
2
8
2
8
2
8
2
Toán
4
2
5
2
5
2
5
2
5
2
Đạo đức
1
0
1
0
1
0
1
0
1
0
TN & XH
1
1
1
1
2
0
0
0
0
0
Khoa học
0
0
0
0
0
0
2
0
2
0
LSử & ĐLí
0
0
0
0
0
0
2
1*
2
1*
Âm nhạc
1
1
1
1
1
1
1
0
1
0
Mĩ thuật
1
1
1
1*
1
1
1
0
1
0
Thủ công
1
1
1
1*
1
0
0
0
0
0
Kĩ thuật
0
0
0
0
0
0
1
0
1
0
Thể dục
1
1*
2
1*
2
0
2
0
2
0
HĐTT
2
2*
2
1
2
1 *
2
0
2
0
Tự học
2 **
2 *
1 *
1*
1*
Tự
chọn
NN
2
2
2
Tin
2
2
2
Tổng số tiết/tuần
22
13
23
12
23
12
25
10
25
10
35
35
35
35
35
Chú ý:
- Đối với lớp 1,2 chỉ dạy tối đa 2 tiết Ngoại ngữ/tuần.
- Dấu *: Đối với các trường dạy Ngoại ngữ, Tin học từ lớp 1 và dạy Ngoại ngữ 4 tiết/tuần thì dạy vào các tiết bổ sung có dấu * ở bên.
- Nếu các lớp 3,4,5 không học Ngoại ngữ và Tin học thì các tiết của môn tự chọn chuyển sang luyện Toán: 2 tiết , luyện Tiếng Việt: 2tiết.
Đối với lớp học 9 buổi/ tuần: Tuỳ tình hình thực tế có thể điều chỉnh như sau:
- Nếu không học Ngoại ngữ, Tin học thì bớt các tiết có *.
- Nếu học Ngoại ngữ, Tin học:
+ Đối với lớp 1: Bớt 1 tiết bổ sung HĐTT, 1 tiết bổ sung môn Thủ công, 1 tiết bổ sung Mĩ thuật.
+ Đối với lớp 2: Bớt 1 tiết bổ sung HĐTT, 1 tiết bổ sung Âm nhạc, 1 tiết tự học.
+ Đối với lớp 3: Bớt 1 1tiết bổ sung môn Âm nhạc,1 tiết bổ sung Mĩ thuật và ngày học một buổi xếp 5 tiết.
+ Đối với lớp 4,5: Bố trí xếp 2 ngày học 8 tiết/ngày và ngày học một buổi xếp 5 tiết.
1.4 Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) được thực hiện tích hợp vào các môn: Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ thuật, Âm nhạc theo hướng dạy học phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hóa, nghề nghiệp địa phương, năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà trường).
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lịch sử địa lí địa phương thông qua cuốn “Kể chuyện Lịch sử - Địa lí Hải Phòng” dạy trong tiết bổ sung Lịch sử - Địa lí hoặc lồng ghép trong các môn học khác.
*Xếp Thời khoá biểu đảm bảo tính khoa học, phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của HS. Các tiết học chính khoá nên xếp vào buổi sáng, môn Toán, Tiếng Việt nên xếp vào những tiết đầu của buổi học và không xếp quá 05 tiết/ngày học. Không bố trí một giáo viên văn hoá dạy ở nhiều lớp hoặc nhiều khối lớp. Không dạy theo phân ban ở các lớp 1,2.
2. Sinh hoạt chuyên môn
- Sinh hoạt thường xuyên (hàng tuần) và định kì (tháng, học kì). Mỗi tháng ít nhất 2 buổi sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức, bố trí sinh hoạt chuyên môn vào một buổi trong tuần, không nên tổ chức vào cuối một buổi dạy. Số lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế từng tuần, từng tháng, tránh quy định máy móc dẫn tới hình thức, không thực chất.
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần tập trung vào những vấn đề cụ thể về học tập quy chế chuyên môn, nội dung bài dạy, phương pháp lên lớp theo hướng đổi mới, áp dụng chuẩn kiến thức kĩ năng… tránh chung chung, hình thức.
3. Dự giờ:
- Cán bộ quản lí dự giờ thường xuyên (định kì và đột xuất) để nắm bắt và điều chỉnh việc giảng dạy của giáo viên.
- Giáo viên dự 1tiết/tuần, bố trí việc dự giờ đầy đủ, hợp lí. Không bỏ giờ dạy đi dự giờ.
- Giáo viên văn hoá cần dự giờ tất cả các khối lớp. Giáo viên dạy các môn chuyên dự giờ môn giảng dạy và dự giờ giáo viên dạy văn hoá.
4. Phong trào vở sạch chữ đẹp :
- Tiếp tục duy trì phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong học sinh và phát động phong trào viết chữ đẹp trong giáo viên nhưng tránh hình thức, gây áp lực cho GV và HS.
- Các loại vở tham gia trưng bày, chấm VSCĐ: Toán, Tập viết, Chính tả.
- Đối với vở các môn: Lớp 1, 2, 3 không ghi, lớp 4,5 ghi tuỳ theo từng môn, từng tiết cụ thể các nội dung ghi nhớ, kiến thức trọng tâm của bài.
5. Việc sắp xếp lớp:
- Căn cứ Điều lệ trường tiểu học.
- Từng năm học không xáo trộn lớp làm mất ổn định và gây tâm lí, áp lực đối với học sinh và phụ huynh. Trừ trường hợp sát nhập, chia tách lớp theo tình hình thực tế của nhà trường.
- Việc đặt tên lớp cần đơn giản để phụ huynh và học sinh dề nhớ, tránh một khối lớp đặt nhiều kí hiệu tên khác nhau.( VD: 3a1.3a2. 3b1.3b2. 3c…).
III. Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Công tác Đội và phong trào thiếu nhi trường học thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của tổ chức Đoàn các cấp.
- Cần lựa chọn và tổ chức chuyên đề (quy mô cấp quận hoặc Thành phố) sao cho phù hợp với thực tế nhà trường. Nhân những ngày lễ, tết (Tết Trung thu, 20-11, tết Nguyên đán, 15-5…) có thể tổ chức kỉ niệm, tổ chức các hoạt đông văn hoá văn nghệ, vui chơi cho học sinh nhưng cần gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả và không ảnh hưởng tới công tác giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
Sở Giáo dục & Đào tạo yêu cầu phòng Giáo dục & Đào tạo các quận, huyện căn cứ các quy định trên tổ chức triển khai và thực hiện đạt hiệu quả.
Nơi nhận:
- Phòng GD ĐT các quận, huyện;
- Lưu: VT.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Vũ Thị Phương Vinh
QUY CHẾ LÀM VIỆC
Năm học 2012 – 2013
________
Nhằm đảm bảo trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường; thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, sau khi thảo luận, tập thể giáo viên trường tiểu hoc Long Thuận thống nhất và quyết tâm thực hiện quy chế làm việc, như sau:
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG:
1.Vị trí, chức năng:
Trường Tiểu học Long Thuận là cơ sở giáo dục của bậc Tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động khác theo chương trình giáo dục tiểu học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
- Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp 1, lớp tiểu học, vận động các em bỏ học trở lại lớp. Thực hiện phổ cập giáo dục, tham gia xóa mù chữ trong phạm vi công đồng.
- Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Quản lý, sử dụng đất đai trường sở, thiết bị và tài chánh theo đúng pháp luật.
- Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động giáo dục.
- Tổ chức giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY:
1. Ban giám hiệu:
Có 2 người phân công như sau:
* Hiệu trưởng: Phan Thị Thanh Thúy - điều hành chung các hoạt động của nhà trường. Vạch kế hoạch hoạt động của nhà trường. Phụ trách thi đua, tổ chức, tài chánh, xây dựng sửa chữa trường lớp. Chỉ đạo công tác XMC-PCGDTH, giáo dục ngoài giờ (Đoàn - Đội, y tế, trường học).
- Ký duyệt hồ sơ sổ sách khối các khối lớp.
* Phó Hiệu trưởng: Lê Nhựt Tân, giúp hiệu trưởng phụ trách các mảng công việc sau:
Chỉ đạo hoạt động chuyên môn, ký duyệt giáo án. Lập kế hoạch chuyên môn, các kế hoạch có liên quan đến chất lượng dạy - học và chỉ đạo thực hiện. Chỉ đạo 2 bộ phận thư viện, thiết bị và chỉ đạo thực hiện các chương trình tích hợp.
2. Các tổ chức nghiệp vụ, tổ chức tư vấn:
2.1 Tổ văn phòng: gồm 7 người do đồng chí Trần Thị Hằng Nga làm tổ trưởng.
2.2 Các tổ chuyên môn có 3 tổ
- Tổ Khối lớp 1: Tổ trưởng Lê Mai Thảo (5 thành viên).
- Tổ Khối lớp 2,3: Tổ trưởng Nguyễn Thị Liên (8 thành viên).
- Tổ Khối lớp 4,5: Tổ trưởng Nguyễn Thị Ngọc Thủy (8 thành viên).
Được Phòng Giáo dục &ĐT Thị xã Gò Công chuẩn y.
2.3 Hội đồng giáo dục:
Có 11 thành viên gồm: Hiệu trưởng; Hiệu phó; Chủ tịch công đoàn; Bí thư chi đoàn, các tổ chuyên môn, Tổng phụ trách Đội, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh và 2 giáo viên; phó chủ tịch UBND xã là Chủ tịch hội đồng.
2.4 Hội đồng thi đua khen thưởng:
Gồm có 7 thành viên: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Bí thư chi đoàn, Chủ tịch công đoàn cơ sở, tổ trưởng, Tổng phụ trách Đội. Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng thi đua, Chủ tịch công đòan cơ sở là Phó chủ tịch hội đồng thi đua. Khi xét thi đua, khen thưởng giáo viên tổ nào thì tổ trưởng tổ đó tham gia ý kiến và biểu quyết như ủy viên chính thức của hội đồng.
2.5 Hội đồng kỷ luật:
Gồm: Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn và tổ chuyên môn có giáo viên vi phạm (do tổ cử ra). Hội đồng kỷ luật sẽ mời thêm đại diện giới nữ (nếu nữ giáo viên vi phạm), mời đại diên chi đoàn (nếu là đoàn viên giáo viên vi phạm).
Hội đồng kỷ luật thực hiện đúng quy định tại Nghị định 97/CP và Thông tư 05/TT-TCCP.
Hội đồng xét kỷ luât học sinh, mời thêm đại diện hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp, Tổng phụ trách Đội. Khi học sinh vi phạm mức độ nghiêm trọng có mời cha mẹ học sinh hoặc người đỡ đầu.
III. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC:
* Giờ giấc:
a.) Đối với tổ văn phòng: (có lịch phân công riêng)
Đảm bảo đúng giờ, chỉnh trang nơi làm việc sạch, gọn gàng, sắp xếp hồ sơ ngăn nắp, khoa học.
b.) Đối với giáo viên:
Đảm bảo đúng giờ qui định (trước giờ học 15 phút). Sáng giáo viên chủ nhiệm có mặt tại trường 6 giờ 45 phút để quản lý, giám sát học sinh vệ sinh lớp, truy bài và các công việc tổ chức khác. Chiều 13giờ 45 phút.
Giờ học:
Buổi
Thời gian
Ghi chú
Sáng
7 g - 10 g15
Chiều
13 g45 -16 g15
* Trang phục:
- Nam: áo bỏ vào quần, mang giày quay hậu;
- Nữ: áo dài, chiều comple (lớp 2 buổi).
Trong các lễ hội, đại hội: nữ mặc áo dài; nam sơ mi, áo vào quần, cà vạt, mang giày.
Tác phong, ngôn phong chuẩn mực trong giao tiếp đối với bạn đồng nghiệp, học sinh và khách đến lớp, trường, giữ mối quan hệ tốt với địa phương.
Thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”; quy chế dân chủ trường học.
1. Chế độ trách nhiệm giải quyết công việc:
Thực hiện tốt dân chủ hóa trong nhà trường. Ban giám hiệu, các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường có nhiệm vụ lắng nghe, đồng thời gi
File đính kèm:
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ.doc