1. Bản thân và gia đình Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
TT - Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26-11-1942, trong một gia đình trí thức. Bố là chủ nhiệm khoa ngoại bệnh viện Xanhpôn, bác sĩ Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên Trường đại học Dược khoa Hà Nội.
Gia đình Bác sĩ Đặng Ngọc Khuê có 5 người con, 4 gái 1 trai. Đặng Thuỳ Trâm là chị cả.
Tốt nghiệp Trường đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường. Sau ba tháng hành quân, tháng 3-1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách Bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Những ngày công tác ở đây Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm hết lòng chăm sóc người bệnh. Chị đã để lại tình cảm sâu sắc trong lòng thương bệnh binh và người dân huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi. Theo lời kể của đại tá Nguyễn Đức Thắng, thuyền trưởng con tàu không số, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thì: “Đức Phổ lúc bấy giờ là một trong những huyện ác liệt nhất ở chiến trường Khu 5. Sư đoàn không vận số 1 Mỹ quần nát ở đó, rồi lữ 196 Mỹ, sư dù 101 Mỹ, có thời gian cả bọn sư 25 Anh Cả Đỏ Mỹ cũng ra đó. Rồi Rồng Xanh, Bạch Mã Nam Triều Tiên, rồi sư 2, sư 22, sư 23 ngụy, thủy quân lục chiến, quân dù ngụy chẳng thằng nào thiếu mặt ở đấy. B52 dầm nát một vùng bán sơn địa ngang dọc chỉ vài chục cây số. Mà trên cái vùng đất ghê gớm, suốt hàng chục năm trời vẫn tồn tại, trụ bám một cái bệnh xá huyện nhỏ nhoi, vô danh, gan lì, bất khuất. Và người chỉ huy bệnh xá ấy là một cô gái, một cô bác sĩ trẻ người Hà Nội. Năm ấy chị chưa đến 30. Tên chị là Trâm. Rất tiếc tôi rất có lỗi, tôi không hỏi địa chỉ gia đình chị ở Hà Nội, phố nào, số nhà bao nhiêu. Chị chỉ huy cái bệnh xá ấy, trụ bám đến gan lì, bền bỉ suốt mấy năm trời trên vùng đất hẹp đã bị đánh nát như băm ấy cho đến ngày 22 tháng 6 năm 1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hi sinh anh dũng lúc mới chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
12 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 08/11/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm - Trần Quốc Hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬT KÝ ĐẶNG THUỲ TRÂM
1. Bản thân và gia đình Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
TT - Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26-11-1942, trong một gia đình trí thức. Bố là chủ nhiệm khoa ngoại bệnh viện Xanhpôn, bác sĩ Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên Trường đại học Dược khoa Hà Nội.
Gia đình Bác sĩ Đặng Ngọc Khuê có 5 người con, 4 gái 1 trai. Đặng Thuỳ Trâm là chị cả.
Tốt nghiệp Trường đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường. Sau ba tháng hành quân, tháng 3-1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách Bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Những ngày công tác ở đây Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm hết lòng chăm sóc người bệnh. Chị đã để lại tình cảm sâu sắc trong lòng thương bệnh binh và người dân huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi. Theo lời kể của đại tá Nguyễn Đức Thắng, thuyền trưởng con tàu không số, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thì: “Đức Phổ lúc bấy giờ là một trong những huyện ác liệt nhất ở chiến trường Khu 5. Sư đoàn không vận số 1 Mỹ quần nát ở đó, rồi lữ 196 Mỹ, sư dù 101 Mỹ, có thời gian cả bọn sư 25 Anh Cả Đỏ Mỹ cũng ra đó. Rồi Rồng Xanh, Bạch Mã Nam Triều Tiên, rồi sư 2, sư 22, sư 23 ngụy, thủy quân lục chiến, quân dù ngụy chẳng thằng nào thiếu mặt ở đấy. B52 dầm nát một vùng bán sơn địa ngang dọc chỉ vài chục cây số... Mà trên cái vùng đất ghê gớm, suốt hàng chục năm trời vẫn tồn tại, trụ bám một cái bệnh xá huyện nhỏ nhoi, vô danh, gan lì, bất khuất. Và người chỉ huy bệnh xá ấy là một cô gái, một cô bác sĩ trẻ người Hà Nội. Năm ấy chị chưa đến 30. Tên chị là Trâm. Rất tiếc tôi rất có lỗi, tôi không hỏi địa chỉ gia đình chị ở Hà Nội, phố nào, số nhà bao nhiêu. Chị chỉ huy cái bệnh xá ấy, trụ bám đến gan lì, bền bỉ suốt mấy năm trời trên vùng đất hẹp đã bị đánh nát như băm ấy cho đến ngày 22 tháng 6 năm 1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hi sinh anh dũng lúc mới chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
Chị được kết nạp Đảng ngày 27 tháng 9 năm 1968.
Hài cốt của chị được đồng bào địa phương an táng nơi chị ngã xuống và luôn hương khói. Sau giải phóng, chị được gia đình và đồng đội đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990, gia đình đã đưa chị về an nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm – Hà Nội.
Bản thân hai cuốn nhật kí này cũng có một số phận kì lạ: chúng rơi vào tay những con người có lương tri ở bên kia chiến tuyến, được họ gìn giữ và tìm mọi cách để đưa về cho gia đình chị. Sau hơn một phần ba thế kỉ lưu lạc, đúng vào dịp kỉ niệm ba mươi năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30. 04. 2005), Hiện cuốn nhật kí được lưu giữ tại Viện lưu trữ về Việt Nam ở Lubbock, Texas, Mĩ.
2. Người nắm giữ cuốn nhật kí:
Frederic Whitehurst là một sĩ quan quân báo Mỹ tham chiến ở chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi từ năm 1969-1971. Trong chiến tranh, nhiệm vụ của Frederic là thu thập các thông tin, tài liệu có giá trị quân sự để phân tích tình hình, truy tìm dấu tích quân giải phóng, định hướng tập kích hay càn quét. Nhiệm vụ đó khiến Frederic có thể nhìn cận cảnh cuộc chiến tranh và chứng kiến tận mắt những mất mát khủng khiếp - cả đối với phía Việt Nam lẫn phía Mỹ.
Frederic đã chứng kiến cảnh “cả một xóm nhỏ Nhơn Phước ở miền tây Đức Phổ bị bom giội tan hoang không còn một người sống” (thư ngày 4-6-2005). Frederic đã nhìn thấy những em nhỏ ở Chu Lai bị thiêu cháy trong bom napalm. Frederic đã chứng kiến viên trung úy chỉ huy trực tiếp của mình gần như mất trí vì không chịu nổi cảnh các nhân viên y tế Mỹ “đơn giản cứ nhặt bừa bất kỳ một cánh tay, cẳng chân nào đó lắp vào xác bạn mình cho vào quan tài gửi về Mỹ” (thư ngày 4-6-2005). Những cảnh chứng kiến đó đã ám ảnh Frederic trong bao năm nay từ khi rời VN trở về.
Nhưng cũng từ những ngày khốc liệt đó, Fred đã nhìn thấy cuộc chiến tranh từ một ánh sáng hoàn toàn khác biệt.
Trong một trận tập kích vào một “căn cứ của Việt cộng”, sau khi tiếng súng đã im, đơn vị của Frederic tiến vào và nhận thấy đây là một bệnh viện nhỏ. Có rất nhiều lán trại, nhiều phòng - rõ ràng là phòng bệnh, cả một phòng mổ dã chiến. Có vẻ mọi người trong bệnh viện đã vội vã đi khỏi ngay trước khi quân Mỹ ập tới và không kịp mang theo tài liệu.
Theo qui định của quân đội Mỹ, mọi tài liệu của địch thu được trên chiến trường phải chuyển lại cho bộ phận quân báo nghiên cứu. Hôm đó Frederic thu nhặt được rất nhiều tài liệu. Cùng với thông dịch viên người Việt, Frederic chọn lọc các tài liệu có giá trị quân sự, số còn lại họ vứt vào đống lửa để thiêu hủy. Frederic đang đốt những tài liệu loại bỏ thì thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu - thông dịch viên của đơn vị - cầm một cuốn sổ nhỏ đến cạnh anh và nói: “Frederic, đừng đốt cuốn sổ này. Bản thân trong nó đã có lửa rồi”. Fred chưa hiểu đó là cuốn sổ gì, nhưng vẻ xúc động của Hiếu và việc Hiếu có thể kính trọng cả đối phương tác động rất mạnh đến anh, Fred bỏ cuốn sổ vào túi.
Nhiều đêm sau đó Fred và Hiếu cùng nhau đọc cuốn sổ. Đó là nhật ký của một Việt cộng, chính là nữ bác sĩ đứng đầu cái bệnh viện nhỏ mà đơn vị Fred càn vào. Nét chữ nghiêng nghiêng đầy nữ tính. Anh càng tò mò hơn khi Hiếu cho biết nữ bác sĩ đó còn rất trẻ, mới 26 tuổi và từ Hà Nội vào Đức Phổ công tác chưa được hai năm.
Rồi như một định mệnh, mấy tháng sau Fred nhận được cuốn nhật ký thứ hai của nữ bác sĩ, cũng do Nguyễn Trung Hiếu đem về. Những dòng chữ rực lửa khiến Fred vô cùng xúc động - mặc dù anh chỉ được nghe qua lời dịch vội của Nguyễn Trung Hiếu và đó là những dòng chất chứa căm thù đối với quân Mỹ. Những dòng đầy yêu thương, hi vọng khiến anh vô cùng ngạc nhiên. Anh không hiểu nổi bắt nguồn từ đâu mà một người con gái có thể nhìn thấy cái đẹp của màu xanh giữa chiến trường mịt mù bom đạn, vì sao cô ấy có thể nghe nổi bản giao hưởng êm đềm khi quân Mỹ gần như luôn bám sát sau lưng.
Sau bao đêm Fred thức cùng Nguyễn Trung Hiếu để đọc cuốn nhật ký thứ nhất, cuốn nhật ký cùng người viết nên nó đã trở thành điều bí mật riêng của hai người lính. Tháng mười năm ấy, Fred lại có được một thông tin về tác giả cuốn nhật ký. Một đêm, trong khi chờ trận đánh mở màn, Fred ngồi cạnh một người lính Mỹ.
Hai người kể lại cho nhau nghe những trận đánh mà họ đã trải qua. Người lính nọ kể cho Fred nghe một trận đánh lạ lùng mà anh ta đã tham dự. Đó là một trận đánh không cân sức giữa 120 lính Mỹ với một người phụ nữ. Anh ta tả lại người con gái nhỏ nhắn với chiếc túi vải bạt trên người, trong đựng vài quyển sổ nhỏ có vẽ những sơ đồ vết thương và phác đồ điều trị. Fred sững sờ hiểu rằng anh đang được nghe kể về những giây phút cuối cùng của tác giả cuốn nhật ký đã ám ảnh anh mấy tháng nay, liệu đó có phải là sự thật?
Anh tâm sự: “Người lính đó kể cho tôi nghe về một trận chiến đấu lạ lùng giữa đơn vị của anh ta gồm 120 người đàn ông với một người phụ nữ. Đơn vị của anh ta gặp nhiều lều trại trong rừng sâu trên vùng núi phía tây huyện Đức Phổ. Ngay lập tức có một người nổ súng vào họ. Người lính thấy rõ nhiều người đang chạy trong rừng để trốn thoát và muốn bắt họ, vì thế họ kêu gọi người đang bắn hãy đầu hàng, nhưng đáp lại lời kêu gọi đầu hàng là thêm rất nhiều viên đạn bắn vào họ.
Đây là một người rất anh hùng bởi vì lính Mỹ được trang bị rất nhiều vũ khí vậy mà phải khá lâu mới có thể chặn lại một tay súng duy nhất. Khi thấy bị bắn tiếp, lính Mỹ bèn bắn trả và tay súng kia trúng đạn. Nhưng toán lính Mỹ không bắt được ai khác nữa. Khi đến được nơi người kia nằm, toán lính Mỹ nhận thấy người đó đang bảo vệ các bệnh nhân trong một bệnh viện. Trên xác người phụ nữ đó có một khẩu CKC và một cái túi vải bạt đựng vài cuốn sổ và sách vở”.
Năm 1972, Fred được rời Việt Nam và trở về Mỹ. Trong hành lý của anh có những kỷ vật nặng trĩu của chiến tranh: hai cuốn nhật ký của nữ bác sĩ, hơn 50 tấm ảnh chụp những người dân Quảng Ngãi trong chiếc máy ảnh Canon bị bắn thủng lấy được trên xác một phóng viên Việt cộng, chiếc đục nhỏ rơi bên xác một người thợ mộc già bị giết hại. Cũng từ đó Việt Nam trở thành một nỗi ám ảnh trong anh.
Sau bao nhiêu năm tìm kiếm, điều này giống như một giấc mơ và việc tìm ra gia đình bố mẹ liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm khiến Fred rất xúc động. Anh tâm sự: “Một người mẹ phải được biết về những ngày tháng của con gái mình, một đất nước phải được biết về một người anh hùng như bác sĩ Đặng. Mọi việc dường như thật thích hợp, mẹ cô cần phải nhận được những dòng chữ của con gái mình đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng đất nước bà - 30-4-2005...”.
Trong một lá thư gửi cho bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, ngày 2-5-2005, Fred viết:
“Thưa bà Trâm.
Và giờ đây thắc mắc của tôi đã được giải đáp. Trận đánh mà người lính nọ tả lại cho tôi đúng là điều đã xảy ra. Con gái bà đã một mình chiến đấu với 120 lính Mỹ để bảo vệ các bạn mình. Ở bất cứ đất nước nào trên thế giới điều đó đều được gọi là ANH HÙNG và những người anh hùng đều được tất cả mọi người tôn kính, dù người đó là đàn ông hay đàn bà. Thế giới phải được biết về sự dũng cảm của con gái bà và mãi mãi học hỏi được điều gì đó từ tình yêu và những suy nghĩ của chị”.
Còn trong thư ngày 28-5-2005, gửi Đặng Kim Trâm – em gái thứ 2 của Đặng Thuỳ Trâm, Robert Whitehurst (Anh trai của Fred) viết : “Tất cả những ai từng được chúng tôi cho xem cuốn nhật ký (đã được Rob dịch sang tiếng Anh) đều xúc động trước những điều chị cô viết. Chúng tôi nghĩ chị không chỉ là một anh hùng của riêng ai, nghĩa là mặc dù những ký ức của chị rất quí giá đối với cô cũng như đối với chúng tôi, nhưng sự nghiệp của chị còn rất có ý nghĩa với tất cả mọi người. Những dòng chữ của chị có một sức kêu gọi tuyệt vời. Những lời bày tỏ về tình yêu của chị cũng như những lời gọi tha thiết hướng về gia đình khiến bất cứ ai từng được đọc qua đều phải xúc động. Con số các trận đánh và sự chăm sóc của chị đối với các thương binh làm chúng ta trở nên xoàng xĩnh...”,..“Nhưng tất cả chúng tôi đều cần học những bài học kia - những bài học về danh dự, những bài học về tinh thần trách nhiệm và chăm sóc người khác, bài học về tận tụy với sự nghiệp và những bài học mà chính chị là một tấm gương về tình yêu kiên định, về cái đẹp và lòng nhân ái. Tôi biết Thùy không định viết cho cả thế giới rộng lớn này đọc, nhưng có lẽ chính vì thế mà những niềm tin sâu thẳm trong chị được nói ra rất tự nhiên, và tôi đã thấy chị có đủ dũng cảm để theo đuổi niềm tin ấy trong trận thử thách cuối cùng”.
3. Một số đoạn trích trong cuốn nhật kí
20.7.68
Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe dọa chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại Đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh.
28.4.69
Dù đã dự kiến trước nhưng khi tình huống xảy ra vẫn có những cái lận đận vất vả vô cùng. Sáng nay theo tinh thần cuộc họp ban lãnh đạo bệnh xá đêm qua, toàn bộ số thương binh nặng và đi lại khó khăn chuyển sang trường Đảng vì thấy địch có khả năng lùng sục vào bệnh xá.
Chưa đến 6 giờ mình giục anh em chuyển thương binh đi rồi cũng tay xách nách mang theo anh em. Khiêng lên khỏi dốc trường Đảng, mồ hôi ai nấy chảy dài trên mặt nhưng không thể chần chừ nghỉ cho ráo mồ hôi được, mình đành động viên anh em quay lại khiêng nốt ba ca thương còn lại ở sau.
Chưa đầy một giờ ba mươi phút sau, mấy loạt súng nổ gần bên tai, mình nghĩ thầm chắc địch đã đến trạm trực nên quay vào báo cho thương bệnh binh chuẩn bị tư thế. Chưa kịp làm gì thì anh em du kích dân tộc hốt hoảng chạy vào báo địch đã vào đến máng nước rồi và tất cả nhân dân hối hả chạy.
Tất cả lực lượng khiêng thương binh đều chưa về đây, nhìn lại còn năm cas phải khiêng mà chỉ có mình, Tám và mấy đứa học sinh đợt I đang chuẩn bị đi về. “Không thể bỏ thương binh được, phải cố gắng hết sức mình khiêng thương binh, các đồng chí ạ!”. Mình nói mà lòng thấy băn khoăn khi trước mặt mình chỉ là mấy đứa thiếu nhi gầy ốm, mảnh khảnh. Tình thế nguy nan, Tám và Quảng hớt hải chạy đến báo tin địch đã vào đến suối nước chỗ tắm rồi.
Mấy cas thương được chuyển đi, còn lại Kiệm - một thương binh cố định gãy xương đùi. Không biết làm sao mình gọi Lý - con bé học sinh - lại cùng khiêng. Kiệm lớn xác, nặng quá hai chị em không thể nào nhấc lên được. Ráng hết sức cũng chỉ lôi được Kiệm ra khỏi nhà được một khúc, mình đành bỏ đó đi gọi anh em đến chuyển giùm. May quá lại gặp Minh, Cơ - hai đứa vừa thở vừa báo tin địch đã bắn chết đồng chí Vận - thương binh. Mấy chị em khiêng Kiệm chạy xuống hố trốn tạm một nơi.
Một giờ sau mới tập trung đông đủ được số thương binh lại, chỉ thiếu một mình Vận, còn cán bộ thì vắng chín đồng chí.
Một cuộc di chuyển cực khổ vô cùng, chắc nó cũng như những lần mà bệnh xá bị oanh tạc hoặc tập kích khác, nhưng có khổ hơn vì không biết nhờ cậy vào ai, mấy đứa xưa nay không khiêng thương vì ốm yếu bây giờ cũng phải lãnh một cas thương, trèo đèo lội suối đi về địa điểm mới.
Mệt, đói run chân nhưng mình và các đồng chí vẫn vô cùng bình tĩnh. Dù sao cũng đã trưởng thành rồi qua mấy năm ác liệt.
Bốn giờ đến địa điểm.
Hai năm tròn rồi đó, cũng vào tháng tư, cũng giữa mùa trăng mình về nhận công tác tại Đức Phổ giữa lúc bệnh xá đã tan tành sau một cuộc oanh tạc. Bây giờ lại tháng tư... nắng tháng tư ở miền Nam chói chang. Và nỗi căm thù cũng nóng bỏng như ánh nắng mùa hè đó. Chiều nay đứng trên một đỉnh núi cao nhìn về khu vực bệnh xá cũ thấy khói bốc lên nghi ngút mà mình rưng rưng nước mắt. Vậy là biết bao nhiêu mồ hôi công sức, bao nhiêu của cải tài sản nhân dân dành dụm nuôi thương binh từ đó đến nay đã cháy hết thành tro bụi!
4.6.69
Vẫn là những ngày căng thẳng, địch đổ quân sát bên nhà. Chúng la hét, chặt cây ầm ĩ cả khu rừng. Bệnh xá im lìm căng thẳng đến tột bậc
Đang công tác ở Phổ Cường, nghe báo tin mình lặng người lo lắng, chén cơm bưng trong tay không sao ăn tiếp được nữa. Chẳng lẽ cứ thế này mãi sao. Vừa xây dựng được mấy bữa lại lo chạy, bao giờ mới tiếp tục được nhiệm vụ... (không rõ chữ)? Lo buồn và uất ức lạ. Có cách nào chứ không lẽ bó tay chạy dài mãi sao?
5.6.69
Địch triển khai thêm, không thể ở đó được nữa, đêm nay đa số cán bộ và thương binh dẫn nhau chạy xuống Phổ Cường. Tối không trông rõ mặt người nhưng có lẽ ai cũng cảm thấy rất đầy đủ những nét đau buồn trên khuôn mặt từng cán bộ và thương binh. Mình lo đi liên hệ giải quyết công tác đến khuya mới về, thương binh đã đi ăn cơm xong, nằm ngổn ngang trên thềm nhà Đáng, một vài người đã ngủ, số còn lại khẽ rên vì vết thương đau nhức. Còn lại trên đó ba cas cố định chưa có người khiêng, một số cán bộ lãnh đạo còn trên đó, mình cần trở về. Trở về lúc này thật gay go, không hiểu địch nằm ở đâu. Nhưng biết làm sao, yêu cầu công tác đòi hỏi mình phải trở về, dù chết cũng phải đi.
Đêm rất khuya rồi, không ai chợp mắt. Thuận ngồi lặng thinh bên mình, em không nói một lời nào, mãi đến lúc chia tay em mới nói một câu ngắn: “Chị làm sao chứ em lo quá đi” và mình thì không nói hết một câu: “Chị gửi balô cho em, trong đó có quyển sổ”, muốn nói tiếp rằng nếu chị không về nữa thì em giữ quyển sổ đó và sau này gửi về gia đình. Nhưng mình không nói hết câu.
Trong ánh trăng mờ hai chị em đều đọc được trong đôi mắt người thân của mình một nỗi buồn ly biệt. Em đi rồi và mọi người khác cũng đã đi hết, còn một mình trên chiếc thềm vắng nhà chị Tính, không hiểu sao nước mắt bỗng tràn trên đôi má của mình. Khóc ư Thùy? Đừng chứ, hãy dũng cảm kiên cường trong mọi tình huống, hãy giữ mãi nụ cười trên môi dù trăm nghìn vạn khó khăn nguy hiểm đang đe dọa quanh Thùy.
25.8.69
Những ngày căng thẳng tột bậc. Đêm đêm bọn Mỹ đi quanh làng chui nằm trong lúa để sáng sớm tinh mơ lại bò vào làng tập kích thật sớm. Sáng nay mới mờ mờ sáng chúng đã bao quanh xóm. Mình xuống công sự với tư thế đã sẵn sàng, nằm dưới công sự nghe chúng la hét, lùng sục phía trên, cái cảm giác ghê tởm căm thù có một sức nặng như một trọng lượng đè lên trái tim mình. Trong trận càn sáng nay, mẹ con chị Thu Hương bị thương. Chị Thu Hương, người y tá xã mà xưa rày mình cùng ở với chị, mới đêm hôm cùng ngồi với mình tâm sự cho đến tận khuya. Lần đầu tiên mình nghe người mẹ của một đứa con "tập tàng" tâm sự về nỗi đau buồn trước sự lỗi lầm của họ. Thằng bé con chị bụ bẫm và xinh xắn như một đứa trẻ Tây âu sáng nay bị hai mảnh cối xuyên vào ngực đúng vùng tim không hiểu có sống nổi không. Chiến tranh là vậy đó, nó không từ trẻ nhỏ, không từ một bà già và đáng ghê tởm vô cùng là bọn Mỹ khát máu.
14.7.69
Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ, mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ, vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương ở ngoài đó làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây.
Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống, chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu.
Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. Dĩ nhiên con cũng cay đắng vì không được sống tiếp cuộc sống hòa bình hạnh phúc mà mọi người trong đó có con đã đổ máu xương để giành lại. Nhưng có gì đâu, hàng triệu người như con đã ngã xuống mà chưa hề được hưởng trọn lấy một ngày hạnh phúc. Cho nên có ân hận gì đâu!
30.7.69
Mười hai giờ khuya, anh Kỷ từ cánh Nam ra báo cho mình một tin đau xót: địch đã tập kích vào bệnh xá một cách hết sức bất ngờ. Liên đã bị chúng bắn chết trong lúc dẫn thương binh chạy. Anh em thương binh không hiểu ai còn ai mất
Trong ba tháng trời, bốn lần bệnh xá bị đánh phá. Lòng mình cháy bỏng lo âu. Liên ơi, hôm nào tạm biệt Thùy (Trâm), Liên còn hôn Thùy và dặn đi dặn lại rằng Thùy phải cảnh giác, nhưng hôm nay người ngã xuống trước lại là Liên, cô gái xinh xắn và xuất sắc trong công tác, cô gái cưng của bệnh xá không còn nữa. Liên ơi, còn sống ngày nào Thùy thề sẽ trả thù cho Liên, cho Lý và cho cả triệu người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu sinh tử này.
19.5.70
Địch càn lên súng nổ rần rần con vẫn cười, bình tĩnh ra công sự. Địch tập kích vào căn cứ, vừa chạy địch có đêm phải ngủ rừng con cũng vẫn cười, nụ cười vẫn nở ngay cả khi tàu rọ và HU-1A quăng rocket xuống ngay trên đầu mình Vậy mà khi nghĩ đến gia đình, đến những người thân yêu trên cả hai miền, lòng con xao xuyến xót xa và cũng có những lúc những giọt nước mắt thấm mặn yêu thương chảy tràn trên đôi mắt của con.
10.6.70
Chiều nay sao buồn da diết. Phải chăng vì đây là thời gian cuối cùng anh có thể đến thăm em trước lúc lên đường, nhưng thời gian ấy đã trôi đi và như vậy là không gặp anh trước khi chia tay. Chia tay - những cuộc chia tay trên mảnh đất khói lửa này ai mà biết được ngày gặp lại như thế nào, có hay là không có. Lẽ nào anh lại làm thinh ra đi sao, anh trai thân quý?
Nhưng nỗi buồn còn vi lá thư của mẹ, lá thư ngắn ngủi, cố giấu nỗi đau buồn và thương nhớ nhưng nỗi đau buồn ấy vẫn toát lên dù chỉ trong một vài chữ mẹ chưa cân nhắc kỹ trước khi viết. Mẹ yêu ơi, con hiểu lòng mẹ héo hon, đau xót khi con của mẹ còn phải lăn mình trong lửa đạn, những lá thư của con, của các em gởi đến mẹ chỉ nói lên một phần vạn sự gian khổ ác liệt vậy mà mẹ đã lo lắng như vậy. Nếu như mẹ biết được con và các em đã trải qua những ngày ác liệt như thế này thì mẹ sẽ nói sao? Mẹ yêu ơi, nếu như con của mẹ có phải ngã xuống vì ngày mai thắng lợi thì mẹ hãy khóc ít thôi mà hãy tự hào vì các con đã sống xứng đáng. Đời người ai cũng chết một lần.
Dĩ nhiên lòng con bao giờ cũng ao ước được trở về với mẹ, với ba với miền Bắc ngàn vạn yêu thương.
12.6.70
Có cái gì mong đợi tha thiết trong lòng. Mong gì? Mong những người về bổ sung cho bệnh xá để cỏ thề đảm đương nhiệm vụ nặng nề trong những ngày tới. Mong cuối tháng em về, mong thư những người thân yêu Và niềm mong ước lớn lao nhất là Hoà bình, Độc lập để mình lại trở về sống trọn trong lòng mẹ. Sao mấy bữa rày trong tâm tư mình nặng trĩu nhớ thương... Đ êm đêm mình mơ thấy miền Bắc... Ngày ngày mình ước ao mong đợi... ôi Th. ơi! Đường đi còn lắm gian lao, Th. còn phải bước tiếp chặng đường gian khổ đó Hãy kiên trì nhẫn nại hơn nữa nghe Th..
14.6.70
Chủ nhật, trời sau một cơn mưa quang đãng và dịu mát, cây lá xanh rờn. Trong nhà lọ hoa trên bàn vừa thay buổi sáng, những bông hoa mặt trời xinh đẹp ngả bóng xuống màu gỗ bóng loáng trên chiếc radio đặt giữa nhà. Chiếc dĩa hát đang quay một bản nhạc quen thuộc - Dòng Danub xanll... Có tiếng cười nói bạn bè đến chơi... ôi, đó chỉ là giấc mơ - Một giấc mơ không phải là trong giấc ngủ!
Sáng nay cũng là chủ nhật, trời cũng sau một cơn mưa. Không gian êm ả, nếu không có tiếng máy bay thô bạo xé nát bầu trời thì không có gì khác đâu ngoài tiếng suối rì rào chảy! Nơi mình ở lại vừa qua một trận bom - chiều hôm kia hai chiếc Moran hai thân quần mãi rồi phóng rocket xuống Nghe rocket nổ mọi người vội lật đật xuống ham, nghe bom rít trên đầu mình tưởng chúng thả ở quả đồi trước mặt, nhưng sau bốn loạt bom chúng đi mọi người mới hốt hoảng nhận ra rằng bom nổ cách mình chỉ không đầy hai mươi mét. cả một vùng cây trơ trọi, nylon che trên nhà rách tan nát và bay tơi tả từng mảnh. Từng cây cột bị mảnh bom tiện xơ xác. Đất đá rơi đầy hầm! May mắn là không ai bị thương. Sau trận bom, mọi người nhận định điểm này đã bị lộ, vội lập tức triền khai tìm điểm khác làm nhà để chuyển đi.
Số lực lượng mạnh khoẻ đã đi hết, để lại năm thương binh nặng cố định và bốn chị em nữ. Chiều hôm qua trời mưa như trút nước, bọn mình đem nylon trải kín mặt nền nhà vậy mà nước vẫn đổ xuống giàn giụa. Trong nhà lênh láng nước, đứa nào đứa nấy ướt sũng, luôn tay hứng mưa dột và đổ nước ra ngoài. Mấy thương binh ngồi co ro ướt lướt thướt.
Nhìn những cảnh đó mình cười mà nước mắt chực trào ra trên mi. Tiếng chị Lãnh hỏi mình: "Có ai biết cảnh này cho không".
Ai biết? Chắc nhiều người biết nhưng cũng không ai biết cho tường tận. Và mình, mình cũng không biết hết còn bao nhiêu cảnh khổ hơn nữa trong cuộc kháng chiến quyết liệt này. Sinh tử không thể nào mà ghi hết, mà có lẽ cũng không nên nói hết để làm gì. Những lá thư mình viết cũng không bao giờ kể hết với những người thân yêu về tất cả nỗi khổ mình đã trải qua. Kể để làm gì cho người thân yêu của mình thêm lo lắng. Thuận em mình đã trải qua bao nhiêu lần cái chết kề bên, bao nhiêu câu chuyện đau buồn đã hằn lên khuôn mặt của em, những nếp nhăn làm em già trước tuổi nhưng bao giờ viết thư cho mình lá thư cũng tràn ngập lo âu cho mình và nhắc nhở mình cảnh giác hơn. "Còn em vẫn khỏe thôi.". Mình đã học tập em tinh thần đó.
Có cái gì đè nặng trên con tim. Cái gì? Nỗi lo âu cho tình hình bệnh xá. Sự căng thẳng về tình hình địch. Nếu địch đổ xuống đây bỏ thương binh mà chạy sao? Nếu địch giội bom có cách nào hơn là ngồi trong hầm chờ sự may rủi? Sự nhớ thương mong ước được an ủi trong tình thương của những người thân yêu... Tất cả, tất cả đè nặng trong trái tim mình và tâm tư mình đầy ắp như mặt sông những ngày nước lũ.
Hôm qua trong cảnh hoang tàn sau trận bom, mọi người gồng gánh ra đi, anh Đạt đăm đăm nhìn mình nửa đùa nửa thật hỏi: "Có ai biết cảnh này không nhỉ? Nếu hoà bình lập lại ắt hẳn phải chiếu cố nhiều đến những người đã qua cảnh này". Mình cảm thấy đau nhói trong lòng, mình làm không phải để được chiếu cố, nhưng có ai hiểu nỗi ước ao cháy bỏng của mình không? Mình trả lời anh Đạt:
- Ồ em thì chả cần chiếu cố đâu. Ước mong của em chỉ là hoà bình trở lại để em được về với má em. Có thế thôi!
Quả thực mình đã không nghĩ gì đến hạnh phúc của tuổi trẻ không hề mong ước được sống trong một tình yêu sôi nổi mà lúc này chỉ có tình gia đình, chỉ có ước mong sum họp với gia đình. Có thế thôi chứ không mong hơn ngoài việc phục vụ cho Đảng, cho giai cấp nữa.
16.6.70
Đọc nhưng dòng nhật ký của Bổi, một cậu học sinh trẻ quê ở Phú Xuyên, Hà Tây mình cảm thấy xao xuyến trong lòng. Tâm sự của Bối cũng là tâm sự của mình. Chúng mình đang sống trong những ngày căng thẳng tột bậc. Bệnh xá đã bị đánh phá, địch tiếp tục uy hiếp dữ dội bằng đủ loại máy bay. Nghe tiếng máy bay quần trên đầu mình thấy thần kinh căng thẳng như một sợi dây đàn lên hết cỡ. Không có cách nào giải quyết khác hơn là mình vẫn phải ở lại cùng anh em thương binh. Buồn cười thay đồng chí chính trị viên của bệnh xá từ chối không dám ở lại cùng mình trong tình huống này. Vậy đó, lửa thử vàng gian nan thử sức Mình cũng đành
File đính kèm:
- nhat_ky_dang_thuy_tram_tran_quoc_hoan.doc