Nhạc Lý Căn Bản

Chúng tôi sẽ chỉ nhắc lại một số khái niệm cần thiết.

Bạn có thể tham khảo thêm

Các nốt nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI.

Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau: Dấu tròn, dấu trắng, dấu đen, dấu móc đơn, dấu móc đôi, dấu móc ba, dấu móc tư.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 08/11/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhạc Lý Căn Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhạc Lý Căn Bản 12 ( Nguồn: ). Được đăng bởi Nguyễn Quang Hòa on Thứ hai, ngày 31 tháng mười hai năm 2012 Nhãn: Nhạc Lý Căn Bản   Nhạc Lý Căn Bản Chúng tôi sẽ chỉ nhắc lại một số khái niệm cần thiết. Bạn có thể tham khảo thêm Các nốt nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau: Dấu tròn, dấu trắng, dấu đen, dấu móc đơn, dấu móc đôi, dấu móc ba, dấu móc tư. Dấu tròn lâu bằng 2 dấu trắng Dấu trắng lâu bằng 2 dấu đen Dấu đen lâu bằng 2 dấu móc đơn Dấu móc đơn lâu bằng 2 dấu móc đôi Dấu móc đôi lâu bằng 2 dấu móc ba Dấu móc ba lâu bằng 2 dấu móc tư Dấu lặng : là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một thời gian nào đó. Các dấu lặng trong thời gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng có tên gọi tương tự. Dấu chấm : là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký hiệu đi trước nó. Ví dụ : Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc. Có 3 loại chính là khoá Sol, khoá Fa và khoá Do, nhưng có lẽ bạn chỉ cần chú ý đến khoá Sol là đủ. Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung. Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung. Ở đây bạn chỉ cần lưu ý một điều là khi các dấu hoá này (thăng, giáng) thì các nốt nhạc trên dòng hoặc khe có dấu hoá đều biến đổi. Các nốt nhạc: Để hiểu được một tác phẩm nhạc cổ điển, bạn rất cần nắm vững những khái niệm căn bản. 1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ). 2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên : đô : C, rê : D, mi : E, fa : F, xon : G, la : A, xi : B (hiện nay B chỉ Xi giáng, còn H chỉ Xi thường). 3. Ở một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản ... người ta còn dùng số thay cho tên gọi bằng chữ. Thí dụ : 1 : đô, 2 : rê, 3 : mi ... (1 chỉ dấu bậc I, 2 chỉ dấu bậc II, 3 chỉ dấu bậc III ..., 7 chỉ dấu bậc VII, muốn lên cao một bát độ, ta thêm dấu chấm trên con số, muốn xuống thấp một bát độ, ta thêm dấu chấm dưới con số 1, 1 ...). Số có 1 gạch là dấu móc, dấu có một gạch ngang là dấu trắng. Dấu không có gì là dấu đen... Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Xon La Xi (Đô). 4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau. ·Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô. ·Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi. Ta có sơ đồ : Đô--Rê--Mi-Fa--Xon--La--Xi-Đô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa cung). Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-1750)và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho đến này). 5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà. 5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung. - Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung. 5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung. - Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung. 5.3. - Dấu bình : ( n ) cho trở về cao độ tự nhiên, không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường. Ở một số nước như Đức, Nga ... khi dùng chữ cái La-tinh A, B, C ... người ta thêm vần is thay dấu thăng : Cis : Đô# ; Eis : Mi# ; Ais : La# ; Cisis : Đôx ... và thêm vần es thay dấu giáng : Ces : Đôb ; Ceses : Đôbb ; Des : Rêb ; Ees —> Es : Mib ; Aes —> As : Lab. 6. Nhờ các dấu hoá đặt trước các dấu nhạc trên khuông nhạc, các bậc cơ bản được nâng cao hoặc hạ thấp tạo thành các “bậc chuyển hoá" : Đồ - Đô# (Rêb) - Rê - Rê# (Mib) - Mi - Fa - Fa# (Xonb) - Xon - Xon# (Lab) - La - La# (Xib) - Xi - Đô (các dấu hoá này được gọi là các dấu hoá bất thường. Chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp, khác với các dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc). - Nửa cung dị chuyển : (diatonic đọc là đi-a-tô-ních) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc khác tên kề nhau. - Nửa cung đồng chuyển : (chromatic đọc là crô-ma-tích) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc cùng tên. - Nguyên cung dị chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc khác tên kề nhau. - Nguyên cung đồng chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc cùng tên như Fa - Fa x, Xon - Xon bb hoặc 2 bậc khác tên không kề nhau : Đô# - Mib, Xon# - Xib. Trên thực tế đây là quãng ba giảm. TD 5 a) 2 bậc cùng tên b) 2 bậc khác tên không kề nhau (= quãng 3 giảm) 7. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc. 7.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ : 7.2. Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc. Hiện nay thường dùng 3 loại khoá chính sau : a) Khoá Xon dòng 2 : - Dành cho bè nữ và các đàn âm khu cao như violon, Flute, Oboe ... - Dành cho các bè nam cao và trầm : gồm khoá Xon Ricordi và khóa Xon hạ quãng 8 b) Khoá Fa dòng 4 : dành cho các giọng nam và các dàn thuộc âm khu trầm như Violoncello (cello), Contrabasso, Fagotto, Trombone ... c) Khoá Đô dòng 3 : dùng cho đàn viola. 8. Âm La mẫu có tần số 440 là âm chuẩn được đa số chấp nhận : nó được ghi trên khuông nhạc khoá Xon 2, nằm ở khe thứ 2. Người ta gọi đó là âm La 3, vì nó nằm trong bát độ thứ 3 của 4 bát độ hợp ca của giọng người. Với hai khoá Xon và Fa, chúng ta có thể xác định chính xác độ cao tuyệt đối của các âm thanh thuộc âm vực giọng hát hợp ca trải dài trong 4 bát độ. Có những nhạc khí có thể phát ra âm thanh trầm hơn quá 1 bát độ (La - Xi - Đồ - Rê ... Đô1) hoặc cao hơn 2 bát độ (Đô5 - Rê - Mi ... Đô6). Để khỏi dùng đến quá nhiều dòng kẻ phụ, ta dùng dấu chuyển độ : - Dấu chuyển độ lên : Phải tấu âm thanh lên cao hơn 1 bát độ : Ghi số 8 ở trên dòng nhạc, ngay chỗ bắt đầu phải chuyển độ, và thêm những vạch ngang rời song song với khuông nhạc cho đến khi diễn tấu bình thường như cao độ ghi trên khuông nhạc (có khi người ta viết chữ Octava đúng hơn Ottava Alta (8va Alta) ..... loco, loco báo hiệu trở lại bình thương (TD 6a). - Dấu chuyển độ xuống : Phải tấu âm thanh thấp hơn 1 bát độ : Ghi số 8 dưới khuông nhạc với các vạch ngang rời cho đến khi không phải chuyển độ nữa (có khi thay bằng chữ Ottava bassa (8va bassa) ..... loco (TD 6b)). TD 6 : Dấu chuyển độ a) chuyển độ lên Ottava ..... loco b) chuyển độ xuống Ottava bassa ..... loco Rhythm- Tiết tấu Chúng ta thường nghe nói: "Bài nhạc đó có tiết tấu nhanh" hay "Bản nhạc nọ có tiết tấu chậm". Vậy tiết tấu là gì? Trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Rhythm- Tiết tấu trong âm nhạc. Rhythm- Tiết tấu: Là cách tổ chức thời gian trong âm nhạc Rhythm phân chia những khoảng thời gian dài thành những đơn vị nhỏ hơn. Làm cho Melody-giai điệu có hình dạng. Tiết tấu chính là sự sắp xếp các âm thanh ngắn dài khác nhau, thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn theo tình ý của người soạn nhạc. Nói dễ hiểu thì tiết tấu đại diện cho sự nhanh hay chậm của một đoạn nhạc. Như vậy, tiết tấu là yếu tố xử lý trường độ của âm thanh để tạo nên trật tự, ý nghĩa, sự hài hoà và sự sống cho bản nhạc. Bất cứ một chuyển động nào, dù ngắn hay dài, đều bao gồm hai thời điểm : đó là lúc khởi đầu và lúc kết thúc. Lúc khởi đầu là yếu tố động, đòi hỏi năng động, sức mạnh, cường độ ; lúc kết thúc là yếu tố tĩnh, đòi hỏi sự nghỉ ngơi, êm nhẹ, buông lỏng. Tiết tấu liên kết, pha trộn các yếu tố này với nhau sao cho khéo léo, hợp với ý nghĩa lời ca hoặc hợp với tình ý của chủ đề bản nhạc. Trong âm nhạc, lúc khởi đầu người ta gọi là nét vươn lên hay là bước tiến (arsis), khi kết thúc thì gọi là chỗ nghỉ ngơi hay là bước lui (thesis). Nói tiết tấu là nghĩ đến nhịp. Các bạn có thể nghe tiết tấu sau để có khái niệm về nhịp: Beat: Rhythm - Tiết tấu gắn liền với Beat- Nhịp. Nói một cách đầy đủ thì Beat là một xung CHẴN chia thời gian ra thành những khoảng BẰNG NHAU. Đơn giản hơn bạn chỉ cần hiểu nhịp bằng cách VỖ TAY hay NHỊP CHÂN. Meter: Là một khái niệm liên quan đến thời gian trong âm nhạc phương Tây. Khái niệm này tập trung một số beat vào một nhóm, và được thể hiện bằng Số nhịp. Một cách nhìn khác là Measure, khái niệm này có lẽ dễ hiểu hơn. Measure hay Bar là một nhóm, thông thường là 2,3 hay 4 Beats. Phân cách nhau bằng một vạch dọc trong các khuông nhạc hình thành ô nhịp. Ô nhịp : là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp. Thường người ta chia bài nhạc thành nhiều ô nhịp. Các ô nhịp có tổng số các ký hiệu bằng nhau. Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp (số tiết nhịp) viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp. Như hình dưới bạn thấy có 3 Ô nhịp và có Số nhịp là 2/4.  Time Signature hay Meter Signature -  Số nhịp: là một phân số cho ta biết phải chia dấu tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta biết trong mỗi ô nhịp có mấy phần như vậy(mấy phách). Thí dụ 2/4 : dấu tròn chia làm 4 phần, mỗi phần bằng một dấu đen và trong mỗi ô nhịp ta có 2 dấu đen hoặc các ký hiệu tương đương hai dấu đen . Nói cách khác mẫu số cho ta biết Node value nào trong một beat. Còn tử số cho ta biết bao nhiêu beat trong một Measure. Nhìn bảng dưới bạn sẽ thấy dễ hiểu hơn. Ví dụ mẫu số là 4 có nghĩa là một beat có độ dài bằng giá trị một nốt đen(Quarter node). Nếu mẫu số là hai thì là một beat có độ dài bằng giá trị một nốt trắng(Half node). Tóm lại: Số trên cùng (tỉ số) cho ta biết có bao nhiêu phách trong một khuông. Số bên dưới (mẫu số) cho ta biết loại nốt nào được tính là một phách Note Rest American name British name long (or longa) longa breve (or double whole note) Breve whole note Semibreve half note Minim quarter note Crotchet eighth note Quaver sixteenth note Semiquaver thirty-second note Demisemiquaver sixty-fourth note Hemidemisemiquaver hundred twenty-eighth note Quasihemidemisemiquaver/ Semihemidemisemiquaver Một vài nhịp quen thuộc Downbeat : Là beat đầu tiên trong Ô nhịp. Bạn sẽ thấy Nhạc trưởng đưa baton XUỐNG khi gặp Downbeat. Upbeat: Là beat cuối cùng trong Ô nhịp. Nhạc trưởng sẽ đưa Baton LÊN khi gặp Upbeat. Một vấn đề nữa liên quan đến Nhịp điệu đó là nhịp độ của âm thanh (Tempo). Tempo: Dùng để diễn tả tốc độ của các âm thanh.    Dưới đây là một số Tempo xếp theo thứ tự nhanh nhất ở trên, chậm nhất ở dưới.                 Prestissimo — extremely fast (200 - 208 bpm) Vivacissimamente — adverb of vivacissimo, "very quickly and lively" Vivacissimo — very fast and lively Presto — very fast (168 - 200 bpm) Allegrissimo — very fast Vivo — lively and fast Vivace — lively and fast (~140 bpm) Allegro — fast and bright or "march tempo" (120 - 168 bpm) Allegro moderato — moderately quick (112 - 124 bpm) Allegretto — moderately fast (but less so than allegro) Allegretto grazioso — moderately fast and with grace Moderato — moderately (108 - 120 bpm) Moderato con espressivo — moderately with expression Andantino — alternatively faster or slower than andante Andante — at a walking pace (76 - 108 bpm) Tranquillamente — adverb of tranquillo, "tranquilly" Tranquillo — tranquil Adagietto — rather slow (70 - 80 bpm) Adagio — slow and stately (literally, "at ease") (66 - 76 bpm) Grave — slow and solemn Larghetto — rather broadly (60 - 66 bpm) Largo — Very slow (40 - 60 bpm), like lento Lento — very slow (40 - 60 bpm) Largamente/Largo — "broadly", very slow (40 bpm and below) Larghissimo — very slow (20 bpm and below) Tóm lại phần này bàn về những vấn đề liên quan đến trường độ của bản nhạc, tiết tấu và nhịp điệu. Bản nhạc nhanh hay chậm.   Melody- Giai điệu Chúng ta có lẽ đã nghe bản nhạc này hay, bản nhạc nọ có giai điệu đẹp, du dương...Vậy giai điệu là gì? Trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Melody- Giai điệu trong âm nhạc. Melody: Là một dãy các nốt nhạc được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Mỗi thể loại âm nhạc sử dụng Melody theo một cách khác nhau. Giai điệu một bài nhạc là cái nền làm bản nhạc du dương do đó dễ nghe và dễ nhớ. Có lẽ bạn chẳng cần hiểu biết tối thiểu về nhạc cũng vẫn có thể nghe và thích các bản nhạc trầm bổng réo rắt của Schubert, Tchaikovski, Mendelssohn... Pitch: Nói đơn giản là các nốt nhạc. Giai điệu bao gồm các nốt nhạc tạo thành. The Octave: Quãng tám. Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số. Từ dấu nhạc đầu tiên đến dấu nhạc cuối có bao nhiêu bậc cơ bản thì là quãng bấy nhiêu. Thí dụ : Đô-Mi : Có 3 bậc là đô, rê, mi, nên gọi là quãng 3. Quãng 8 gồm 5 nguyên cung và 2 nửa cung. Tất cả các nền văn hoá âm nhạc trên Thế giới đều sử dụng Quãng tám nhưng cách chia khác nhau. Quãng ba:Quãng 3 có thể có các loại quãng 3 thứ, trưởng, quãng 3 tăng hoặc quãng 3 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số nửa cung phụ thuộc vào chất lượng của quãng 3. Quãng 3 giảm: 1 cung (tức 2 nửa cung) Quãng 3 thứ: 1 cung rưỡi (tức 3 nửa cung) Quãng 3 trưởng: 2 cung (tức 4 nửa cung) Quãng 3 thăng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung) Scale-Âm giai là gì Theo hệ thống bình quân thì quãng 8 được chia đều thành 12 nốt nhạc. Âm giai là chuỗi những nốt nhạc được tuyển chọn từ 12 nốt này. Mỗi nốt nhạc này được gọi là một bậc. Mỗi bậc đều có tên riêng, nhưng thông thường được ký hiệu bằng chữ số La mã Hai âm giai được phân biệt bởi: Số lượng nốt mà chúng có Khoảng cách giữa các bậc Ví dụ, 7 âm giai khác nhau có thể được xây dựng với 7 nốt tự nhiên như trong ví dụ sau đây: Mỗi âm giai trên có thứ tự cung và nửa cung khác nhau.   Âm giai đầu tiên gọi là âm giai trưởng, âm giai thứ hai thì thuộc điệu thức Gregorian. Những tên này ám chỉ cấu trúc riêng của từng âm giai. Một âm giai có thể được xây dựng bắt đầu bằng một nốt nhạc bất kỳ và sử dụng dấu hóa nhằm duy trì đúng thứ tự của cung và nửa cung. Ví dụ, để hình thành một âm giai trưởng với nốt Rê thì nốt Fa và Ðô phải bị thay đổi thành Fa thăng và Ðô thăng. Âm giai này được gọi là âm giai Rê trưởng. Nó là âm giai trưởng bởi vì theo cơ cấu trưởng của nó và là âm giai Rê bởi vì nốt bắt đầu là nốt Rê. Có rất nhiều âm giai. Các âm giai cũng có thể được tạo ra khi soạn nhạc

File đính kèm:

  • docnhac_ly_can_ban.doc