Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

1- Khái niệm

Quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

- Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm:

+ Lí tưởng (lẽ sống)

+ Cách sống

+ Hoạt động sống

+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè.

 

doc71 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 1- Khái niệm Quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. - Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm: + Lí tưởng (lẽ sống) + Cách sống + Hoạt động sống + Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè... 2-Yêu cầu a . Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì. b. Từ vấn đềi l đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề 3- Cách làm - Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác + Đọc kĩ đề bài + Gạch chân các từ quan trọng + Ngăn vế (nếu có) - Tìm hiểu đề a1. Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào) a2. Thao tác chính (Thao tác làm văn) a3. Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài - Lập dàn ý + Mở bài ® Giới thiệu được hiện tượng đời sống cần nghị luận. + Thân bài ® Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ. - Giải thích khái niệm của đề bài - Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra - Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng? hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung. + Kết bài ® Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước hiện tượng đời sống. Câu hỏi và bài tập ĐỀ 1 " Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ". (Euripides) Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên? 1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) • Giải thích câu nói: "Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?" Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?" - Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người. 2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống). + Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. 3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội. + Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng.... ĐỀ 2 Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) 1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận) 2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. 3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì? ĐỀ 3 "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường . không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống » (Lép-Tôi-xtôi ) . Anh (chị )hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý 1/ Giải thích: - Giải thích lí tưởng là gì ( Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện). - Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng + Không có mục tiêu phấn đáu cụ thể + Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả + Không có lẽ sống mà người ta mơ ước - Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống + Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa , sống thừa + Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường. + Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi ( chứng minh ) - Suy nghĩ như thế nào ? + Vấn đè cần bình luận : con người phải sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa. + Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng. + Mở rộng : * Phê phán những người sống không có lí tưởng * Lí tưởng của thanh niênta ngày nay là gì ( Phấn đấu đẻ có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí) * Làm thế nào để sống có lí tưởng + Nêu ý nghĩa của câu nói. ĐỀ 4 Gớt nhận định : Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình. Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì . Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý - Hiểu câu nói ấy như thế nào ? + Thế nào là nhận thức ( thuộc phạm trù của tư duytrước cuộc sống. Nhận thức về lẽ sống ở đời, về hành động của người khác, về tình cảm của con người). + Tại sao con người lại không thể nhận thức được chính mình lại phải qua thực tiễn . * Thực tiễn là kết quả đẻ đánh giá, xem xét một con người . * Thực tiễn cũng là căn cứ để thử thách con người . * Nói như Gớt : "Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi." - Suy nghĩ + Vấn đề bình luận là : Vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người. + Khẳng định vấn đề : đúng + Mở rộng : Bàn thêm về vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người. * Trong học tập, chon nghề nghiệp. * Trong thành công cũng như thất bại, con ngưoiừ biết rút ra nhận thức cho mình phát huy chỗ mạnh. Hiểu chính mình con người mới có cơ may thnàh đạt. + Nêu ý nghĩa lời nhận định của Gớt ĐỀ 5 Bác Hồ dạy : "Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động" . Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý - Hiểu câu nói ấy như thế nào ? + Giải thích các khái niệm. * Thế nào là đức tính trong sạch ( giữ gìn bản chất tốt đẹp, không làm việc xấu ảnh hưởngđến đạo đức con người.) * Thế nào là chất phác ( chân thật, giản dị hòa với đời thường, không làm việc xấu ảnh hưởng tới đạo đức con người) * Thế nào là đức tính cần kiệm ( siêng năng, tằn tiện) + Tại sao con người phải có đức tính trong sạch, chất phác hăng hái cần kiệm? * Đây là ba đức tính quan trọng của con người : cần kiệm, liêm chính, chân thật ( liêm là trong sạch ). * Ba đức tính ấy giúp con người hành trình trong cuộc sống. * Ba đức tính ấy làm nên người có ích. - Suy nghĩ + Vấn đè cần bình luận là gì ? Bác nêu phẩm chất quan trọng, cho đó là mục tiêu để mọi người phấn đấu rèn luyện. Đồng thời Người yêu cầu xóa bỏ những biểu hiện của tư tưởng, hành động nô lệ, cam chịu trong mỗi chúng ta. + Khẳng định vấn đề : đúng + Mở rộng : * Làm thế nào để rèn luyện 3 đức tính Bác nêu và xóa bỏ tư tưởng, hành động nô lệ. * Phê phán những biểu hiện sai trái * Nêu ý nghĩa vấn đề. ĐỀ: 6 "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền" Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên I/ Mở bài: Sách là một phwong tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí...Do đó, có nhận định" Một quyển sách tốt là người bạn hiền II/ Thân bài 1/ Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền + Sách tốt là loại sách mở ra co ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng. + Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". 2/ Phân tích, chứng minh vấn đề + Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình: - Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao. - Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp. + Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,... 3/ Bàn bạc, mở rộng vấn đề + Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu. + Liên hệ với thực tế, bản thân: ĐỀ 7 Có người yêu thích văn chương, có người say mê khoa học. Hãy tìm nội dung tranh luận cho hai người ấy. I/ Mở bài: Giới thiệu vai trò, tác dụng của văn chương và khoa học. Nêu nội dung yêu cầu đề II/ Thân bài: 1/ Tìm lập luận cho người yêu khoa học + Khoa học đạt được những thành tựu rực rỡ với những phát minh có tính quyết định đưa loài người phát triển. - Hàng trăm phát minh khoa học: máy móc, hạt nhân,...Tất cả đã đẩy mạnh mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục,... - Ví dụ: Sách vở nhờ kĩ thuật in ấn, con người mới ghi chép được + Nhờ khoa học mà con người mới khám phá ra được những điều bí ẩn trong vũ trụ, về con người. Đời sống con người mới phát triển nâng cao. + Trái với lợi ích của khoa học, văn chương không mang lại điều gì cho xã hội: lẫn lộn thực hư, mơ mộng viển vông; chỉ để tiêu khiển, đôi khi lại có hại... 2/ Lập luận của người yêu thích văn chương + Văn chương hình thành và phát triển đạo đức con người, hướng con người đến những điều: chân, thiện, mỹ. + Văn chương hun đúc nghị lực, rèn luyện ý chí, bản lĩnh cho ta + Văn chương còn là vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập dân tộc. + Trái với mọi giá trị về tư tưởng, tình cảm mà văn chương hình thành cho con người. Khoa học kĩ thuật chỉ mang lại một số tiến nghi vật chất cho con người, mà không chú ý đến đời sống tình cảm, làm con người sống bàng quang, thờ ơ, lạnh lùng. Hơn nữa khoa học kĩ thuật có tiến bộ như thế nào mà không được soi rọi dưới ánh sáng của lương tri con người sẽ đẩy nhân loại tới chỗ bế tắc. III/ Kết luận: Khẳng định vai trò cả hai (Vật chất và tinh thần) ĐỀ 8: "Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ" Suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ. I/ Mở bài: Giới thiệu lời dạy của Bác. II/ Thân bài 1/ Giải thích câu nói + Điều phải là gì? Điều phải nhỏ là gì? Điều phải là những điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, đúng với quy luật, tốt với xã hội với mọi người, với tổ quốc, dân tộc. Ví dụ + Điều trái là gì? Điều trái nhỏ là gì? => Lời dạy của Bác Hồ: Đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố sức làm cho kì được, tuyệt đối không được có thái độ coi thường những điều nhỏ. Bác cũng bảo chúng ta: đối với điều trái, dù nhỏ cũng phải hết sức tránh tức là đừng làm và tuyệt đối không được làm. 2/ Phân tích chứng minh vấn đề + Vì sao điều phải chúng ta phải cố làm cho kì được, dù là nhỏ? Vì việc làm phản ánh đạo đức của con người. Nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc lớn. + Vì sao điều trái lại phải tránh. Vì tất cả đều có hại cho mình và cho người khác. Làm điều trái, điều xấu sẽ trở thành thói quen. 3/ Bàn bạc mở rộng vấn đề + Tác dụng của lời dạy: nhận thức, soi đường. + Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm. ĐỀ 9 " Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương". (Nam Cao) Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên. HƯỚNG DẪN: 1/: Giải thích ý kiến của Nam Cao: Cẩu thả: làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. Bất lương: không có lương tâm. Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương.( Vấn đề cần nghị luận) 2/ Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề: Vì sao lại cho rằng cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương. Vì: +Trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức, + Chính sự cẩu thả trong công việc sẽ dẫn đến hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại khôn lường. 3/ Khẳng định, mở rọng vấn đề: Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người. Thực chất, Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính. MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI PHẦN 1: Kiến thức lí thuyết 1. Phân loại. a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình. b.Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm. 2. Các bước làm bài nghị luận xã hội 2.1. Đối với loại đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn... B. Thân bài: Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm). Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh). Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh). Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán) C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL. - Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người 2.2. Đối với loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống. A. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận. B. Thân bài - Ý 1: Nêu rõ hiện tượng. - Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng) - Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân. - Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào). C. Kết bài: - Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận. - Bài học rút ra cho bản thân. 2. Phần 2: Luyện tập Câu 1 (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về câu nói sau: Tình thương là hạnh phúc của con người. Câu 2 (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Câu 3 (3 điểm): “Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi. Những vần thơ trên của thi hào người Đức G.Bê-khe gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về sự phấn đấu của tuổi trẻ học đường hiện nay. Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị). Câu 4 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường và xã hội hiện nay Câu 5 (3 điểm): “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí” (Lét-xinh). Từ câu nói trên, anh (chị) suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người. Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị). Câu 6 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học). Câu 7 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn : “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”. Câu 8 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vô cảm trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay. Câu 9 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng hút thuốc lá trong học sinh hiện nay. Câu 10 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vi phạm giao thông của một số học sinh hiện nay. Câu 11 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng nghiện Ka-ra-ô-kê và In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Câu 12. (3 điểm): Mặc dù biết là sai, song nhiều học sinh vẫn học “tủ” dẫn đến những kết quả không mong muốn trong các kì thi. Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đó. Câu 13. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng dũng cảm. Câu 14. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng tự trọng Câu 15. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về sự tự tin Câu 16. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng nhân ái Câu 17. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về tinh thần trách nhiệm. Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết một số câu: Câu 1 A. Mở bài - Bắt đầu bằng một câu chuyện bạn gặp trên đường phố (hành động không đẹp của một cô cậu thanh niên đối với người già) - Nhìn cảnh ấy tôi chợt hỏi phải chăng các bạn ấy không biết “Tình thương là hạnh phúc của con người”. B. Thân bài Ý 1: Thế nào là tình thương? Tình thương là tình cảm cao quý nhất giữa con người với con người trong cuộc sống. Là sự bảo ban, chăm sóc khen ngợi kịp thời; là sự sẻ chia động viên giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Tình thương phải bắt đầu từ trái tim chứ không phải là sự thương hại, sự thương hại không bắt nguồn tự sự yêu mến mà nó nảy sinh từ cái nhìn của một người có thế đứng cao hơn. Ý 2: (biểu hiện) + Đã là con người ai cũng muốn được yêu thương, để được sống vui vẻ, hạnh phúc, có nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc đời. Yêu thương sẽ giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống. + Không chỉ được người khác yêu thương mà còn cần phải biết yêu thương người khác, nếu bản thân không dành tình yêu thương cho mọi người thì cũng sẽ khó nhận được tình yêu thương lâu dài từ người khác. + Yêu thương và được yêu thương dường như là tất cả ý nghĩa của cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy mình là người có ích khi đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. + Bác Hồ của chúng ta đã dành cả tình yêu thương bao la của mình cho nhân loại, điều ấy được nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa + Chúng ta luôn nhận được tình yêu thương từ cha, mẹ, thầy cô ngược lại chúng ta cần đáp lại tình yêu thương ấy bằng chính những lời nói lễ phép, những hành động có ý nghĩa nhất là trong học tập + Tấm gương Nguyễn Hữu Ân Ý 3: phê phán những người sống thiếu tình thương. VD : Có một bộ phận các cá nhân ngày nay đang quay lưng lại với những người mang di chứng chất độc màu da cam Ý 4: Tình yêu thương là tình cảm hồn nhiên, nguyên thủy nhất của con người. Tình cảm ấy là cội nguồn cho mọi lẽ sống. Nhờ nó nhân loại vượt qua được những định kiến xấu xa trên đời, để con người thực sự “người” hơn . C. Kết bài M. Gorki nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương”. Đừng bao giờ biến trái tim mình trở thành một Bắc cực thứ 2, tình yêu thương luôn có trong mỗi con người, mỗi người cần có ý thức vun đắp và phát huy trong những tình huống cụ thể. Tình yêu thương chỉ có giá trị trong hành động, chỉ khi ấy con người mới thực sự hạnh phúc và xã hội, cuộc sống của mỗi cá nhân sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Câu 2: A. Mở bài: - Vấn đề học tập và mục đích của việc học từ xưa đến nay luôn được mọi cá nhân và xã hội đề cao, quan tâm. - Học để làm gì? Mục đích của việc học ra sao? Xưa nay đã có nhiều cách cắt nghĩa: “Học đi đôi với hành”, “Học, học nữa, học mãi” - Ý kiến do UNESCO đề xướng có ý nghĩa khái quát cao nhấn mạnh được mối quan hệ giữa học và hành, đúc kết được nhiều quan điểm về giáo dục của nhân loại. B. Thân bài Ý 1: Giải thích ngắn gọn nội dung nhận đinh - Học để biết, tức là hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại. - Học để làm : Vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống. - Học để chung sống: Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động học tập rèn luyện của con người là để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và cho xã hội. - Học để tự khẳng định mình: qua quá trình học tập, con người tự hoàn thiện nhân cách, khẳng định sự tồn tại, ý nghĩa của mình trong cuộc sống, trong lòng mọi người. Ý 2: Phân tích mặt đúng nhận định. - Có thế thấy rất rõ 2 vế của nhận định: vế 1- học để biết, nhấn mạnh đến tính lí thuyết. Mỗi người cần phải học để tiếp thu tri, lĩnh hội tri thức của nhân loại. Tri thức về khoa học tự nhiên và tri thức về khoa học xã hội. Các tri thức này có vai trò quan trọng cho việc hình thành nên nhân cách và trí tuệ cho con người. Còn vế thứ 2 của nhận định: học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình nhấn mạnh đến tính thực hành của việc học. Mỗi người cần phải ý thức rất rõ học đi đôi với hành, phải biết vận dụng những điều mình học để giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Mặt khác, học để chung sống với mọi người, không chỉ học kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn là vấn đề văn hóa, ứng xử, khả năng giao tiếp Nếu không học thì con người sẽ không có những tri thức tối thiểu để hòa nhập với cộng đồng. Chẳng hạn, trong thời đại nền kinh tế tri thức, nếu không học chúng ta khó có thế tiến kịp với các nước trên thế giới.Và đối với bản thân mỗi người, học chính là cách để khẳng định sự tồn tại, sự có mặt của mình trong cuộc sống. - Trong lịch sử đã có những tấm gương: Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Kí Ý3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch Trong cuộc sống có không ít kẻ học chỉ nhằm mục đích vinh thân, phì gia. Học chỉ là để có bằng cấp mong có cơ hội thăng quan tiến chức, đâu biết rằng quá trình học tập là quá trình tự hoàn thiện nhân cách của mình. Ý 4: Quá trình học tập là con đường tích lũy kiến thức, rèn luyện, tu dưỡng, biến tri thức nhân loại thành tri thức, vốn sống, kĩ năng sống của mình. Mục đích của học tập không dừng lại ở tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp mà điều quan trọng hơn nữa đó là quá trình rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống. Có như vậy mới có thể chung sống tốt với mọi người, trở thành người có ích. C. Kết bài:- Câu nói có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực; Liên hệ bản thân Sử thi là thuật ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó. Sử thi (thuật ngữ châu Âu: épos, épic) là khái niệm được tiếp nhận từ các nền học thuật chịu ảnh hưởng quan niệm văn học và mỹ học thuộc truyền thống châu Âu dưới hai phạm vi rộng và hẹp: trong nghĩa rộng, thuật ngữ chỉ một thể loại tự sự, một trong ba loại thể văn học phân biệt với kịch và trữ tình. Ở phạm vi hẹp, hiện nay được dùng một cách tương đối phổ biến trong các nền văn học dân tộc nói chung, thuật ngữ chỉ thể loại sử thi anh hùng. Trong nghĩa hẹp, chuyên biệt và có cách hiểu tương đối phổ quát, sử thi trỏ một hoặc một nhóm thể loại trong tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức những thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng, là bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân và về những anh hùng, dũng sĩ, tiêu biểu cho một thế giới sử thi. Sử thi anh hùng tồn tại dưới cả dạng truyền miệng và văn bản thành văn. Phần

File đính kèm:

  • docday them1.doc