A. Kiến thức trọng tâm
- Củng cố và nâng cao tri thức về văn nghị luận.
- Biết cách làm văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.
1- Khái niệm
- Ta đã làm quen với phân tích thơ, bình giảng thơ, bình luận thơ, so sánh về thơ.
Vậy nghị luận về thơ (tác phẩm và đoạn thơ) là quá trình sử dụng tất cả những thao tác làm văn sao cho làm rõ nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết.
8 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3- nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ
A. Kiến thức trọng tâm
- Củng cố và nâng cao tri thức về văn nghị luận.
- Biết cách làm văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.
1- Khái niệm
- Ta đã làm quen với phân tích thơ, bình giảng thơ, bình luận thơ, so sánh về thơ.
Vậy nghị luận về thơ (tác phẩm và đoạn thơ) là quá trình sử dụng tất cả những thao tác làm văn sao cho làm rõ nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết.
Ví dụ ta có đoạn thơ:
“Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”
(Bài ca ngắn đi trên cát - Cao Bá Quát)
- “Bãi cát dài lại bãi cát dài” âm hưởng của câu thơ như mở ra trước mắt con đường dài vô tận. Đó là con đường hành đạo của kẻ sĩ. Không ai cùng đi trên con đường mờ mịt, chỉ có “Lữ khách”. “Nước mắt rơi”. Cô độc quá! Nhân vật trữ tình là kẻ cô đơn. Sự thực ấy làm sao cầm nổi nước mắt. Đó là giọt nước mắt đầy xót xa, cay đắng. Người đọc tự mình chia sẻ với người đi đường.
- Người đi dường như dừng lại, dậm chân tại chỗ. Con người ấy đầy khát vọng mà bế tắc bởi lực cản cuộc đời. Nó tạo thành mâu thuẫn nội tâm. Ngao ngán thay.
Cách làm trên đây là thể hiện nghị luận về thơ.
2- Yêu cầu
a - Đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ, nắm chắc hoàn cảnh mục đích sáng tác, vị trí đoạn thơ bài thơ
b - Đoạn thơ, bài thơ có dấu hiệu gì đặc biệt về hình ảnh, ngôn ngữ
c - Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?
3- Cách làm : ví dụ bài thơ “Hà Nội vắng em” của Tế Hanh
Thế là Hà Nội váng em
Anh theo các phố đi tìm ngày qua
Phố này bên cạnh vườn hoa
Nhớ khi đón gió quen mà chưa thân
Phố này đêm ấy có trâng
Cùng đi một quãng nói bầng lậng im
Phố này anh đến tìm em
Người qua lại tưổng anh tìm bóng cây
Anh theo các phố đó đây
Thêm yêu Hà Nội vấng đầy cả em
- Phải phân tích bài thơ để chỉ ra vấn đề cần bình luận.
Người đọc cảm nhận được hai hình tượng. Một là Hà Nội và phố. Hai là nhân vật trữ tình. Hà Nội phố đẹp, người đông. Hà Nội có vườn hoa nằm kề dãy phố. Hà Nội có nhiều cây xanh. Những đêm Hà Nội có trăng càng thơ mộng. Nhưng nhân vật trữ tình bộc lộ lòng cô đơn trống trải. Cảnh vật ngay trước mắt mà cảm thấy “chưa thân”, đi trong đêm trăng mà âm thầm lặng lẽ. Tình yêu Hà Nội cũng không lấp đầy khoảng trống vắng em: Cái chung và cái riêng hoà trong tâm trạng con người. Con người không chỉ sống, chỉ vui với tình yêu chung mà cần có tình yêu riêng ở đấy. (Phần gạch chân là vấn đề cần bình luận)
- Thao tác tiếp theo là khẳng định vấn đề
Vấn đề đặt ra trong bài thơ “Hà Nội vắng em” hoàn toàn phù hợp với tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người.
- Sau khẳng định vấn đề là thao tác mở rộng. Đây là bước bàn bạc giúp người đọc hiểu rõ, hiểu sâu và cụ thể. Mở rộng vấn đề có ba cách.
+ Cách một là giải thích và chứng minh
+ Cách hai là lật ngược vấn đề
+ Cách ba đi sâu bàn bạc một khía cạnh nào đó của vấn đề
- Cụ thể: Mở rộng bằng cách giải thích, chứng minh
+ Tại sao cái chung hoà cùng cái riêng và nó được thể hiện như thế nào?
* Con người cá thể đều sinh ra và chịu sự tác động của cộng đồng. Vì thế nó không thể tách rời cái chung. Tiêu đề bài thơ đã thể hiện sự hoà hợp giữa cái chung và cái riêng “Hà Nội vắng em”.
* Trong xã hội chúng ta, cái riêng không bao giờ đối lập với cái chung.
Hình ảnh phố, con đường, vườn hoa, ánh trăng, hàng cây choán hết cả bài thơ. Tâm trạng của nhân vật trữ tình chỉ là phần nhỏ nhưng cũng không thể thiếu được.
* Cái riêng làm nổi bật lên cái chung.
Tình yêu được biểu hiện bằng hành động cụ thể: “Anh theo các phố đi tìm ngày qua”, hoặc thể hiện bằng thái độ “quen mà chưa thân”, “nói bằng lặng im”, “tìm bóng cây”. Chính tâm trạng này đã làm nên cái hồn cốt của bài thơ “Hà Nội vắng em”.
+ Tại sao con người không chỉ sống, chỉ vui với tình yêu chung mà còn có tình yêu riêng ở đấy
Mọi cái riêng làm nên cái chung, tình cảm riêng của con người phải hoà vào
Tình cảm chung. Đó là mối quan hệ ràng buộc có tính truyền thống. Sự hoà hợp giữa tình cảm riêng chung làm nên sức mạnh cho con người. Câu thơ kết đã thể hiện rõ mối quan hệ riêng chung ấy: “Thêm yêu Hà Nội, vắng đầy cả em”.
* Tình cảm riêng làm đẹp cho cuộc đời chung.
Cả bài thơ, người đọc nhận ra cách trình bày theo từng câu. Đây là ý định của tác giả. ở mỗi cặp câu chỉ có cảnh Hà Nội và nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng của mình. Mọi sự vật, hiện tượng diễn ra như có đôi vậy : Hà Nội và phố , Hà Nội và hoa , Hà Nội và trăng , người và cây .
Trong khi đó, anh không có em ở bên cạnh, buồn biết bao nhiêu. Tuy nhiên vắng em, buồn thiếu em nhưng dày thêm, cộng hưởng nhiều hơn ở tình yêu Hà Nội, tình yêu quê hương đất nước
* Cái riêng không hề đối lập với cái chung
Nhân vật trữ tình cảm thấy hẫng hụt vì “vắng em”, nhưng không thấy nỗi buồn tuyệt vọng mà chỉ thấy Hà Nội với phố, với hàng cây, vườn hoa, đêm trăng... sáng tỏ phô bày ra trước mắt. Chỉ có thế, bài thơ không thể đứng vững. Linh hồn của thi phẩm là ở cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cảm xúc này không hề đối lập với cảnh phố đẹp, người đông.
- Trong mở rộng có thể sử dụng thao tác so sánh hoặc phản bác. Ví dụ: Cũng là đi giữa phố Hà Nội, cũng mang đầy ắp những tâm trạng nhưng có người chẳng nhìn thấy gì, chỉ có sự thành kiến mà mang đến trong thơ nỗi sầu ảm đạm:
“Tôi đi không thấy phố thấy nhà
Chỉ thấy mưa xa trên nền cờ đỏ”
Thiếu niềm tin vào cuộc sống, con người có cái nhìn sai lệch đến như thế. Thật đáng trách.
- Sau mở rộng là nêu ý nghĩa vấn đề.
Ví dụ:
- Bài thơ không chỉ làm ta yêu Hà Nội, biết cảm nhận sâu sắc về cảnh phố phường đô hội mà còn thể hiện nỗi niềm của tình cảm riêng tư. Vì thế bài thơ không sa đà vào mô phỏng cảnh vật. Mỗi cảnh vật, một hiện tượng đều chứa đựng cảm xúc. Thơ là tiếng nói của cảm xúc mãnh liệt, là chiều sâu của tâm trạng. Hơn thế, bài thơ giúp ta biết thổ lộ nỗi lòng chân thành mà vẫn giữ được mối quan hệ riêng chung. Bài thơ tuy có nghiêng về nỗi vắng em mà vẫn rạt rào tình yêu, chan hoà trong sự gắn bó với Hà Nội. Một bản tình ca được thể hiện bằng âm điệu thơ lục bát. Nó giản dị, mộc mạc mà chứa bao điều chân thành ở bên trong.
B- Câu hỏi , bài tập
Câu hỏi :
a _Thế nào là nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ
b _Yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ
c _Nêu khái quát cách làm bài văn ngị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ
Bài tập :
a- Suy nghĩ về đoạn thơ kết trong bài vội vàng của xuân Diệu .
“Ta muốn ôm vào ngươi”
b- Về đoạn thơ mở đầu của bài thơ “Bên kia sông đuống” của Hoàng Cầm
“Em ơi ! buồn làm chi
Sao xót xa như rụng bàn tay”
c- Suy nghĩ về bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng .
C- Đề kiểm tra
a- Qua bài thơ “Tây Tiền” của Quang Dũng, anh (chị ) hình dung như thế nào về chân dung người lính.
b- Sự kết hợp giữa tính dân tộc và cách mạng thể hiện trong bài thơ “ Việt Bắc” của Tố Hữu.
c- “Sóng” của Xuân Quỳnh là bài thơ thể hiện quá trình nhận thức và khám phá của người phụ nữ đang yêu.
D – Gợ ý trả lời
Câu hỏi: (a,b,c dựa vào phần kiến thức trọng tâm để trả lời).
Bài tập:
a-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ.
- Nêu nội dung cơ bản; Đây là đoạn thơ đưa cảm xúc của Xuân Diệu lên tới đỉnh cao trong bài Vội vàng. Đọan thể hiện mãnh liệt niềm khát khao sống, lí tưởng sống lấy hưởng thụ “đã đầy”, “no nê” để tự khẳng định mình.
- Đoạn thơ sử dụng nhiều câucó chung một lời kết cấu khẳng định thái độ sống sôi nổi, trẻ trung, vồ vập đến vội vàng, gấp gáp. Cảm xúc của đoạn thơ tràn trề, ào ạt trong niềm ngây ngất.
(Tác giả tự xưng “ta” là muốn đối diện với cuộc sống ở trần gian.
“Ta muốn ôm”
“Ta muốn say”
“ Ta muốn thâu” và “Ta muốn cắn”
Một chuõi câu lặp lại diễn tả tấm lòng khao khát của chủ thể trữ tình, gắn với mỗi câu là một trạng thái “cho chénh choánh, cho đã đầy, cho no nê”. Hàng loạt từ ngữ thể hiện vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ: sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cái hôn nhiều, cỏ rạng, mùi thơm, ánh sánh, thanh sắc, thời tươi, xuân hồngTâtc cảlà tình ý mãnh liệt, táo bạo của cái tôi thi sĩ. “Vội vàng” thực chất là cách sống chạy đua với thời gian. Đó là khao khát được sống mãnh liệt, sống hết mình với một tâm thế cuồng nhiệt chưa từng thấy). Cảnh sống vội vàng ấy rất phù hợp với cái tôi tự ý thức về mình, khao khát tình yêu tuổi trẻ. Đây cũng là cảnh sống của nhận thức: cuộc đời này đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu. Cảnh sống ấy đối lập với sự lãng quên của ngừoi đời hoặc đang buồn, đau rên xiết, thậm chí còn khuyên người ta lên tiên mà ở. Cách sống ấy đáng trân trọng biết bao. Mặt khác cảnh sống ấy không phải gấp gáp, sống theo lối hưởng thụ cá nhân mà xuất phát từ cái đẹp của tình yêu tuổi trẻ, giữa cái giới hạn của kiếp người trong cõi đời.
-Nêu ý nghĩa đoạn thơ.
b- Sau khii vào đề bài viết cần đạt được các ý.
- Nêu hoàn cảnh, mục đích sáng tác, vị trí đoạn thơ.
- Xác định vấn đề cần bình luận: Đây là cái nhìn qua tâm tưởng Hoàng Cầm về bức tranh toàn cảnh bên kia sông Đuống (nam phần Bắc Ninh). Lời thơ như an ủi, vỗ về đã làm sống lại những hồn quê và cả nỗi đau khi quê hương đầy bóng giặc. Mười bốn câu thơ như khúc nhạc dạo đàucủa bản tình ca da diết đén khôn nguôi.
- Khẳng định vấn đề đúng: Đây là đoạn thơ tiêu biểi của cả bài thơ.
- Mở rộng bàn bạc: Tại sao đúng? Đúng như thế nào?
- Nêu ý nghĩa của bài thơ.
(Người viết phải vận dụng nhiều chi tiết trong bài thơ để giải thích, chưng minh)
c- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
- Nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác của bài thơ Tây Tiến.
- Xác định vấn đề cần bình luận: Bài thơ được sáng tác theo cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng, khắc sâu hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa nổi giữa thiên nhiên miền Tây Bắc vừa dằn dữ vừa thơ mộng. Tất cả được diễn tả theo nỗi nhớ và hoài niệm của Quang Dũng.
- Khẳng định vấn đề: Đúng.
- Mở rộng vấn đề cần bàn bạc: Vì sao đúng? Đúng như thế nào?
- Có người cho Tây Tiến là nỗi buồn rớt, mộng rớt mang đặc điểm của giai cấp tiểu tư sản. Điều đó đúng hay sai. Phản bác ý kiến này để khẳng định giá trị bài thơ.
- Nêu ý nghĩa bài thơ.
Đề kiểm tra:
a-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
- Từ nỗi nhớ mở đầu, mạch cảm xúc tái hiện lại cuộc hành quân chiến đấu với những thử thách, gian khổ, hi sinh và tình quân dân thắm thiết. Nỗi nhớ về những đêm liên hoan đốt lửa traij và một vùng Châu Mộc đầy thơ mộng. Khung cảnh thiên nhiên ấy làm nổi bật hình ảnh người lính với những cảm hứng lãng mạn anh hùng, nét hào hoa của những chàng trai Hà Nội. Nỗi nhớ đã gợi về một thời đẹp đẽ hào hùng của tuổi trẻ.
- Câu thơ 3, 4 gợi cho ta nhận thức được những địa danh tên đất tên làng. Đó là Sài Khao, Mường Lát bốn mùa mây bao phủ mang vẻ hấp dẫn của xứ lạ. Đoàn quân đi trên đỉnh núi cao mù sương và dừng chân ở những bản làng với gió núi hoa rừng đầy lãng mạn. Nỗi gian khổ vì thế cứ vơi đi. Mười một thanh bằng trên tổng số mười bốn âm tiết tạo âm hưởng đều đều lan tỏa lung linh huyền ảo trong nỗi nhớ. Người ta chỉ nhận ra núi, bản làng, hoa và sương khói bàng bạc. Người lính Tây Tiến hiện lên giữa thiên nhiên hùng vĩ.
- Cuọc hành quân chiến đấu đầy gian hkổ thử thách và hi sinh:
“Dốc lên khúc khuỷuthơm nếp xôi”.
Cuộc hành quân đi qua núi cao vực thẳm. Đường quanh co uốn khúc, lên cao bao nhiêu lại xuống bấy nhiêu, qua những miền rừng thiêng nước độc.
Thiên nhiên miền Tây Bắc Bắc Bộ không chỉ hùng vĩ mà còn dằn dữ. Nỗi khổ của người lính Tây Tiến tăng lên.
- Trong gian khổ vẫn tìm thấy niềm vui tinh nghịch của người lính qua hình ảnh “súng ngửi trời”. Đặc biệt hình ảnh “gục lên mũi súng bỏ quên đời” không hề nói đến cái chết, coi cái chết nhẹ nhàng như một giấc ngủ.
- Câu thơ: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” được cấu trúc toàn vần bằng diễn tả âm thanh của những trận mưa rừng đều đều không ngớt trong một không gian rộng mà đoàn quân Tay Tiến đi trong gió núi mưa rừng.
- Hai câu thơ cuói đoạn là điểm đến, điểm hẹn của cuộc hành quân. Người lính Tây Tiến tạm dừng chân ở một bản nào đó thuộc đất Mai Châu. Bữa cơm đơn giản giữa rừng, hương vị ngọt ngào của nắm sôi em trao để tình quân dân nặng hơn tình cá nước. Câu thơ nhẹ nhàng gợi cảm giác vương vấn lan tỏa trong tâm hồn người đọc người nghe.
- Người lính hiện lên trong đêm liên hoan đốt lửa trại. Cảnh vật trở lên rực rỡ lung linh. Trong những bộ áo xiêm rực rỡ, dáng điệu e ấp, các cô gái vẫn giữ được vẻ đẹp riêng. Bút pháp lãng mạn tìm đến những liên tưởng diễn tả niềm vui tràn ngập tình tứ. Ta như thấy anh bộ đội Tây Tiến nắm tay các cô gái. Các cô gái nở nụ cười tươi thiết tha trong vũ điệu, sống động trong tiếng khèn ở một vùng sơn cước. Đâu chỉ chiến đấu dũng cảm chịu nhiều gian khổ, người lính Tây Tién bộc lộ niềm vui, vẻ đẹp tâm hồn.Ta bỗng liên tưởng tới câu tho của Tố Hữu trong bài “Nước non ngàn dặm”: “Những chàng lính trẻ măng tơ / Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi”.
- Thiên nhiên ở vùng Châu Mộc chiều sương làm nổi bật hình ảnh người lính Tây Tiến đầy thơ mộng. QuangDũng ghi lại trong thơ mình dáng người và đôi mắt “đong đưa”. Có người cho đó là cô gái giao liên. Cũng có người cho đó là dáng người cchắc khỏe ngồi trên con thuyền độc mộc lướt nhanh trên dòng nước lũ, len lỏi bên những cây rừng, những đám hoa mọc ở hai bên bờ suối hẻm. Thơ hay bao giờ cũng có nhiều cách hiểu.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến được thể hiện đậm nét trong đoạn thơ:
“Tây Tiến đoàn binhkhúc độc hành”.
“Đoàn binh” chứ không phải ‘đoàn quân”. “Đoàn binh” gợi ra âm vang mạnh mẽ. Không mọc tóc hiện ra nét ngang tàng độc đáo. người lính bị sốt rét đến xanh da trọc tóc, qua cảm hứng của Quang Dũng thì sự thật ấy không tỏ ra tiều tụy ốm yếu mà khỏe khoắn dữ dội đầy chát ngang tàng.
- Đó còn là vẻ đẹp mơ mộng của những chàng trai Hà Nội. Những dáng kiều thơm vẫn hiện lên trong tâm tưởng với nỗi nhớ da diết.
- Quang Dũng không né tránh sự thật. Nhà thơ nói về sự hi sinh bằng một cảm hứng đầy bi tráng:
“Rải rác biên cương khúc độc hành”.
Những nấm mồ chiến sĩ nằm rải rác ở biên cương mà nhân lên cảm xúc của sự bi thương. Nhưng tinh thần khí phách của tuổi trẻ đã sẵn sàng hiến dâng mạng sống của mình cho tổ quốc. Đây không còn cảm xúc của thơ ca mà là dũng khí tinh thần, hành động của tuổi trẻ Việt Nam trên hành trình cứu nước.
- Tình đồng đọi thật cảm động. Khi người lính ngã xuống, đồng đội chỉ có thể khâm niệm bằng chính áo quần của họ. Quang Dũng không đi theo hướng của đạo thánh Gia Tô khi hạ hai tiếng “về đất” mà biểu hiện bằng xúc cảm trang trọng thiêngliêng. Đoạn thơ có hai tám tiếng có tới mười ba tiếng là từ Hán Việt. Nhà thơ tạo lên sự tôn kính trang nghiêm. Hai tiếng “gầm lên” như là âm thanh của khúc nhạc cử hành của non sông, tổ quốc. Quang Dũng đã gửi vào thơ một khúc bi tráng.
b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
- Sử dụng thể thơ lục bát, một hình thức thể thơ dân tộc. Nó phát huy đầy đủ tiếng Việt nhất là ngữ âm, giọng điệu.
- Thơ diễn tả hình ảnh đạm màu sắc Việt Bắc, quen thuộc của Việt Bắc.
- Thơ diễn tả những suy nghĩ, tư tưởng tình cảm của người Việt Bắc, của con người Việt Nam. Đó là thủy chung , tình nghĩa, đạo lí uống nước nhớ nguồn.
- Những suy nghĩ, tưtởng tình cảm của con người đất nước gắn liền với đạo lí, nghĩa tình cách mạng.
+ Tình nghĩa thủy chung son sắt với căn cứ địa cách mạng.
“Mình về có nhớ mái đình cây đa”.
+ Tình nghĩa thủy chung gắn bó trong nững ngày gian khổ ác liệt:
“Mình đi có nhớmối thù nặng vai”.
“Nhớ sao ngày tháng ca vang núi đèo”.
“Nhớ khi giặc đến rừng vây quân thù”.
+ Thủy chung , tình nghĩa, thơ diễn tả lối sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn:
“Mười lăm năm ấy cây đa Tân Trào”.
+ Thủy chung, son sắt với niềm tin vào Đảng, Bác Hồ:
“ở đâu u ám .. mà nuôi chí bền”.
+ Tình nghĩa thủy chung với nhân dân các dân tộc Việt Bắc:
“Nhớ người mẹ nắng bẻ từng bắp ngô”.
“Ta đi ta nhớ chăn sui đắp cùng”.
“Mình đi có nhớ đậm đà lòng son”.
“Nhớ từng bản khói suối Lê vơi đầy”.
“Ta về mình có ân tình thủy chung”.
- Thể thơ lục bát được vận dụng trong một bài thơ dài và nhiều lời thể hiện truyền thống của dân tộc để làm sáng tỏ nghĩa tình cách mạng.
+ Thơ lục bát tạo ra âm hưởng thống nhất mà lại biến hóa đa dạng.
Tha thiết ở nỗi nhớ (chứng minh).
Sôi nổi, mạnh mẽ, hào hùng ở ca ngợi kháng chiến (chứng minh).
Trang trọng, thiết tha, thể hiện niềm tin biết ơn.
+ Lời nói giàu hình ảnh.
Thiên nhiên, con người Việt Bắc (chứng minh).
Biểu dương lực lượng và sức mạnh (chứng minh).
Thế trận của chiến tranh nhân dân (chứng minh)
+ Sử dụng nhiều cách chuyển nghĩa truyền thống.
Lối so sánh (chứng minh)
Lối ẩn dụ (chứng minh)
Tựong trưng, ước lệ (chứng minh)
“Ta về ta nhớ những hoa cùng ngườii”
“ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
“ở đâu u ám quân thù”.
c-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
Bài thơ là sự song hành giữa sóng và em. Sóng cũng là em mà em cũng là sóng.
Hai khổ thơ đầu:
“Dữ dội và dịu êm bồi hồi trong ngực trẻ”.
Hai câu thơ đầu “Dữ dội lặng lẽ”, tác giả tạo ra tiểu đối để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em. Khi tình yêu đến với người con gái, họ có thể sôi nổi, cười, nói, hát suốt ngày. Nhưng cũng có lúc lặng lẽ trong suy tư. Điều đáng nhớ là khát vọng tình yêu, nhất là tình yêu đôi lứa bao giờ cũng thường trực trongtrái tim tuổi trẻ:
“Ôi con sóng ngày xưa Bồi hồi trong ngực trẻ”.
Điều đáng nói nhất ở hai khổ thơ này là sự chủ động của người con gái khi yêu:
“Sông không hiểu nổi mình.
Sóng tìm ra tận bể”.
Chủ động không phải là ngỏ lời mà vươn tới cái cao cả, cái lớn lao.
- Khổ 3 và 4:
“Trước muôn trùng Khi nào ta yêu nhau”.
“Em nghĩ” hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tòi. “Em” nhận thức được “Sóng bắt đầu từ gió”. Nhưng gió từ đâu? Nào ai biết. Người ta có thể chứng minh nguồn gốc của gió qua khoa học. Nhưng không thể giải thích được nguồn gốc của tình yêu. Có nhà thơ tự bộc bạch:
“Anh yêu em vì sao không biêt rõ
Chỉ biết yêu em anh thấy yêu đời
Như chim bay tỏa hút khí trời
Như ruộng lúa uống dòng nước ngọt”
Và cũng có người:
“Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần”
Họ yêu nhau. Nhưng hỏi tình yêu bắt đầu từ đâu và tình yêu là gì thì có bao nhiêu cách trả lời. Nhân vật em trong bài thơ của Xuân Quỳnh cũng cảm nhận thấy điều ấy. Nguồn gốc của tình yêu rất lạ lùng. Nó lạ lùng, bí ẩn, nhưng cũng rất tự nhiên. Không ai có thể tìm thấy câu trả lời tình yêu bắt đầu từ đâu? Tình yêu hấp dẫn là ở chỗ đó. Thơ Xuân Quỳnh sâu sắc và tế nhị vì khát vọng về tình yêu thực sự là nhu cầu tự nhận thức và khám phá.
Ba khổ thơ (5, 6, 7)
“Con sóng dưới lòng sâuDù muôn vàn cách trở”.
Khổ thơ 5 đọng lại một chữ “nhớ”.
“Nhớ” + Gắn với không gian dưới lòng sâu, trên mặt nước.
+ Gắn với bờ.
+ Không ngủ được.
+ Đến anh.
Một tiếng “Nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hóa thân vào sóng. Sóng đã hòa nhập vào tâm hồn em để trở lên có linh hồn thao thức. Hai câu thơ như đọng lại nhiều điều sâu sắc nhất: “Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức”. Nhớ cả lúc tỉnh, cả trong vô thức.
Khổ 6 và 7 mượn hình ảnh sóng vỗ vào bờ “Con sóng nào chẳng tới bờ” để khẳng định tấm lòng son sắt thủy chung. Dù đi đâu vào Nam, ra Bắc, em đều nghĩ tới anh, hướng về anh.
Hai khổ 8, 9:
“Cuộc đời tuy dài thếĐể ngàn năm còn vỗ”
Khổ thơ thứ tám là nỗi khắc khoải tự nhận thức về mình, về tình yêu và hạnh phúc trong cái quy luật muôn thủa của con người.
Biển vẫn rộng, gió thổi, mây vẫn bay. Những hình ảnh này là biểu hiện sự nhạy cảm với cái vô hạn của vũ trụ. So với cái vô cùng vô tận ấy, cuộc sống con người thật ngắn ngủi. Một tiếng thở dài nuối tiếc. Nhịp thơ lúc này như lắng xuống, hình ảnh thơ mở ra qua các từ (đi xa, biển dẫu rộng, bay về xa). Nhận thức khám phá thơ Xuân Quỳnh manh đến những dự cảm. Đó là nỗi lo âu, sự trăn trở bởi hạnh phúc hữu hạn của đời người giữa cái vô cùng, vô tận của thời gian.
Suy nghĩ như thế, thỡuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà thành khát vọng:
“Làm sao được tan raĐể ngàn năm còn vỗ”
Khao khát tình yêu của mình hòa trong tình yêu của mỗi người. “Tan ra” không phải mất đi mà hòa giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn.
File đính kèm:
- NGHI LUAN VE MOT TAC PHAM THO.DOAN THO.doc