Mĩ thuật khối 1 tuần 1

I. MỤC TIÊU:

 - Hs làm quen với tranh vẽ thiếu nhi.

 - Hs tập quan sát mô tả hình ảnh trong tranh.

 * Hs khá giỏi: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh.

 - Hs thêm yêu thích vẽ tranh.

II. CHUẨN BỊ:

 * GV: - Một số tranh thiếu nhi về cảnh vui chơi.( ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại).

 - Tranh trong bộ ĐDDH.

 - Hình Minh hoạ cách vẽ.

 * HS: - Vở tập vẽ

 - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1) ổn định :

 - Hs hát

 2) Kiểm tra :

 - Đồ dùng học vẽ.

 3) Bài mới :

 

 Giới thiệu – ghi bảng

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mĩ thuật khối 1 tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 20/8/2010 Ngày giảng:23 /8/2010 Mĩ Thuật: tiết1 Xem tranh thiếu nhi vui chơi I. Mục Tiêu: - Hs làm quen với tranh vẽ thiếu nhi. - Hs tập quan sát mô tả hình ảnh trong tranh. * Hs khá giỏi: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh. - Hs thêm yêu thích vẽ tranh. II. Chuẩn bị: * GV: - Một số tranh thiếu nhi về cảnh vui chơi.( ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại). - Tranh trong bộ ĐDDH. - Hình Minh hoạ cách vẽ. * HS: - Vở tập vẽ - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi. III. Các hoạt động dạy – học: 1) ổn định : - Hs hát 2) Kiểm tra : - Đồ dùng học vẽ. 3) Bài mới : Giới thiệu – ghi bảng * Giới thiệu: - Gv treo tranh: - Gv cho hs quan sát tranh ở vở tập vẽ. ? Bức tranh vẽ gì? ? Trong tranh có những ai? ? Màu sắc trong tranh như thế nào? Hạt động1: Xem tranh - Gv treo tranh. ? Em thích nhất bức tranh nào? ? Trong tranh vẽ những hình ảnh gì? ? Vì sao em thích bức tranh đó? ? Trên tranh có những hình ảnh nào? (Nêu các hình ảnh và mô tả hình dáng, động tác). ? Hình ảnh nào là hình ảnh chính (Thể hiện rõ nội dung bức tranh)? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? (hỗ trợ làm rõ nội dung tranh). ? Các hình ảnh trong tranh diễn ra ở đâu? ? Em thấy trong tranh có những màu nào? ? Em thích nhất màu nào trong tranh? - Gv động viên khen ngợi hs khi hs trả lời câu hỏi. ÄKL: Chúng ta vừa được xem bức tranh Đua thuyền. Hình ảnh chính trong tranh là hình ảnh các tay chèo đại diện cho đội chơi đang hăng say chèo lái để thuyền mình về đích. Màu sắc trong tranh rất đẹp với các màu sắc: xanh lục, tín, da cam, đỏ, màu vàng của thuyền, màu xanh của nước làm cho bức tranh thêm nổi bật, sinh động. b) Hoạt động2 : Nhận xét đánh giá: ? Các em vừa được xem bức tranh gì? ? Em có thích bức tranh Đua thuyền của bạn không, Vì sao? - Gv nhận xét tinh thần thái độ học tập của hs. - Khen ngợi hs có ý thức hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Gv nhận xét tiết học. - Hs quan sát - Hs trả lời theo ý hiểu. - Người... - Tươi sáng.. - Hs quan sát suy nghĩ trả lời. - Hs quan sát tranh - Tranh đua thuyền. - Hình ảnh các tay chèo đang thi đua cho thuyền đội mìn về đích trước. - Những tay chèo, người chỉ huy, những chiếc thuyền, cờ...Những tay chèo đang vươn người để đẩy mái chèo, khua nước chothuyền của đội mình lao về phía đích. - Hs trả lời. - Hình ảnh đua thuyền, hình ảnh phụ là: nước, cờ... - Trên sông. - Hs miêu tả các màu trong tranh. - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - Hs trả lời. - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - Hs trật tự lắng nghe. 4. Củng cố : ? Các em vừa được xem bức tranh gì? ? Hãy gọi tên hai bức tranh em vừa xem? - Gv củng cố lại nội dung bài học: để hiểu về tranh các em cần nhận xét về hình ảnh, màu sắc trong tranh. 5. Dặn dò : - Về nhà tập nhận xét tranh. - Chuẩn bị bút chì, tẩy. Cho bài học sau. ============================@===@======================== Tuần: 2 Ngày soạn: 27/8/2010 Ngày giảng:30/8/2010 Mĩ Thuật: tiết2 vẽ nét thẳng I. Mục Tiêu: - Hs nhận biết được nét thẳng. - Hs biết cách vẽ nét thẳng. - Hs biết cách vẽ và phối hợp nét thành các hình vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị: * GV: - Một số hình vẽ có nét thẳng. - Bài vẽ minh hoạ nét thẳng. - Phấn màu. * HS: - Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy – học: 1) ổn định : - Hs hát 2) Kiểm tra : - Đồ dùng học vẽ. 3) Bài mới : Giới thiệu – ghi bảng a) Hoạt động1: Giới thiệu nét thẳng. - Gv treo tranh, yêu cầu hs quan sát hình các nét trong vở tập vẽ. ? Có nhiều nét thẳng khác nhau không? - Gv chỉ từng nét yêu cầu hs gọi tên các nét. + Nét dọc (nét sổ thẳng). + Nét ngang (nét nằm ngang). + Nét nghiêng (nét xiên phải, nét xiên trái). + Nét gấp khúc (nét gãy). ? Trong bức tranh buổi sáng của bạn Trang Anh có sử dụng nét thẳng không? ? Em thấy nét thẳng còn có ở đâu nữa? - Gv chỉ cho hs thấy các nét thẳng khác ở trong cuộc sống (thước kẻ, cạnh bảng, lề sách...). ÄKL: Nét thẳng trong cuộc sồng thường ngày chúng ta thấy rất nhiều, nét thẳng kết hợp lại với nhau theo nhiều cách khác nhau thì tạo thành các sự vật. VD: song cửa, nhà, cây, bảng... b) Hoạt động2 : Cách vẽ nét thẳng - Gv vẽ thị phạm bảng: ! Vẽ nét từ trái sang phải ta được nét ngang (nét thẳng ngang). ! Vẽ nét từ trên xuống dưới ta được nét sổ thẳng. ! Vẽ nét từ trên xiên sang trái hoặc xiên sang phải ta được nét xiên. ! Vẽ các nét gãy nối liền lên, xuống ta được nét gấp khúc. - Từ các nét thẳng ta có thể tạo thành tranh đẹp theo ý thích. c) Hoạt động3 : Thực hành - Gv gọi 1-2 hs lên bảng tập vẽ các nét. - Gv nhận xét. - Gv nêu yêu cầu thực hành: Hãy sử dụng các nét đã học và vẽ thành một bức tranh theo ý thích (thuyền, nhà…). - Gv gợi ý: + Vẽ nhà, hàng rào. + Vẽ thuyền, núi. + Vẽ cây, ve nhà. R. Gv gợi ý cho hs khá, giỏi: vẽ thêm mây, trời, chim, hoa… và vẽ màu. d) Hoạt động4 : Nhận xét đánh giá - Gv cùng hs nhận xét một số bài vẽ. - Khen ngợi hs có ý thức hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Gv nhận xét tiết học. - Hs quan sát - Hs trả lời. - Bàn ghế, sách, tủ… - Hs quan sát nhận biết. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. - Hs lên bảng tập vẽ các nét. - Hs thực hành. - Hs tìm ra cách vẽ khác nhau. - Hs thực hành. - Hs thực hành. - Hs nhận xét - Hs chọn ra bài vẽ đúng đẹp. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. 4. Củng cố : ? Bài học hôm nay chúng ta học vẽ nét gì? ? Từ nét thẳng đã học em đã vẽ được bức tranh gì? - Gv củng cố lại nội dung bài học: Từ nét thẳng đã học ta có thể vẽ được nhiều tranh khác nhau với nhiều đề tài khác nhau VD: nhà, cây, hàng rào, thuyền... 5. Dặn dò : - Về nhà nhớ vẽ và gọi tên các nét đã học. - Chuẩn bị bút màu cho bài học sau: Màu và vẽ màu vào hình đơn giản. ============================@===@======================= Tuần: 3 Ngày soạn: 04/9/2010 Ngày giảng:06/9/2010 Mĩ Thuật: tiết3 Màu và vẽ màu vào hình đơn giản I. Mục Tiêu: - Nhận biết 3 màu: Đỏ, vàng, xanh lam. - Biết chọn màu và vẽ màu vào hình đơn giản, tô được màu kín hình. * Hs khá giỏi:cảm nhận đượcvẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu. - Hs thêm yêu thích vẽ tranh bằng màu sắc,thích vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu. II. Chuẩn bị: * GV: - 3 màu cơ bản: Đỏ, Vàng, Lam. - Một số tranh có 3 màu cơ bản. - Bài vẽ màu của hs năm trước. * HS: - Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy – học: 1) ổn định : - Hs hát 2) Kiểm tra : - Đồ dùng học vẽ. 3) Bài mới : Giới thiệu – ghi bảng a) Hoạt động1: Giới thiệu màu sắc - Gv giới thiệu màu đỏ, vàng, lam. ? Em hãy kể tên màu ở hình 1? - Gv nhận xét. ? Hãy gọi tên các đồ vật? ? Đồ vật nào có 3 màu đỏ, vàng, lam. ? Em thấy màu đỏ, vàng, lam còn có ở đâu? ÄKL: Xung quanh chúng ta mọi vật đều có màu sắc, màu sắc làm cho mọi vật thêm đẹp và sinh động hơn, người ta gọi 3 màu: đỏ, vàng, lam là 3 màu gốc vì từ 3 màu này ta pha chộn theo từng cặp một theo nhiều cách khác nhau thì sẽ ra vô vàn màu khác nhau. b) Hoạt động2 : Cách vẽ màu vào hình - Gv yêu cầu hs quan sát các hình 2,3,4 vở tập vẽ. ? Hãy gọi tên hình vẽ trên đây? ? Em thấy lá cờ tổ quốc có màu gì? ? Khi chín Quả thường có màu gì? ? Núi thường có màu gì? - Gv hướng dẫn cách vẽ màu. ! Vẽ màu đều tay từ ngoài vào trong. ! Vẽ nét màu đều nhau. ! Vẽ màu không chờm. Ra ngoài hình. c) Hoạt động3 : Thực hành - Gv nêu yêu cầu thực hành: Hãy dùng 3 màu cơ bản là Đỏ, Vàng Lam để vẽ màu vào hình đơn giản ở vở tập vẽ theo ý thích. - Gv gợi ý: + Hướng dẫn cách cầm bút. + Chọn đúng màu để vẽ vào hình + Vẽ màu chậm và đều tay. + Không vẽ chờm. Màu ra ngoài hình vẽ. R. Gv gợi ý cho hs khá, giỏi: vẽ màu có thể pha chộn (bằng cách tô chồng màu lên nhau tạo ra màu khác.) d) Hoạt động4 : Nhận xét đánh giá - Gv cùng hs nhận xét: + Bài vẽ màu của bạn vào hình đúng chưa? + Nét vẽ như thế nào? + bài vẽ có bị chem. Ra ngoài hình không? + Em thấy bài vẽ nào đẹp nhất? - Khen ngợi hs có ý thức hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Gv nhận xét tiết học. - Hs quan sát - Đỏ, Vàng, Lam. - Hs gọi tên đồ vật và màu của đồ vật - Quả, bầu trời, áo… - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. - Lá cờ - Đỏ, ngôi sao vàng - Màu vàng - Xanh lam. - Hs quan sát. - Hs thực hành. - Hs tìm ra cách vẽ khác nhau. - Hs thực hành. - Hs thực hành. - Hs trưng bày bài vẽ. - Hs nhận xét. - Hs chọn ra bài vẽ đúng đẹp. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. 4. Củng cố : ? Hãy gọi tên 3 màu chúng ta vừa được học? ? Em thấy 3 màu Đỏ, vàng, lam thường có ở đâu? - Trong cuộc sống màu sắc luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Màu sắc làm cho cuộc sống của chúng ta thêm sinh động và tươi đẹp hơn. 5. Dặn dò : - Học và ghi nhớ 3 màu cơ bản. Quan sát gọi tên các màu của lá cây, hoa, quả. - Chuẩn bị bút màu cho bài học sau: Màu và vẽ màu vào hình đơn giản. ============================@===@======================== Tuần: 4 Ngày soạn: 11/9/2010 Ngày giảng:13/9/2010 Mĩ Thuật: tiết4 Vẽ hình tam giác I. Mục Tiêu: - Hs nhận biết được hình tam giác. - Hs biết cách vẽ hình tam giác. Từ hình tam giác hs vẽ được các hình tượng trong thiên nhiên. * Hs khá giỏi: Từ hình tam giác vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản. - Hs yêu thích vẽ tranh. II. Chuẩn bị: * GV: - Một số hình vẽ có dạng hình tam giác. - Một số đồ vật: êke, khăn quàng. - Bài vẽ màu của hs năm trước. * HS: - Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy – học: 1) ổn định : - Hs hát 2) Kiểm tra : - Đồ dùng học vẽ. 3) Bài mới : Giới thiệu – ghi bảng a) Hoạt động1: Giới thiệu hình tam giác. - Gv cho hs xem các đồ vật có dạng hình tam giác. ? Hình vẽ những đồ vật gì? - Gv cho hs xem hình 3 vở tập vẽ. ? Hãy gọi tên hình vẽ? ? Muốn vẽ hình tam giác ta vẽ như thế nào? ÄKL: Có rất nhiều đồ vật có dạng hình tam giác như: thuyền, nón, khăn quàng... b) Hoạt động2 : Cách vẽ - Gv vẽ thị phạm bảng - giới thiệu: ! Vẽ một nét xiên phải. ! Vẽ tiếp một nét xiên trái. ! Vẽ nét ngang nối liền hai nét ta được hình tam giác. ! Từ các hình tam giác ta có thể vẽ được các hình như nhà, thuyền, cá… c) Hoạt động3 : Thực hành - Gv nêu yêu cầu thực hành: Hãy vẽ một bức tranh trong đó có hình dạng hình tam giác. - Gv gợi ý: + Vẽ nét bằng tay không dùng thước. + Từ phải qua trái. + Vẽ màu chậm và đều tay. + Không vẽ chờm. Màu ra ngoài hình vẽ. R. Gv gợi ý cho hs khá, giỏi: vẽ màu có thể pha chộn (bằng cách tô chồng màu lên nhau tạo ra màu khác.) d) Hoạt động4 : Nhận xét đánh giá - Gv cùng hs nhận xét: + Bài vẽ màu của bạn vào hình đúng chưa? + Nét vẽ như thế nào? + bài vẽ có bị chờm. Ra ngoài hình không? + Em thấy bài vẽ nào đẹp nhất? - Khen ngợi hs có ý thức hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Gv nhận xét tiết học. - Hs quan sát - Đỏ, Vàng, Lam. - Hs gọi tên đồ vật và màu của đồ vật - Quả, bầu trời, áo… - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. - Hs quan sát. - Hs thực hành. - Hs tìm ra cách vẽ khác nhau. - Hs thực hành. - Hs trưng bày bài vẽ. - Hs nhận xét. - Hs chọn ra bài vẽ đúng đẹp. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. 4. Củng cố : ? Hãy gọi tên 3 màu chúng ta vừa được học? ? Em thấy 3 màu Đỏ, vàng, lam thường có ở đâu? - Trong cuộc sống màu sắc luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Màu sắc làm cho cuộc sống của chúng ta thêm sinh động và tươi đẹp hơn. 5. Dặn dò : - Học và ghi nhớ 3 màu cơ bản. - Chuẩn bị bút màu cho bài học sau: Màu và vẽ màu vào hình đơn giản. ============================@===@======================== Tuần: 5 Ngày soạn: 18/9/2010 Ngày giảng:20/9/2010 Mĩ Thuật: tiết5 Vẽ nét cong I. Mục Tiêu: Hs nhận biết nét cong Biết cách vẽ nét cong; Vẽ được hình nét cong và tô màu theo ý thích. * Hs khá giỏi:vẽ được một tranh đơn giản và tô màu theo ý thích. - Hs yêu thích vẽ tranh, phát triển kkỹ năng vẽ cho hs. II. Chuẩn bị: * GV: - Một số hình vẽ có net cong. - Một số đồ vật có dạng nét cong. - Hình minh hoạ cách vẽ nét cong. - Bài vẽ màu của hs năm trước. * HS: - Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy - học: 1) ổn định: - Hs hát 2) Kiểm tra: - Đồ dùng học vẽ. 3) Bài mới: Giới thiệu – ghi bảng a) Hoạt động1: Quan sát nhận xét - Gv vẽ các nét thẳng, nét xiên. ? Em nào gọi tên các nét trên đây? - Gv cho hs xem một số nét cong. ? Nét cong có khác nét thẳng không? ? Trong bức tranh em thấy có hình ảnh nào có sử dụng nét cong? ÄKL: Nét cong rất đa dạng và phong phú, có các nét cong hở, có nét cong bằng sự sáng tạo mà ta có thể tạo ra nhiều tranh khác nhau từ nét cong. b) Hoạt động 2 : Cách vẽ - Gv vẽ thị phạm bảng - giới thiệu: ! Vẽ các nét cong hở như nét gợn sóng ta vẽ từ trái sang phải. ! Vẽ nét cong khép kín ta vẽ từ trên xuống theo nhiều hướng ngược chiều kim đồng hồ. ! Vẽ các nét cong (cánh hoa, tán lá cây, vẽ từ trái sang phải) - Gv gọi 1-2 hs lên bảng tập vẽ nét cong. Gv chỉnh sửa. c) Hoạt động3 : Thực hành - Gv nêu yêu cầu thực hành: Hãy vẽ mộtj bức tranh từ nét cong. - Gv gợi ý: + Vẽ vườn hoa + Vẽ vườn cây ăn quả + Vẽ thuyền, biển, núi, biển - Gv gợi ý cho hs còn lúng túng. + Tìm hình định vẽ. + Vẽ hình cân đối với khổ giấy. R. Gv gợi ý cho hs khá, giỏi: vẽ màu có thể pha chộn (bằng cách tô chồng màu lên nhau tạo ra màu khác.); vẽ màu theo ý thích. d) Hoạt động4 : Nhận xét đánh giá - Gv cùng hs nhận xét: + Hình vẽ như thế nào? + Màu sắc? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao? - Khen ngợi hs có ý thức hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Gv nhận xét tiết học. - Hs quan sát - Hs gọi tên nét - Hs quan sát - Khác - Quả, hoa. - Hs lắng nghe. - Hs quan sát. - Hs thực hành. - Hs tìm ra cách vẽ khác nhau. - Hs thực hành. - Hs thực hành. - Hs trưng bày bài vẽ. - Hs nhận xét. - Hs chọn ra bài vẽ đúng đẹp. - Hs lắng nghe. 4. Củng cố: ? Các em vừa học vẽ bài gì? - Gv gọi 1-2 hs lên bảng vẽ nét lại nét cong. - Gv củng cố lại nội dung bài học 5. Dặn dò: - Quan sát hình dáng. màu sắc của một số quả. - Chuẩn bị bút màu cho bài học sau: vẽ hoặc nặn quả dạng tròn. ============================@===@========================

File đính kèm:

  • docTuan 1 L1.doc
Giáo án liên quan