Mĩ thuật - Bài 17: Thường thức mĩ thuật

• Năm sinh?

• Quê quán?

• Quá trình học tập và công tác?

• Tác phẩm tiêu biểu?

• Đóng góp cho nền Mĩ thuật Việt Nam?

• Giải thưởng?

 

ppt23 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mĩ thuật - Bài 17: Thường thức mĩ thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giờ học mĩ thuật Lớp 5a Giáo viên : Trịnh Thị Kim Yến Trường TH Dĩnh Trì - Lạng Giang Bài tập trắc nghiệm Tên tranh Tác giả Xuất xứ tranh Chất liệu tranh Thể loại tranh Đáp án 1. B 2. C 3. D 4. A 5. D Thứ tư ngày 27 tháng 12 năm 2007 Mĩ thuật Bài 17: Thường thức mĩ thuật Xem tranh *Du kích tập bắn* Vài nét về hoạ sĩ Nguyễn đỗ Cung Năm sinh? Quê quán? Quá trình học tập và công tác? Tác phẩm tiêu biểu? Đóng góp cho nền Mĩ thuật Việt Nam? Giải thưởng? Xem tranh : Du kích tập bắn Xem tranh : Du kích tập bắn Nội dung đề tài Hình ảnh Cách bố cục : Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ Tư thế động tác các nhân vật Màu sắc Cảm nhận Xem tranh : Du kích tập bắn Toàn Quốc kháng chiến năm 1946, Nguyễn Đỗ Cung tình nguyện tham gia đoàn quân Nam tiến. Ông hoạt động văn hoá nghệ thuật ở khu V: Sáng tác, đồng thời đào tạo nhiều hoạ cho cách mạng. Bức tranh Du kích tập bắn được vẽ ngày 2- 3- 1947. ở bức tranh này tác giả đã đổi mới phương pháp sáng tác: Ông trực tiếp quan sát đối tượng, dùng bột mầu vẽ nhanh tại chỗ. Bức tranh ghi lại buổi tập bắn của một tổ du kích gồm có công nhân nông dân và các thành phần khác, con người và cảnh vật trong cái nắng chói chang của Phú Yên. Màu sắc đẹp, sáng tạo có sắc thái mới cho tranh. Năm nhân vật ở những tư thế khác nhau: Kẻ đứng, người ngồi, kẻ bò, người trườn, không một tư thế nào trùng lặp. Tính chất động của tạo hình dân tộc đem lại cho bức tranh một sự sống động. Khung cảnh bãi tập là một bờ mương đầy nắng, xa xa lại ẩn hiện mấy mái nhà, làng mạc và bầu trời. Nắng vàng rực rỡ trải lên nhân vật, lên cảnh sắc làm cho bức tranh càng thêm sống động, gợi cảm. Nó vượt xa một bức kí hoạ cho dù là trực hoạ. Người xem thấy rõ sự xúc cảm của tác giả qua tranh này: Vẽ bằng bột màu nhưng lại nhuần nhụy hơn cả sơn dầu, hình chắc gọn mà tự nhiên thấy rõ được phong cách của tác giả. Bức tranh là hình ảnh trung thực của cuộc kháng chiến anh dũng ở liên khu V theo cách nhìn của người nghệ sĩ lạc quan cách mạng: Cuộc kháng chiến cuối cùng sẽ đi tới thắng lợi bởi sự đoàn kết một lòng đấu tranh không quản ngại mọi gian khổ hi sinh của toàn dân toàn quân ta. Công chúng ở liên khu V và liên khu IV đều yêu thích bức tranh này. Xem tranh có cụ già bình phẩm “ Vẽ răng như thực” ( vẽ như thật). Các nhà phê bình nghệ thuật thì đánh giá bức tranh “ Là một tranh xuất sắc nhất trong tập tranh Du kích La Hai”; “ Là một tuyên bố về phương pháp nghệ thuật”; “ Bức tranh đã góp phần tạo nên hướng đi cho lớp hoạ sĩ trước cách mạng cũng như đối với lớp trẻ trưởng thành trong kháng chiến”. Đúng như quan niệm của Nguyễn Đỗ Cung: Nghệ thuật phải gắn chặt với cuộc sống sản xuất và đấu tranh đương thời. Màu áo chú bộ đội Chú bộ đội Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân Em nhớ ơn các anh Hát mãi khúc quân hành Chú bộ đội và cơn mưa Tan ca, mời chi em đi họp để thi thợ giỏi (Tranh sơn dầu – Nguyễn Đỗ Cung) Cuộc họp ( Màu bột- Nguyễn Đỗ Cung) Thư nhà trên mâm pháo ( Màu bột- Bùi Quang Đức) Trạm gác máy bay Đa Mai ( Màu bột- Nguyễn Ngọc Lạng) Những bài ca ( Lụa – Nguyễn Địch Lân) Bộ đội Nam tiến ( Màu bột- Nguyễn Đỗ Cung) Dặn dò Chuẩn bị bài sau: Trang trí hình chữ nhật Ghi lại nhận xét về tranh

File đính kèm:

  • pptBai 17 xem Du kich tap ban.ppt
Giáo án liên quan