Lớp tập huấn giáo dục kĩ năng sống trong trường phổ thông

KỸ NĂNG SỐNG BAO GỒM MỘT LOẠT CÁC KỸ NĂNG CỤ THỂ CẦN THIẾT CHO CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA CON NGƯỜI. KỸ NĂNG SỐNG LÀ KHẢ NĂNG LÀM CHỦ BẢN THÂN CỦA MỖI NGƯỜI, KHẢ NĂNG ỨNG XỬ PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI KHÁC VÀ VỚI XÃ HỘI , KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ TÍCH CỰC TRƯỚC CÁC TÌNH HUỐNG CỦA CUỘC SỐNG .

ppt53 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lớp tập huấn giáo dục kĩ năng sống trong trường phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người trình bày : Trần Hoàng Túy Phó Chánh Văn phòng - Sở Giáo dục và Đào tạo Email : tranhoangtuy.vl@gmail.com DĐ : 0909101199 QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG SỐNG ? Theo WHO KHẢ NĂNG - Hành vi thích ứng - Tích cực Ứng xử hiệu quả Theo UNICEF CÁCH TIẾP CẬN Thay đổi Hình thành hành vi mới QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG Theo UNESCO 4 trụ cột KỸ NĂNG SỐNG BAO GỒM MỘT LOẠT CÁC KỸ NĂNG CỤ THỂ CẦN THIẾT CHO CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA CON NGƯỜI. KỸ NĂNG SỐNG LÀ KHẢ NĂNG LÀM CHỦ BẢN THÂN CỦA MỖI NGƯỜI, KHẢ NĂNG ỨNG XỬ PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI KHÁC VÀ VỚI XÃ HỘI , KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ TÍCH CỰC TRƯỚC CÁC TÌNH HUỐNG CỦA CUỘC SỐNG . Lưu ý : - Có nhiều tên gọi khác nhau của KNS (kĩ năng tâm lý xã hội, kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy) - Một kĩ năng có thể có những tên gọi khác nhau + KN hợp tác = KN làm việc theo nhóm + KN giải quyết vấn đề = KN xử lí tình huống - Các KNS có liên quan và củng cố lẫn nhau - Tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề, ra quyết định hiệu quả - KNS hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội, rèn luyện - KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội - KNS khác với KN thực hiện công việc, KN chuyên môn, KN nghề nghiệp PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG Theo WHO, UNESCO, UNICEF - Giải quyết vấn đề -Tư duy phân tích có phê phán - KN giao tiếp có hiệu quả - Ra quyết định - Tư duy sáng tạo - KN giao tiếp ứng xử cá nhân - KN tự nhận thức / tự trọng,tự tin, xác định giá trị - Thể hiện sự cảm thông - Ứng phó với căng thẳng và cảm xúc Trong giáo dục ở Anh - Hợp tác nhóm -Tự quản -Tham gia hiệu quả - Suy nghĩ -Tư duy bình luận, phê phán - Suy nghĩ sáng tạo - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG Ở VIỆT NAM LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN Kĩ năng giao tiếp GIAO TIẾP HIỆU QUẢ Giao tiếp bằng lời (Sử dụng ngôn từ) - Từ ngữ đơn giản, không gây hoảng sợ cho người nghe. - Nói và sử dụng những từ mà người bạn cần giúp đỡ muốn được nghe. - Tránh sử dụng từ phản đối. - Nói các thông tin chính xác, đầy đủ, không nói nửa chừng. - Chỉ nói những vấn đề có liên quan. - Tỏ thái độ ân cần, quan tâm đến người nghe. - Chú ý âm điệu, điểm nhấn và âm lượng của giọng nói. - Diễn đạt trôi chảy, lưu loát GIAO TIẾP HIỆU QUẢ Giao tiếp không lời ( ngôn ngữ cử chỉ) GIAO TIẾP HIỆU QUẢ Kĩ năng lắng nghe - Lắng nghe như thế nào . - Ngừng làm việc, ngừng xem ti –vi, ngừng đọc. - Nhìn vào người nói. - Giữ khoảng cách phù hợp giữa hai người. - Đừng quay sang hướng khác khi người nói đang nói. - Tư thế ngồi ngay ngắn. - Hãy gật đầu và nói “Vâng, vâng”,”Tôi hiểu”,…để đáp lại người đối thoại. - Nếu bạn không hiểu hãy nói cho họ biết, đừng giả vờ lắng nghe. - Đừng ngắt lời người đang nói. - Nhắc lại cụm từ mang thông tin chính. MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN Kĩ năng kiên định Tính kiên định : Cởi mở và thành thật với bản thân và người khác. Lắng nghe ý kiến của người khác. Bày tỏ sự thông cảm với hoàn cảnh. Tự trọng và tôn trọng. Xử lí cảm xúc của mình. Thể hiện ý kiến và mong muốn của mình. Nói không và giải thích lí do. Thực hiện theo ý muốn của mình mà không tổn hại đến quyền của người khác. MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN Kĩ năng kiên định Thái độ hung hăng : Buộc người khác làm điều họ không mong muốn. Nói lớn tiếng và thô lỗ. Ngắt lời người khác. Luôn đặt nhu cầu và quyền lợi mình lên trên. Thực hiện bằng được điều mình mong muốn bất kể điều gì, thậm chí làm phương hại đến quyền lợi người khác. MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN Kĩ năng kiên định Thái độ phục tùng : Yên lặng vì sợ người khác giận. Đồng ý khi trong lòng không mong muốn. Tránh xung đột. Luôn đặt nhu cầu người khác lên trên. Chiều theo những việc mình không mong muốn. Trong lòng giận dữ, khó chịu nhưng không nói ra. Mơ hồ về ý nghĩa và điều mình muốn. Biện minh hành động của mình là vì người khác. Không có thái độ kiên quyết. MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng BIỂU HIỆN kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng Yếu tố hành vi Cách chống lại căng thẳng Khó ngủ, ăn không ngon Nói năng không rõ ràng, khó hiểu Nói năng liên tục về một sự việc Hay tranh luận Rút lui Phóng đại Không muốn tiếp xúc với người khác Uống rượu bia / thuốc an thần Không muốn năng động bình thường Quan tâm đến cơ thể và hành vi của mình Tránh các tình huống căng thẳng nếu có thể Nghỉ ngơi và ngủ nhiều Tập các bài tập thư giãn Xác định nguyên nhân gây căng thẳng, làm gì đó để thay đổi nguyên nhân Quản lí thời gian – hoàn thành từng việc một Suy nghĩ lạc quan Bày tỏ tình cảm một cách hợp lí Ăn uống hợp lí , tập thể thao Đọc sách, ca hát hay làm gì đó MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN Kĩ năng đặt mục tiêu Tính khả thi ( thực tế ) Ai hỗ trợ, giúp đỡ ,thực hiện mục tiêu ? Thời gian bao lâu hoàn thành (ngắn hạn : 1 - 3 ngày ; trung hạn : 1 - 3 tháng ; dài hạn : 6 - nhiều năm) Ngày tháng hoàn thành Biểu diễn mốc thời gian thực hiện Thuận lợi, khó khăn Khẳng định, quyết tâm So sánh với kết quả cuối cùng PHẦN THỰC HÀNH CÁC BÀI TẬP KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP Hoạt động 1 : Làm quen Mỗi người nhận nửa trái tim Tìm bạn mới có cùng nửa trái tim Hai người làm quen, tìm hiểu tên, địa chỉ, gia đình, sở thích. (Chia cả lớp thành : Nam / nữ ; có gia đình / chưa có gia đình ; năm sinh / tháng sinh / ngày sinh xếp từ nhỏ đến lớn ; chiều cao từ cao đến thấp ,…) Thực hành KN tự giới thiệu và làm quen Ý nghĩa HĐ1 : Phá vỡ tảng băng khi mới gặp nhau buổi đầu trước một tập thể, làm cho mối quan hệ trở nên thân tình, cởi mở với nhiều người. Hoạt động 2 : Lắng nghe tích cực Lần 1 : - Hai đội ngồi ghế quay lưng vào nhau - Giao hình vẽ mẫu cho một đội - đội nhận hình vẽ mẫu mô tả cho đội kia vẽ theo, không hỏi lại - Vẽ xong so sánh hình mới vẽ và hình mẫu Lần 2 : - Hai đội ngồi ghế đối diện nhau - Một đội vẽ - một đội mô tả theo tranh mẫu. Người vẽ có thể hỏi lại - So sánh hình vẽ và hình mẫu THẢO LUẬN : Lần vẽ nào khó hơn ? Thấy được hiệu quả của lắng nghe tích cực Ý nghĩa HĐ 2 : Lắng nghe tích cực Nếu biết lắng nghe tích cực , sử dụng lời nói và có thông tin phản hồi thì việc giao tiếp có hiệu quả hơn Hoạt động 3 : Cùng nói một lúc - Cả 4 bạn đóng vai một cuộc tranh luận về lợi ích của quyển sách, cây bút, quyển tập và cái bàn học - Bốn người tranh nhau nói trước và nói hết ý kiến của mình cùng một lúc Ý nghĩa HĐ 3 : Cùng nói một lúc Phải lắng nghe ý kiến của người khác khi họ đang nói. Nếu tất cả mọi người đều nói thì sẽ không nghe được gì cả. Rèn luyện kĩ năng biết nói và lắng nghe đúng lúc , giao tiếp bằng lời nói một cách có hiệu quả Hoạt động 4 : Giao tiếp không bằng lời - 4 bạn thể hiện 4 hành vi bằng cử chỉ hay 4 cái bắt tay khác nhau - Cả lớp đoán cảm xúc giận dữ, lo lắng, hài lòng, thất vọng Ý nghĩa HĐ 4 : Giao tiếp không bằng lời Giao tiếp không bằng lời và bằng lời đều rất quan trọng. Trong một số tình huống giao tiếp không lời có thể có ý nghĩa hơn. Thấy được hiệu quả của giao tiếp không bằng lời KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC Hoạt động 1 : Tôi là ai ? - Nhận 1 tờ giấy A4 và bút vẽ - Vẽ biểu tượng thể hiện đặc điểm, tính cách, thói quen, tình cảm, tâm tư - Chia sẻ nhóm đôi, nhóm nhỏ, cả lớp Nhận thức rõ về bản thân, đặc điểm, tính cách, trao đổi, chia sẻ với người khác Câu hỏi phân tích : -Bạn nghĩ gì khi vẽ biểu tượng của mình ? Bạn nghĩ gì khi nói về biểu tượng của mình cho một người khác, nhóm nhỏ , cả lớp Ý nghĩa HĐ1 : Tôi là ai ? Khi nghĩ về biểu tượng của mình, bạn có dịp nhìn lại đặc điểm, tính cách, khả năng, tâm tư, tình cảm của bản thân kể cả những ưu điểm, nhược điểm. Điều này rất cần trong giao tiếp của bạn với người khác. Mạnh dạn chia sẻ, diễn đạt với các bạn khác trong nhóm nhỏ và cả lớp. Hoạt động 2 : Ưu điểm và nhược điểm - Nhận giấy, suy nghĩ và viết ra những ưu điểm của mình. - Trao đổi nhóm đôi , chia sẻ trong nhóm nhỏ Câu hỏi phân tích - Bạn có cảm nghĩ gì khi nói về ưu điểm, nhược điểm của mình ? - Khi chia sẻ với một người khác và trong nhóm , bạn có nghĩ gì ? - Vì sao bạn có thể chia sẻ được những điều đó với bạn khác ? tự đánh giá bản thân, cởi mở, dám thể hiện mình Ý nghĩa HĐ2 : Ưu điểm và nhược điểm - Nhận thức đúng về bản thân rất cần thiết trong quan hệ giao tiếp với người khác, thúc đẩy lòng tự trọng và sự tự tin. - Nhận thức rõ ai cũng có ưu điểm và nhược điểm. Điều cần thiết là phát huy và khắc phục để tiến bộ. Từ đó thông cảm với bạn khác. - Chỉ có thể trao đổi về ưu, nhược điểm của mình trong không khí cởi mở, thân thiện có sự chấp nhận và lắng nghe. Hoạt động 3 : Kỉ niệm - Nhận giấy, kẻ một đường ngang từ trái sang phải tương ứng thời gian từ mới sinh đến hiện tại. - Phía trên đường kẻ, đánh dấu những sự kiện hoặc kỉ niệm không vui đã diễn ra với thời điểm tương ứng trên đường kẻ. Vẽ xong, chia sẻ với bạn ngồi kế bên, trong nhóm nhỏ. Câu hỏi phân tích Bạn có cảm nghĩ gì khi làm bài tập này ? Cảm nghĩ của bạn khi chia sẻ kỉ niệm của mình ? (với bạn – trong nhóm nhỏ) - Cảm nghĩ của bạn khi nghe bạn bè khác chia sẻ những cảm nghĩ của họ ? Ghi lại những sự kiện quan trọng trong cuộc đời đã diễn ra, bày tỏ cởi mở Ý nghĩa HĐ3 : Kỉ niệm - Giúp bạn tự phản ánh, nhìn lại những sự kiện đã qua có dấu ấn kỉ niệm trong đời của bạn, là bài tập giúp ta hiểu rõ hơn về bản thân mình. - Chia sẻ trong nhóm giúp hiểu nhau hơn, thúc đẩy thái độ cảm thông trong nhóm. - Người phụ trách hiểu bạn hơn và có hướng giúp bạn hiệu quả hơn. - Vẽ và đánh dấu giúp ta hồi tưởng các sự kiện. Hoạt động 4 : Cửa sổ JOHARI - Nhận giấy và tự vẽ cửa sổ JOHARI - Tự nhìn lại cửa sổ JOHARI của bản thân Nhận thức về bản thân, chia sẻ với người khác Hoạt động 5 : Hiểu và cảm thông với người khác - Trong 5 phút, suy nghĩ về tâm trạng của những bạn khác - Chia nhóm để chuẩn bị sắm vai : quan sát tìm hiểu tâm trạng, thể hiện thái độ cảm thông. Cả nhóm tham gia ý kiến và xây dựng kịch bản, bố trí sắm vai. - Các nhóm lần lượt sắm vai. Quan sát góp ý kiến Câu hỏi thảo luận Bạn có suy nghĩ gì khi thực hiện hoạt động này ? Để có thể cảm thông với người khác, bạn cần làm gì ? Phát hiện và hiểu cảm xúc của người khác, khuyến khích thái độ nhạy cảm và cảm thông với người khác Tóm tắt HĐ5 : Hiểu và cảm thông với người khác - Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông họ. Cần rèn luyện thái độ chia sẻ hết sức tế nhị. - Quan sát cử chỉ, thái độ, trò chuyện, thăm hỏi và biết lắng nghe để hiểu về tâm trạng của một người. KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ Hoạt động 1 : Tưởng tượng Nhận phiếu bài tập tưởng tượng và ghi vào đó Thảo luận : Tại sao bạn chọn điều đó. Sự lựa chọn này có ý nghĩa gì với bạn. -Thái độ của bạn với những chia sẻ, những suy nghĩ với người khác. Phát triển suy nghĩ sáng tạo, tôn trọng suy nghĩ người khác, xác định giá trị của bản thân Ý nghĩa HĐ1 : Tưởng tượng Nhưng điều bạn coi là có giá trị với bạn sẽ giúp bạn hành động có hành vi theo giá trị đó. KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ Hoạt động 2 : Phù điêu - Mỗi người nhận một phù điêu (hoa 6 cánh) - Điền vào những nội dung + Tên + Nguyện vọng cuối đời bạn muốn đạt được + Một người quan trọng nhất đối với bạn + Một tiêu chuẩn đạo đức bạn muốn tất cả mọi người phải theo + Một tiêu chuẩn đạo đức mà bạn luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm + Bốn từ mà bạn muốn người ta mô tả về mặt tư cách hay tính cách của bạn Phát triển kĩ năng tự nhận thức giá trị, xác định những giá trị quan trọng trong cuộc sống KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ Thảo luận : - So sánh phù điêu của bạn với phù điêu của người khác. Bạn thấy mục nào dễ làm , mục nào khó nhất ? Ý NGHĨA HĐ 2 : Phù điêu Những điều bạn mong muốn và những điều bạn muốn người khác đánh giá về mình là những giá trị quan trọng đối với bạn. KĨ NĂNG KIÊN ĐỊNH Hoạt động 1 : Thế nào là kiên định ? - Nhận giấy lớn A0 - Cá nhân suy nghĩ và nêu kiên định là gì ? - Ghi lên giấy lớn và trình bày cả lớp - Đọc to Hiểu khái niệm kiên định và hình thành tính kiên định qua luyện tập KĨ NĂNG KIÊN ĐỊNH Hoạt động 2 : Kiên định chưa ? - Chia nhóm để sắm vai theo các tình huống sau 1. Nhóm bạn của em bảo em thử hút thuốc lá một lần, em làm thế nào ? 2. Một bạn xúi bạn lấy cắp đồ , bạn làm gì ? 3. Một bạn trai mời một bạn nữ đi chơi vào buổi tối, bạn không muốn đi, bạn làm thế nào ? 4. Bạn của bạn xui bạn trốn học một buổi, bạn làm thế nào ? 5. Mọi người đều xếp hàng vào mua vé hay vào cửa. Có một người đứng chen vào trước bạn, các bạn đều phản ứng theo cách hung hăng/kiên định/phục tùng. Hãy thể hiện xem vấn đề được giải quyết như thé nào ? Thể hiện tính kiên định trong mọi tình huống, giải quyết vấn đề một cách tích cực KĨ NĂNG KIÊN ĐỊNH 6. Trước đây, bạn có chơi với một nhóm bạn hay quậy phá, hiện nay người dân trong xóm còn ấn tượng không tốt và thường có thái độ không thân thiện với bạn. Bạn làm thế nào ? 7. Bạn bị ghi sổ là đã trốn học một lần và các bạn trong đội trực không có thái độ thân thiện với bạn, thậm chí còn nhắc đi nhắc lại việc đã qua như để làm bạn xấu hổ với bạn bè. Bạn làm gì ? - Các nhóm sắm vai Thảo luận Bạn có suy nghĩ và quan sát gì về tình huống đã xem ? Về cách cư xử của bạn mình ? Vấn đề rút ra ở đây là gì ? KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH Mục đích : - Biết nên giải quyết vấn đề bằng cách nào ? - Các bước thực hiện khi ra quyết định. Xác định vấn đề Thu thập thông tin Liệt kê các giải pháp Kết quả sự lựa chọn giải pháp RA QUYẾT ĐỊNH Hành vi thể hiện Kiểm định lại hiệu quả quyết định - Chia nhóm sắm vai các tình huống - Thảo luận nhóm 1. Quyết định nói ra một sự thật 2. Xung đột trong gia đình khiến bạn buồn chán, thất vọng. Bạn có ý định bỏ nhà ra đi. 3. Một trẻ gái đang bị rủ rê gia nhập một nhóm không lành mạnh có liên quan đến tiêm chích ma túy. 4. Một bạn phát hiện bạn của mình lấy cắp tiền của người khácvà bạn đang băn khoăn không biết làm gì ? 5. Hai bạn nữ ở nông thôn đang bị nhóm bạn rủ đi thành phố kiếm sống (nhóm bạn này đã từng đi thành phố kiếm sống) 6. Một bạn học kém trong học kì vừa rồi, gia đình không hài lòng. Bạn buồn bã tìm đến một người bạn, có một bạn đang xui bạn ấy bỏ học. KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các tình huống gây căng thẳng - Từng nhóm liệt kê các tình huống gây căng thẳng hàng ngày - Thông báo và ghi lên bảng - Chọn một vài tình huống đã nêu, nói lên tâm trạng khi gặp tình huống đó - Chia nhóm thảo luận về tâm trạng có thể có khi gặp phải một tình huống đã liệt kê. + N1: Thảo luận về tâm trạng có thể có khi thất bại trong học tập + N2: Thảo luận về tâm trạng có thể có khi sắp đến kì thi + N3: Thảo luận về tâm trạng có thể có khi bị khiển trách oan + N4: Thảo luận về tâm trạng có thể có khi bị ép buộc làm những việc không thích - Các nhóm trình bày Biết tình huống gây căng thẳng hàng ngày và những cảm xúc thường gặp Ý nghĩa HĐ1 Có nhiều tình huống căng thẳng hàng ngày . Khi bị căng thẳng con người thường có tâm trạng : buồn chán, thất vọng, tức giận, lo lắng, hồi hộp, uất ức, … làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng có thể hy vọng, mong muốn, cố gắng hơn. Tìm cách chống lại căng thẳng (stress) : nghỉ ngơi, ngủ nhiều, tập bài tập thư giãn, hoàn thành từng việc một, ăn uống hợp lí, tập thể dục thể thao, đọc sách, ca hát,… KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG Hoạt động 2 : Ý thức về các cảm xúc của bản thân mình trong tình huống căng thẳng - Chia nhóm thảo luận các câu hỏi : 1. Có thể có những tâm trạng khác nhau khi căng thẳng không ? 2. Những tâm trạng đó ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? - Các nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung Ý nghĩa HĐ2 : Khi căng thẳng sẽ có cảm xúc hay tâm trạng khác nhau Có những cảm xúc tiêu cực: buồn, tức giận,… ảnh hưởng đến sức khỏe, giao tiếp, sinh hoạt, học hành, làm việc. Có những cảm xúc tích cực: hy vọng, mong muốn, cố gắng,.. để luôn tìm cách ứng phó tích cực. Bình tĩnh và cân bằng hơn khi gặp phải tình huống căng thẳng KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG Hoạt động 3: Dòng suy nghĩ tích cực và tiêu cực đối với tình huống căng thẳng - Nêu một vài tình huống gây căng thẳng. Tất cả ghi ra những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực về tình huống đã nghe. - Đọc lên ý kiến, ghi lên bảng : suy nghĩ tích cực/suy nghĩ tiêu cực Thảo luận + Những hành vi tích cực/tiêu cực đưa đến những hành động tương ứng nào ? Nêu thí dụ qua thực tế. + Điều gì xảy ra nếu chỉ có những ý nghĩ tiêu cực ? + Cần những kĩ năng sống cụ thể nào để thúc đẩy suy nghĩ tích cực và hạn chế suy nghĩ tiêu cực? KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG Hoạt động 4: Các cách ứng phó - Nêu một vài tình huống gây căng thẳng .Ghi lên bảng - Mỗi người nhận một phiếu ghi cách ứng phó. - Đọc tình huống vừa nêu, mỗi bạn suy nghĩ xem mình có thích phiếu ứng phó đang cầm trong tay. - Di chuyển đến 1 trong 3 vị trí : THÍCH – KHÔNG THÍCH – KHÔNG RÕ LẮM, LƯỠNG LỰ để bày tỏ thái độ của mình đối với cách ứng phó ghi trên phiếu - Nêu vài cách ứng phó và giải thích vì sao T – KT - LL Tìm hiểu và phân tích các cách ứng phó khác nhau mang tính tích cực Các tình huống gây căng thẳng thường gặp : Sắp đến kì thi, bị trách oan, bị điểm thấp trong kì kiểm tra,bị kẻ xấu xin đểu, hăm dọa, bạn bè nói xấu,… Thảo luận Có nhiều cách ứng phó khác nhau trong tình huống gây căng thẳng không ? Điều này có ý nghĩa gì ? Có những cách ứng phó phù hợp cho tình huống này nhưng không phù hợp đối với tình huống khác không ? Có phải người ta luôn biết vận dụng những cách ứng phó phù hợp và không sử dụng cách ứng phó không phù hợp không ? Cho thí dụ. Ý nghĩa HĐ4 : Các cách ứng phó - Có nhiều cách ứng phó khác nhau đối với tình huống căng thẳng. Tuy nhiên không phải bao giờ người ta cũng sử dụng những cách ứng phó phù hợp và không cần sử dụng những cách ứng phó không phù hợp, dù có biết. - Trong thực tế, khi căng thẳng, người ta khó có thể có được cách ứng phó phù hợp mà thường vận dụng cách ứng phó không phù hợp. Cần rèn luyện để có cách ứng phó phù hợp. - Các kĩ năng tự nhận thức, bày tỏ, thổ lộ, nhờ người giúp đỡ, suy nghĩ linh hoạt, thương thuyết,… là rất cần thiết. Các hình thức đi dạo, đi du lịch, chơi thể thao, nghe nhạc, làm một công việc mà mình yêu thích,… là cách ứng phó tích cực. KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG Hoạt động 5 : Nhìn sự việc theo một cách mới - Liệt kê nhanh các tình huống gây căng thẳng của bạn và nêu suy nghĩ riêng. Thí dụ :- Một em học sinh vừa biết tin là không được chọn nhận học bổng của địa phương. (Tôi kém lắm / Ai cũng may mắn chỉ có tôi là không may) - Kể cho bạn ngồi kế bên biết suy nghĩ của bản thân mình. - Nhờ bạn nêu ra suy nghĩ khác (Td: Vì có nhiều người …) - Vài cặp lên trình bày. - Thảo luận, so sánh các cách suy nghĩ mới – Tác dụng của nó. Biết điều chỉnh thái độ, cách nhìn để bớt căng thẳng và cảm thấy vững vàng hơn Ý nghĩa HĐ 5 : Nhìn sự việc theo một cách mới Thông thường sự căng thẳng là do ta dễ có suy nghĩ tiêu cực về một tình huống xảy ra. Tìm cách suy nghĩ mới, tích cực, linh hoạt góp phần giảm bớt sự căng thẳng, huớng đến hành động tích cực để cải thiện tình hình. KĨ NĂNG ĐẶT MỤC TIÊU Hoạt động 1 : Đường đời - Hồi tưởng và ghi lại những mục tiêu đã đạt được trong quá khứ và những dự định thực hiện trong tương lai. - Chia sẻ với bạn bè bên cạnh về đường đời của mình (nhóm đôi) Thảo luận Những sự giúp đỡ nào giúp bạn gặt hái những thành công từ trước đến nay ? Trong thời gian tới, bạn có dự định gì không ? Liệu có thực hiện được không ? Bạn có cách gì để đạt tới ? Phát triển khả năng tự nhận thức, tư duy có phê phán, đặt mục tiêu cho bản thân KĨ NĂNG ĐẶT MỤC TIÊU Hoạt động 6 : Đặt mục tiêu - Nhận phiếu đặt mục tiêu và ghi lại - Chia sẻ trong nhóm về mục tiêu của bạn - Vài bạn trình bày mục tiêu trước lớp Thảo luận - Tại sao kĩ năng đặt mục tiêu lại quan trọng ? - Yếu tố gì quan trọng nhất trong đặt mục tiêu . Vì sao ? Ý nghĩa HĐ 2 : Đặt mục tiêu CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THAM GIA, HỢP TÁC ĐỂ LỚP TẬP HUẤN THÀNH CÔNG Hy vọng đã mang lại những khởi đầu thú vị để các bạn truyền lửa đến nhiều người : học sinh, người thân và cả bản thân mình. Sự tiếp nối hành động của bạn đang ở phía trước. Hãy sẵn sàng và hành động ngay ! Chúc thành công. Trần Hoàng Túy Phó Chánh Văn phòng- Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long DĐ: 0909101199 – Email : tranhoangtuy.vl@gmail.com

File đính kèm:

  • pptbcaoKNSong.ppt
Giáo án liên quan