Lịch sử văn học đại cương: Giới thiệu về ca dao-dân ca Việt Nam. Phân tích một chùm ca dao hoặc một làn điệu dân ca

A/ Khái niệm chung về ca dao/dân ca.

Ca dao là những bài có hoặc không có chương khúc, được sáng tác bằng thể văn vần dân tộc( thường là thể thơ lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm.

. Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng tác được lưu

truyền và phổ biến ở nhiều vùng miền có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc.

ppt23 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 07/11/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử văn học đại cương: Giới thiệu về ca dao-dân ca Việt Nam. Phân tích một chùm ca dao hoặc một làn điệu dân ca, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập thảo luận liên quan đến lịch sử văn học đại cương. Chủ đề 2: Giới thiệu về ca dao-dân ca Việt Nam. Phân tích một chùm ca dao hoặc một làn điệu dân ca ( có minh họa) Ca dao-dân ca Việt Nam Mục lục: A/ Khái niệm về ca dao-dân ca B/ Phân biệt ca dao-dân ca C/ Nội dung của ca dao-dân ca D/ Phân loại ca dao-dân ca 1. Đồng dao 2. Ca dao lao động 3. Ca dao ru con 4. Ca dao nghi lễ-phong tục 5. Ca dao trào phúng- bông đùa 6. Ca dao trữ tình E/ Tính nghệ thuật của ca dao-dân ca. F/ Phân tích ca dao G/ Lý ngựa ô- dân ca Nam Bộ A/ Khái niệm chung về ca dao/dân ca . Ca dao là những bài có hoặc không có chương khúc, được sáng tác bằng thể văn vần dân tộc( thường là thể thơ lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm. . Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng tác được l ưu truyền và phổ biến ở nhiề u vùng miền có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc. B/ Phân biệt ca dao - dân ca Thông thường k hi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ tới những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những làn điệu, những thể hát nhất định . - Một đàn cò trắng bay tung, Bên nam, bên nữ ta cùng cất lên. Cất lên một tiếng linh đình, Cho loan sánh phượng, cho mình sánh ta... ( Hát trống quân) Trên trời có đám mây xanh, Chính giữa mây trắng, xung quanh mây vàng. Ơi là tình phụ tình phàng. Chừ là duyên lắm bấy, Chừ cái dạ em trông chồng, mà không thấy chồng đâu. Ơi ông chồng, chồng mình ơi ! Chi mà tệ, tệ lắm chàng ! Chi mà bạc, bạc lắm chàng !...... ( Lý vọng phu) Trong ca dao, đại đa số là tác phẩm trữ tình. Đối tượng của nó là những sáng tác phản ánh hiện thưc đời sống không phải thông qua cốt truyện, sự xung đột hành động của các nhân vật mà thông qua sự thể hiện tâm trạng của các nhân vật trữ tình. - Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. - Bướm vàng đậu đọt mù u, Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn - Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng. - Thân cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. C/ Nội dung của ca dao- dân ca Có 5 nội dung cơ bản: + Phản ánh lịch sử + Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống + Phản ánh đời sống tình cảm của nhân dân + Phản ánh đời sống của xã hội cũ + Chứa đựng tiếng cười trào phúng D / Phân loại ca dao- dân ca Ca dao- dân ca có 6 loại cơ bản: + Đồng dao + Ca dao lao động + Ca dao ru con + Ca dao nghi lễ, phong tục + Ca dao trào phúng, bông đùa + Ca dao trữ tình 1. Đồng dao : là loại thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em, Đồng dao được chia thành 2 loại nhỏ: - Loại gắn với trò chơi của trẻ em: Chi chi chành chành, Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Cấp kế đi tìm Ù à ù ập Đóng sập cửa vào . - Loại gắn với công việc của trẻ em: Thằng cuội ngồi gốc cây đa, Để trâu ăn lúa gọi cha ới ời Cha còn cắt cỏ trên trời, Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên. Ông thì cầm bút, cầm nghiên, Ông thì cầm tiền đi chuột lá đa 2. Ca dao lao động : là phần lời cốt lõi của dân ca lao động, là sự kết hợp hài hòa giữa nhịp điệu lao động và xúc cảm của con người trong lao động. Có 2 loại: - Hò lao động: nảy sinh trên cơ sở có sự lặp đi lặp lại của các động tác lao động có tính chất nhịp điệu. “Ra đi sóng biển mịt mù, Trời cho lưới nặng dô hò kéo lên” “ Trời mưa trời gió đùng đùng Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu Đem về trồng bí trồng bầu Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà. ” - Bài ca nghề nghiệp : nói về nghề nghiệp truyền thống như bài ca về lịch lao động của nghề làm ruộng, nghề chài lưới .. “Tháng chạp là tiết trồng khoai, Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà. Tháng ba thì đậu đã già, Ta đi ta hái về nhà phơi khô. Tháng tư đi tậu trâu bò, Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm ” 3. Ca dao ru con có từ lâu đời và rất phổ biến, lời hát ru phần nhiều là những câu ca dao có sẵn. - Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về Con cối đá nằm trong cối đá, Con chim đa đa đậu nhánh đa đa, Chồng gần bậu không lấy, bậu lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già. Chén cơm, đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng? 4. Ca dao nghi lễ, phong tục có nhiều trong các bài tế thần, biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo của người dân. - Dập dìu cánh hạc chơi vơi Tiễn thuyền Vua Lý đang dời kinh đô Khi đi nhớ cậu cùng cô Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường. -Lạy trời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày.. 5. Ca dao trào phúng nói lên tiếng cười mang đậm nét hài hước, bông đùa, hóm hỉnh, dí dỏm. - Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho Đêm nằm thì ngáy o o Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà Đi chợ thì hay ăn quà Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu . 6. Ca dao trữ tình : là những câu hò, điệu hát của những nam nữ thanh niên đối đáp nhau khi họ ra đồng làm việc hay trong những buổi hội hè, đình đám. -Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. - Bây giờ mận mới hỏi đào:  Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?  Mận hỏi thì đào xin thưa:  Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. -A nh đi đằng ấy xa xa  Ðể em ôm bóng trăng tà năm canh.  Nước non một gánh chung tình  Nhớ ai, ai có nhớ mình chăng ai? E/Tính nghệ thuật của ca dao-dân ca Thể thơ : Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau : - T hể lục bát ( rất phổ biến trong ca dao ) - T hể song thất lục bát ( được sử dụng không nhiều ) - T hể văn thường : (gồm một câu có bốn hoặc năm chữ, được dùng nhiều trong đồng dao ) - H ợp thể : là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể. Cấu tứ : - Cấu tứ theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định . - C ấu tứ theo lối đối thoại . - C ấu tứ theo lối phô diễn về thiên nhiên F/ Phân tích một chùm ca dao hoặc một làn điệu dân ca . Ca dao dân ca như cây đàn muôn điệu của người dân Việt Nam. Những khúc hát tâm tình về tình yêu quê hương đất nước con người,về tình cảm gia đình đã thấm sâu vào tâm hồn của mỗi chúng ta qua lời ru ngọt ngào của mẹ đó là: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! Bài ca dao ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, không có gì đo đếm được, đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hai câu đầu là lời ru êm ái của mẹ được nhân dân viết theo cấu trúc song hành nói về công cha nghĩa mẹ. Công cha được so sánh với núi ngất trời, ngọn núi cao đến tận tầng mây xanh không thước gì đo đếm được. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông, đó là nguồn nước bao la,vô tân không bao giờ cạn. Núi, biển, trời, nước là hình ảnh vĩnh hằng vĩ đại được so sánh với công cha, nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, không thể nào kể xiết. Hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình, thiết tha. Hai tiếng con ơi làm cho lời ru ngọt ngào,thấm thía biết bao: “ Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” Câu “ Núi cao biển rộng mênh mông ” là hình ảnh ẩn dụ nhắc lại công cha, nghĩa mẹ vô cùng to lớn, bao la như núi cao, như biển rộng. Còn câu “ Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! ” tác giả dân gian đã sử dụng 4 chữ hán:"cù lao chín chữ"để nói lên công sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con cái khó khăn, vất vả nhiều bề của cha mẹ. Qua đó, bài ca dao nhắc nhở chúng ta phải ghi lòng, tạc dạ công lao của cha mẹ và đó cũng chính là thực hiện đạo hiếu làm con. Bằng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, cách dùng từ hán-việt độc đáo, tác giả dân gian đã thể hiện thành công và xúc đông công lao trời biển của cha mẹ, đồng thời giáo dục chúng ta 1 bài học về đạo lí làm con vô cùng thấm thía và đầy ý nghĩa. G/ Lý Ngựa Ô- Dân ca Nam Bộ Khớp con ngựa ngựa ô Khớp con ngựa ngựa ô Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vàng (ư...) Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen Búp sen lá dặm, giây cương nhuộm thắm Cán roi anh bịt đồng thòa Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng Anh đưa nàng về dinh Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng Anh đưa nàng về dinh Khớp con ngựa ngựa ô Khớp con ngựa ngựa ô Ngựa ô anh khớp đi khắp các nẻo xa Đi qua núi mộng, trở lại đồi mơ Đi bên suối đợi, đi sang rừng nhớ Dắt nhau trông biển hẹn hò (ơ) Là theo í a theo nàng, anh theo nàng Anh theo nàng một phen (ơ) Là theo í a theo nàng, anh theo nàng Anh theo nàng một phen Khớp con ngựa ngựa ô Khớp con ngựa ngựa ô Ngựa ô anh khớp duyên bén ta thành đôi Trong sân pháo nổ, cả họ mừng vui Em mang áo đỏ, chân đi hài tía Thắt lưng dây lụa màu vàng (ơ) Cùng nhau í a tơ hồng, lễ tơ hồng Xin chân thành cảm ơn! Họ và tên những sinh viên tham gia thuyết trình : 1/ Lương Thị Nguyệt Nga 2/ Huỳnh Thi Lệ Hoa 3/ Nguyễn Quỳnh Hoa 4/ Trần Thị Thu Hằng 5/ Huỳnh Mỹ Linh 6/ Võ Thị Phượng 7/ Lê Phạm Thùy Trang 8/ Huỳnh Thị Phương Trang Văn Bằng 2-Khóa 6 ( 2011-2013)

File đính kèm:

  • pptlich_su_van_hoc_dai_cuong_gioi_thieu_ve_ca_dao_dan_ca_viet_n.ppt