Lịch sử địa phương thanh hóa

Thực hiện Thông tưsố 30/2011/TT-BGD ĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình bồ dưỡng thường xuyên giáo viên

phổ thông; Quyết định số 202/QĐ-SGD&ĐT ngày 10/4/2013 của Giám đốc Sở

Giáo dục và Đào tạo Thanh hoá về việc thành lập Ban biên soạn tài liệu bồi dưỡng

thường xuyên giáo viên và Quy định về biên soạn tài liệu bồi dưỡng thuờng xuyên

giáo viên năm 2013. Tiểu ban biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên

THPTtổ chức biên soạn và xuất bản Tài liệu bồi duỡng thường xuyên giáo viên

THPTbộ môn Lịch sử.

Tài liệu bồi duỡng thường xuyên giáo viên THPTbộ môn Lịch sử được biên

soạn theo tinh thần đổi mới, phù hợp với việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên,

thể hiện ở cấu trúc và cách trình bày dưới các hình thức hoạt động của người học.

Các thông tin phản hồi và hoạt động tự đánh giá được giới thiệuxuyên suối trong

các bài, giúp giáo viên học tập tích cực và từng bước hỗ trợ để tự đánh giá kết quả

và điều chỉnh học tập trong quá trình bồi dưỡng.Chương trình tập trung vào nội

dung dạy học lịch sử địa phương Thanh Hoá góp phần nâng cao trình độ giáo viên

giúp giáo viên phổ thông để dạy tốt chương trình lịch sử địa phương Thanh Hoá ở

trường THPT.

Các tác giảrất mong nhận được sự góp ý của đông đảo đội ngũ giáo viên và

cán bộ quản lý giáodục để tiếp tục hoàn thiện bộ tài liệu này.

Xin trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp cho tài liệu!

pdf68 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 4322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử địa phương thanh hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA NGUYỄN VĂN HỒ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ 2 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Thông tư số 30/2011/TT-BGD ĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình bồ dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông; Quyết định số 202/QĐ-SGD&ĐT ngày 10/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hoá về việc thành lập Ban biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và Quy định về biên soạn tài liệu bồi dưỡng thuờng xuyên giáo viên năm 2013. Tiểu ban biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT tổ chức biên soạn và xuất bản Tài liệu bồi duỡng thường xuyên giáo viên THPT bộ môn Lịch sử. Tài liệu bồi duỡng thường xuyên giáo viên THPT bộ môn Lịch sử được biên soạn theo tinh thần đổi mới, phù hợp với việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, thể hiện ở cấu trúc và cách trình bày dưới các hình thức hoạt động của người học. Các thông tin phản hồi và hoạt động tự đánh giá được giới thiệu xuyên suối trong các bài, giúp giáo viên học tập tích cực và từng bước hỗ trợ để tự đánh giá kết quả và điều chỉnh học tập trong quá trình bồi dưỡng. Chương trình tập trung vào nội dung dạy học lịch sử địa phương Thanh Hoá góp phần nâng cao trình độ giáo viên giúp giáo viên phổ thông để dạy tốt chương trình lịch sử địa phương Thanh Hoá ở trường THPT. Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý của đông đảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để tiếp tục hoàn thiện bộ tài liệu này. Xin trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp cho tài liệu! 3 CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MÔN LỊCH SỬ THPT A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Chương trình BDTX giáo viên năm 2013 bộ môn lịch sử THPT có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục của đảng là học đi đôi với hành. Chương trình tập trung vào nội dung dạy học lịch sử địa phương Thanh Hoá góp phần nâng cao trình độ giáo viên, giúp giáo viên phổ thông để dạy tốt chương trình lịch sử địa phương Thanh Hoá ở trường THPT. Học xong chương trình, học viên có thể đạt các yêu cầu sau: Tự hào ngay từ buổi bình minh của lịch sử, cách ngày nay 30 đến 40 vạn năm, Thanh Hoá đã là nơi sinh sống của con người. Giúp học viên thấy được những đóng góp cụ thể của nhân dân các địa phương trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm của lịch sử địa phương Thanh Hoá trong quá trình dạy và học lịch sử địa phương ở các trường THPT. Góp phần giáo dục các thế hệ sau tình yêu đối với quê hương, đất nước, với dân tộc, lòng kính trọng đối với tổ tiên và các thế hệ đi trước. Người học tự hào với lịch sử quê hương qua đó thấy được trách nhiệm của mình với địa phương, với dân tộc, với tổ tiên và các thế hệ mai sau. 4 B. KẾ HOẠCH BDTX CHO GIÁO VIÊN THPT. Số TT Bài Nội dung Số tiết Số hoạt động 1 Bài 1 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1423) 4 1 2 Bài 2 Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Thanh Hoá từ cuối thế kỷ XVIII đến hết Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1918 6 2 3 Bài 3 Thanh Hoá từ năm 1919 đến năm 1945 6 2 4 Bài 4 Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng tám đến 1975 6 2 5 Bài 5 Thanh Hoá trong công cuộc đổi mới đất nước 6 2 6 Bài 6 Thanh Hoá trong giai đoạn từ 1996 đến 2005 2 1 Cộng 30 Bài 7 Đọc thêm 5 BÀI 1 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1423) (Thực hiện trong 4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Học viên nắm được những nét chính về Lê Lợi và hoạt động của nghĩa quân trên đất Thanh Hoá. - Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2. Về tư tưởng, tình cảm - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua mọi gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. - Khắc sâu lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc. Biết ơn những anh hùng dân tộc, những tấm gương dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho quê hương, đất nước. - Bồi dưỡng tinh thần, quyết tâm vượt mọi khó khăn để học tập và phấn đấu vươn lên. 3. Về kỹ năng - Trả lời câu hỏi, tham khảo các tài liệu để bổ sung cho bài học. - Rèn luyện thêm những kĩ năng phân tích, so sánh, liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét. II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP - Tài liệu lịch sử địa phương. - Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 10, lớp 11. - Các tư liệu lịch sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 6 - Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình. III. THỜI GIAN THỰC HIỆN Thực hiện trong thời gian 4 tiết . HOẠT ĐỘNG CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1423) I. NỘI DUNG 1. Nội dung chính - Tìm hiểu thân thế Lê Lợi và hoạt động của Nghĩa quân trên đất Thanh Hoá. - Những đóng góp của nhân dât Thanh Hoá trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2. Thông tin hỗ trợ a. Lê Lợi và hoạt động của nghĩa quân trên đất Thanh Hoá - Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại quê mẹ làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá). - Là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn. Quân Minh đô hộ nước ta, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. - Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người thân tín nhất trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (thuộc núi rừng Lam Sơn), làm lễ tế cáo trời đất, văn thề, kết nghĩa anh em quyết tâm đánh giặc cứu nước. - Ngày 7 tháng 2 năm 1418 (tức ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất). Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương, truyền lệnh khắp nơi kêu gọi nhân dân cùng nổi dậy chống giặc cứu nước. 7 - Cuộc khởi vừa dấy lên quân Minh lập tức tập trung lực lượng đàn áp. Tổng binh Lý Bân phái Đô đốc Chu Quang điều quân từ thành Tây Đô lên vây quét vùng Lam Sơn, buộc nghĩa quân phải rút lên xứ Mường Một (Thanh Hoá). Quân Minh ráo riết đuổi theo, Lê Lợi phải rút lên núi Chí Linh. Ở đây nghĩa quân rơi vào tình thế hiểm nghèo. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi dẫn 500 quân và 2 voi chiến tự xưng là “Chúa Lam Sơn” kéo ra anh dũng tập kích địch. Lê Lai cùng toán cảm tử quân đã hy sinh quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân. - Lê Lợi trở về căn cứ Lam Sơn, xây dựng lực lượng chiến đấu. Nghĩa quân đã tập kích và đánh bại nhiều cuộc truy kích của địch, tiêu diệt hàng ngàn tên. Tháng 5 năm 1418 quân Minh nổ cuộc vây quét, khủng bố lớn, nghĩa quân buộc phải rút lên núi Chí Linh lần thứ hai. - Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân ngày một mạnh. Cuối năm 1418 và liên tiếp năm 1419 đến cuối năm 1420 nghĩa quân liên tiếp đánh thắng các cuộc vây quét của quân Minh. Đặc biệt, trong trận Sách Khôi nghĩa quân đã tiêu diệt hàng ngàn tên địch, thu hàng trăm ngựa. - Tháng 3 năm 1423, quân Minh do tổng binh Trần Trí chỉ huy từ Đông Quan đánh lên. Trước tình hình đó, Lê Lợi hạ lệnh rút lên núi Chí Linh lần thứ ba. Ở đây nghĩa quân phải sống những ngày gian khổ. Trong hơn hai tháng trời thiếu lương thực, Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân. - Trước tình thế bất lợi và khó khăn như vậy, Lê Lợi chủ trương tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Vì vậy, từ tháng 3 năm 1423 đến tháng 10 năm 1424 là thời kỳ tạm hoà của nghĩa quân để xây dựng lực lượng. Tháng 5 năm 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. 8 b. Đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Thanh Hoá là nơi xuất phát, căn cứ vững chắc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đất Lam Sơn với rừng núi hiểm trở thuận lợi cho việc “công thủ” nhân dân đoàn kết một lòng đảm bảo vững chắc cho nghĩa quân tồn tại và phát triển cùng với núi rừng Lam Sơn đã đùm bọc, che chở, bảo vệ nuôi dưỡng cho nghĩa quân. - Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa các huyện trong tỉnh đều có người về tụ nghĩa: Lê Tông Kiều quê huyện Quảng Xương, Trịnh Khả quê huyện Vĩnh Ninh (nay là huyện Vĩnh Lộc), Trịnh Đồ, Đỗ Bí, Hà Mộng, Lê Khương, Hà Độ quê huyện Nông Cống, Nguyễn Chích quê huyện Đông Sơn. - Trong hội thề Lũng Nhai (không kể Lê Lợi, đã có 11/18 người là người xứ Thanh như: Lê Lai, Lê Lý, Lê Hiển, Lê Bôi, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Đinh Liệt, Trịnh Khả, Trương Lôi, Vũ Uy) phần lớn trong số đó là các tướng lĩnh tài ba của nghĩa quân Lam Sơn sau này. - Trong việc khai hoang, sản xuất, đảm bảo cung cấp lương thực cho nghĩa quân đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Tây Thanh Hoá đã ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt cho nghĩa quân: Xây dựng căn cứ, đào hào đắp luỹ, xây dựng kho tàng, nhà cửa...Truyền thuyết dân gian còn lưu truyền biết bao câu chuyện cảm động về mối tình quân dân đoàn kết nhất trí, hết lòng quyên góp lương thực. - Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phụ nữ Thanh Hoá đã góp phần tích cực trong việc xây dựng căn cứ, cung cấp lương thực, tiếp tế, cứu thương, bảo vệ tướng lĩnh... Không những thế, phụ nữ Thanh Hoá còn tham gia chiến đấu anh dũng chống giặc Minh. Tiêu biểu là Phạm Thị Ngọc Trần (vợ Lê Lợi) ngoài việc tham gia lo việc lương thực nuôi quân bà còn là tấm gương dũng cảm quên mình vì việc lớn. Bên cạnh đó còn nhiều nữ tướng xông pha trận mạc như: Hồng Nương Công Chúa (con gái Lê Lợi), Nguyễn Thị Bành (vợ tướng quân Nguyễn Chích). 9 II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Tr×nh bµy tãm t¾t diÔn biÕn cuéc khëi nghÜa Lam S¬n trên đất Thanh Hoá. 2. Nªu nh÷ng ®ãng gãp cña nh©n d©n Thanh Ho¸ trong cuéc khëi nghÜa Lam S¬n. * Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá. Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá. III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 1. S­u tÇm vµ lËp b¶ng hÖ thèng c¸c di tÝch lÞch sö liªn quan ®Õn khëi nghÜa Lam S¬n trªn ®Êt Thanh Hãa. 10 BÀI 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN THANH HOÁ TỪ CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT (1918) (Thực hiện trong 6 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hưởng ứng chiếu Cần Vương nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đứng lên chống Pháp. Phong trào đã quy tụ được nhiều lãnh tụ tiêu biểu, gây cho Pháp những khó khăn và tổn thất. - Nắm được được những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa phong trào chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa mà tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Hùng Lĩnh, các cuộc khởi nghĩa của đồng bào miền núi. - Phong trào nổ ra liên tục, diễn ra trên một diện rộng, và bền bỉ. Càng về sau qui mô càng lớn ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh. - Đặc điểm, vị trí và ý nghĩa lịch sử các cuộc khởi nghĩa Cần vương ở Thanh Hoá. 2. Về tư tưởng, tình cảm - Khắc sâu hình ảnh nhân dân Thanh Hóa: yêu nước, dũng cảm, thức thiết tha với độc lập dân tộc, tự do của nhân dân, đoàn kết một lòng chống giặc. - Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước. Tự hào, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc. Tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. - Những hạn chế của phong trào, sự cần thiết phải có một gia cấp lãnh đạo tiên tiến để dẫn dắt phong trào đi đến thắng lợi hoàn toàn. 3. Về kỹ năng 11 - Sử dụng các kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những nét chính của một cuộc khởi nghĩa vũ trang. - Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng khai thác bản đồ khi học bài, trả lời câu hỏi, các tri thức phụ trợ (tranh ảnh) với lối so sánh, nhận xét, liên hệ thực tế (gắn di tích lịch sử ở địa phương) tham khảo các tài liệu để bổ sung, trả lời các câu hỏi cho bài học. II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP - Tài liệu lịch sử địa phương. - Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 8. - Tư liệu lịch sử về các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương ở Thanh Hoá. - Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình. III. THỜI GIAN THỰC HIỆN Thực hiện trong thời gian 6 tiết (Mỗi hoạt động thực hiện trong 3 tiết) HOẠT ĐỘNG 1 (Thực hiện trong 3 tiết) I. NỘI DUNG 1. Nội dung chính - Phong trào Cần vương và sự hưởng ứng của nhân dân Thanh Hoá. - Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương ở Thanh Hoá như: Khởi nghĩa Ba Đình, Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. 2. Thông tin hỗ trợ 12 a. Thanh Hoá hưởng ứng phong trào Cần vương - Ngày 13 tháng 7 năm 1885 Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân ra sức phò vua cứu nước. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hoá từ miền ngược đến miền xuôi đều đứng lên giúp Vua cứu nước. - Phong trào Cần vương ở Thanh Hoá đã được qui tụ và có chỉ đạo chung, Trần Xuân Soạn được vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết cử phụ trách tỉnh Thanh Hoá. Phạm Bành phụ trách vùng đồng bằng, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước làm chủ vùng núi, xây dựng căn cứ liên hệ với nghĩa quân Lang Văn Thiết, Lang Văn Hạnh ở Nghệ An. a. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương ở Thanh Hoá - Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) + Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn. Trung tâm căn cứ của cuộc khởi nghĩa là ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê. Chỉ huy cứ điểm là Phạm Bành và Đinh Công Tráng, bên cạnh còn có Nguyễn Khế, Nguyễn Toại. + Tháng 10 năm 1886 nghĩa quân tổ chức phục kích trên Quốc lộ 1 và đánh tan hai cuộc tấn công của quân Pháp. Tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887, quân Pháp tập trung một lực lượng lớn gồm 2 488 tên do đại tá Bơ- rít- xô chỉ huy mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Suốt 34 ngày đêm cầm cự, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc. + Cuối cùng quân Pháp đã phun dầu thiêu trụi các luỹ tre, triệt hạ và xoá tên 3 làng trên bản đồ hành chính. Nguyên Thế, Đinh Công Tráng hy sinh, để giữ trọn khí tiết Phạm Bành đã tự sát. + Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao (Yên Định) tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian dài rồi tan dã. 13 + Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng đã nêu một tấm gương chiến đấu anh dũng sáng ngời, gây cho Pháp nhiều tổn thất, cổ vũ mạnh mẽ cho nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Thanh Hoá nói riêng tiếp tục đứng lên chống Pháp giải phóng dân tộc. Tên của ba làng đã đi vào lịch sử chống Pháp như một mốc son. b. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 - 1892) - Hùng Lĩnh thuộc huyện Vĩnh Lộc. Trung tâm của căn cứ là các ngọn núi Cù Mông, Đa Bút của dãy Hùng Lĩnh nay là xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. - Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Tống Duy Tân quê ở Đông Biện, nay là Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc. Ông vốn là người họ Nguyễn ở Tống Sơn (nay là Hà Trung) nhưng sau đổi thành họ Tống. - Khi triều đình Huế ký hiệp ước đầu hàng Pháp, để giữ trọn khí tiết và thanh danh ông từ quan về quê mở trường dạy học và bí mật chuẩn bị kháng chiến, tổ chức phục kích tiêu diệt giặc. - Ngày 8 tháng 11 năm 1885 và ngày 22 tháng 12 năm 1885 nghĩa quân đã đánh trả hai cuộc tấn công của Pháp tiêu diệt và làm bị thương nhiều quân địch và đáng chú ý là trận Vân Đồn (Xuân Châu- Thọ Xuân). - Quân Pháp đã tổ chức nhiều cuộc tấn công lớn bằng cả đại bác vào căn cứ của nghĩa quân. Nghĩa quân phải vượt qua Vĩnh Lộc, Thạch Thành, rồi về Yên Định đến Vạn Lai lập căn cứ phục kích đánh giặc ở nhiều nơi như Cầu Quan, Yên Thái (Nông Cống) khi chúng lên đường rút về tỉnh lị. - Nhưng về sau do bị quân Pháp tổ chức tấn công và bao vây. Biết lực lượng chưa đủ mạnh Tống Duy Tân và Cao Điền cho nghĩa quân giải tán chờ cơ hội. Tháng 9 năm 1892 Tống Duy Tân về hang Nhâm Kỷ ở Bá Thước để xây dựng căn cứ. Ngày 5 tháng 10 năm 1892 Tống Duy Tân bị bắt ở hang Dong (Thiết Ống, Bá Thước). 14 - Cuộc khởi nghĩa kết thúc để lại tấm gương hy sinh của nghĩa quân và đặc biệt là thủ lĩnh Tống Duy Tân. Để lại bài học quí về chiến lược chiến thuật trong chiến tranh du kích. II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Chiếu Cần Vương đã được nhân dân Thanh Hoá hưởng ứng ra sao? 2. Nêu những nét chính về các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương ở Thanh Hoá: (Lãnh đạo, địa bàn hoạt động, diễn biến và kết quả ý nghĩa)? * Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá. Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá. III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 1. Sưu tầm và lập bảng hệ thống các di tích lịch sử liên quan đến các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương ở Thanh Hoá. 2. Tìm hiểu thêm các tư liệu lịch sử về các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Hùng Lĩnh. HOẠT ĐỘNG 2 (Thực hiện trong 3 tiết) I. NỘI DUNG 1. Nội dung chính - Tìm hiểu về phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo. - Tìm hiểu phong trào Cần vương ở Thanh Hoá: Đặc điểm, vị trí, ý nghĩa lịch sử. 15 2. Thông tin hỗ trợ a. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo * Khởi nghĩa của Hà Văn Mao - Hà Văn Mao là người dân tộc Mường ở Điền Lư, Châu Quan Hoá (nay là Điền Lư huyện Bá Thước) Trung tâm của cuộc khởi nghĩa là Mường Khê sau này mở rộng địa bàn hoạt động tới Thọ Xuân, Cẩm Thuỷ. Nghĩa quân đã chặn đánh nhiều cuộc hành quân của Pháp giành thắng lợi. - Tháng 11 năm 1887 quân Pháp do thiếu tá Hen- Bơ- Boa và đại uý Pátxcan mở cuộc tấn công vào nghĩa quân. Do lực lượng quá chênh lệch ông đã cho nghĩa quân giải tán, còn mình để giữ trọn khí tiết ông đã vào rừng tuần tiết. * Khởi nghĩa của Cầm Bá Thước - Cầm Bá Thước ông là người dân tộc Thái quê ở Mường Chiềng Bán thuộc tổng Trịnh Vạn (nay thuộc xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá). - Căn cứ của cuộc khởi nghĩa ở Trịnh Vạn nơi có vùng núi hiểm trở. Ông đã cho xây dựng ở đây một hệ thống đồn trại kiên cố, bố trí giàn đá, lao gỗ, bãi chông dọc theo núi cao, sông sâu. Sau này mở rộng địa bàn hoạt động sang Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hoá, Quỳ Châu (Nghệ An). - Tháng 2 năm 1894 Pháp đưa quân lên đóng rải rác ở đồn Cửa Đạt, Thổ Sơn, Nhiên Trạm để đè bẹp nghĩa quân. Để giành thế chủ động sáng ngày 6 tháng 2 năm 1844 Cầm Bá Thước cho quân tấn công quân Pháp gây cho Pháp những tổn thất lớn. - Ngày 10 tháng 5 năm 1895 do có tay sai dẫn đường, quân Pháp tổ chức tấn công với qui mô lớn vào Hón Bòng. Ngày 13 tháng 5 năm 1895 Cầm Bá Thước cùng vợ cả, con trai và 12 nghĩa quân bị sa vào tay giặc cuộc khởi nghĩa kết thúc. 16 - Sự hi sinh của Cầm Bá Thước đã để lại trong lòng người dân miền núi tỉnh Thanh và nhân dân Thanh Hoá cùng nhân dân cả nước niềm tin bất diệt để tiếp tục cuộc chiến đấu chống Pháp giành thắng lợi. b. Đặc điểm và ý nghĩa phong trào Cần vương ở Thanh Hoá - Đặc điểm: Phong trào nổ ra sớm và mạnh mẽ, tỏ rõ ý thức thiết tha với độc lập dân tộc, thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân kiên quyết đánh bại quân xâm lược. Đây là nhân tố quyết định sự bùng nổ rộng khắp và sức sống mãnh liệt của phong trào. + Phong trào diễn ra một diện rộng càng về sau qui mô càng lớn. Điểm đặc biệt là phong trào ở đồng bằng, trung du tan vỡ thì phong trào ở miền núi lại phát triển với xu hướng liên kết rộng, chặt chẽ với các phong trào ngoài tỉnh. + Phong trào mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc, thể hiện cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh từ miền ngược đến miền xuôi. + Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu, thổ ty, lang đạo và cả nông dân. Phương thức đấu tranh phong phú với mọi vũ khí có trong tay. + Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX cuối cùng đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do phân tán, thiếu đường lối kháng chiến thống nhất giữa các vùng, vũ khí còn thô sơ và đặc biệt nổ ra vào lúc thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức để đối phó và dập tắt phong trào. - Vị trí, ý nghĩa lịch sử: Thanh Hoá là một trong những trung tâm phát triển manh mẽ của phong trào Cần Vương. Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hoá. + Phong trào đã gây cho Pháp những tổn thất nặng nề, góp phần với phong trào của cả nước làm chậm quá trình “bình định’’của Pháp. + Tuy thất bại nhưng phong trào đã nêu một tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết của nhân dân, sự hết lòng của nhân dân Thanh Hoá tham gia ủng hộ kháng chiến. Nêu những tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, phong trào; 17 để lại nhiều bài học quý báu và xây dựng và tổ chức lực lượng, phát triển phong trào cách mạng, tiến tới giải phóng dân tộc sau này. II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ - Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa của Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước? - Nêu những nét chính về phong trào Cần vương ở Thanh Hoá: Đặc điểm, vị trí, ý nghĩa lịch sử? * Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá. Từ những thông tin hỗ trợ thực hiện trả lời câu hỏi tự đánh giá. III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 1. Tìm hiểu thêm các tư liệu lịch sử về các cuộc khởi nghĩa: Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước. 2. Căn cứ của các cuộc khởi nghĩa có gì đặc biệt? 18 BÀI 3 THANH HOÁ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945 (Thực hiện trong 6 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa tại Thanh Hóa, chúng không từ một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân. Trong thời gian này, cùng với cả nước phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá diễn ra sôi nổi. Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá mở ra thời kỳ phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào cách mạng Thanh Hoá trở thành một bộ phận hữu cơ của cách mạng Việt Nam. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá, Phong trào cách mạng đã tạo ra một lực lượng cách mạng đông đảo trong tỉnh, đưa phong trào đấu tranh lên giai đoạn mới. - Khi thời cơ cách mạng đến, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ Thanh Hoá nhân dân Thanh Hoá nhanh chóng vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền đưa nhân dân các dân tộc Thanh Hoá từ địa vị nô lệ, thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân phong kiến và trở thành người chủ thực sự của quê hương. - Cuộc khởi nghĩa tháng tám ở Thanh Hoá đã góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng tám, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Thắng lợi to lớn này là kết quả của truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân được Đảng lãnh đạo. 19 2. Về tư tưởng, tình cảm - Khắc sâu lòng biết ơn sâu sắc đối với những đồng chí cán bộ cách mạng của tỉnh đã có công lạo đóng góp cho phong trào cách mạng Thanh Hoá - Hình ảnh nhân dân Thanh Hóa: yêu nước, dũng cảm, thức thiết tha với độc lập dân tộc, tự do của nhân dân, đoàn kết một lòng chống giặc. - Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước. Tự hào, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc. Tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. 3. Về kỹ năng - Sử dụng các kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những nét chính của các phong trào yêu nước, của cuộc khởi nghĩa vũ trang. - Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng học bài, trả lời câu hỏi, các tri thức phụ trợ (tranh ảnh) với lối so sánh, nhận xét, liên hệ thực tế (gắn di tích lịch sử ở địa phương) tham khảo các tài liệu để bổ sung, trả lời các câu hỏi cho bài học. II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP - Tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hoá. - Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 12. - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá - 1930-1939 Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ. - Những sự kiện lịch sử của đảng bộ tỉnh Thanh Hoá. - Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình. III. THỜI GIAN THỰC HIỆN Thực hiện trong thời gian 6 tiết (Mỗi hoạt động thực hiện trong 3 tiết) 20 HOẠT ĐỘNG 1 THANH HOÁ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945 (Thực hiện trong 3 tiết) I. NỘI DUNG 1. Nội dung chính - Tìm hiểu về phong phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước thành lập Đảng bộ. - Quá trình thành lập của Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá và phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ (1930 - 1939) 2. Thông tin hỗ trợ a. Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước thành lập Đảng bộ - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản độc quyền Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra trong đó có Việt Nam. Tại Thanh Hóa chúng không từ một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân. - Trong thời gian này, cùng với cả nước phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc vận động đòi trả tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu tiêu biểu như: Ở Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc đã cử đại biểu về thị xã Thanh Hoá đón tiếp cụ Phan khi Cụ bị nhà cầm quyền giải đi qua Thanh Hoá. 21 - Phong trào lên đến đỉnh điểm vào dịp tổ chức đám tang Phan Châu Trinh. Lễ truy điệu được nhân dân Thanh Hoá cử hành trọng thể, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là t

File đính kèm:

  • pdfLịch sử đậi phương TH-THPT_.pdf
Giáo án liên quan