I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
-Thông qua việc hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi của bài, GV khắc sâu những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam ơ thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI – thời Lê Sơ
-Nắm được những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng ( kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục) và bảo vệ đất nước ( chống xâm lược và đô hộ của nước ngoài)
-Nắm được những nét chính về tình hình xã hội, đời sống nhân dân thời Lê Sơ
2. Tư tưởng: Củng cố tinh thần yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc cho học sinh
3. Kỹ năng : Biết sử dụng bản đồ, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, hệ thống các sự kiện để rút ra nhận xét
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
-Bản đồ lãnh thổ Đại Việt đến thế kỉ XV
-Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần và thời Lê Sơ
-Tranh ảnh về công trình nghệ thuật, nhân vật lịch sử thời Lê Sơ?
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiển tra bài cũ:
-Những cống hiến của Nguễn Trãi đốivới sự nghiệp của nước Đại Việt?
-Em biết gì về vua Lê Thánh Tông?
2. Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hoátoàn bộ kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 44, Bài 21: Ôn tập chương IV - Nguyễn Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21: ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Tuần 22
Tiết 44
Ngày soạn: 3/11/2005
Ngày dạy: 5/11/2005
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
-Thông qua việc hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi của bài, GV khắc sâu những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam ơ ûthế kỉ XV đầu thế kỉ XVI – thời Lê Sơ
-Nắm được những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng ( kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục) và bảo vệ đất nước ( chống xâm lược và đô hộ của nước ngoài)
-Nắm được những nét chính về tình hình xã hội, đời sống nhân dân thời Lê Sơ
2. Tư tưởng: Củng cố tinh thần yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc cho học sinh
3. Kỹ năng : Biết sử dụng bản đồ, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, hệ thống các sự kiện để rút ra nhận xét
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
-Bản đồ lãnh thổ Đại Việt đến thế kỉ XV
-Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần và thời Lê Sơ
-Tranh ảnh về công trình nghệ thuật, nhân vật lịch sử thời Lê Sơ?
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiển tra bài cũ:
-Những cống hiến của Nguễn Trãi đốivới sự nghiệp của nước Đại Việt?
-Em biết gì về vua Lê Thánh Tông?
2. Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hoátoàn bộ kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam.
2.Dạy – học bài mới:
1.Chính trị:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung kiến thức cần đạt
-GV:Xét về mặt chính trị, chủ yếu tập chung vào bộ máy nhà nước
-GV treo bản đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần và Lê Sơ
-Học sinh quan sát
-?H:Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy thời Lý – Trần ở những điểm nào?
*Tổ chức bộ máy nhà nước ở TW ( triều đình): Vua tuyệt đối nắm mọi quyền hành, bãibỏ một số chức quan cao cấp nhất: tể tướng giúp việc cho vua có 6 bộ, các quan đại thần – thời Lê tăng cường được tính tập quyền: mọi quyền lực tập chung trong tay vua, hạn chế được tính phân tán cục bộ địa phương
*Các đơn vị hành chính: Thời Lê Sơ, cả nước chia thành 5 đạo, đến thời Lê Thánh Tông chia thành 13 đạo thừa tuyên, dưới đạo là phủ ( châu), huyện , xã – thời Lê, các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn, đặt biệt là cấp thừa tuyên, xã
( Học sinh xác định 13 đạo thừa tuyên trên bản đồ)
*Cách đào tạo, tuyển chọn quan lại: Thời Lý Trần các chức vụ quan trọng giao cho người thân cận nắm giữ.
Tời Lê Sơ: tuyển chọn quan lại thông qua thi cử ( có học, thi đỗ), có bằng cấp mới được làm quan
-GV chốt kiến thức:
-?H:Qua phân tích, cho biết nhà nước thời Lê Sơ và nhà nước thời Lý Trần có đặc điểm gì khác nhau?
-Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần thể hiện:
+Tổ chức bộ máy nhà nước TW
+Hệ thống các đơn vị hành chính từbộ, phủ hay thừa tuyên đến phủ, huyện, xã
+Cách đào tạo, tuyển chọn quan lại
-ĐĐ nhà Lý Trần: là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước thi hành nguyên tắc: muốn được bổ dụng làm quan thì phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc
-ĐĐ nhà nước Lê Sơ: là nhà nước quân chủ, quan liêu, chuyên chế
2.Luật Pháp :
-?H:Ở nước ta, luật pháp có từ bao giờ?
+Thời Đinh – Tiền Lê, mặc dù nhà nước tồn tại trên 30 năm nhưng chưa có điềui kiện xây dựng pháp luật
+1042:Sau khi nhà Lý thành lập 32 năm, bộ lậut thành văn đầu tiên nước ta ra đời: luật hình thư. 1230: Q triều hình luật
+Đến thời Lê Sơ: Luật pháp được xây dựng tương đối hoàn chỉnh: luật Hồng Đức
-?H:Nêu nội dung chủ yếu của các bộ luật mà emvừa nhắc lại
-?H:Luật pháp thời Lê Sơ có đặc điểm gì giống và khác so với luật pháp thời Lý – Trần?
*Giống nhau:
-Các bộ luật đều bảo vệ quyền lợi vua, giai cấp thống trị
-Khuyến khích sản xuất phát triển, bảo vệ quyền tư hữu tư sản
*Khác nhau:
-Pháp luật thời Lê Sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn, có một số điều luật bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, phụ nữ – tiến bộ hơn so với thời Lý - Trần
3.Kinh tế:
-?H:Nhác lại nét chính về tình hình thời Lý - Trần và Lê Sơ?
-?H:Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có gì giống và khác so với thời Lý – Trần?
*Giống nhau: đều phát triển và đạt nhiều thành tựu rực rỡ, nhiều năm mùa màng bội thu; thủ công nghiệp, thương nghiệp, ngoại thương đều phát triển
*Khác nhau: Thời Lê Sơ, tình hình kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn
4. Xã hội:
GV treo bảng ohụ sơ đồ xã hội thời Lý – Trần và Lê Sơ
-HS quan sát
-?H:Xã hội thời Lý – Trần và Lê Sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau?
-Giảng thêm: Sự phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc, thời Lý – Trần quan hệ sản xuất phong kiến đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt; đến thời Lê Sơ, quan hệ đó được xác lập vững chắc
-Thời Lý – Trần: Giai cấp thốngtrị có vua, quan giai cấp bị trị: nông dân, tiểu thủ công, nô tì.
-Thời Lê Sơ: ciai cấp thống trị là địa chủ phong kiến,(vua quan, địa chủ) và giai cấp bị trị là nông dân và các tầng lớp tiểu thủ công, thương nhân, nô tì ( sau nô tì bị bãi bỏ)
-Khác nhau:
+Thời Lý – Trần, tầng lớp vương hầu quý tộc đông đảo, nắm mọi quyền lực. Tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông trong xã hội
+Thời Lê Sơ: Tầng lớp nô tì giảm dần rồi xoá bỏ, tầng lớp địa chủ rất phát triển.
5.Văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật:
-?H:Trong lĩnhvực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ đã đạt được những thành tựu nào? Có gì khác so với thời Lý – Trần?
*Những thành tựu:
-Thời Lý Trần:Xây dựng văn miếu, quốc tử giám, đạo phật phát triển; kiếntrúc, điêu khắc độc đáo ( chùa Một Cột, tương phật); cách thứcvăn học dân gian phát triển; các dòng văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển ( sông níu nước Nam, Hịch tướng sĩ); các trường học, kì ti mở ngày càng nhiều. Sử học có Đại Việt sử kí, y học có Tuệ Tĩnh
-Thời Lê Sơ: giáo dục thi cử phát triển, là nguồn để tuyển dụng quan lại
+Văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển
+Có nhiều tác phẩm khoa học thành văn: Sử học, địa lí, y học, toán học
+Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo; các loại hình văn học dân gian phát triển mạnh
*Điểm khác nhau:
-Thời Lê Sơ: Phật giáo không còn chiếm địa vị tống trị. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, chi phối mọi lĩnh vực văn hóa, thinh thần
+Văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ cũng đạtthành tựu mới, phát triển mạnh hơn thời Lý - Trần
3. Củng cố bài học:
-Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử hộc nổi tiếng thời Lý – Trần và thời Lê Sơ.
Thời Lý (1010 -1225)
ThờiTrần (1226 -1400)
Thời Lê Sơ ( 1428 -1527)
Các tác phẩm văn học
-Bài thơ thần “sông núi nước Nam”
-Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
-Bạch Đằng giang phú ( Trương Hán Siêu)
-Tụng giá hoàn kinh sử – Trần Quang Khải
-Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi
-Quận Trung từ tập (Nguyễn Trãi)
-Quỳnh uyển cửu ca (Lê Thánh Tông )
-Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông)
Chí Linh Sơn Phú ( Nguyễn Trãi)
Các tác phẩm sử học
-Đại Việt sử kí – Lê Văn Hưu
-Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên
-Lam Sơn thực lục
-Hoàng Tiều quan chế
4.Hướng dẫn về nhà:
-Học , ôn lại kiếnthức chương IV
-Chuẩn bị làm bài tập lịch sử
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- lich_su_7_tiet_44_bai_21_on_tap_chuong_iv_nguyen_thi_tuyen.doc