I. Tiếng Việt: (4 điểm)
Câu 1: Chép lại bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó. (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra những thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của chế độ thực dân Pháp qua văn bản “Thuế máu” được trích trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi kiểm tra học kỳ II năm học: 2013 – 2014 môn thi: ngữ văn 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC
TRƯỜNG THCS ĐA LỘC KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2013 – 2014
Môn thi: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI:
I. Tiếng Việt: (4 điểm)
Câu 1: Chép lại bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó. (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra những thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của chế độ thực dân Pháp qua văn bản “Thuế máu” được trích trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 3: (1,5 điểm)
Câu cầu khiến là gì? Nêu công dụng và cho ví dụ.
Câu 4: (0,5 điểm)
Thay đổi trật tự từ các câu sau:
a. Vài chú tiều, lom khom dưới núi.
b. Mấy nhà chợ, lác đác bên sông.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Câu 5:Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Hãy giải thích câu nói trên. Liên hệ bản thân, em thấy cần phải làm gì để trau dồi đạo đức và tài năng theo lời dạy của Bác.
--------- HẾT ---------
Tổ duyệt: BGH duyệt: Người ra đề:
Đào Thanh Hương
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: NGỮ VĂN 8
I. Tiếng Việt: (4 điểm)
Câu 1: (1điểm)
Chép đúng bài thơ. (0,5đ)
Nêu hoàn cảnh sáng tác. (0,5đ)
Câu 2: (1 điểm)
Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của thực dân Pháp:
- Tiến hành lùng ráp, vây bắt người ta phải đi lính.
- Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền.
- Trói xích, nhốt người như nhốt súc vật.
Câu 3: (1,5 điểm)
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến. (0,5 điểm)
- Công dụng: dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo, ... (0,5 điểm)
- VD: Em hãy cố gắng học tốt hơn để cha, mẹ và thầy, cô vui lòng. (0,5 điểm)
Câu 4: (mỗi câu 0,25 điểm)
a. Lom khom dưới núi, tiều vài chú.
b. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
II. Làm văn: (6 điểm)
Câu 4: 6(điểm)
* Mở bài: (0,5 điểm).
- Nêu yêu cầu và nhiệm vụ của thanh thiếu niên hiện nay. Từ đó đặt vấn đề cần rèn luyện cả đức lẫn tài.
- Dẫn câu nói của Bác.
* Thân bài: (4 điểm).
- Thế nào là có tài, có đức?
+ Tài: Kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, sáng kiến, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
+ Đức: Hết lòng phục vụ nhân dân, có tư cách đạo đức, tác phong tốt.
- Mối quan hệ giữa tài và đức:
+ Người vừa có tài, vừa có đức thì thật là đáng quý (các anh hùng liệt sĩ, danh nhân, nhà quản lí giỏi,).
+ Tại sao có tài mà không có đức lại là người vô dụng?
Dẫn chứng: Một cán bộ quản lí giỏi nhưng tham ô. Một học sinh khá nhưng vô kỉ luật, gian dối.
+ Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?
Dẫn chứng: Một đội trưởng sản xuất không am hiểu khoa học, kĩ thuật, làm mò mẫm, dẫn đến chỗ sản xuất tụt lùi. Một học xếp hạnh kiểm tốt, nhưng học kém không hoàn thành nhiệm vụ học tập thì chưa thể coi là phẩm chất tốt và cũng không phát huy được tác dụng đối với các bạn,
Suy nghĩ về lời dạy của Bác và liên hệ với bản thân:
Chăm lo rèn luyện toàn diện để đáp ứng yêu cầu của Tổ quốc đối với thanh niên, thiếu niên trong giai đoạn hiện nay.
* Kết bài: (1 điểm).
Tóm tắt ý nghĩa, tác dụng lời dạy của Bác và rút ra bài học sâu sắc nhất đối với bản thân.
Hình thức: (0,5 điểm).
- Có luận điểm rõ ràng, luận cứ và luận chứng xác thực.
- Có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, lời văn trong sáng.
- Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
File đính kèm:
- van_ks_daloc (2).doc