Kiểm tra học kỳ i trường trung học cơ sở nguyễn văn trỗi môn: ngữ văn 7

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:(3.0 điểm)

Phần I (2.0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1 Đặc sắc nghệ thuật của bài ca dao dưới đây là:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”

a. âm điệu hát ru, hình ảnh nhân hóa.

b. âm điệu hát ru, so sánh ví von.

c. âm điệu hát ru, hình ảnh so sánh, nhân hóa.

d. âm điệu hát ru.

Câu 2: Trong các từ láy dưới đây, từ có sắc thái nhấn mạnh là:

a. tim tím. b. thoang thoảng. c. gật gật. d . nhè nhẹ.

Câu 3: Qua bài thơ “Bánh trôi nước”, tác giả Hồ Xuân Hương muốn thể hiện:

a. vẻ đẹp và số phận chìm nổi, bấp bênh của người phụ nữ.

b. vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.

c. số phận long đong, bấp bênh của người phụ nữ.

d. vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ.

Câu 4: Cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.”( “Dế Mèn phiêu lưu kí”, Tô Hoài) là:

a. Vì.nên. b. Bởi . nên. c. Tuy .nhưng. d. Nếu .thì.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ i trường trung học cơ sở nguyễn văn trỗi môn: ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT BẢO LÂM KIỂM TRA HỌC KỲ I Số phách Trường TH & THCS Nguyễn Văn Trỗi Môn: Ngữ văn 7 Họ và tên:........................................ Năm học: 2013 - 2014 Lớp:...... Thời gian: 90 phút Điểm Nhận xét của giám khảo Số phách ĐỀ BÀI (Thời gian 15 phút) A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:(3.0 điểm) Phần I (2.0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1 Đặc sắc nghệ thuật của bài ca dao dưới đây là: “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.” a. âm điệu hát ru, hình ảnh nhân hóa. b. âm điệu hát ru, so sánh ví von. c. âm điệu hát ru, hình ảnh so sánh, nhân hóa. d. âm điệu hát ru. Câu 2: Trong các từ láy dưới đây, từ có sắc thái nhấn mạnh là: a. tim tím. b. thoang thoảng. c. gật gật. d . nhè nhẹ. Câu 3: Qua bài thơ “Bánh trôi nước”, tác giả Hồ Xuân Hương muốn thể hiện: a. vẻ đẹp và số phận chìm nổi, bấp bênh của người phụ nữ. b. vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. c. số phận long đong, bấp bênh của người phụ nữ. d. vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ. Câu 4: Cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.”( “Dế Mèn phiêu lưu kí”, Tô Hoài) là: a. Vì...nên... b. Bởi ... nên... c. Tuy ...nhưng... d. Nếu ...thì... Câu 5: Tác giả của bài thơ “Tĩnh dạ tứ”(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) là: a. Thạch Lam. b. Vũ Bằng. c. Đỗ Phủ. d . Lí Bạch. Câu 6: Đại từ “ai” trong câu: “Ai cũng vui trước sự tiến bộ của bạn ấy.” dùng để: a. trỏ người, vật. b. trỏ số lượng. c. hỏi về người, vật. d. hỏi về hoạt động, tính chất. Câu 7: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) được Bác viết theo thể thơ: a. Thất ngôn bát cú. b. Ngũ ngôn cổ thể. c. Thất ngôn tứ tuyệt. d. Ngũ ngôn Đường luật. Câu 8: Thành ngữ là: a. một kết cấu chủ vị biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. b. cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. c. cụm từ có vần, có điệu. d. một cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh Phần II (1.0 điểm): Hãy nối tên văn bản (cột A) với nội dung tương ứng (cột B) sao cho phù hợp. CỘT A Tên văn bản CỘT B Nội dung A+B 1. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. 2. Qua đèo Ngang. 3. Bạn đến chơi nhà. 4. Tiếng gà trưa. a. Tình bạn đậm đà, thắm thiết. b. Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. c. Nỗi nhớ quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. d. Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. e. Tâm trạng của người tù chiến sĩ khi ở trong nhà lao. 1 +....... 2 +....... 3 +...... 4 + ...... PHÒNG GD – ĐT BẢO LÂM KIỂM TRA HỌC KỲ I Số phách Trường TH & THCS Nguyễn Văn Trỗi Môn: Ngữ văn 7 Họ và tên:........................................ Năm học: 2013 - 2014 Lớp:...... Thời gian: 90 phút Điểm Nhận xét của giám khảo Số phách (Thời gian 75 phút) B. PHẦN TỰ LUẬN:(7.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) a. Thế nào là từ trái nghĩa ? Xác định các cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau: “Người khôn nói ít hiểu nhiều Không như người dại lắm điều rườm tay”. (Ca dao) Câu 2: (1.0 điểm) Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của văn bản “Qua đèo Ngang”(Bà Huyện Thanh Quan)? Câu 3: (5.0 điểm) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu. BÀI LÀM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 7 Năm học: 2013 – 2014 A.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3.0 điểm ) Phần 1 ( 2.0 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án b c a b d a c d Phần II (1.0 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm CỘT A Tên văn bản CỘT B Nội dung A+B 1. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. 2. Qua đèo Ngang. 3. Bạn đến chơi nhà. 4. Tiếng gà trưa. a. Tình bạn đậm đà, thắm thiết. b. Tâm trạng của người tù chiến sĩ khi ở trong nhà lao. c. Nỗi nhớ quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. d. Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. e. Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. 1 + d 2 + c 3 + a 4 + e B. PHẦN TỰ LUẬN:(7.0 điểm) * Hướng dẫn chung: Giáo viên khi chấm bài lưu ý đọc kĩ, chấm cẩn thận, không đếm ý cho điểm mà cần cân nhắc tổng thể bài làm theo từng câu của đề để cho điểm chung. Hướng dẫn sau đây chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. Tổ chấm bài cần thảo luận kĩ yêu cầu, vận dụng biểu điểm để có thống nhất chung trước khi chấm. Cần lưu ý những điểm sau: - Trong từng phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên xem xét để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày … sao cho phù hợp. - Giáo viên cần vận dụng đáp án và biểu điểm một cách linh hoạt; căn cứ tình hình thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lý; trân trọng và đánh giá cao những suy nghĩ sáng tạo của học sinh. * Đáp án và biểu điểm: Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 (1.0 điểm) a. Học sinh trả lời được: - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. b. Học sinh xác định được cặp từ trái nghĩa: - khôn – dại - ít – nhiều 0.25 0.25 0.25 0.25 2 ( 1.0 điểm) a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi tác giả trên đường vào kinh thành Huế để nhận chức. b. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang 0.5 0.5 3 (5.0 điểm) a. Yêu cầu chung: - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một bài văn với đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; nắm vững phương pháp làm bài văn biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận. b. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách song cần thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình đối với ngôi trường. Dàn ý tham khảo: * Mở bài:Giới thiệu chung về cảm xúc của em đối với ngôi trường hiện nay em đang học. * Thân bài: - Tả khái quát về ngôi trường,... - Cảm xúc về thầy cô, bạn bè,... - Cảm xúc về những kỉ niệm dưới mái trường,... * Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của bản thân. Liên hệ hiện hại, tương lai và bộc lộ suy nghĩ của mình,... 0.5 4.0 0.5

File đính kèm:

  • docTHI HỌC KỲ .I. 7.Doc
Giáo án liên quan