Câu 1(4đ) : Tại sao nói “ trận chiến trên sông Bạch Đằng 938 là một chiến thắng vỉ đại của dân tộc ta? Nhận xét về cách đánh giặc của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng 938.
Câu 2(3đ): Thế nào là lãnh địa phong kiến? hãy cho biết tổ chức và hoạt động của lãnh địa.
Câu 3(3đ): Trình bày nội dung và ý nghĩa của phong trào văn hóa phục hưng
9 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chất lượng đầu năm môn lịch sử: 7 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
HẬU LỘC MÔN LỊCH SỬ: 7
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
ĐỀ BÀI
Câu 1(4đ) : Tại sao nói “ trận chiến trên sông Bạch Đằng 938 là một chiến thắng vỉ đại của dân tộc ta? Nhận xét về cách đánh giặc của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng 938.
Câu 2(3đ): Thế nào là lãnh địa phong kiến? hãy cho biết tổ chức và hoạt động của lãnh địa.
Câu 3(3đ): Trình bày nội dung và ý nghĩa của phong trào văn hóa phục hưng
Phê duyệt của tổ chuyên môn: Người thực hiện:
Nguyễn Thị Nguyệt
Phê duyệt của ban giám hiệu:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
(4đ)
* Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì...
- Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan ý chí xâm lược nước ta của nhà Nam Hán nói riêng của phong kiến phục hưng nói chung.
- Kết thúc thời kì hơn 1000 năm nước ta bị phong kiến phương bắc thống trị, mở ra một thời kì độc lập lâu dài, phát triển bền vững của chế độ phong kiến Việt Nam.
* Nhận xét cách đánh giặc của Ngô Quyền
- Cách đánh giặc của Ngô Quyền rất độc đáo: Đóng cọc nhọn bịt sắt ở đầu tại nơi hiểm yếu mà giặc không ngờ tới ở lòng sông Bạch Đằng.
- Nghệ thuật đánh giặc tài tình: Cho quân mai phục ở hai bờ sông. Khi thủy triều lên cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến để thuyền giặc vượt qua bải cọc ngầm, khi thủy triều xuống bải cọc nhô lên thì dốc toàn bộ lực mở cuộc phản công quyết liệt, phá tan quân giặc, dành thắng lợi.
2
1
1
2
0,5
1
Câu 2
(3đ)
* Khái niệm lãnh địa:
Lãnh địa là khu đất sông, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa như một vương quốc nhỏ.
* Tổ chức và hoạt động của lãnh địa
+ Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tường cao hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy... của lãnh chúa
+ Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
+ Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng,xa hoa.
* Đặc trưng của lãnh địa:
Là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
1
1.5
0.5
Câu 3
(3đ)
Phong trào văn hóa phục hưng có nội dung và ý nghĩa là:
* Nội dung:
- Lên án nghiêm khắc giáo hội ki tô, đã phá trật tự xã hội phong kiến
- Đề cao vai trò, giá trị con người, con người phải được tự do phát triển.
- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật
* Ý nghĩa:
- Phát động quần chúng nhân dân đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
- Là cuộc cách mạng tiến bộ, vỉ đại, mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa Châu Âu và văn hóa nhân loại.
1.5
1.5
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I
HẬU LỘC MÔN LỊCH SỬ: 7
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
ĐỀ BÀI
Câu 1(3đ): Trình bày cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống tống(1075 – 1077)?
Câu 2(3đ): Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Mông Cổ?
Câu 3(4đ): Trình bày những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly?
Phê duyệt của tổ chuyên môn: Người thực hiện:
Nguyễn Thị Nguyệt
Phê duyệt của ban giám hiệu:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
(3đ)
*Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống tống(1075 – 1077).
- Năm 1075 nhà Lý chủ trương tập kích sang châu ung, Châu Khâm, Châu Liêm(Đất Tống) để giành thế chủ động, bất ngờ....
- Cho quân xây dựng phòng tuyến trên sông cầu....
- Cho quân tấn công trước để tự vệ
- Cuối năm 1077, đọc bài thơ “Thần”...
- Cuối năm 1077 vượt sông như nguyệt để tập kích doanh trại địch...
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, giảng hòa...
(3đ)
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 2
(3đ)
* Nguyên nhân thắng lợi:
+ Sự chuẩn bị chu đáo của vua tôi nhà Trần
+ Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân
+ Tinh thần hy sinh, quyết chiến thắng của toàn dân ta mà nòng cốt là quân đội nhà Trần
+ Chiến thuật, chiến lược đúng đắn.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua quan nhà Trần mà tiêu biểu nhất là Trần Quốc Tuấn.
* Ý nghĩa lịch sử:
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt.
+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam...
+ Để lại nhiều bài học vô cùng quý giá.
1.5
1.5
Câu 3
(4đ)
Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly:
* Về chính trị
- Cải tổ hàng ngũ võ quan.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính
- Quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
* Về kinh tế tài chính
- Phát hành tiền giấy...
- Ban hành chính sách hạn điền...
- Quy định lại thuế đinh.
* Về xã hội
- Ban hành chính sách hạn nô.
- Quan tâm đến đời sống của nhân dân
* Về văn hóa giáo dục
- Sửa đổi chế độ học tập thi cử.
* Về quân sự
- Tăng cường củng cố quân sự quốc phòng
- Sản xuất vũ khí, chế tạo ra súng thần cơ và một loại thuyền chiến có tên là lâu thuyền
- Xây dựng một số thành kiên cố.
1
1
0.5
0.5
1
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II
HẬU LỘC MÔN LỊCH SỬ: 7
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
ĐỀ BÀI
Câu 1(4đ): Hãy cho biết chính sách cai trị của nhà Minh thực hiện đối với nước ta? Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống quân Minh của nhân dân ta? Cuộc khỡi nghĩa nào tiêu biểu nhất ? vì sao?
Câu 1(3đ): Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ?
Câu 1(3đ): Vua Quang Trung có những chính sáchgì để phục hồi , phát triển kinh tế đất nước? Tại sao Quang Trung lại ban bố chiếu lập học.
Phê duyệt của tổ chuyên môn: Người thực hiện:
Nguyễn Thị Nguyệt
Phê duyệt của ban giám hiệu:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
(4đ)
*Chính sách cai trị của nhà Minh:
- Xóa bỏ Quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập vàoT Quốc
-Đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề.
- Bắt dân ta bỏ phong tục tập quán.
-Thiêu hủy phần lớn sách quý nước ta và mang về TQ nhiều sách có giá trị.
* Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
- Khỡi nghĩa Trần Ngỗi (1407 – 1409)
- Khỡi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 – 1414)
- Khỡi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
*Tiêu biểu nhất là cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
- Vì: Cuộc khỡi nghĩa thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới của xã hội , đất nước, dân tộc thời Lê Sơ.
1
1.5
0.5
1
Câu 2
(3đ)
* Nông nghiệp:
-Cho quân lính về quê làm ruộng
-Kêu gọi nhân dân phiêu tấn về quê làm ruộng.
- Đặt ra một số chức quan chuyên môn: Hà đê sứ, khuyến nông sứ, ....
- Thực hiện phếp quân điền, cẩm giết trau bò bừa bãi.......
->Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triễn
* Thủ công nghiệp:
- Nhiều làng nghề thủ công chuyên môn nỗi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
- Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đống tầu...
* Thương nghiệp:
- Trong nước: Khuyến khích lập chợ và họp chợ
- Buôn bán với nước ngoài được phát triễn.......
1
1
1
Câu 3
(3đ)
*Chính sách phục hồi, phát triễn kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Ban hành “chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang,và nạn lưu vong
+Bãi bỏ hoặc miễn giảm nhiều nhiều loại thuế
-> Nông nghiệp được phục hồi và phát triễn nhanh chóng
-Công thương nghiệp:
+ Yêu cầu nhà Thanh” mở cửa ải thông chợ búa, khiến hàng hóa không ngưng đọng....”
->Nghề thủ công nghiệp và buôn bán được phục hồi dần.
* Vua Quang Trung ban bố” chiếu lập học “ vì:
- Muốn cho nền giáo dục nước ta phát triển cùng với các nghành khác
- Nói lên hoài bảo của vua Quang Trung muốn đào tạo những nhân tài để giúp vua trị nước.
1
1
1
File đính kèm:
- su_ks_daloc (2).doc