Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và đoàn xã Phú Sơn

Nhà trường chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đoàn xã ở địa bàn dân cư để tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, giáo dục đạo đức học sinh và bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương đồng thời tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động hè.

 - Việc tổ chức hoạt động hè cho học sinh thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tăng cường tuyên truyền, vận động khuyến khích các em học sinh tham gia có sự ủng hộ của cha mẹ học sinh tránh áp đặt.

- Tổ chức các hoạt động phải đảm bảo an toàn, giáo dục ý thức chủ động phòng chống các tai nạn, các tệ nạn xã hội cho học sinh; thông qua các hoạt động tạo tâm thế phấn khởi cho các em học sinh, giúp các em học tập tốt hơn, hứng thú tích cực hơn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và đoàn xã Phú Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOÀN XÃ PHÚ SƠN TRƯỜNG TH&THCS R’TEING Số: 17/KH-PH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Phú sơn, ngày 21 tháng 11 năm 2013 KẾ HOẠCH Phối hợp giữa Nhà trường và Đoàn xã Phú sơn   Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn xã Phú sơn và cơ quan trường học; Hiệu trưởng trường TH&THCS R’Teing và Đoàn xã Phú sơn sau khi bàn bạc, trao đổi đi đến thống nhất xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và đoàn xã trong năm học 2013-2014 với những nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích. - Nhằm phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trên các địa bàn dân cư nơi học sinh cư trú tổ chức cho học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi bổ ích, lý thú, thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh một cách toàn diện.             2. Yêu cầu.             - Nhà trường chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đoàn xã ở địa bàn dân cư để tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, giáo dục đạo đức học sinh và bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương đồng thời tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động hè.             - Việc tổ chức hoạt động hè cho học sinh thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tăng cường tuyên truyền, vận động khuyến khích các em học sinh tham gia có sự ủng hộ của cha mẹ học sinh tránh áp đặt. - Tổ chức các hoạt động phải đảm bảo an toàn, giáo dục ý thức chủ động phòng chống các tai nạn, các tệ nạn xã hội cho học sinh; thông qua các hoạt động tạo tâm thế phấn khởi cho các em học sinh, giúp các em học tập tốt hơn, hứng thú tích cực hơn. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG. 1. Phối hợp bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương. Nhà trường chủ động phối hợp cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Phú sơn xây dựng kế hoạch tổ chức bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương và tiếp nhận học sinh trở lại trường học tập sau khi kết thúc kỳ nghỉ hè. 2. Hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức pháp luật. - Tổ chức các hoạt động tham quan học tập tại các di tích lịch sử, văn hóa… giao lưu với cựu chiến binh, các cán bộ cách mạng lão thành; tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa...             - Phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh đặc biệt chú ý phòng chống tai nạn đuối nước, điện giật, tai nạn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…; tuyên truyền Luật giao thông đường bộ; phòng chống ma tuý; phòng chống tội phạm; phòng chống các tệ nạn xã hội; phòng chống xâm hại, lạm dụng trẻ em, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh ... - Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Công an, Chính quyền địa phương, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những học sinh chưa ngoan, thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp như cúp học, bỏ tiết, trốn học chơi điện tử, hút thuốc lá…. Tuyên truyền vận động động viên những em học sinh bỏ học ra lớp. Phối hợp với gia đình quản lý con em mình không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như buôn bán sử dụng ma tuý, đánh bạc, hút thuốc lá… 3. Hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao rèn luyện thể chất.             - Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ở câu lạc bộ, thư viện, nhà văn hoá, sân chơi thể thao… của địa phương.             - Căn cứ vào thực tế, điều kiện của nhà trường và nguyện vọng của phụ huynh, học sinh, nhà trường phối hợp với các trung tâm TDTT tổ chức có hiệu quả các lớp dạy năng khiếu, các CLB: CLB võ thuật, CLB phòng chống ma tuý trong nhà trường.              - Tổ chức các hoạt động giao lưu trong trường, cụm trường, lựa chọn đưa một số trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi học sinh để tổ chức cho các em trong các hoạt động ngoại khoá, các giờ sinh hoạt tập thể.   - Tăng cường giáo dục, định hướng cho học sinh ý thức tự chọn các nội dung khi khai thác, sử dụng Internet theo hướng lành mạnh, bổ ích, đảm bảo sức khoẻ.             - Mở cửa thư viện cho học sinh đọc sách, báo, truyện sau những giờ học căng thẳng...             III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. Nhiệm vụ của trường TH&THCS R’Teing: Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc quản lý giáo dục học sinh: 1.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Bám sát lớp mình chủ nhiệm, nắm bắt thông tin từng cá nhân học sinh trong lớp mình về hoàn cảnh gia đình, tính cách, đặc điểm tâm sinh lý, số điện thoại của PHHS để liên lạc khi cần thiết, có những biện pháp cụ thể để giáo dục học sinh tuỳ theo từng đối tượng. Có sự phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, TPT đội và các ban ngành trong việc giáo dục học sinh, duy trì tốt sĩ số học sinh lớp mình chủ nhiêm. Hướng dẫn, chỉ đạo và động viên học sinh lớp mình tham gia tích cực các hoạt động, các phong trào do nhà trường và địa phương tổ chức đạt hiệu quả cao nhất. 1.2. Đối với giáo viên bộ môn: Ngoài việc giảng dạy cung cấp kiến thức bộ môn cần phải giáo dục đạo đức cho học sinh, quản lý nề nếp học sinh trong các tiết học, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, báo cáo về hiệu trưởng nhà trường những trường hợp học sinh vi phạm, không tiến bộ,… 1.3.Tổ chức Đoàn - Đội: Thường xuyên kiểm tra sĩ số học sinh vào đầu, giữa và cuối giờ, kịp thời liên lạc thông báo về gia đình những trường hợp học sinh vắng không có lý do. Cần phối hợp với GVCN, GVBM kịp thời trong việc xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong học sinh. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tạo sân chơi lành mạnh giúp các em học sinh bộc lộ năng khiếu và phát triển toàn diện. Tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng thời điểm như: Tổ chức trò chơi dân gian chào mừng khai giảng năm học mới; thi văn nghệ dịp 20/11, tập san chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam dịp 20/11; thi vẽ tranh về anh bộ đội cụ Hồ; thi đố vui ôn tập dưới cờ; thi cắm hoa nấu chè chào mừng ngày QTPN 08/03; thi diễn tiểu phẩm ATGT hưởng ứng tháng an toàn giao thông, tháng thanh niên; thi nghi thức đội; thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh dịp 19/5; thi rung chuông vàng…. Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo hè và xây dựng kế hoạch phân công giáo viên tham gia quản lý hoạt động hè. Lập danh sách bàn giao học sinh về sinh hoạt tại địa phương đúng quy định.             2- Nhiệm vụ của Đoàn xã Phú sơn: Sẵn sàng phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, có kế hoạch và biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt và vận động học sinh bỏ học ra lớp. Phối hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa, tổ chức cắm trại,.. cho học sinh. Thành lập và trao học bổng cho học sinh nghèo vào dịp khai giảng năm học mới. - Thành lập Ban chỉ đạo hè ở từng thôn để tiếp quản học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương.  - Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động hè tới cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đồng thời chịu trách nhiệm quản lý tổ chức hoạt động hè.   - Tổ chức sinh hoạt cho học sinh các nội dung phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, trò chơi dân gian, văn nghệ, dã ngoại và các hoạt động bổ ích khác phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương . . . Phối hợp với các cơ quan chức năng, ban ngành đoàn thể của địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh để quản lý học sinh trong hè. - Nhận và bàn giao học sinh đúng thời gian quy định. (Nhận học sinh về sinh hoạt hè vào 31/05 và bàn giao học sinh cho Nhà trường vào 01/08 hàng năm). - Tổ chức tổng kết hoạt động hè của địa phương. Kế hoạch này được tổ chức thực hiện trong năm học 2013-2014, trong năm học có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng phải có sự thống nhất của các bên tham gia và thể hiện bằng văn bản cụ thể. TM. ĐOÀN XÃ PHÚ SƠN BÍ THƯ Phan Văn Tin TRƯỜNG TH&THCS R’TEING HIỆU TRƯỞNG Hoàng Văn Bình

File đính kèm:

  • docKE HOACH PHOI HOP DOAN XA 13-14.doc
Giáo án liên quan