Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – Hội phụ nữ - Hội cựu chiến binh - Mặt trận tổ quốc xã Phú Sơn

Trường TH&THCS R’Teing, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã cùng phối hợp hoạt động nhằm tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2013-2014. Mỗi thành viên, đoàn thể đóng góp vào Phong trào thi đua phù hợp với thế mạnh của mình và thông qua Kế hoạch phối hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc chăm lo sự nghiệp “trồng người”, vì tương lai của mỗi gia đình và sự phát triển của đất nước nói chung và của địa phương xã Phú sơn nói riêng.

2. Các đơn vị chỉ đạo tập trung theo ngành dọc, có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các bên; đảm bảo việc thực hiện một cách sáng tạo và có hiệu quả những nội dung của Phong trào thi đua ở các cơ sở giáo dục và các đơn vị phối hợp trên địa bàn; chú trọng tới chiều sâu, tính hiệu quả của Phong trào thi đua và làm rõ sự chuyển biến tích cực của học sinh thông qua các hoạt động của phong trào.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – Hội phụ nữ - Hội cựu chiến binh - Mặt trận tổ quốc xã Phú Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH&THCS R’TEING HỘI PHỤ NỮ HỘI CỰU CHIẾN BINH MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc      Số: /LT RT –HPN-CCB-MTTQ Phú sơn, ngày 10 tháng 10 năm 2013 KẾ HOẠCH PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG – HỘI PHỤ NỮ - HỘI CỰU CHIẾN BINH- MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ PHÚ SƠN Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường TH&THCS R’Teing, kế hoạch nhiệm vụ công tác của Hội phụ nữ xã, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã Phú sơn. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương và nhà trường. Trường TH&THCS R’Teing, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã thống nhất kế hoạch phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong năm học 2013-2014 như sau: I. MỤC ĐÍCH: 1. Trường TH&THCS R’Teing, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã cùng phối hợp hoạt động nhằm tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2013-2014. Mỗi thành viên, đoàn thể đóng góp vào Phong trào thi đua phù hợp với thế mạnh của mình và thông qua Kế hoạch phối hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc chăm lo sự nghiệp “trồng người”, vì tương lai của mỗi gia đình và sự phát triển của đất nước nói chung và của địa phương xã Phú sơn nói riêng. 2. Các đơn vị chỉ đạo tập trung theo ngành dọc, có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các bên; đảm bảo việc thực hiện một cách sáng tạo và có hiệu quả những nội dung của Phong trào thi đua ở các cơ sở giáo dục và các đơn vị phối hợp trên địa bàn; chú trọng tới chiều sâu, tính hiệu quả của Phong trào thi đua và làm rõ sự chuyển biến tích cực của học sinh thông qua các hoạt động của phong trào.  II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Đảm bảo trường, lớp an toàn, xanh, sạch, đẹp. Thi đua xây dựng lớp đẹp, trường đẹp, an toàn. Tổ chức trồng cây vào thời điểm thích hợp ở địa phương, ở nhà trường. Vận động và hỗ trợ cho học sinh đi học an toàn, khắc phục hiện tượng bỏ học, đảm bảo không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc hoặc thiếu sách vở. 2. Đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh triển khai áp dụng các phương pháp dạy học hiệu quả, ứng dụng công nghệ hiện đại trong dạy học. Hỗ trợ học sinh yếu kém trong học tập để đảm bảo không có học sinh bỏ học vì học lực yếu kém. Tăng cường vai trò của Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội trong việc thực hiện phong trào thi đua. Phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường rèn luyện thói quen và năng lực tự học, làm việc theo nhóm, hỗ trợ nhau trong nhóm học tập, rèn luyện ở trường, ở nhà và ở cộng đồng. Xây dựng các hình thức hoạt động phù hợp để học sinh chủ động tham gia, tự điều hành một số hoạt động tập thể phù hợp. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ thực hiện chỉ đạo “xây dựng mô hình nhà trường tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học” theo các công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Triển khai giáo dục kỹ năng sống theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ động phối hợp giữa các ngành, các tổ chức ở địa phương và gia đình học sinh trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động của học sinh. Thành lập tổ cán bộ, giáo viên tư vấn cho học sinh. Xây dựng văn hóa học đường: Xây dựng quy ước ứng xử văn hóa, xác định hệ thống giá trị, tầm nhìn của nhà trường đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Kiên quyết ngăn chặn học sinh tham gia trò chơi điện tử có nội dung bạo lực hoặc không lành mạnh ở trong và ngoài trường học. 4. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca, tổ chức sinh động hoạt động NGGL và các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc vào nhà trường một cách bền vững. Tạo điều kiện để học sinh được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ lành mạnh, bổ ích. 5. Chủ động hỗ trợ chăm sóc, tôn vinh và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng. 6. Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh hoạt truyền thống vào các dịp: 20/10; 20/11; 22/12; 03/02; 08/3; 26/3; 30/4; 19/5,… III. NỘI DUNG PHỐI HỢP: 1. Chuẩn bị và tổ chức khai giảng: - Đảm bảo “3 đủ”: Thống kê học sinh có nguy cơ bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở để đề xuất hướng giải quyết với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan. Hội Phụ nữ chủ trì, có hướng dẫn và làm đầu mối cùng với các cơ quan, ban, ngành thực hiện đảm bảo ở tất cả các thôn, năm học 2013-2014 không có học sinh bỏ học do không đảm bảo “3 đủ”. - Tháng 9 khuyến học: Tổ chức tháng 9 khuyến học; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trao học bổng cho các cá nhân và học sinh. Mỗi tổ chức Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã chuẩn bị các phần quà tặng học sinh nghèo dịp khai giảng. - Đảm bảo học sinh an toàn khi đi học và học tập tại nhà. Phối hợp, đề xuất giải pháp để ngăn chặn tình trạng chơi game có nội dung bạo lực hoặc không lành mạnh tại nhà và ngoài xã hội: Mặt trận tổ quốc chủ trì phối hợp cùng Hội Phụ nữ, hội cựu chiến binh cùng các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện. - Đảm bảo an toàn trong trường học: phòng chống bạo lực trong học đường, chơi điện tử có nội dung không lành mạnh và các tệ nạn xã hội khác trong học sinh. Trường TH&THCS R’Teing chủ trì phối hợp với các ban ngành, đoàn thể cùng thực hiện. - Tổ chức khai giảng: có phần “Lễ” và phần “Hội”. Đoàn Thanh niên nhà trường chủ trì tổ chức phần “Hội” và có hướng dẫn trước khai giảng năm học mới, Nhà trường chủ trì phần “Lễ” và phối hợp tổ chức phần “Hội”. - Tổ chức sinh hoạt tập thể đầu năm học mới tại trường học giúp học sinh làm quen với thầy, cô giáo, bạn bè, điều kiện, môi trường học tập. - Tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành phù hợp đối với học sinh lớp 9. Nhà trường chủ trì, phối hợp với Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện. 2. Tổ chức hoạt động dạy và học: - Rèn luyện phương pháp tự học tích cực của học sinh, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích luỹ tư liệu dạy học. Tổ chức thi trưng bày tư liệu dạy học, sản phẩm đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh ở thư viện, phòng truyền thống hoặc lưu trữ ở máy tính và đưa lên website của nhà trường. Nhà trường chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, cơ quan truyền thông cùng tổ chức thực hiện. - Hướng dẫn rèn luyện đạo đức, lối sống, kĩ năng sống của học sinh trong gia đình và ở cộng đồng do Hội Phụ nữ chủ trì, phối hợp với nhà trường, Đoàn Thanh niên và các ban ngành đoàn thể khác tổ chức các hoạt động. - Hướng dẫn học sinh về tiêu chí xây dựng "Gia đình hiếu học" do chi hội Khuyến học nhà trường tổ chức thực hiện. - Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thực hiện phong trào thi đua, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ công tác giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn ở địa phương và nhà trường. - Thực hiện: mỗi học sinh yếu kém về học tập đều có cán bộ, giáo viên được phân công giúp đỡ vươn lên, do nhà trường chủ trì thực hiện. - Tổ chức giới thiệu di tích, danh lam thắng cảnh do trường THCS chủ trì, phối hợp với phòng Văn hóa, Đoàn Thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Cựu chiến binh xã thực hiện. 3. Giáo dục kĩ năng sống: - Tăng cường giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục tinh thần tương thân, tương ái và tính chủ động sáng tạo trong cuộc sống, học tập và rèn luyện cho học sinh trong các nhà trường thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá. Học sinh trực tiếp đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước ứng xử văn hóa trong trường học, hướng tới xây dựng văn hóa học đường. - Tổ chức cho các bà mẹ có con đang học được bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sống cho học sinh, chương trình giáo dục giới tính. Hội Phụ nữ chủ trì tổ chức thực hiện. - Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp, phối hợp với các đơn vị quân đội ở địa phương để tổ chức giao lưu, học tập cho học sinh. Cựu chiến binh chủ trì tổ chức thực hiện. - Đoàn Thanh niên phối hợp với nhà trường thực hiện tổ chức hoạt động của các loại hình câu lạc bộ trong trường học cho học sinh. - Tổ chức Tổ tư vấn hỗ trợ học sinh trong các nhà trường do trường THCS chủ trì, phối hợp với Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên thực hiện. 4. Tổ chức hoạt động tập thể: - Tổ chức đón Trung thu, đêm hội trăng rằm (ngày 15/8 âm lịch) vui tươi, tiết kiệm và phát huy sự tham gia tích cực của học sinh. Đoàn Thanh niên chủ trì phối hợp với Hội Phụ nữ và Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã thực hiện. - Ban Văn hóa chủ trì phối hợp với nhà trường và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đưa nghệ thuật hát dân ca vào nhà trường, vào các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá trong nhà trường. Ban Văn hóa - Thông tin phối hợp với trường THCS xây dựng và phát triển thư viện trường học, sử dụng có hiệu quả thư viện và di tích, nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, văn hóa địa phương, tổ chức ngày hội đọc sách ở nhà trường. - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài trường học; “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”, tổ chức các trại hè và hoạt động hè của học sinh, Đoàn Thanh niên chủ trì, hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Tổ chức liên hoan “Hát dưới mái trường thân thiện” ở nhà trường và công diễn tại xã. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương Ban Văn hóa - Thông tin: Chủ trì phối hợp với Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã và nhà trường tổ chức các hoạt động ôn lại truyền thống lịch sử dân tộc hàng năm; hướng dẫn và đánh giá kết quả chăm sóc để nâng cao hiệu quả giáo dục lịch sử, truyền thống với các hình thức phong phú từ thực tiễn. Hội Phụ nữ: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa địa phương. Nhận thức đầy đủ trách nhiệm của bản thân và gia đình trong hoạt động “Uống nước nhớ nguồn” thông qua các hình thức thiết thực và phù hợp; tuyên truyền, vận động phụ nữ và học sinh các lứa tuổi tham gia đóng góp, xây dựng và giữ gìn khu di tích văn hóa tại địa phương; khuyến khích những người am hiểu về lịch sử văn hóa địa phương có những đóng góp tích cực cho cộng đồng, tham gia chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cựu chiến binh; tăng cường phối hợp tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, đặc biệt học sinh nữ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của phụ nữ Việt Nam. Hội cựu chiến binh: Huy động các hội viên tham gia giới thiệu cho học sinh giá trị các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng; các ngành nghề truyền thống ở địa phương. Nhà trường: Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm hiểu, nhận chăm sóc, làm sạch đẹp một di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tại địa phương; quảng bá và phát huy giá trị tinh thần của di tích đó; thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và tích hợp với các môn học, giáo dục niềm tự hào về truyền thống của quê hương; giáo dục đạo đức và nhân cách; tổ chức hoạt động để nâng cao hiểu biết về di tích lịch sử địa phương sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh; thi viết thuyết minh về di tích, thi giới thiệu về di tích lịch sử của địa phưong. 6. Vận động học sinh ra lớp: Khi có học sinh bỏ học, nhà trường cần kịp thời phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia vận động học sinh ra lớp. Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã khi được nhà trường thông báo cần có biện pháp phối hợp với thôn để tham gia vận động gia đình học sinh, học sinh tham gia học tập hoàn thành chương trình THCS. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:             1. Trường TH&THCS R’Teing, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã có kế hoạch cụ thể thực hiện kế hoạch này và báo cáo chính quyền địa phương, các cấp quản lý ngành dọc để thực hiện. 2. Khi triển khai Chương trình phối hợp nói trên, các đơn vị cơ sở của Trường TH&THCS R'Teing, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã cần phối hợp với các hoạt động do ngành Văn hóa và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức, có cách làm chủ động, sáng tạo, thích hợp, có hiệu quả đóng góp cho thành công chung của sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Trong quá trình triển khai chú trọng tới công tác xây dựng và nhân điển hình của phong trào.        Căn cứ kế hoạch này các Ban, Hội, đoàn thể, triển khai theo ngành dọc đến các đơn vị, phổ biến đến trường học, ngành Văn hóa, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc xã để cùng phối hợp thực hiện có hiệu quả. Bản kế hoạch này được tổ chức thực hiện trong năm học 2013-2014, hằng năm có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi đơn vị nhưng phải có sự thống nhất của các bên tham gia và thể hiện bằng văn bản cụ thể. HỘI PHỤ NỮ XÃ CHỦ TỊCH HỘI CỰU CHIẾN BINH CHỦ TỊCH UBMTTQVN XÃ CHỦ TỊCH HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS Hoàng Văn Bình

File đính kèm:

  • docPhoi hop phu nu xa.doc
Giáo án liên quan