a. Chủ trương, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà nước (Luật Giáo dục, NQ của QH về GD&ĐT, Mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học.)
-Thực hiện đúng chủ trương đường lối, quan điểm GD của Đảng, Nhà nước.
-Thực hiện nghiêm túc quan điểm GD toàn diện văn hoá, đạo đức lối sống, ý thức thực hiện pháp luật, trong giáo viên và học sinh.
b. Các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT.
c. Các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT.
d. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường, của tổ chuyên môn.
e. Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, địa phương và khả năng nhận thức của học sinh.
11 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy Toán 8 - Nguyễn Văn Khoát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng GD&ĐT Lục Nam
Trường THCS TAM dị số 2
Kế hoạch giảng dạy
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Khoát
Tổ chuyên môn: KHTN
Giảng dạy môn: Toán 8
Trình độ đào tạo: Cao đẳng sư phạm
Năm học 2009-2010
Kế hoạch giảng dạy bộ môn toán 8
Một số thông tin cá nhân
Họ và tên: Nguyễn Văn Khoát
Chuyên ngành đào tạo: Lý-KTCN (đang học Đại học Toán-Tin)
Trình độ đào tạo : Cao Đẳng sư phạm.
Tổ chuyên môn:KHTN
Năm vào ngành GD&ĐT: 9 /2002
Số năm đạt danh hiệu GVDG cấp huyện : 02
Kết quả thi đua năm học trước: Lao động tiên tiến cấp trường.
Tự đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn: khá
Nhiệm vụ được phân công trong năm học:
Dạy học: Toán 8 BC
Vật Lý 8ABC
Công nghệ 8BC
Những thuận lợi, khó khăn về hoàn cảnh cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ được phân công:
Thuận lợi: Dậy đúng chuyên ngành đã và đang học
Tư liệu giảng dậy tạm đủ.
Khó khăn: -Đồ dùng phục vụ giảng dạy bộ môn còn ít.
-Năng lực giảng dạy của bản thân còn hạn chế.
Phần thứ nhất: Kế hoạch chung
A.Những căn cứ để xây dựng kế hoạch:
1. Các văn bản chỉ đạo:.
a. Chủ trương, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà nước (Luật Giáo dục, NQ của QH về GD&ĐT, Mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học...)
-Thực hiện đúng chủ trương đường lối, quan điểm GD của Đảng, Nhà nước.
-Thực hiện nghiêm túc quan điểm GD toàn diện văn hoá, đạo đức lối sống, ý thức thực hiện pháp luật, trong giáo viên và học sinh.
b. Các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT.
c. Các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT.
d. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường, của tổ chuyên môn.
e. Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, địa phương và khả năng nhận thức của học sinh.
2. Mục tiêu của môn học:
Đặc điểm tình hình về Điều kiện CSVC, TBDH của nhà trường; Điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ dân trí; Môi trường giáo dục tại địa phương:
a.Thuận lợi:
- Thiết bị dậy học đủ, đèn chiếu, dậy công nghệ TT bước đầu thuận lợi.
- ĐK KTXH ngày càng phát triển, đời sống được nâng cao.
- Trình độ dân trí cao hơn trước.
- Môi trường GD tại địa phương lành mạnh có ít tệ nạn XH.
b. Khó khăn:
-Tranh ảnh, đồ dùng cho môn Toán rất ít
- Trình độ dân trí chưa đồng đều, tỉ lệ dân tọc thiểu số khoảng 60%
3.Nhiệm vụ được phân công:
a. Giảng dạy: Môn Toán 8BC.
4. Đặc điểm học sinh (kiến thức, năng lực, đạo đức, tâm sinh lý):
a.Thuận lợi:
- Đạo đức:đa số ngoan, có ý thức học tập tốt.
- Yêu thích học bộ môn, có động cơ thái độ học rõ ràng.
b.Khó khăn:
-Khả năng nắm bắt kiến thức chậm, năng lực không đồng đều.
- Một số em chưa tự giác.
- Chưa có phương pháp học tập, kết quả học tập chưa cao.
c.Kết quả khảo sát đầu năm:
STT
Lớp
Sĩ số
Nam
Nữ
DT TS
Hoàn cảnh GĐ khó khăn
Kết quả khảo sát
đầu năm học
G
Kh
TB
Y
K
8BC
63
0
13
20
20
10
Chỉ tiêu phấn đấu năm học 2009-2010.
1. Kết quả giảng dạy:
a. Số HS xếp loại HL Giỏi: 4 Tỷ lệ: 6 %.
b. Số HS xếp loại HL Khá: 20 Tỷ lệ: 32 %.
c. Số HS xếp loại HL TB: 27 Tỷ lệ: 43 %.
d.Số học sinh xếp loại yếu: 12 Tỷ lệ: 19 %.
2. Sáng kiến kinh nghiệm: 1
3. Làm mới ĐDDH bộ môn sử dụng được: 2
4. Bồi dưỡng chuyên đề: Thực hiện bồi dưỡngTX theo chu kì (2007-2010)
5. ứng dụng CNTT vào giảng dạy: Thường xuyên.
6. Kết quả thi đua:
a. Xếp loại giảng dạy: Khá.
b. Đạt danh hiệu GVG cấp: Trường.
*Những giải pháp chủ yếu: (Tự bồi dưỡng, học tập ; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; phối hợp với GV bộ môn, GV chủ nhiệm; thực hiện các nhiệm vụ khác...)
- Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Luôn học tập trau dồi kiến thức ở mọi lĩnh vực.
- Có kế hoạch và biện pháp phụ đạo học sinh yếu kịp thời.
- Phối hợp với GV bộ môn, GVCN để giáo dục ý thức học tập tự giác của học sinh.
Những điều kiện (công tác quản lý, chỉ đạo, CSVC...) để thực hiện được kế hoạch:
- Công tác quản lý; quan tâm chỉ đạo hỗ trợ cho việc cho việc giảng dạy.
-Cơ sở vật chất đồ dùng thiết bị đầy đủ góp phần cho giảng dạy tốt hơn.
Tam Dị, ngày 20 tháng 9 năm 2009
Phê duyệt của Hiệu trưởng Người lập kế hoạch
Nguyễn Văn Khoát
Phần thứ hai: Kế hoạch giảng dạy cụ thể
Môn học: Toán 8
Tổng số tiết: 140 tiết
Số tiết trong 1 tuần: 4 tiết
Tuần
Lớp
Tên Chương, bài (LT, TH).
Thứ tự tiết trong CT
Mục tiêu (KT, KN, TĐ) trọng tâm
Phương pháp dạy học chủ yếu
Đồ dùng DH
Tăng, giảm tiết, lí do
Tự đánh giá mức độ đạt được
Đại số
1-10
8
Nhân và chia đa thức
Từ tiết 1 đến tiết 18
*Kiến thức: yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản sau
-Quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức
-Hiểu và nhớ được các hằng đẳng thức đáng nhớ.
-Các phương pháp phân tích thành nhân tử.
-Quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức một biến đã sắp xếp.
*Kỹ năng:
-Thực hành thành thạo các phép nhân đa thức, đơn thức có hai nhân tử, với các nhân tử không quá hai biến và với hệ số nguyên, mỗi đa thức không quá 3 hạng tử.
-Phân tích thành nhân tử đối với các đa thức không quá 2 biến, và không quá 4 hạng tử.
-Chia hai đơn thức với hệ số nguyên không quá 2 biến; chia đa thức cho đơn thức với đa thức chia không quá 3 hạng tử và không quá hai biến.
-Chia hai đa thức một biến đã sắp xếp chỉ nên thực hiện với đa thức bị chia không quá 3 hạng tử, đa thức chia có 2 hạng tử, phép chia không quá 3 lần chia.
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu Projecter
Giảm bớt một số bài khó: 4,5,1015, 18,24,33a,37,43(c,d,e),47c,52,56,64,65,70,73
Khá
11-17
8
Phân thức đại số
21-34
*Kiến thức: yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản sau
-Định nghĩa: Phân thức đại số là biểu thức có dạng trong đó A, B là các đa thức, B khác đa thức không.
-Hai đa thức bằng nhau = nếu AD=BC; tính chất cơ bản của phân thức
-Quy tắc đổi dấu và các bước rút gọn một đa thức.
-Các bước tìm mẫu thức chung của các phân thức (quy đồng mẫu thức)
-Các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia các phân thức, tính chất của phép cộng và nhân các phân thức (giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng)
*Kỹ năng:
-Thành thạo việc rút gọn các phân thức mà tử và mẫu là các đơn thức hoặc tử và mẫu đã viết dưới dạng các nhân tử.
-Kỹ năng phân tích nhân tử và mẫu thành tích các nhân tử rồi rút gọn
-Thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân thức không quá hai biến.
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu Projecter
Giảm bớt một số bài khó: 16,17,18,24,37,41,45,49,63
Khá
20-26
8
Phương trình bậc nhất
41-52
*Kiến thức: yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản sau
-Hiểu được khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình, hai phương trình tương đương.
-Phương pháp giải phương trình bậc nhất một ẩn; phương trình tích; muốn giải phương trình A(x) B(x) = 0, ta giải phương trình A(x) =0 và B(x) = 0; rồi lấy tất cả các nghiệm thu được. Cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu theo bốn bước:
+Tìm điều kiện xác định của phương trình;
+ Quy đồng mẫu thức hai vế của phương trình rồi khử mẫu
+Giải phương trình vừa nhận được
+Kết luận về nghiệm của phương trình (là các giá trị tìm được thoả mãn điều kiện xác định của phương trình)
-Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
+Chọn ẩn số, xác định điều kiện của ẩn
+Thiết lập phương trình của bài toán
+Giải phương trình
+Nhận xét kết quả, trả lời nghiệm của bài toán.
*Kỹ năng:
-Thu gọn phương trình bậc nhất về dạng cơ bản ax+b=0 và tìm x
-Kĩ năng biến đổi phương trình về dạng tích không quá 3 nhân tử rồi giải phương trình tích
-Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu mà mỗi vế có không quá hai phân thức với các hệ số của ẩn là các số nguyên.
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu Projecter
16, 19, 20, 43, 49
Khá
27-33
8
Bất phương trình bậc nhất một ẩn
56-64
*Kiến thức: yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản sau
-Nắm vững định nghĩa và các tính chất của bất đẳng thức
-Khái niệm về bất phương trình, nghiệm của bất phương trình, tập nghiệm của bất phương trình.
-Hiểu được các cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn và cách biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số.
-Muốn giải phương trình có chứa giá trị tuyệt đối ta giải hai phương trình ax+b = cx+d và ax+b=-(cx+d) rồi lấy tất cả các nghiệm của hai phương trình.
*Kỹ năng:
-Giải thành thạo bất phương trình bậc nhất một ẩn ax+b>0 hoặc ax+b<0 và biểu diễn được tập hợp nghiệm của bất phương trình.
-Biết cách thu gọn các bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng đơn giản như bài tập trong SGK toán 8 về dạng cơ bản để tìm nghiệm.
-Chỉ cần tìm đủ nghiệm của phương trình dạng với a, b, c, d là các số nguyên.
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu Projecter
12, 17, 33.
Khá
Hình học
1-10
8
Tứ giác
1-22
*Kiến thức: yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản sau
-Hiểu được tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
-Tổng các góc của tứ giác (lồi) là 3600
-Các định nghĩa về hình thang, hình thang cân, hình thang vuông, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
-Các tính chất của hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông và các dấu hiệu nhận biết các hình đó.
-Đường trung bình của tam giác, đường trung bình của hình thang và tính chất đường trung bình của các loại hình này.
-Nắm vững về đối xứng trục, đối xứng tâm; hiểu được khái niệm, về hình có tâm đối xứng, trục đối xứng.
-Tính chất của đường song song với một đường thẳng cho trước, các phép dựng hình cơ bản.
*Kỹ năng
-Biết vẽ hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông theo điều kiện cho trước (bằng thước đo góc, thước thẳng và compa) theo các phép dựng hình cơ bản.
-Vẽ hình, ghi GT-KL của một bài toán hình học.
-Vận dụng tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang để tính độ dài các đoạn thẳng theo điều kiện cho trước.
-Vận dụng các dấu hiệu để nhận biết các hình hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông
-Vẽ được tam giác đối xứng với một tam giác cho trước qua một tâm hoặc qua một trục. Nhận ra được hình có tâm đối xứng hoặc trục đối xứng.
-Vận dụng các định lí, hệ quả vào việc chứng minh các tính chất hình học của các hình ( các đoạn thẳng bằng nhau, các hệ thức, các góc bằng nhau...)
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu Projecter, thước thẳng, compa
3, 5, 10, 14, 19, 42, 66,78
Khá
11-17
8
Đa giác. Diện tích của đa giác.
25-36
*Kiến thức: yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản sau
-Nắm vững các định nghĩa về đa giác lồi, đa giác đều
-Hiểu và nhớ được các công thức diện tích các hình (hình hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông, tam giác, tứ giác có hai đường chéo vuông góc)
*Kỹ năng:
- Vận dụng công thức diện tích để tính diện tích các hình theo điều kiện cho trước.
-Phân tích đa giác thành các hình có thể tính được diện tích của chúng bằng các công thức đã học.
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu Projecter, thước thẳng
15, 22, 28, 40, 41
Khá
20-26
8
Tam giác đồng dạng
37-51
*Kiến thức: yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản sau
-Khái niệm về tỉ số hai đoạn thẳng, tỉ lệ thức.
-Định lí Ta-let (thuận và đảo)
-Hệ quả của định lí Ta-let
-Tính chất đường phân giác trong và ngoài của một tam giác.
-Định nghĩa về hai tam giác đồng dạng.
-Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác (thường)
-Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
-Tỉ số chu vi, diện tích, các yếu tố tương ứng của hai tam giác đồng dạng.
*Kỹ năng:
Vận dụng định lí Ta-let viết các cặp tỉ số bằng nhau giữa các đoạn thẳng trên hình vẽ, nhận ra được hai tam giác có các cạnh tương ứng tỉ lệ, chứng minh các hệ thức về dãy tỉ số bằng nhau.
-Chia một đoạn thẳng thành hai hoặc ba phần bằng nhau hoặc thành hai hoặc ba phần tỉ lệ với các số cho trước.
-Nhận ra các cặp tam giác đồng dạng theo các dấu hiệu của chúng.
-Vận dụng các tính chất của hai tam giác đồng dạng, thực hành tính được khoảng cách giữa hai điểm.
-Vận dụng tỉ số chu vi, diện tích của hai tam giác đồng dạng để tính chu vi hoặc diện tích các hình
-Vẽ được tam giác đồng dạng với các tam giác đã cho theo tỉ số k cho trước.
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu Projecter, thước thẳng
14, 20, 41, 42.
Khá
27-34
8
Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
54-65
*Kiến thức: yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản sau
-Thông qua hình vẽ và mô hình hình hộp chữ nhật, HS hiểu biết được các khái niệm cơ bản trên hình học không gian như điểm, đường thẳng, mặt phẳng, hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc, đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
-Thông qua hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, HS hiểu biết về các khái niệm đường cao, cạnh bên, cạnh đáy, mặt bên, mặt đáy của các hình. Từ đó hiểu và nhớ được các công thức tính diện tích, thể tích hình đó.
*Kỹ năng:
- Nhận ra được các cặp hai đường thẳng vuông góc, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc, đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng trong hình vẽ và mô hình hình hộp chữ nhật, trong các vật thể và không gian mà HS có điều kiện tiếp xúc.
-Tìm được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lăng trụ đứng, hình chóp đều theo các yếu tố cần thiết đã cho để tính được bằng các công thức đã học.
-Vẽ được hình khai triển của hình hộp chữ nhật, lăng trụ đứng, hình chóp đều theo kích thước cho trước.
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu Projecter, thước thẳng
4, 8, 12, 18, 24, 21, 55, 58
Khá
Phần thứ ba: Đánh giá thực hiện kế hoạch
(GV tự đánh giá khi kết thúc học kỳ hoặc năm học)
Thực hiện quy chế chuyên môn:
Thực hiện mục tiêu môn học và các giải pháp:
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu:
Bảng tổng hợp kết quả XLHL của học sinh:
STT
Lớp
Sĩ số
Nam
Nữ
DT TS
Hoàn cảnh GĐ khó khăn
Xếp loại học lực
qua khảo sát đầu năm
Xếp loại học lực
cuối năm
G
K
TB
Y
K
G
K
TB
Y
K
1
8BC
63
Tổ trưởng xác nhận Hiệu trưởng phê duyệt
File đính kèm:
- kh toan 8.doc