PHẦN A : KẾ HOẠCH CHUNG
Thực hiện theo kế hoạch hướng dẫn chỉ đạo của phòng GD – ĐT huyện Hướng Hóa; và kế hoạch năm học của trường THCS Tân Hơp, cá nhân tự xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thưỡng xuyên (BDTX) năm 2013 - 2014 như sau:
I. Mục tiêu:
Học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.
16 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 09/11/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên môn âm nhạc năm học 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT HƯỚNG HÓA
TRƯỜNG THCS TÂN HỢP
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MÔN ÂM NHẠC NĂM HỌC 2013 – 2014
PHẦN A : KẾ HOẠCH CHUNG
Thực hiện theo kế hoạch hướng dẫn chỉ đạo của phòng GD – ĐT huyện Hướng Hóa; và kế hoạch năm học của trường THCS Tân Hơp, cá nhân tự xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thưỡng xuyên (BDTX) năm 2013 - 2014 như sau:
I. Mục tiêu:
Học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.
II. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
-Trong quá trình hoạt động chuyên môn, bản thân luôn được tổ chuyên môn và sự chỉ đạo kịp thời của BGH nhà trường, các cấp lãnh đạo.
- Học sinh có khả năng tiếp thu được kiến thức theo chương trình đổi mới, phương pháp dạy học mới, nội dung SGK phù hợp.
2. Khó khăn:
- Thời gian học tập, bồi dưỡng thường xuyên còn ít.
- Tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu BDTX còn thiếu, chưa đáp ứng được nội dung cần bồi dưỡng.
- Môi trường để học sinh thực hành còn thiếu, hạn chế.
- Tài liệu để tham khảo soạn giảng, đồ dùng trực quan còn thiếu nhiều.
- HS và các bậc phụ huynh chưa chú trọng cho việc đầu tư học môn ©m nh¹c.
PHẦN B : KẾ HOẠCH CỤ THỂ
I . Vị trí, tầm quan trọng của công tác tự bồi dưỡng thưỡng xuyên:
- Công tác chuyên môn là nhiệm vụ chính của GV. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục & xu thế phát triển của xã hội, mỗi GV phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
- BDTX nhằm giúp GV cập nhật kịp thời những đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp dạy - học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học.
- Nội dung của chương trình BDTX rất bổ ích & thiết thực, đáp ứng tốt yêu cầu dạy chương trình và SGK bËc THCS mới vì nội dung các bài là những vấn đề cụ thể gắn với yêu cầu thực hiện chương trình & SGK THCS.
- BDTX tập trung bồi dưỡng các kỹ năng dạy học theo chương trình tích cực, đổi mới cách đánh giá HS, bồi dưỡng phương pháp tự học, học hợp tác trong nhóm chuyên môn và biết tự đánh giá kết quả BDTX có kết hợp với đánh giá của đồng nghiệp & HS để điều chỉnh quá trình tự học.
II. Phần bồi dưỡng :
- Học tập các chỉ thị, nghị quyết, công văn để nâng cao nhận thức chính trị, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, của nghành, của địa phương và các tổ chức khác trong xã hội.
- Tìm hiểu, học những vấn đề liên quan để phục vụ dạy- học hằng ngày.
- Tìm hiểu và hưởng ứng các cuộc vận động: “ Hai không” với bốn nội dung
- Tự học, tự bồi dưỡng theo sách “Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Âm nhạc”áp dung vào trong giảng dạy hàng ngày.
III. Kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
Thời gian
Kế hoạch
THÁNG 6 NĂM 2013
- Đi học thêm chuyên môn nâng cao trình độ.
- Tự học, tự rèn luyện qua sách báo, internet
THÁNG 7 NĂM 2013
- Đi học thêm chuyên môn nâng cao trình độ.
- Tự học, tự rèn luyện qua sách báo
- Tham gia lớp học chính trị (Quán triệt Nghị quyết ĐH Đảng )
THÁNG 8 NĂM 2013
- Đi học thêm chuyên môn nâng cao trình độ.
- Học tập nhiệm vụ năm học 2013-2014
- Tham gia học các chuyên đề dạy học tích hợp do phòng GD- ĐT tổ chức. Nghiên cứu tài liệu.
- Chuẩn bị giáo án, hồ sơ đầy đủ vào năm học mới.
- Áp dụng giảng dạy tích hợp
- Học tập và thực hiện các cuộc vận đông lớn của ngành, các phong trào thi đua.
THÁNG 9 NĂM 2013
- Chấp hành sự phân công chuyên môn & công tác kiêm nhiệm của BGH trường .
- Thường xuyên theo dõi và thực hiện nghiêm túc các nội dung nghị quyết của BGH và các tổ chức trong nhà trường
- Tích cực nghiên cứu tài liệu chuyên môn phục vụ cho soạn – giảng phù hợp với đối tượng HS
- Áp dụng giảng dạy tích hợp
- Học tập và thực hiện các cuộc vận đông lớn của ngành, các phong trào thi đua.
THÁNG 10 NĂM 2013
- Thường xuyên theo dõi và thực hiện nghiêm túc các nội dung nghị quyết của cấp trên, BGH và các tổ chức trong nhà trường.
- Tích cực nghiên cứu tài liệu chuyên môn phục vụ cho soạn – giảng phù hợp với đối tượng HS.
- Thi giáo viên dạy giỏi các cấp
- Tích cực dự giờ thăm lớp để học hỏi đồng nghiệp
- Sinh hoạt tổ chuyên môn: Dự giờ thao giảng
- Áp dụng giảng dạy tích hợp
- Học tập và thực hiện các cuộc vận đông lớn của ngành, các phong trào thi đua.
THÁNG 11 NĂM 2011
- Thường xuyên theo dõi và thực hiện nghiêm túc các nội dung nghị quyết của cấp trên, BGH và các tổ chức trong nhà trường.
- Tích cực nghiên cứu tài liệu chuyên môn phục vụ cho soạn – giảng phù hợp với đối tượng HS
- Dự giờ đồng nghiệp & rút kinh nghiệm .
- Áp dụng giảng dạy tích hợp
- Học tập và thực hiện các cuộc vận đông lớn của ngành, các phong trào thi đua.
THÁNG 12 NĂM 2011
- Thường xuyên theo dõi và thực hiện nghiêm túc các nội dung nghị quyết của cấp trên, BGH và các tổ chức trong nhà trường. Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập QĐNDVN 22/12
- Tích cực nghiên cứu tài liệu chuyên môn phục vụ cho soạn – giảng phù hợp với đối tượng HS
- Dự giờ đồng nghiệp & rút kinh nghiệm.
- SH chuyên môn
- Đánh giá kết quả BDTX năm học 2013-2014( đợt I )
- Áp dụng giảng dạy tích hợp
- Học tập và thực hiện các cuộc vận đông lớn của ngành, các phong trào thi đua.
THÁNG 1 NĂM 2014
- Thường xuyên theo dõi và thực hiện nghiêm túc các nội dung nghị quyết của cấp trên, BGH và các tổ chức trong nhà trường và địa phương .
- Tích cực nghiên cứu tài liệu chuyên môn phục vụ cho soạn – giảng phù hợp với đối tượng HS
- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực “
- Dự giờ đồng nghiệp & rút kinh nghiệm
- Áp dụng giảng dạy tích hợp
- Học tập và thực hiện các cuộc vận đông lớn của ngành, các phong trào thi đua.
THÁNG 2 NĂM 2014
- Tích cực nghiên cứu tài liệu chuyên môn phục vụ cho soạn –giảng phù hợp với đối tượng học sinh
- dự giờ đồng nghiệp và rút kinh nghiệm
- Áp dụng giảng dạy tích hợp
- Học tập và thực hiện các cuộc vận đông lớn của ngành, các phong trào thi đua.
THÁNG 3 NĂM 2014
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3, 26/3.
- Thực hiện cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Dự giờ đồng nghiệp và rút kinh nghiệm
- Áp dụng giảng dạy tích hợp
- Học tập và thực hiện các cuộc vận đông lớn của ngành, các phong trào thi đua.
THÁNG 4 NĂM 2014
-Thường xuyên theo dõi và thực hiện nghiêm túc các công văn, chỉ thị, nghị quyết của các ban ngành,tổ chức đề ra
- Thao giảng đánh giá chất lượng chuyên môn học kì II
- Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc
- Áp dụng giảng dạy tích hợp
- Học tập và thực hiện các cuộc vận đông lớn của ngành, các phong trào thi đua.
THÁNG 5 NĂM 2014
- Học tập và thực hiện các cuộc vận đông lớn của ngành, các phong trào thi đua.
- Hoàn chỉnh hồ sơ cuối năm.
- Đánh giá kết quả học tập cuối năm.
C. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG TẬP HUẤN VÀ NẮM BẮT THÊM CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2013 - 2014
I. Một số lưu ý khi dạy Nhạc lí.
Nhạc lí là nội dung tương đối khó dạy, vì học sinh không được học thường xuyên, thời gian dạy ít và các em không có điều kiện vận dụng. Bên cạnh đó, một số kiến thức còn xa lạ, khó tiếp thu với nhiều em. Khi dạy Nhạc lí, giáo viên cần dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn và dễ hiểu, cần tạo điều kiện cho học sinh được quan sát, lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh, được thực hành bằng những bài hát, bài tập đọc nhạc cụ thể.
Nhạc lí là nội dung tương đối khó dạy, vì học sinh không được học thường xuyên, thời gian dạy ít và các em không có điều kiện vận dụng. Bên cạnh đó, một số kiến thức còn xa lạ, khó tiếp thu với nhiều em. Khi dạy Nhạc lí, giáo viên cần dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn và dễ hiểu, cần tạo điều kiện cho học sinh được quan sát, lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh, được thực hành bằng những bài hát, bài tập đọc nhạc cụ thể. Giáo viên cần tránh một số lỗi sau:
- GV dạy sai về kiến thức, phân tích, giải thích không đúng về bản chất của kiến thức.
- GV chỉ thuyết trình, diễn giảng mà không cho HS được nghe âm thanh, được quan sát hay làm bài tập.
- GV phân tích sâu, mở rộng về kiến thức nhạc lí, làm nội dung trở nên rườm rà.
- GV yêu cầu HS làm bài tập không phù hợp với mục tiêu.
Trong những lỗi dạy sai về kiến thức, lỗi dạy sai về phách là khá phổ biến. Nhiều giáo viên hiểu sai (thực ra là hiểu một cách máy móc) về nhịp và phách trong âm nhạc. Tuy nhiên, đây lại là kiến thức rất cơ bản, liên quan tới việc trình bày bài hát và bài Tập đọc nhạc, vì vậy dẫn đến hậu quả là hầu hết học sinh thể hiện không đúng trường độ các bài thực hành âm nhạc. Ví dụ giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nét nhạc sau kết hợp gõ phách:
Khi đọc đến nốt Đô cuối bài, có giáo viên yêu cầu học sinh gõ 2 tiếng (tiếng thứ nhất vang lên khi đọc nốt Đô) rồi ngừng gõ và ngừng ngân, giáo viên khác lại yêu cầu các em phải gõ đến tiếng thứ 3 mới ngừng gõ và ngừng ngân. Vậy ai là người đã hiểu đúng và làm đúng?
Khái niệm về phách thì mọi giáo viên chắc chắn đều thuộc: đó là những khoảng thời gian ngắn và bằng nhau, lặp đi lặp lại đều đặn, liên tục. Tuy vậy, bản chất của phách thì nhiều giáo viên còn chưa hiểu đúng: phách là đơn vị đo trường độ trong âm nhạc (tức là thời gian, tương tự giây, phút) và mỗi phách là khoảng thời gian trôi qua giữa hai tiếng gõ liền kề. Nếu không có hai tiếng gõ thì không thể có được một phách: tiếng gõ thứ nhất là điểm khởi đầu của phách, tiếng gõ tiếp theo là điểm kết thúc của phách, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu của phách sau đó.
Như vậy, để thể hiện đúng trường độ nốt nhạc ngân 2 phách, cần phải gõ 3 tiếng (tiếng thứ nhất vang lên khi bắt đầu đọc nốt nhạc) rồi ngừng gõ và ngừng ngân là chính xác.
Tương tự, để thể hiện đúng trường độ nốt nhạc ngân 3 phách, cần phải gõ 4 tiếng Quay lại với ví dụ trên, khi hướng dẫn học sinh đọc nét nhạc dưới đây kết hợp gõ phách:
Giáo viên yêu cầu học sinh khi đọc nốt Đô cuối bài, phải gõ đến tiếng thứ 3 mới ngừng gõ và ngừng ngân là chính xác.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu về sơ đồ phách. Sơ đồ phách là hình ảnh tượng trưng cho đường nét tay gõ phách, nhằm phân tích và mô tả để chúng ta thấy rõ về trường độ của các nốt nhạc trong hình tiết tấu nào đó. Khi gõ phách, thực chất là tay mỗi người vẽ vào không gian một đường thẳng (gồm nét đi lên và nét đi xuống) lặp đi lặp lại. Nhưng trong sơ đồ, nét đi lên và nét đi xuống được chuyển dịch đều đặn về phía bên phải tạo nên đường gấp khúc, làm như vậy để thuận tiện cho việc diễn tả trường độ của từng nốt nhạc đã ngân lên như thế nào.
Ví dụ khi mô tả trường độ các nốt nhạc (6 nốt) trong hình tiết tấu trên:
Dùng sơ đồ phách để mô tả độ ngân dài của 6 nốt nhạc, chúng ta sẽ thấy:
Trong ví dụ này, nốt 1 và nốt 6 đều ngân hai phách, như vậy sơ đồ phách của chúng phải giống nhau. Điều đó giúp chúng ta nhận thấy, nếu nốt cuối trong bản nhạc ngân dài 2 phách, cần phải gõ đến tiếng thứ 3 rồi mới ngừng gõ và ngừng ngân.
Ví dụ khi mô tả trường độ các nốt nhạc trong một hình tiết tấu phức tạp hơn:
Dùng sơ đồ phách để mô tả độ ngân dài của 12 nốt nhạc và dấu lặng đen, chúng ta sẽ thấy:
Như vậy sơ đồ phách giúp ta thấy rõ từng nốt nhạc vang lên chính xác ở vị trí nào khi gõ phách, dù với hình tiết tấu đơn giản hay phức tạp. Nếu không dùng sơ đồ phách, sẽ rất khó lí giải về trường độ của những nốt cuối bản nhạc, đặc biệt khi đó là những nốt móc đơn, móc đơn chấm dôi hoặc móc kép.
* Kĩ thuật dạy Nhạc lí
a) Giới thiệu kiến thức
Mục tiêu để học sinh ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Giáo viên thuyết trình, giới thiệu hoặc liên hệ những điều học sinh đã biết để giới thiệu kiến thức mới.
Ví dụ học về nhịp hoặc , giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại hiểu biết của các em về nhịp hoặc , vừa củng cố lại kiến thức đã học, vừa dẫn dắt sang kiến thức mới.
Ví dụ giới thiệu về nhịp lấy đà, giáo viên có thể đưa ra hai bản nhạc có cùng số chỉ nhịp, một bản không có nhịp lấy đà và bản nhạc kia có lấy đà, để học sinh so sánh và đưa ra khái niệm. Tuy nhiên, cũng có nội dung nhạc lí, giáo viên không nên đưa ra khái niệm mà chỉ giới thiệu về cách viết và tác dụng của nó, ví dụ như: dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu hồi, khung thay đổi, dấu thăng, dấu giáng
b) Minh họa kiến thức trên bản nhạc.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các bài hát hoặc bản nhạc có sử dụng kiến thức vừa học, để các em thấy kiến thức đó gần gũi với thực tế.
Ví dụ học về nhịp , giáo viên yêu cầu học sinh tìm những bài hát, bản nhạc trong sách giáo khoa có sử dụng số chỉ nhịp này. Học về thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu, yêu cầu học sinh tìm các bài hát, bài Tập đọc nhạc trong sách giáo khoa có sử dụng hoá biểu, sau đó hướng dẫn các em xác định giọng của các bản nhạc đó.
c) Minh họa kiến thức bằng âm thanh.
Đây là một hoạt động quan trọng trong việc dạy nhạc lí, giúp học sinh không chỉ học lí thuyết suông mà được nghe âm thanh để hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Điều rất quan trọng là cần cho học sinh nghe gì để các em hiểu được bản chất của kiến thức. Giáo viên có thể đàn, hát hoặc dùng băng đĩa, băng hình để cho học sinh nghe, nhận xét sự khác nhau giữa bản nhạc có sử dụng và không sử dụng kiến thức nhạc lí đó.
Ví dụ về một số cách minh hoạ kiến thức nhạc lí bằng âm thanh.
- Dạy về nhịp, có thể thực hiện các bước sau:
+ Học sinh nghe một tiết điệu (giáo viên không dùng phần đệm tay trái) nhịp như Foxtrot hoặc Country trên đàn phím điện tử, học sinh nghe và cảm nhận về phách mạnh và phách nhẹ của loại nhịp này. Tốt hơn nếu các em vừa nghe vừa tập vỗ tay thể hiện phách mạnh, phách nhẹ của loại nhịp này.
+ Trên nền tiết điệu đó, giáo viên đàn giai điệu có dùng phần đệm một bài hát (ví dụ bài Tiếng chuông và ngọn cờ) viết ở nhịp mà học sinh đã học để các em thấy nhịp này được ứng dụng vào thực tế như thế nào.
- Dạy về cung và nửa cung, có thể thực hiện các bước sau:
+ Học sinh nghe gam Đô trưởng, trong đó có 2 quãng nửa cung và 5 quãng một cung.
+ Học sinh nghe gam Đô trưởng Cromatic, gồm toàn các quãng nửa cung.
- Dạy về giọng cùng tên, giáo viên có thể giới thiệu và minh họa bằng bài hát Một mùa xuân nho nhỏ (Trần Hoàn) cho học sinh nghe và cảm nhận về đặc điểm, ứng dụng của giọng cùng tên. Bài hát có 2 đoạn, đoạn 1 viết ở giọng La thứ, đoạn 2 chuyển sang giọng cùng tên là giọng La trưởng. Cũng có thể dùng những bài hát khác để minh họa về việc chuyển sang giọng cùng tên là bài Trở về Su-ri-en-tô (nhạc Italia), Bóng cây kơ-nia (nhạc Phan Huỳnh Điểu) hoặc Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn).
- Dạy về hợp âm, có thể thực hiện các bước sau:
+ Học sinh nghe hợp âm Đô trưởng với 3 âm lần lượt vang lên.
+ Học sinh nghe hợp âm Đô trưởng với 3 âm vang lên đồng thời.
+ Thực hiện tương tự với một vài hợp âm trưởng, hợp âm thứ, hợp âm bảy.
- Dạy về dịch giọng, có thể làm theo cách sau:
+ Giáo viên giới thiệu bản Bài ca hoà bình (Trích đoạn hợp xướng trong Giao hưởng số 9) của Bét-tô-ven viết ở giọng Đô trưởng.
+ Giáo viên đàn cho học sinh hát Bài ca hoà bình ở giọng Đô trưởng, tốc độ trung bình.
+ Giáo viên giới thiệu bản Bài ca hoà bình viết ở giọng Rê trưởng, học sinh quan sát để nhận thấy bản nhạc đã được dịch giọng.
+ Giáo viên đàn cho học sinh hát Bài ca hoà bình ở giọng Rê trưởng, tốc độ hơi nhanh.
+ Giáo viên giới thiệu bản Bài ca hoà bình viết ở giọng Mi trưởng, học sinh quan sát để nhận thấy bản nhạc tiếp tục được dịch giọng lần nữa.
+ Giáo viên đàn cho học sinh hát Bài ca hoà bình ở giọng Mi trưởng, tốc độ nhanh.
+ Có thể thực hiện tiếp tục với các giọng Pha trưởng, Son trưởng, La trưởng.
Với cách dạy trên, học sinh vừa được quan sát, vừa được hát đoạn trích Bài ca hoà bình với giọng cao dần và tốc độ tăng dần sẽ giúp các em hiểu rõ bản chất của dịch giọng và sẽ rất hào hứng khi tham gia bài học này.
d) Củng cố
Học sinh thực hiện 1-2 bài tập nhạc lí đơn giản hoặc yêu cầu các em nhắc lại kiến thức vừa học.
Tuỳ thời gian dạy học và năng lực của học sinh, giáo viên có thể đưa ra một số bài tập nhằm củng cố kiến thức. Ví dụ về một số dạng bài.
- Viết một hình tiết tấu gồm 4 nhịp, trong đó sử dụng một nốt trắng, bốn nốt đen và bốn nốt móc đơn. Ví dụ kết quả học sinh làm được là:
- Viết lên khuông nhạc 4 nhịp, sử dụng với cao độ bất kì, trường độ có một nốt trắng, bốn nốt đen và bốn nốt móc đơn. Giả sử giáo viên gợi ý học sinh vẫn dùng tiết tấu trên, kết quả các em làm được có thể là:
- Có bạn viết đoạn nhạc ở nhịp , hãy cho biết những ô nhịp nào bạn đã viết sai về trường độ?
- Ghi khoảng cách cung và nửa cung giữa các nốt cho đúng.
- Xác định những quãng sau là quãng mấy?
* Mục tiêu và quy trình dạy Nhạc lí
Kiến thức Nhạc lí được trải đều ở 4 năm học, học sinh không được học thường xuyên, lại ít có điều kiện vận dụng, liên kết kiến thức thành hệ thống, nên đây là nội dung tương đối khó với học sinh. Với thời lượng không nhiều, các nội dung nhạc lí cần được giới thiệu ở mức độ sơ giản, qua thực hành để hiểu biết lí thuyết, chủ yếu để học sinh công nhận, không cần lí giải. Giáo viên không nên khai thác sâu, mở rộng kiến thức nhạc lí như ở trường chuyên nghiệp, chỉ cần giúp các em có khái niệm ban đầu và biết sử dụng kiến thức trong các bài tập cụ thể.
a) Mục tiêu dạy Nhạc lí
Phân môn Nhạc lí cung cấp cho học sinh một số nội dung lí thuyết âm nhạc đơn giản và cần thiết, nhằm hỗ trợ việc học hát, Tập đọc nhạc và nâng cao hiểu biết về âm nhạc. Mục tiêu của bài học về Nhạc lí là giúp học sinh biết khái niệm, đặc điểm, nhận biết kiến thức trên bản nhạc, được nghe âm thanh minh hoạ và có thể áp dụng kiến thức vào bài tập cụ thể. Thời lượng dạy một nội dung nhạc lí khoảng 15-20 phút.
Kiến thức Nhạc lí được trải đều ở 4 năm học, học sinh không được học thường xuyên, lại ít có điều kiện vận dụng, liên kết kiến thức thành hệ thống, nên đây là nội dung tương đối khó với học sinh. Với thời lượng không nhiều, các nội dung nhạc lí cần được giới thiệu ở mức độ sơ giản, qua thực hành để hiểu biết lí thuyết, chủ yếu để học sinh công nhận, không cần lí giải. Giáo viên không nên khai thác sâu, mở rộng kiến thức nhạc lí như ở trường chuyên nghiệp, chỉ cần giúp các em có khái niệm ban đầu và biết sử dụng kiến thức trong các bài tập cụ thể.
b) Quy trình dạy Nhạc lí
Những phân môn mang tính lí thuyết như Nhạc lí và Âm nhạc thường thức, quy trình dạy học chỉ mang tính tham khảo, không nhất thiết phải thực hiện theo đúng trình tự. Những hoạt động dạy học cần thiết là:
- Giới thiệu kiến thức nhạc lí (tên, khái niệm, vai trò, đặc điểm, tính chất).
- Minh họa kiến thức trên bản nhạc.
- Minh họa kiến thức bằng âm thanh.
- Củng cố.
Thực tế dạy học cho thấy có nhiều học sinh không thuộc tên các nốt nhạc trên khuông, các em thường viết tên từng nốt nhạc ở dưới khuông nhạc. Để giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc, giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Sử dụng trò chơi “Khuông nhạc bàn tay” để ghi nhớ tên nốt nhạc.
- Giáo viên thường xuyên cho học sinh tập nói tên nốt nhạc hoặc cho các em tập chép nhạc.
- Treo bài Tập đọc nhạc trong lớp để học sinh luôn luôn được tiếp xúc với bản nhạc, nốt nhạc.
- Gợi ý học sinh sử dụng khuông nhạc có các nốt nhạc và tên nốt (để khi cần thiết, các em dễ dàng kiểm tra lại):
- Giúp học sinh cảm thấy việc ghi nhớ tên nốt nhạc là đơn giản và dễ dàng.
- Giáo viên sử dụng bản nhạc không ghi tên nốt khi kiểm tra Tập đọc nhạc, đó là thách thức để học sinh phải cố gắng thuộc tên nốt.
- Thường xuyên củng cố tên nốt nhạc khi dạy Học hát, Nhạc lí, Âm nhạc thường thức.
Học bài hát mới trong một tiết, sẽ vẫn còn nhiều học sinh chưa hát đúng giai điệu, chưa thuộc lời ca, chưa cảm nhận sâu về vẻ đẹp của bài hát, ôn tập bài hát nhằm khắc phục những hạn chế đó.
Mục tiêu tóm tắt của hoạt động ôn tập bài hát nhằm giúp học sinh hát thuộc lời ca, hát đúng hơn, hát hay hơn và yêu thích bài hát hơn. Mục tiêu cụ thể là giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, luyện tập các kĩ năng trình bày bài hát, giúp học sinh có cảm thụ âm nhạc tốt hơn, tạo các em thêm tự tin, có điều kiện trình bày bài hát đã học, phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo của các em.
Việc ôn tập bài hát là không cần thực hiện theo một trình tự nào, tuỳ vào đặc điểm riêng của từng bài hát mà giáo viên chọn các hoạt động thích hợp. Với thời gian có hạn, mỗi lần ôn tập, giáo viên chỉ nên chọn một vài hoạt động trong số nhiều hoạt động sau:
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài, hướng dẫn các em sửa chỗ sai và thể hiện sắc thái.
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhắc lại tên bài hát, tác giả, nội dung (nên kết hợp tranh minh họa).
- Học sinh nghe bài hát qua băng đĩa để nhớ lại giai điệu, lời ca.
- Củng cố giai điệu, tiết tấu: giáo viên đàn một nét nhạc để học sinh nhận biết đó là câu hát nào rồi trình bày lại câu hát đó. Tương tự, giáo viên gõ tiết tấu của một câu hát, học sinh nhận biết đó là tiết tấu của câu hát nào rồi hát câu đó.
- Củng cố lời ca: học sinh bổ sung lời ca vào chỗ trống.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Hát kết hợp đánh nhịp.
- Hát kết hợp trò chơi.
- Thi đua giữa các tổ, nhóm.
- Trình bày bài hát bằng các hình thức: đơn ca, cặp, nhóm, tổ, dãy, học sinh nam, học sinh nữ
- Luyện tập các cách hát tập thể: hát hoà giọng, hát có lĩnh xướng, hát đối đáp, hát nối tiếp, hát bè, hát đuổi.
- Biểu diễn: học sinh hát trước lớp kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
- Học sinh tập sáng tác lời hát mới.
- Học sinh tập vẽ tranh minh hoạ cho bài hát.
- Kiểm tra.
Tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của bài hát, thời lượng dạy học, năng lực của học sinh, điều kiện dạy học cụ thể mà giáo viên chọn một vài hoạt động ôn tập cho thích hợp. Các hoạt động ôn tập không nên tách rời mà cần liên kết với nhau sao cho phù hợp, hiệu quả. Ví dụ: kết hợp giữa gõ đệm với luyện tập các cách hát tập thể (hát có lĩnh xướng, hát đối đáp, hát nối tiếp), kết hợp vận động theo nhạc với trình bày bài hát bằng các hình thức khác nhau (đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, tổ, dãy, học sinh nam, học sinh nữ), thi đua giữa các nhóm tổ thể hiện sắc thái bài hát, biểu diễn bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc Tuy nhiên những hoạt động đặc trưng nhất mà giáo viên thường dùng khi ôn tập bài hát là hướng dẫn học sinh ôn tập và sửa sai, hát kết hợp gõ đệm, hát kết hợp vận động theo nhạc, tập hát đối đáp, nối tiếp.
Việc ôn tập bài hát đóng vai trò quan trọng để học sinh yêu thích bài hát. Nhiều học sinh thường nói “Thưa cô, em không biết hát ạ”, “Thưa cô, em thấy bài hát này không hay” hoặc “Thưa cô, em không thuộc bài hát này” khi giáo viên yêu cầu các em hát. Một trong những nguyên nhân là do cách tổ chức ôn tập bài hát chưa kĩ và hiệu quả. Chỉ số ít bài hát hấp dẫn được học sinh ngay từ khi các em mới tiếp xúc, còn lại phải qua quá trình ôn tập lâu dài mới làm các em yêu thích bài hát. Dạy Âm nhạc trong trường Trung học ở Mỹ, để biểu diễn một bài hát chỉ trong 3-4 phút, học sinh thường phải luyện tập bài đó trong 3 tháng (bao gồm cả tập hát các bè, kết hợp nhảy múa hoặc trình diễn). Có thể tập luyện kĩ như vậy mới thật sự làm các em cảm nhận được những vẻ đẹp của bài hát.
* Có nhiều lỗi cần tránh khi dạy hát, tiêu biểu là những lỗi như:
- Dạy sai kiến thức, giáo viên dạy học sinh không đúng nhạc và lời của bài hát.
- Giáo viên không thuộc bài hát.
- Dạy hát theo lối truyền khẩu, giáo viên hoàn toàn chỉ sử dụng giọng hát, không sử dụng nhạc cụ.
- Xác định giọng không phù hợp, làm học sinh phải hát ở giọng quá cao hoặc quá thấp, giáo viên liên tục thay đổi giọng.
- Phân chia độ dài các câu hát không phù hợp với khả năng của học sinh.
- Xác định không đúng trọng tâm, trình bày lan man về tác giả và tác phẩm, làm bước giới thiệu bài hát vừa rườm rà, vừa mất thời gian. Chỉ nên thực hiện 4 bước (giới thiệu bài hát, tìm hiểu về bài hát, nghe hát mẫu, khởi động giọng) trong khoảng 10-12 phút, nếu kéo dài hơn có thể làm học sinh mất hứng thú học hát.
- Không sửa sai, không yêu cầu học sinh thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Chưa hoàn thành mục tiêu tiết học mà đã chuyển sang các hoạt động khác. Ví dụ mục tiêu quan trọng của tiết dạy hát là hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu, lời ca. Tuy nhiên, khi mà hầu hết học sinh còn chưa hát đúng giai điệu, nếu giáo viên đã vội hướng dẫn các em tập gõ đệm, vận động, thi đua, trò chơi hoặc biểu diễn.
- Bắt nhịp cho học sinh hát ở một giọng (khi bắt nhịp không dùng đàn), sau đó đệm đàn ở một giọng khác.
- Giáo viên không làm chủ được thời gian, dạy thừa hoặc thiếu nhiều thời gian.
- Tổ chức ôn tập bài hát sơ sài và không hiệu quả. Để thực hiện một tiết dạy hát hay, hấp dẫn và sinh động, ngoài qui trình và kĩ thuật dạy hát, giáo viên nên quan
File đính kèm:
- ke_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_mon_am_nhac_nam_hoc_2013_201.doc