Câu 1. Công cụ lao động của Người tối cổ tương ứng với thời
A. sơ kì đá cũ.
B. trung kì đá cũ.
C. hậu kì đá cũ.
D. sơ kì đá mới.
Câu 2. Hợp quần xã hội đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của loài người được gọi là
A. công xã thị tộc phụ hệ.
B. bầy người nguyên thủy.
C. bộ lạc.
D. công xã thị tộc mẫu hệ.
410 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Infographic ôn luyện kiểm tra đánh giá và thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CHỦ ĐỀ 1. CÔNG XÃ NGUYÊN THỦY
Câu 1. Công cụ lao động của Người tối cổ tương ứng với thời
sơ kì đá cũ.
trung kì đá cũ.
hậu kì đá cũ.
sơ kì đá mới.
Câu 2. Hợp quần xã hội đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của loài người được gọi là
công xã thị tộc phụ hệ.
bầy người nguyên thủy.
bộ lạc.
công xã thị tộc mẫu hệ.
Câu 3. Cách ngày nay khoảng hơn 1 vạn năm, loài người tiến vào thời
đá mới.
sơ kì đá cũ.
hậu kì đá cũ.
kim khí.
Câu 4. Ở thời đá mới, con người sử dụng những kĩ thuật nào để chế tác công cụ lao động?
Ghè, đẽo một mặt.
Ghè sắc, mài nhẵn, khoan lỗ.
Ghè hai rìa của mảnh đá.
Nung chảy đồng đỏ để chế tác công cụ.
Câu 5. Sự khác nhau về màu da của các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện của sự khác nhau về
đặc điểm sinh học.
trình độ hiểu biết.
trình độ kinh tế.
đẳng cấp xã hội.
Câu 6. Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình tiến hóa của loài người là giúp
đời sống vật chất của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.
con người từng bước cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
con người tự cải biến, hoàn thiện bản thân cho phù hợp với môi trường.
hình thành và cố kết mối quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc.
Câu 7. Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trình tiến hóa của loài người là chuyển từ
Vượn cổ thành Người tinh khôn.
Vượn cổ thành Người tối cổ.
Người tối cổ thành Người hiện đại.
Người tinh khôn thành Người tối cổ.
Câu 8. Các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc "cách mạng", vì con người đã
biết sử dụng đồng thau để chế tạo công cụ lao động.
biết và chủ động trong việc chế tạo công cụ lao động.
có sự phát triển vượt bậc về đời sống văn hóa, tinh thần.
có sự phát triển vượt bậc về công cụ lao động, đời sống văn hóa, tinh thần.
Câu 9. Một trong những bước tiến quan trọng của Người tối cổ so với loài Vượn cổ là gì?
Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
Đã chế tạo được lao và cung tên săn bắn.
Biết chế tạo đồ gốm.
Biết chế tác công cụ lao động.
Câu 10. So với thời đá cũ, hoạt động kinh tế của con người trong thời kì đá mới có sự chuyển biến từ
săn bắt, hái lượm sang săn bắn, hái lượm.
săn bắn, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi
săn bắt sang săn bắn và chăn nuôi.
trồng trọt, chăn nuôi sang săn bắn, hái lượm.
Câu 11. Cư dân ở khu vực nào trên thế giới biết sử dụng đồng đỏ để chế tác công cụ sớm nhất?
Tây Á và Đông Bắc châu Phi.
Tây Á và Nam Á.
Đông Nam Á và Bắc Mĩ.
Tây Phi và Đông Bắc Á.
Câu 12. Con người bắt đầu sử dụng sắt để chế tác công cụ lao động vào khoảng
5500 năm trước đây.
4000 năm trước đây.
3000 năm trước đây.
6000 năm trước đây.
Câu 13. Trong buổi đầu của thời đại kim khí, những kim loại được con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là
đồng thau, đồng đỏ, sắt.
đồng đỏ, đồng thau, sắt.
đồng đỏ, kẽm, sắt.
kẽm, đồng đỏ, sắt.
Câu 14. ở thời kì nguyên thủy, "nguyên tẳc vàng" trong quan hệ giữa con người với con người là
công bằng và bình đẳng.
hợp tác lao động.
đoàn kết và hợp tác lao động.
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Câu 15. Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau
có chung nguồn gốc tổ tiên.
cùng hợp tác với nhau trong lao động.
có chung tín ngưỡng, tôn giáo.
có chung ngôn ngữ, chữ viết.
Câu 16. Tính cộng đồng trong thị tộc được biểu hiện rõ nét nhất ở yếu tố nào dưới đây?
Sự bình đẳng giữa các thành viên trong thị tộC.
Sự hợp tác giữa các thành viên trong quá trình lao động.
Sự hưởng thụ bằng nhau giữa các thành viên trong thị tộC.
Mọi sinh hoạt và của cải đều được coi là của chung.
Câư 17. Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là
khai khẩn được đất hoang.
sản xuất đủ nuôi sống bản thân và gia đình.
đưa năng suất lao động tăng lên.
tạo ra sản phẩm thừa, làm biến đổi xã hội.
Câu 18. Nội dung nào không phản ánh đúng tính cộng đồng của thị tộc thời nguyên thủy?
Hợp tác lao động, ăn chung, làm chung.
Mọi của cải đều là của chung.
Công bằng, bình đẳng là nguyên tắc vàng.
Con người sinh sống theo bầy đàn.
Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?
Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
Xă hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.
Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
Xã hội phân hóa kẻ giàu - người nghèo.
Câu 20. Trong chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, phụ nữ có vai trò
quyết định mọì vấn đề trong xã hội.
bình đẳng với nam giới.
thay nam giới săn bắn, hái lượm.
phục tùng nam giới.
CHỦ ĐỀ 2. XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?
Thiên niên kỉ IV - IIITCN.
Thiên niên kỉ III - IITCN.
Thiên niên kỉ V TCN.
Thiên niên kỉ II -1 TCN.
Câu 2. Các quốc gia cổ đại đầu tiên trên thế giới được hình thành tại lưu vực các dòng sông lớn ở
châu Mĩ, châu Âu.
khu vực Địa Trung Hải.
châu Á và châu Phi.
khu vực Mĩ Latinh.
Câu 3. Ngành sản xuất giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông là
nông nghiệp.
thủ công nghiệp.
thương nghiệp.
thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 4. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
nông dân công xã.
nô lệ.
thợ thủ công.
thương nhân.
Câu 5. Quan hệ bóc lột chính trong xã hội các quốc gia cổ đại phương Đông là giữa
chủ nô và nô lệ.
quan lại, quý tộc với thương nhân, thợ thủ công.
vua, quan lại với nô lệ.
vua, quan lại, quý tộc với nông dân công xã.
Câu 6. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là do nhu cầu về
trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.
tự vệ, chống các thế lực xâm lăng.
phát triển công thương nghiệp.
xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.
Câu 7. Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là
chữ viết.
Thiên văn học và Lịch pháp học.
Toán học.
chữ viết và Lịch pháp học.
Câu 8. Quá trình cải biến chữ viết của cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt là
chữ tượng hình, chữ tượng thanh, chữ tượng ý.
chữ tượng hình, chữ tượng ý, chữ tượng thanh.
chữ tượng ý, chữ tượng hình, chữ tượng thanh.
chữ tượng thanh, chữ tượng ý, chữ tượng hình.
Câu 9. Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở đưa tới sự hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?
Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh táC.
Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.
Địa hình bị chia cắt tạo nên các đồng bằng nhỏ hẹp.
Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông?
Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao.
Vua tự coi mình là đại diện của thần thánh ở dưới trân gian.
Quyền lực xã hội tập trung trong tay các chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn.
Vua là người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi công việc của quốc gia.
Câu 11. Nội dung nào không phải là đặc điểm của tầng lớp nô lệ ở phương Đông cổ đại?
Là tầng lớp có địa vị thấp kém nhất trong xã hội.
Là lực lượng sản xuất chính, tạo ra của cải vật chất trong xã hội.
Chuyên làm các công việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.
Xuất thân từ tù binh chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ.
Câu 12. Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của chữ viết do cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông sáng tạo ra?
Nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.
Các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.
Khó có thể diễn đạt các khái niệm phức tạp, trừu tượng.
Số lượng các chữ ít, gây khó khăn cho việc diễn đạt.
Câu 13. Công trình kiến trúc nào dưới đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
Thành thị cổ Ha-rap-pa.
Vườn treo Babylon.
Đền Taj Mahal.
Lăng mộ Tân Thủy Hoàng.
Câu 14. Điểm chung về thể chế chính trị ở các quốc gia cố đại phương Đông là gì?
Cộng hòa quý tộC.
Dân chủ chủ nô.
Quân chủ lập hiến.
Quân chủ chuyên chế.
Câu 15. So với các quốc gia cổ đại phương Tây, đời sống kinh tế của cư dân cổ đại phương Đông có điểm gì khác biệt?
Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
Thủ công nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
Nông nghiệp đóng vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp.
Câu 16. So với các quốc gia cổ đại phương Tây, chế độ nô lệ ở các quốc gia cổ đại phương Đông có điểm gì khác biệt?
Nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Nô lệ xuất thân từ tù binh chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ.
Nô lệ bị coi là những "công cụ biết nói", chuyên làm các công việc nặng nhọC.
Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, tạo ra mọi của cải vật chất trong xã hội.
Câu 17. Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành trong khoảng thời gian nào?
Thiên niên kỉ IV TCN.
B. Thiên niên kỉ IITCN.
Thiên niên kỉ III TCN.
D. Thiên niên kỉ ITCN.
Câu 18. Phần lớn lãnh thổ của các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành trên những vùng
đồng bằng châu thổ màu mỡ.
cao nguyên.
núi và cao nguyên.
đồng bằng châu thổ nhỏ hẹp.
Câu 19. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma là
địa chủ và nông dân.
quý tộc và nông dân.
chủ nô và nô lệ.
chủ nô và nông dân công xã.
Câu 20. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây là
chủ nô.
nô lệ.
người bình dân.
nông dân công xã.
Câu 21. Quan hệ bóc lột chính trong xã hội các quốc gia cổ đại phương Tây là giữa
chủ nô và nô lệ.
quý tộc, chủ nô với thương nhân.
vua, quan lại với nô lệ.
vua, quan lại, quý tộc với nông dân công xã.
Câu 22. Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại phương Tây là
nông nghiệp và thương nghiệp.
chăn nuôi gia súc và đánh cá.
làm gốm, dệt vải.
thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 23. Bản chất của nền dân chủ cổ đại phương Tây là
dân chủ chủ nô.
dân chủ tư sản.
dân chủ nhân dân.
dân chủ quý tộc.
Câu 24. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân vào thời cổ đại ở phương Tây chỉ hình thành các thị quốc nhỏ?
Đất đai bị phân tán thành nhiều vùng nhỏ, ngăn cách nhau bởi đồi núi.
Đất đai bị phân tán nên không có điều kiện để tập trung dân cư.
Các bộ lạc mâu thuẫn nên không muốn liên kết thành một nhà nước thống nhất.
Cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công, không cần sự tập trung đông đúc.
Câu 25. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của tầng lớp nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây?
Nô lệ đóng vai trò là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Nô lệ bị coi là những "công cụ biết nói", chuyên làm việc nặng nhọc.
Nô lệ được hưởng quyền tự do nhưng không được tham gia bầu cử.
Nô lệ xuất thân từ tù binh chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ.
Câu 26. Điểm tương đồng về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây là gì?
Là các nhà nước chuyên chế do vua đứng đầu.
Là các nhà nước theo thể chế dân chủ chủ nô.
Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội.
Nhu cầu trị thủy là nhân tố thúc đấy sự ra đời của nhà nước.
Câu 27. Điếm tương đồng về kinh tế giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây là gì?
Nông nghiệp giữ vai trò là ngành kinh tế chủ đạo.
Điều kiện tự nhiên chi phối đến xu hướng phát triển kinh tế.
Xu hướng phát triển kinh tế ít chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên.
Thủ công nghiệp, thương nghiệp giữ vai trò là ngành kinh tế chủ đạo.
Câu 28. So với các quốc gia cổ đại phương Đông, đời sống kinh tế của cư dân phương Tây có điểm gì khác biệt?
Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
Thủ công nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
Nông nghiệp đóng vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp.
Câu 29. So với cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông, hệ thống chữ viết của cư dân cổ đại phương Tây có điểm gì khác biệt?
Nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.
Khó có thể diễn đạt các khái niệm phức tạp, trừu tượng.
Số lượng chữ quá lớn, khó khăn cho việc ghi nhớ.
Kí hiệu đơn giản nhưng có khả năng ghép chữ rất linh hoạt.
Câu 30. Công trình kiến trúc nào không phải là thành quả lao động, sáng tạo của cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
Kim tự tháp Giza.
Tượng thần Zeus ở Olympia.
Vườn treo Babylon.
Đền Taj Mahal.
CHỦ ĐỀ 3. CHÂU Á THỜI PHONG KIẾN – TRUNG ĐẠI
Câu 1. ở Trung Quốc, chế độ phong kiến tồn tại trong khoảng thời gian từ
năm 221 TCN đến năm 907.
năm 220 đến năm 1911.
năm 618 đến năm 1911.
năm 221 TCN đến năm 1911.
Câu 2. Ở Trung Quốc, chế độ phong kiến phát triển lên đến đỉnh cao dưới thời
Đường (618 - 907).
Hán (206 TCN - 220).
Minh (1368 - 1644).
Mãn Thanh (1644 - 1911).
Câu 3. ở Trung Quốc, thời phong kiến, giai cấp địa chủ được hình thành từ
quan lại, quý tộc, tăng lữ.
quan lại, quý tộc và những người có nhiều ruộng đất.
quan lại và quý tộc phong kiến.
vương hầu quý tộc và tăng lữ.
Câu 4. "Tứ đại phát minh" của nhân dân Trung Quốc thời trung đại là
la bàn, thuốc súng, giấy, kĩ thuật in.
la bàn, lụa, gốm sứ, thuốc súng.
lụa, gốm sứ, thuốc súng, kĩ thuật in.
lụa, thuốc súng, kĩ thuật in, la bàn.
Câu 5. Người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc là
Tư Mã Thiên.
Ban Cố.
Phạm Diệp.
Lã Bất Vi.
Câu 6. ở Trung Quốc dưới thời Đường, nhà thơ nổi tiếng được nhân dân suy tôn làm "Thi thánh" là
Lý Bạch.
Bạch Cư Dị.
Vương Bột.
Đỗ Phủ.
Cậu 7. Tác phẩm nào không thuộc "Tứ đại kì thư" của Trung Quốc?
Nho lâm ngoại sử.
Thủy hử.
Tam quốc diễn nghĩa.
Hồng lâu mộng.
Câu 8. Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?
Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiện với các nước láng giềng.
Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
Chinh phục thế giới thông qua "Con đường Tơ lụa".
Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu.
Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm về chính trị của chế độ phong kiến Trung Quốc?
Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố, kiện toàn.
Nhà nước phong kiến lấy Nho giáo làm bệ đỡ tư tưởng, công cụ cai trị.
"Đại hội công dân" có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nướC.
Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm kinh tế của Trung Quốc thời phong kiến?
Nông nghiệp đóng vai trò là ngành kinh tế chủ đạo.
Nông nghiệp là ngành kinh tế bổ trợ cho thương nghiệp và thủ công nghiệp.
Nền kinh tế trải qua thăng trầm theo sự hưng thịnh của các vương triều phong kiến.
Nhà nước phong kiến can thiệp sâu sắc vào đời sống kinh tế (chế độ ruộng đất, thuế khóa,...).
Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân ở Trung Quốc, dưới thời Minh - Thanh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sớm xuất hiện nhưng không phát triển được?
Sự suy tàn nhanh chóng của quan hệ giao thương quốc tế.
Chính sách "bế quan tỏa cảng" của nhà nước phong kiến.
Tư tưởng "trọng nông ức thương" của chính quyền phong kiến.
Nhà nước can thiệp sâu sắc vào sản xuất công - thương nghiệp.
Câu 12. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm xã hội Trung Quốc thời phong kiến?
Địa vị xã hội của trí thức Nho học luôn được đề cao.
Nô tì là lực lượng sản xuất chính, tạo ra mọi của cải vật chất trong xã hội.
Thường xuyên diễn ra phong trào đấu tranh của nông dân vào cuối các triều đại.
Quan hệ bóc lột chính trong xã hội là quan hệ bóc lột địa tô giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh.
Câu 13. Nội dung nào không phản ánh đúng những quan điểm cơ bản của Nho giáo?
Đề cao quyền bình đẳng nam - nữ.
Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đứC.
Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đình.
Quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đứC.
Câu 14. So với các triều đại phong kiến trước đó, hình thức tuyển chọn quan lại của nhà Đường có điểm gì tiến bộ hơn?
Tuyển chọn thông qua hình thức khoa cử.
Tuyển chọn từ con em của vương hầu, quý tộc.
Tuyển chọn thông qua hình thức "tiến cử".
Tuyển chọn thông qua hình thức "tập ấm".
Câu 15. Nội dung nào không đúng khi nhận xét về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?
Là một nền văn hóa phát triển cao, phong phú và toàn diện.
Có sức lan tỏa mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới khu vực Tây Á.
Phát triển rực rỡ, ở lĩnh vực nào cũng có những thành tựu đỉnh cao.
Ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển lịch sử và văn hóa của các nước trong khu vựC.
Câu 16. vua nào được nhân dân Ấn Độ suy tôn là "Đấng Chí tôn"?
Vua Bim-bi-sa-ra.
Vua A-sô-ca.
Vua A-cơ-ba.
Vua Gúp-ta.
Câu 17. Các tôn giáo do người Ấn Độ sáng lập ra là
Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Phật giáo và Hồi giáo.
Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo.
Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
Câu 18. Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của văn hóa Ấn Độ?
Đông Nam Á.
Đông Bắc Á.
Tây Âu.
Bắc Mĩ.
Câu 19. Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVI, Hồi giáo được truyền bá và ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại một số quốc gia Đông Nam Á thông qua vai trò của
giáo sĩ Hồi giáo người Nhật Bản.
thương nhân Ấn Độ theo đạo Hồi.
thương nhân A-rập theo đạo Hồi.
giáo sĩ Hồi giáo người A-rập.
Câu 20. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li đối với nhân dân Ấn Độ?
Thu "thuế ngoại đạo" đối với những cư dân không theo đạo Hồi.
Truyền bá, áp đặt đạo Hồi với những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
Tự giành cho mình quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
Câu 21. Thành tố văn hóa nào không thuộc về sự phát triển lâu đời của văn hóa truyền thống Ấn Độ?
Tôn giáo (Phật giáo và Ấn Độ giáo).
Nghệ thuật kiến trúc tôn giáo (kiến trúc Hinđu, Phật giáo),
Chữ viết (hệ thống chữ Phạn).
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
Câu 22. Nội dung nào không phản ánh đúng nhận định: "Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại"?
Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm.
Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao, phong phú và toàn diện.
Văn hóa Ấn Độ có sức lan tỏa mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới khu vực Bắc Phi.
Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.
Câu 23. Cho các dữ kiện sau:
Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập.
Ấn Độ bị chia cắt thành 6 tiểu quốC.
Ấn Độ bị thực dân Anh xâm chiếm.
Vương triều Hồi giáo Mô-gôn được thành lập.
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo tiến trình lịch sử Ấn Độ giai đoạn từ thế kỉ VII đến thế kỉ XVIII.
2,1,4,3.
1,2, 4, 3.
2,3,1,4.
1,2,4, 3.
Câu 24. Đặc điểm chung của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Hồi giáo Mô-gôn là gì?
Đều là vương triều ngoại tộc theo đạo Hồi.
Đều là vương triều do người Hồi giáo gốc Thổ lập nên.
Đều là vương triều do người Hồi giáo gổc Mông cổ lập nên.
Thực hiện việc củng cố vương triều theo hướng "Hồi giáo hóa".
Câu 25. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII, tình hình Ấn Độ có điểm gì tương đồng so với các quốc gia phong kiến châu Á khác?
Chế độ phong kiến chuyên chế phát triển đến đỉnh cao.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
Bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên tất cả các lĩnh vựC.
Phải đương đầu với sự xâm nhập và đe dọa xâm lược của các nước phương Tây.
Câu 26. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh vượng trong giai đoạn từ
thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XVIII.
nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.
đầu thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX.
thế kỉ VII đến thế kỉ X.
Câu 27. Vào nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn
khủng hoảng, suy thoái.
khủng hoảng, suy thoái rồi sụp đổ.
phát triển đỉnh cao.
phát triển toàn thịnh trên tất cả các lĩnh vực.
Câu 28. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì?
Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo giữa các bộ phận dân cư ở mỗi quốc gia.
Sự xâm nhập và từng bước xâm lược của các nước thực dân phương Tây.
Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp với nhau.
Phương thức sản xuất phong kiến kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 29. Nội dung nào không phải là biểu hiện chứng tỏ từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?
Kinh tế các nước phát triển toàn diện.
Xuất hiện các vương quốc thống nhất lớn mạnh.
Nền văn hóa các dân tộc được định hình và phát triển.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
Câu 30. Nội dung nào không phản ánh đúng điều kiện hình thành của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?
Ảnh hưởng tích cực từ văn hóa của các nước phương Tây.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc cư trú, quần tụ dân cư.
Tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và văn hóa Ấn Độ.
Câu 31. Nội dung nào không phản ánh đúng nét tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia Đông Nam Á?
Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.
Tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều tiếp giáp với biển.
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi núi, cao nguyên, rừng nhiệt đới, biển.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa với hai luồng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam.
Câu 32. Nét tương đồng về đặc điểm kinh tế của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là gì?
Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ đạo.
Thương nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
Chăn nuôi du mục là ngành kinh tế chủ đạo.
Câu 33. Nội dung nào không đúng khi nhận xét về nền văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á?
Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Ấn Độ.
Hình thành và phát triển trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp lúa nướC.
Văn hóa Đông Nam Á là một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.
Nền văn hóa hoàn toàn mang tính bản địa, không bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai.
Câu 34. Hệ thống chữ viết của người Khơ-me được xây dựng trên cơ sở
chữ Nôm của Đại Việt.
chữ Latinh của các nước phương Tây.
chữ Hán của Trung Quố.
chữ Phạn của Ấn Độ.
Câu 35. Vương quốc Chân Lạp được hình thành vào khoảng
thế kỉ VI.
thế kỉ XIII.
thế kỉ V.
thế kỉ X.
Câu 36. Vương quốc Lan Xang bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất ở các thế kỉ
XVI-XVIII.
XIII-XIX.
XV-XVII.
XV-XIX.
Câu 37. ở Campuchia, thời kì Ăng-co (802 - 1432) được coi là thời kì
phát triển nhất của Vương quốc Campuchia.
định hình của văn hóa truyền thống Campuchia.
khủng hoảng, suy yếu của nước Campuchia phong kiến.
văn hóa Campuchia có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước trong khu vựC.
Câu 38. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế-chính trị - xã hội của Vương quốc Lan Xang ở các thế kỉ XV đến XVII?
Kinh tế thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển.
Lan Xang trở thành cường quốc lớn mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
C. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến từng bước được củng cố, kiện toàn.
D. Hòa hiếu với các nước láng giềng song kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Câu 39. Văn hóa của Vương quốc Lào và Campuchia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ
văn hóa Ấn Độ.
văn hóa Trung Hoa.
văn hóa Đại Việt.
văn hóa phương Tây.
Câu 40. Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX, tình hình Campuchia và Lào có điểm gì tương đồng so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á?
Nền kinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định.
Đều trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Chế độ phong kiến chuyên chế phát triển đến đỉnh cao.
Bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
Câu 41. Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á có trên 90% dân số đi theo đạo Phật?
Xiêm (Thái Lan).
Inđônêxia.
Philíppin.
Đại Việt (Việt Nam).
Câu 42. Đặc điểm bao trùm về văn hóa dân tộc các nước Đông Nam Á là
thống nhất và đa dạng.
thống nhất trong đa dạng.
đa dạng, thiếu thống nhất.
đa phương, phức tạp.
CHỦ ĐỀ 4. TÂY ÂU THỜI PHONG KIẾN TRUNG ĐẠI
Câu 1. Thời đại phong kiến ở châu Âu bắt đầu từ khoảng
thế kỉ 111.
thế kỉ IV.
thế kỉ V.
thế kỉ VI.
Câu 2. Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là
lãnh chúa và nông dân tự do.
chủ nô và nô lệ.
địa chủ và nông dân.
lãnh chúa và nông nô.
Câu 3. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
nô lệ.
nông dân tự do.
nông nô.
lãnh chúa phong kiến.
Câu 4 . ở Tây Âu, quá trình phong kiến hóa diễn ra rõ nét và mạnh mẽ nhất tại
Vương quốc Đông Gốt.
Vương quốc Tây Gốt.
Vương quốc Ăng-glô Xắc-xông.
Vương quốc Phơ-răng.
Câu 5. Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại là gì?
Là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến tập quyền ở Tây Âu.
Là vùng đất đai do nhà vua ban cấp cho quý tộc và nông dân công xã.
Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa và là một cơ sở kinh tế, đơn vị chính trị độc lập.
Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa, song nhà vua có quyền can thiệp vào các công việc trong lãnh địa.
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích thành lập các "phường hội" của tầng lớp thợ thủ công ở Tây Âu thời trung đại?
Nắm giữ độc quyền về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.
Đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.
Thúc đấy sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp và bảo vệ quyền lợi của thương nhân.
Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng biểu hiện
File đính kèm:
infographic_on_luyen_kiem_tra_danh_gia_va_thi_thpt_quoc_gia.docx