Hướng dẫn thực hiện điều lệ trường tiểu học

Điều lệ mới có 7 chương 50 điều (ĐL cũ có 7 chương 47 điều)

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

 Có 8 điều như Điều lệ cũ (1-8)

Chương II: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG

Có 18 điều (10-26) , tăng 3 điều do gộp các nội dung thành lập; cho phép, đình chỉ , sáp nhập, chia tách, giải thể trường tiểu học và tách các khoản của điều lệ cũ thành điều mới về đình chỉ, giải thể.

Chương III: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Có 6 điều (27-32) như Điều lệ cũ

Chương IV: GIÁO VIÊN

Có 7 điều (33-39) như Điều lệ cũ

 

ppt47 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều lệ trường tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 8 - 2011 Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo , Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2011. Thông tư này thay thế Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học. Điều lệ mới có 7 chương 50 điều (ĐL cũ có 7 chương 47 điều) Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG Có 8 điều như Điều lệ cũ (1-8) Chương II: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG Có 18 điều (10-26) , tăng 3 điều do gộp các nội dung thành lập; cho phép, đình chỉ , sáp nhập, chia tách, giải thể trường tiểu học và tách các khoản của điều lệ cũ thành điều mới về đình chỉ, giải thể. Chương III: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Có 6 điều (27-32) như Điều lệ cũ Chương IV: GIÁO VIÊN Có 7 điều (33-39) như Điều lệ cũ Chương V: HỌC SINH Có 5 điều (40-44) như Điều lệ cũ Chương VI: TÀI SẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG Có 4 điều (45-48) như Điều lệ cũ Chương VII: NHÀ TR­ƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Có 2 điều (49-50) như Điều lệ cũ Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách. 3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. 4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. 5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. 6. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. 7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. 8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. 9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều 5. Tên trường, biển tên trường 1. Tên trường được quy định như sau: trường tiểu học và tên riêng của trường (bỏ cụm từ “không ghi loại hình trường“). Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu, biển trường và các giấy tờ giao dịch. 2. Biển tên trường: a) Góc trên bên trái: - Dòng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và tên huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); - Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo. b) Ở giữa: ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này; c) Cuối cùng: ghi địa chỉ, số điện thoại của trường. Điều 6. Phân cấp quản lí 1. Trường tiểu học do Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lí. 2. Các lớp tiểu học, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Điều lệ này do cấp có thẩm quyền thành lập quản lí. 3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với mọi loại hình trường, lớp tiểu học và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học trên địa bàn. Điều 9. Điều kiện thành lập trường tiểu học và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục Thêm nội dung thành lập trường phải có đề án và “điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục”: 1. Trường tiểu học được thành lập khi có đủ các điều kiện sau: a) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phư­ơng, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính. Điều 9. Điều kiện thành lập trường tiểu học và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục 2. Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau: a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường; b) Địa điểm xây dựng trường đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động; c) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; d) Có tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với cấp học; e) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. 3. Trong thời hạn quy định cho phép, nếu nhà trường có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 của Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định cho phép, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi. Điều 10. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách, giải thể trường tiểu học Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học. Điều 17. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường 1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh. 2. Mỗi lớp học được chia thành các tổ học sinh. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. 3. Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các hoạt động chung. (Không còn quy định mỗi trường tiểu học không quá 30 lớp nhưng quy định về trường chuẩn vẫn còn) 4. Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho trẻ đến trường. Hiệu trưởng phân công một Phó Hiệu trưởng hoặc một giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách điểm trường. (Không còn quy định những trường tiểu học từ 3 điểm trường trở lên thì tách thành trường mới ) Điều 18. Tổ chuyên môn -Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên (ĐL cũ-điều 15- là 5 thành viên). Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.(Quy định số lượng thành viên trong tổ để có tổ phó) -Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc. (Bổ sung sinh hoạt khi có nhu cầu công việc) Điều 20. Hiệu trưởng 1. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà tr­ường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục (ĐL cũ-điều 17 là CT UBND huyện)theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. 2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. 3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học. 4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định. Điều 21. Phó Hiệu trưởng 1. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (ĐL cũ-điều 18 là CT UBND huyện)bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm. 2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công. Điều 28. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo. Điều 30. Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường 1. Đối với nhà trường: a) Sổ đăng bộ; b) Sổ phổ cập giáo dục tiểu học; c) Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh; hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có); d) Học bạ của học sinh; e) Sổ nghị quyết và kế hoạch công tác; g) Sổ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên; h) Sổ khen thưởng, kỉ luật; i) Sổ quản lí tài sản, tài chính; k) Sổ quản lí các văn bản, công văn. Điều 31. Đánh giá, xếp loại học sinh 1. Trường tiểu học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện theo Quy định về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức cho giáo viên bàn giao chất lượng giáo dục học sinh cuối năm học cho giáo viên dạy lớp trên của năm học sau. Điều 32. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường 1. Trường tiểu học có phòng truyền thống lưu giữ những tài liệu, hiện vật có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường để phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh. 2. Trường tiểu học chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trường. Điều 34. Nhiệm vụ của giáo viên Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều 36. Chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm. Năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học được đánh giá dựa theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Điều 38. Các hành vi giáo viên không được làm 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp. 2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. 5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp. 6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục. Điều 40. Tuổi của học sinh tiểu học 1. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm). 2. Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi. 3. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau: a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường; b) Hiệu trưởng nhà trường (Điều lệ cũ-điều 37- TP GDĐT đề nghị CT UBND huyện thành lập) thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: các đại diện của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội; c) Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng (Điều lệ cũ-điều 37- TP GD đề nghị GĐ SGDĐT)xem xét quyết định. 4. Học sinh trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ tục như sau: a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường; b) Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp. Điều 45. Trường học -Địa điểm đặt trường phải đảm bảo yêu cầu dưới đây: a) Phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương; -Cơ cấu khối công trình + Khối phòng phục vụ học tập: - Phòng học ngoại ngữ; - Phòng máy tính; + Khu đất làm sân chơi, sân tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường. Sân chơi phải bằng phẳng, có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh và cây bóng mát. Sân tập phù hợp và đảm bảo an toàn cho học sinh; -Đối với những trường chưa đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều này thì Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cải tạo trường lớp, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết đối với trường công lập hoặc đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị giải quyết đối với trường tư thục. Điều 48. Thiết bị giáo dục Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục, tự làm đồ dùng dạy học theo các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. Điều 50. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Nhà trường phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan, nhằm: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục. Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý: -Các trường cần thực hiện đúng Điều lệ, đúng thẩm quyền, nhiệm vụ được quy định. Quan tâm thực hiện tốt công tác phổ cập, tiếp nhận học sinh, xây dựng nhà trường -Cần nhấn mạnh vai trò của Tổ chuyên môn , các đoàn thể và Hội đồng nhà trường để việc thực hiện Điều lệ đúng thực chất và thể hiện được trách nhiệm của từng thành viên đối với sự phát triển của nhà trường. -Nhắc nhở GV chú ý tránh những trường hợp vi phạm theo như quy định nhất là các trường hợp xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác; Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;... -Hằng năm Hiệu trưởng cần đánh giá việc thực hiện Điều lệ đối với các thành viên trong trường và các công việc đã thực hiện để xem xét điều chỉnh, có biện pháp thực hiện tốt hơn. - Hiệu trưởng cần quan tâm thực hiện tốt quy chế dân chủ và đảm bảo tính công khai trong đơn vị; - Cần xây dựng khối đoàn kết của Hội đồng nhà trường, giải quyết các khiếu nại một cách tốt nhất, đảm bảo tính dân chủ trong quá trình thực hiện. - Sở sẽ có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp giải quyết học vượt lớp trong phạm vi cấp học để đảm bảo quyền lợi, sức khỏe của trẻ trong quá trình học tập. Việc thực hiện Điều lệ trường tiểu học là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết , Sở GD-ĐT, Phòng GDĐT yêu cầu các trường chỉ đạo, tổ chức triển khai theo đúng hướng dẫn, đảm bảo kết quả khách quan, đúng thực chất để góp phần xây dựng trường tiểu học Tiên tiến, hiện đại.

File đính kèm:

  • pptDiem moi_dieu le truong TH_Ha.ppt