Giáo trình tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

Nét nổi bật về tình hình xã hội ở nước Nga những năm 90 (thế kỷ XIX) đến

1917 là sự lớn mạnh của giai cấp tưsảnvà phong trào công nhân; là mâu thuẫn

quyết liệt giữa giai cấp vô sản, quần chúng nhân dân lao động với chế độ nông nô

chuyên chế và giai cấp tư sản. Mâu thuẫnnày đẩy nước Nga lâm vào tình cảnh

chiến tranh với các nước bên ngoài, nội chiến và sự bùng nổ cách mạng

Giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga từ 1861 – 1917. Trong

40 năm đầu, sản lượng công nghiệp ở nước này đã phát triển gấp 7 lần. Có những

ngành như khai khoáng, luyện kim, giao thông vận tải, ngân hàng đã phát triển

ngang với nước Pháp.

Cùng với sự phát triển củanền kinh tế tư bản chủ nghĩa là sự trưởng thành

của phong trào công nhân cả về tổ chức lẫn ý thức chính trị.

Các tổ chức Mác xít đầu tiên là tổ chức Hội liên hiệp công nhân miền bắc

nước Nga(1876), Hội liên hiệp công nhân miền namnước Nga(1878). Sau khi tốt

nghiệp trường luật, Lênin đã thành lậpLiên minh đấu tranh giải phóng giai cấp

công nhân Nga(1895). Đây là tổ chức Mác xít đầu tiên có kỷ luật, có cương lĩnh

họat động, có hệ tư tưởng ( triết học Mác). Từ đây, bắt đầu thời kì giaicấp vô sản

tham gia phong trào đấu tranh giải phóng ở Nga. Giai cấp công nhân trở thành lực

lượng chủ chốt lãnh đạo phong trào cách mạng thay cho tầng lớp trí thức phi quý

tộc ( những người Dân chủ cách mạng). Lê nin trở thành lãnh tụ được công nhận

của các nhàMác xít Nga. Lênin cho rằng, cuộc cách mạng ở Nga đang chín muồi

là cuộc cách mạng về nội dung là dân chủtư sản. Phương tiện và động lực cách

mạng là phong trào công nhân liên minh với quần chúng nhân dân, khi có điều kiện

sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

pdf58 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH TÓM TẮT BÀI GIẢNG VĂN HỌC XÔ VIẾT NGUYỄN VĂN KHA Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 1 - MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................ - 3 - Bài 1: VĂN HỌC NGA NHỮNG NĂM 90 (THẾ KỶ XIX ĐẾN 1917) .... - 4 - I. Bối cảnh lịch sử xã hội........................................................................ - 4 - II. Tình hình văn học .............................................................................. - 6 - 1. Khuynh hướng văn học lãng mạn cách mạng ................................ - 6 - 2. Khuynh hướng văn học hiện thực phê phán................................... - 8 - 3. Trào lưu văn học hiện đại trong văn học Nga những năm giao thời ... - 11 - Bài 2: VĂN HỌC NGA NHỮNG NĂM 20.............................................. - 14 - I. Bối cảnh lịch sử................................................................................. - 14 - II. Tình hình văn học ............................................................................ - 14 - 1. Sự phân hoá đội ngũ nhà văn ....................................................... - 14 - 2. Thể loại thích hợp với hoàn cảnh cách mạng lúc này là thơ và kịch .. - 14 - 3. Sự đổi mới văn học trong những năm 20 ..................................... - 15 - Bài 3: QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC CỦA M. GORKI .................................................................................................................. - 20 - I. Thuật ngữ: quan niệm về con người trong văn học........................... - 20 - II. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học dân gian và văn học viết trước Cách mạng tháng Mười ................................................. - 21 - 1. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học dân gian - 21 - 2. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học cổ điển phương Tây và văn học Nga thế kỉ XIX ....................................................... - 22 - III. Quan niệm của M. Gorki về con người trong nền văn học mới – văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa............................................................. - 23 - 1. Cơ sở xã hội của quan niệm mới về con người ........................... - 23 - 2. Yêu cầu của việc khám phá, thể hiện con người trong nền văn học mới sau Cách mạng tháng Mười ...................................................... - 24 - Bài 4: VLAĐIMIA MAI A KOVSKI (1893 – 1930)............................... - 28 - I. Tính chất sử thi trong thơ Maia......................................................... - 28 - II. Tính chất trào phúng trong thơ Maia............................................... - 30 - III. Một bộ phận trong thơ ca của V. Maiacovski gây ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả đó là chùm thơ Maiacovski viết về nước ngoài ................ - 30 - IV. Nghệ thuật thơ Mai a ..................................................................... - 31 - 1. Nhịp điệu trong thơ ...................................................................... - 31 - 2. Sự kết hợp giữa chất trữ tình và tự sự........................................... - 31 - 3. Tính chất “khẩu ngữ” trong ngữ điệu và ngôn ngữ thơ............... - 31 - Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 2 - 4. Kết luận........................................................................................ - 32 - Bài 5: BORIS PASTERNAK (1890 – 1960)............................................ - 33 - I. Tiểu sử và sự nghiệp của B. Pasternak............................................. - 33 - II. Quan niệm nghệ thuật của B. Pasternak ......................................... - 35 - 1. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống, nghệ thuật gắn bó với sự thụ cảm cuộc sống ......................................................................................... - 35 - 2. Nghệ thuật là cơ quan trực giác, nhà thơ là nhân chứng, người song hành cùng lịch sử ............................................................................. - 38 - 3. Sự gặp gỡ giữa cái nhất thời và cái vĩnh cửu, sự thâm nhập của thực tại lịch sử vào vũ trụ thiên nhiên qua cái nhìn của B. Pasternak ..... - 41 - 4. Quan niệm đạo đức thẩm mĩ của B.Pasternak ............................. - 43 - Bài 6: MIKHAIN APHANAXIÊVITS BUNGACỐP VÀ TÁC PHẨM NGHỆ NHÂN VÀ MARGARÍTA ....................................................................... - 45 - I. Tiểu sử và sự nghiệp của Mikhain Aphanaxiêvits Bungacốp .......... - 45 - II. Tác phẩm Nghệ nhân và Margaríta................................................. - 47 - 1. Sự kết hợp yếu tố huyền ảo và hiện thực trong tác phẩm............ - 48 - 2. Vấn đề sứ mệnh của người nghệ sĩ trong xã hội hiện tại ............. - 48 - 3. Vấn đề thiện - ác.......................................................................... - 50 - 4. Nghệ nhân và Margarita- cuốn sách châm biếm cuộc sống ở Mátxcơva những năm 20-30 ............................................................ - 53 - NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CỦA HỌC PHẦN VĂN HỌC NGA THỜI KỲ XÔ VIẾT ........................................................................................... - 56 - Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 3 - LỜI NÓI ĐẦU Dẫu còn những quan điểm khác nhau trong việc đánh giá nền văn học Xô Viết, nhưng một điều có thể khẳng định: Liên Xô là một cường quốc văn chương. Bắt đầu từ M.Gorki, một phương pháp sáng tác mới được hình thành- chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Qua các giai đoạn phát triển, với sự đóng góp của các nhà văn lớn như V. Maiacovski, M.Solokhov, M.Bungacov, B.Pasternak, v.v văn học Xô Viết ngày càng phong phú, đa dạng, thực sự trở thành một trong những đỉnh cao của văn học nhân loại thế ky ûXX. Để đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên hệ chính quy và tại chức về học phần Văn học XôViết, chúng tôi biên soạn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết . Với thời lượng cho phép, giáo trình chỉ tập trung giới thiệu các nhà văn tiêu biểu với nhũng đóng góp chính của họ cho văn học và cho đời sống xã hội sau Cách mạng tháng Mười. Như tên gọi của nó, đây chỉ là Tóm tắt bài giảng, là cái khung, cái sườn để hình thành nên bài giảng khi giáo viên giảng bài. Đối với sinh viên, Tóm tắt bài giảng là hướng đi để sinh viên tiếp nhận bài giảng trên lớp và tiếp tục học tập, nghiên cứu theo đề cương. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của học phần này, ngoài tài liệu Tóm tắt bài giảng, người học cần phải đọc giáo trình, đọc các tác phẩm văn học, đọc các công trình nghiên cứu về các tác giả và tác phẩm theo hướng dẫn của giáo viên. Đà Lạt, ngày 23 tháng 4 năm 2002 Người biên soạn Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 4 - BÀI 1: VĂN HỌC NGA NHỮNG NĂM 90 (THẾ KỶ XIX ĐẾN 1917) I. Bối cảnh lịch sử xã hội Nét nổi bật về tình hình xã hội ở nước Nga những năm 90 (thế kỷ XIX) đến 1917 là sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và phong trào công nhân; là mâu thuẫn quyết liệt giữa giai cấp vô sản, quần chúng nhân dân lao động với chế độ nông nô chuyên chế và giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này đẩy nước Nga lâm vào tình cảnh chiến tranh với các nước bên ngoài, nội chiến và sự bùng nổ cách mạng Giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga từ 1861 – 1917. Trong 40 năm đầu, sản lượng công nghiệp ở nước này đã phát triển gấp 7 lần. Có những ngành như khai khoáng, luyện kim, giao thông vận tải, ngân hàng đã phát triển ngang với nước Pháp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là sự trưởng thành của phong trào công nhân cả về tổ chức lẫn ý thức chính trị. Các tổ chức Mác xít đầu tiên là tổ chức Hội liên hiệp công nhân miền bắc nước Nga (1876), Hội liên hiệp công nhân miền nam nước Nga (1878). Sau khi tốt nghiệp trường luật, Lênin đã thành lập Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân Nga (1895). Đây là tổ chức Mác xít đầu tiên có kỷ luật, có cương lĩnh họat động, có hệ tư tưởng ( triết học Mác). Từ đây, bắt đầu thời kì giai cấp vô sản tham gia phong trào đấu tranh giải phóng ở Nga. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chủ chốt lãnh đạo phong trào cách mạng thay cho tầng lớp trí thức phi quý tộc ( những người Dân chủ cách mạng). Lê nin trở thành lãnh tụ được công nhận của các nhà Mác xít Nga. Lênin cho rằng, cuộc cách mạng ở Nga đang chín muồi là cuộc cách mạng về nội dung là dân chủ tư sản. Phương tiện và động lực cách mạng là phong trào công nhân liên minh với quần chúng nhân dân, khi có điều kiện sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng ở Nga đang đến gần thì Nhật bất ngờ tấn công hải quân Nga ở cảng Lữ Thuận. Chiến tranh càng bộc lộ sự mục ruỗng của chế độ Nga hoàng. Nhưng nhân dân vẫn còn tin vào lòng tốt của Ni cô lai II. Ngày 9 –1 – 1905, cảnh sát Nga hoàng đàn áp đoàn biểu tình của công nhân ở Pêtécbua đã gây nên làn sóng căm phẫn trong cả nước. Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng lên cao; gắn đấu tranh chính trị với khởi nghĩa vũ trang. Trong cao trào cách mạng 1905- 1907, lần đầu tiên xuất hiện chính quyền XôViết. Cuộc Cách mạng này trở thành sự kiện lớn không những trong lịch sử nước Nga mà cả trên thế giới. Sau cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất (1905 – 1907), Nga hoàng trút sự bực tức lên phong trào công nhân. Thủ tướng Nga Xtôlưphin tuyên bố ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của địa chủ; nuôi dưỡng ở nông thôn một giai cấp bảo thủ có ruộng đất riêng là bọn Cu lắc. Nhưng tình hình nước Nga không còn giống trước 1905, Nga hoàng không thể quay trở lại chế độ trước đây. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 5 - Bắt đầu một cao trào cách mạng mới. Mùa hè năm 1914, các cuộc bãi công của công nhân đã có quy mô lớn hơn năm 1905. Cuộc cách mạng mới – cách mạng Xã hội chủ nghĩa đang đến và chỉ chậm vài năm vì nổ ra chiến tranh thế giới thứ I. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa diễn ra ở nước Nga là do những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá lịch sử của đất nước này. Về trình độ sản xuất công nghiệp, nước Nga giữ vị trí thứ 5 trên thế giới sau Mỹ, Đức, Pháp và Anh, vượt lên trước Nhật. Cuối thế kỉ XIX, nước Nga hình thành một lực lượng xã hội có sức đánh đổ chế độ nông nô chuyên chế lạc hậu, đó là liên minh của giai cấp vô sản với giai cấp nông dân, đứng đầu là đảng của giai cấp vô sản do Lênin sáng lập. Cuối cùng, trong nước Nga đã xuất hiện những tiền đề văn hoá, lịch sử cho sự xuất hiện chế độ mới, thể hiện ở các lĩnh vực sau: Nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nền khoa học Nga đã thu được những thành tựu xuất sắc. Ví dụ: những công trình nghiên cứu của trường phái toán học Sêbưsep, thành tựu của ngành hàng không do Ducốpxki dẫn đầu, nghiên cứu của Menđelêep phát hiện ra định luật tuần hoàn, nghiên cứu của Paplốp về hoạt động thần kinh cao cấp của người và động vật. Về xã hội, các công trình của Lênin như Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nga (1899), Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916), trở thành những tác phẩm cơ bản trong sự phát triển khoa học, kinh tế, xã hội Mác xit thế giới. Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật ( âm nhạc, hội hoạ), nước Nga có đại diện các phương hướng và trường phái khác nhau làm phong phú thêm kho tàng văn học, nghệ thuật thế giới. Văn học: chủ nghĩa hiện thực đã phát triển rầm rộ thành một trào lưu với tên tuổi của A. Puskin, N.Gôgôn, I.Tuốc ghê nhép, L.Tôn xtôi, P.M. Đôxtôiepxki, San tưcov Sedrin, A. Sê khốp,v.v Âm nhạc: M. Glin ca, nhạc sĩ có những tác phẩm mang tính nhạc dân tộc sâu sắc, Nhóm nhạc “hùng vĩ” với tên tuổi của Bôrôđin, nhạc kịch dân tộc của Mu xooc xki, Rim xki Coocxacôp (ca kịch thần thoại). Đặc biệt, nhạc sĩ Traicốpxki đã để lại di sản lớn về âm nhạc cho nước Nga (nghệ thuật sân khấu với ca kịch trữ tình bi thảm). Hội hoạ nổi bật với tên tuổi của Cram xcôi, Ivanov, Repin, Trechiacov, Levintan . Nước Nga có đóng góp rất lớn vào kho tàng văn hoá thế giới thời kì cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đồng thời, trong nước tồn tại mâu thuẫn gay gắt giữa những thành tựu khoa học, văn hoá rất phát triển, trong khi cuộc sống của quần chúng nhân dân tối tăm, cùng cực. Đầu thế kỉ XX, đại diện xuất sắc của phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, đó là giai cấp vô sản đang thèm khát tri thức văn hoá, cũng đã thấy rõ tính chất tai hại của sự ngăn cách này. Đây là một nhân tố thôi thúc họ đấu tranh chống chế độ bóc lột. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 6 - Bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (bắt đầu từ mùa hè năm 1914), nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Do phải chạy đua sản xuất vũ khí, quân trang phục vụ chiến tranh, nạn khan hiếm lương thực là nguy cơ thường trực. Phong trào quần chúng chống chiến tranh và chống chế độ sa hoàng đã lan rông sang cả quân đội. Đất nước lại đứng trước cuộc cách mạng mới. Cuộc cách mạng này nổ ra ngày 23 – 2 (tức ngày 8 –3 lịch mới) năm 1917. Mở đầu bằng cuộc bãi công của công nhân nhà máy Putilov ở Pêterbua. Nhiều nơi công nhân thành lập các XôViết, nhưng quyền lãnh đạo thuộc về các đảng tiểu tư sản (hình thức tồn tại này gọi là chế độ hai chính quyền song song). Chính phủ tư sản lâm thời thành lập, Nga hoàng Ni cô lai II phải tuyên bố thoái vị (ngày 3 -3) Ngày 27 –3 – 1917, Lênin rời Thuỵ Sĩ về nước để lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Lênin, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay giai cấp vô sản đã kết thúc trong hai ngày 24 – 25 / 10 – 1917 (lịch mới 6 –7/ 11 - 1917). Cuộc nội chiến đã kết thúc bằng việc chiếm cung điện Mùa đông. II. Tình hình văn học Trong tình hình đất nước đang biến chuyển dẫn đến sự kiện làm rung chuyển thế giới, “tất cả đều bị lôi cuốn vào cuộc đấu tranh chính trị” (Lênin) Trong bối cảnh lịch sử xã hội như vậy, bức tranh văn học Nga những năm đầu thế kỉ XX, trước Cách mạng tháng Mười là bức tranh rất phức tạp, gồm nhiều màu sắc đối chọi nhau mạnh mẽ. 1. Khuynh hướng văn học lãng mạn cách mạng Gorki là ngôi sao vừa xuất hiện đã sáng trên “bầu trời” văn học Nga với tư cách là người mở đầu dòng văn học lãng mạn cách mạng. Từ năm 1892, Marxim Gorki (1868 - 1936) đã bước lên văn đàn với tư cách là một nhà văn của quần chúng lao khổ. Đến 1905, Gorki đã là tác giả của Phoma Gordeep, Ba con người, Bọn trưởng giả, Dưới đáy, Những tác phẩm trong đó cảm hứng khẳng định sự ra đời tất yếu của xã hội mới, xã hội chủ nghĩa nổi bật lên rõ rệt. Nếu trong Phoma Gordeev, qua lời của một nhân vật, nhà văn đã khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong thời đại mới, thì trong vở kịch Bọn trưởng giả, người thợ máy Nhin đã được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm. Người thanh niên vô sản đó lớn tiếng khẳng định chân lý mới của thời đại: “Ai lao động người ấy là chủ!” “Hiện tượng Gorki” đã được Lênin chăm chú theo dõi, chăm lo với tất cả niềm hân hoan, nhiệt tình. Năm 1902, trong bài Khởi đầu của những cuộc biểu tình, Lênin phản đối chính quyền Nga hoàng trục xuất Gorki khỏi thành phố quê hương, trục xuất “một nhà văn nổi tiếng Châu Âu mà tất cả vũ khí là ở tiếng nói tự do” (Lenin) Cùng với Gorki có nhà văn xuất sắc Xeraphimovits. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 7 - Xeraphimovits là sinh viên khoa Toán – Lý trường Đại học Peterbua. Ông từng bị lưu đày vì tham gia nhóm thanh niên tiến bộ chống chế độ Nga hoàng. Năm 1901 – xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên. Năm 1902 – tham gia nhóm nhà văn tiến bộ do Gorki sáng lập. Sau này trở thành người bạn gần gũi của Gorki. Trong thời kì sáng tác đầu tiên, nhà văn quan tâm đến những “con người nhỏ bé” (nông dân, dân chài, thợ mỏ, thợ đường sắt) Trước Cách mạng tháng Mười, thành tựu nghệ thuật xuất sắc nhất của Xera phimovits là tiểu thuyết Thành phố trên thảo nguyên (1910) Trên thảo nguyên rộng lớn, một thành phố ra đời, ngày càng phát triển. Chính quá trình phát triển đó đã tác động mạnh mẽ đến những quan hệ giữa người với người trong thành phố. Qua cuộc đấu tranh kinh tế, những người thợ được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết không còn là “những con người bé nhỏ” như trong truyện ngắn thời kì đầu của ông. Tác phẩm cũng đã khắc hoạ thành công chân dung những tên tư sản, những kẻ đang hãnh tiến với lối sống bóc lột tàn nhẫn, hưởng thụ đến sa đoạ như Coro- eđov Demian Betnưi (1883 - 1945). Tên thật là Ephin Priđvorov. Ông bước vào văn đàn khá sớm và đến 1912 lấy bút danh là D. Betnưi (nghèo khổ), là cộng tác viên của báo “Ngôi sao” (Tờ báo của đảng Bôn sê vích). Năm 1912 vào đảng Bôn sê vích. Ngay trong thời kì đầu, thơ của Priđvorov luôn gắn với những vấn đề xã hội, chính trị. Tiếng thơ của ông là tiếng nói phản đối những bất công trong xã hội Nga đương thời. Do ảnh hưởng của phái Dân tuý nên thơ của ông viết về nông dân cũng đượm âm điệu đau buồn thương xót. Từ khi bắt gặp ánh sáng của đảng Bonsevits, cảm hứng nghệ thuật của ông tập trung vào việc thúc đẩy quá trình tự ý thức cách mạng của quần chúng lao động Nga. Để tránh lưỡi kéo kiểm duyệt báo chí của chính quyền, Bet nưi nắm lấy thể loại thơ ngụ ngôn và sử dụng nó như một vũ khí chiến đấu kịp thời, linh hoạt. Những nhân vật quen thuộc như chó, cáo, sư tử, cừu dưới ngòi bút của ông chúng có màu sắc chính trị rõ rệt. Đấu tranh chống lại chủ trương tiếp tục chiến tranh của những đại biểu của giai cấp tư sản và địa chủ trong chính phủ lâm thời, Bet nưi kịp thời viết bài thơ Lệnh thì truyền nhưng sự thật thì dấu với dáng dấp một bài vè dân gian để dễ phổ biến trong nhân dân: Lệnh truyền rằng phải đi chiến đấu! “Vì đất đai hãy đứng dậy kiên cường” Đất của ai? Điều này thì dấu Đất của địa chủ ai chẳng tỏ tường! Lệnh truyền rằng phải đi chiến đấu! Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 8 - “Muôn năm tự do! Tự do muôn năm!” Tự do của ai? Điều này thì dấu Chắc chắn rằng chẳng phải của nhân dân Bài thơ trên của Bét nưi truyền đi khắp nơi, một tờ báo đương thời phải la lên là 16 câu thơ của Bet nưi “chứa nước và thuốc độc” đang làm tan rã nhiều đơn vị binh sĩ. Ngoài Demian Betnưi còn có các nhà thơ Bordanov, Gơmưrev, Odinxov, Ma- sirov – Xam Bưtkin Những nhà thơ này trước hết là những chiến sĩ cách mạng. Họviết để tuyên truyền cách mạng, viết để đóng góp tiếng nói của mình vào báo chí của Đảng, viết để nói lên lòng căm thù, những hi vọng, niềm tin của giai cấp, của bản thân. + Đặc điểm nổi bật của thơ ca lãng mạn cách mạng Khác hẳn với thơ ca cách mạng trước đó (thơ của những nhà thơ tháng Chạp, các nhà thơ Dân tuý), thơ ca theo khuynh hướng lãng mạn cách mạng là niềm tin yêu, lạc quan thấm sâu quan điểm lịch sử vững chắc. Đây là những câu thơ trong Bài ca tháng Năm của một tác giả vô danh: Cả thiên nhiên đang tươi trẻ lại, Tất cả nở hoa, tất cả biếc xanh! Chào tháng Năm! Mặc cho thế giới cũ run sợ cầu kinh Còn chúng ta tưng bừng cười hát! Thơ ca vô sản thực sự đánh dấu sự ra đời của một nhân vật trữ tình hoàn toàn mới trong thơ ca Nga – con người lao động lành mạnh, khoẻ khoắn, tự tin ở khả năng lao động sáng tạo của mình, vươn lên để làm chủ vận mệnh, làm chủ lịch sử. Nhựơc điểm của thơ ca vô sản: không có thành tựu nghệ thuật đáng kể, nội dung chưa đa dạng, phong phú. 2. Khuynh hướng văn học hiện thực phê phán Bên cạnh các cây bút nổi tiếng như L. Tolstoi, A.Sêkhov, xuất hiện các cây bút trẻ như A. Tolstôi, Verexaev, Cuvrin, Bunhin Cảm hứng chủ đạo của dòng văn học này vẫn là phê phán, tố cáo chế độ xã hội đương thời. Sự dã man, tàn bạo của tầng lớp thống trị, sự suy sụp thảm hại tầng lớp quý tộc, tình cảnh khốn cùng của nông dân Nga, của quần chúng lao động, tình trạng bế tắc và thoái hoá về tư tưởng của tầng lớp trí thức thượng lưu, ù đã được phản ánh trung thực trong những tác phẩm xuất sắc của những nhà văn hiện thực phê phán. A. Tôn xtôi, Bu nhin đi sâu vào hiện thực nông thôn, dựng lại cảnh suy sụp của “những tổ ấm quý tộc”. Ngòi bút của A. Tolstoi phê phán, châm biếm, trái lại tâm trạng của Bu nhin lại luyến tiếc, xót xa. Trong những tác phẩm của Vêrêxaev, nhân vật chính là những người trí thức trước những lớp sóng của phong trào đấu tranh xã hội. Cuprin tập trung vào thân Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 9 - phận những “con người bé nhỏ” với phẩm hạnh trong sáng bị đày đoạ trong xã hội tư bản ngột ngạt. Trong số những nhà văn thuộc dòng hiện thực phê phán, A.Tolstôi là trường hợp tiêu biểu cho những nhà văn chân thành nhận ra những hạn chế, lầm lạc trong ý thức, tư tưởng của mình, kiên trì tự phấn đấu để ngòi bút sáng tạo của mình thực sự phù hợp với những yêu cầu rất cao của thời đại cách mạng . +Verexaev (1867 - 1945) là một bác sĩ y khoa. Những tác phẩm thời kì đầu của ông đã nổi bật lên chủ đề (mà Vê ra xa ep quan tâm nhất): người trí thức và tổ quốc Nga, con đường đi và vận mênh của người trí thức trong xã hội Nga. Truyện Bế tắc ( in năm 1894), đã gây nhiều chú ý cho dư luận. Nhân vật chính của truyện là bác sĩ Secanov, một trí thức trung thực, luôn dằn vặt, đau xót trước tình trạng nhân dân đói khổ, cay cực, nhưng chưa tìm được con đường đúng đắn để thực hiện hoài bão chân chính của mình. Đề tài về người trí thức được tác giả tiếp tục khai thác trong Bước ngoặt, Đến với cuộc sống. Đặc biệt, Bút kí của một bác sĩ (1901) đã gây nên sự tranh cãi. Qua lời một bác sĩ trẻ tuổi, tác giả vạch rõ những thiếu sót nghiêm trọng trong việc giáo dục, đào tạo những sinh viên ngành y khoa, tố cáo chính quyền không hề quan tâm đến sức khoẻ, tính mạng của quần chúng. Năm 1904, chiến tranh Nga – Nhật nổ ra, ông đi ra mặt trận, tập truyện ngắn và bút kí xuất sắc Trong chiến tranh ra đời. Sau Cách mạng tháng Mười, Vere xaev tích cực tham gia vào công việc xây dựng n

File đính kèm:

  • pdfGT Văn học Xô Viết.pdf