Ngữ liệu 1:SGK/137
Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đó oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng.
(Em bé thông minh)
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Tiết 57: Chỉ từ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 2: Điền các cụm danh từ trên vào mô hình sau: Mô hình cụm danh từ “ông vua nọ” ; “viên quan ấy” ; “một cánh đồng làng kia” ; “nhà nọ” Mô hình cụm danh từ ông vua nọ làng kia viên quan ấy nhà nọ Tiết 57 Ngữ liệu 1:SGK/137 Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đó oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng. (Em bé thông minh) Ông vua nọ Viên quan ấy Làng kia Nhà nọ Vế 2 Ông vua Viên quan Làng Nhà Vế 1 (Sự tích Hồ Gươm) Câu hỏi thảo luận nhóm (2 phút) Khi tranh luận về nghĩa của từ “ấy”, “nọ” trong NL1và NL3 có 2 ý kiến đưa ra: Ý kiến 1 cho rằng: nghĩa của từ “ấy”, “nọ” trong NL1 và NL3 đều giống nhau. Ý kiến 2 cho rằng: nghĩa của từ “ấy”, “nọ” trong NL1 và NL3 vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau. Em đồng ý với ý kiến nào? Chỉ rõ điểm giống hoặc vừa giống, vừa khác nhau về nghĩa của các từ đó? ĐÁP ÁN -ý kiến 2 là đúng *Giống nhau: -cùng trỏ vào sự vật -cùng xác định vị trí sự vật (định vị sự vật) *Khác nhau: -các từ “ấy”, “nọ” trong ngữ liệu 1: xác định vị trí sự vật trong không gian. -các từ “ấy”, “nọ” trong ngữ liệu 3: xác định vị trí sự vật trong thời gian. *Ghi nhớ 1: (sgk/137) Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Mô hình cụm danh từ ông vua nọ làng kia viên quan ấy nhà nọ Ngữ liệu 4 (a): (sgk/137) a)Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. (Hồ Chí Minh) Ngữ liệu 4(b) : (sgk/138) b)Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. (Bánh chưng, bánh giầy) *Ghi nhớ 2: (sgk/138) Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. Bài tập 1 (a,b, và c))/sgk/138 Tìm chỉ từ trong những câu sau.Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy. a)Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên Vương. (Bánh chưng, bánh giầy) b) Đấy vàng, đây cũng đồng đen Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ. (Ca dao) c) Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. (Con Rồng, cháu Tiên) Hoạt động nhóm bàn (2 phút) Điền chỉ từ, nêu ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của nó vào bảng sau: Đáp án Bài tập 2: (sgk/138): Thay các cụm từ in đậm dưới đây bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích vì sao cần thay như vậy. a) Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến chân núi Sóc, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. (Theo Thánh Gióng) b)Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng bị lửa thiêu cháy về sau gọi là làng Cháy. (Theo Thánh Gióng) Đáp án -Chân núi Sóc = đó, đấy -> Định vị về không gian. -Bị lửa thiêu cháy = ấy, đó, đấy -> Định vị không gian *Nhận xét: -Câu văn trở nên ngắn gọn hơn, dễ hiểu và tránh được lỗi lặp từ. Bài tập 3: (sgk/139): Có thể thay các chỉ từ trong đoạn dưới đây bằng những từ hoặc cụm từ nào không? Rút ra nhận xét về tác dụng của chỉ từ? Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm cơm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo: -Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về. (Thạch Sanh) Đáp án *Chỉ từ “ấy”, “đó”, “nay”: Không thể thay thế bằng bất kỳ từ hoặc cụm từ nào khác. Vì : Văn bản Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích(đó là một trong những thể loại của truyện cổ dân gian). Truyện cổ dân gian: thời gian không cụ thể cho nên ta không thể xác định rõ được thời gian năm ấy là năm nào, hôm đó là hôm nào, đêm nay là đêm nào…như truyện hiện đại được. *Nhận xét tác dụng của chỉ từ: -Chỉ từ có vai trò quan trọng trong câu. Vì chúng có thể chỉ ra sự vật, những thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian vô tận. Bài tập4: bài tập củng cố Chọn kiến thức đúng trong các câu sau: Câu 1: Chỉ từ là: A. Những từ dùng để gọi tên sự vật B. Những từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất C. Những từ trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian D. Cả ba đáp án trên Câu 2:Chỉ từ thường giữ chức vụ gì trong câu: A. Làm phụ ngữ trong cụm danh từ B. Làm chủ ngữ trong câu C. Làm trạng ngữ trong câu D. Cả ba đáp án trên C D Bài tập 5: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng chỉ từ. Mùa hè năm nay, lớp tôi tổ chức đi thăm quan công viên nước Hồ Tây. Đó là một kỷ niệm tuyệt vời. Vì ai đã từng đến thăm công viên ấy dù chỉ một lần thì khó có thể quên được. Hướng dẫn về nhà 1.Học thuộc ghi nhớ 2.Làm bài tập 1(d); bài lại tập 5 3.Lập dàn ý đề số 5 trong bài “Kể chuyện tưởng tượng” để chuẩn bị cho tiết “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”
File đính kèm:
- CHI TU(3).ppt