Xã hội học có nguồn gốc từ lâu nhưng nó chỉ trở thành một môn khoa học độc
lập vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX,nó gắn liền với tên tuổi của nhà Xã
hội học là A.Comte (19-1-1798 - 5-9-1875) . Ông là một nhà Toán học, Vật lý học,
Thiên văn học, Xã hội học tư sản, Triết họcduy tâm chủquan Pháp. Từ 1817-1824,
ông là thư ký riêng của Xanh Ximông, là một trong những người sáng lập ra “chủ
nghĩa thực chứng”, Vào năm người năm 1836Ong đã đưa ra thuật ngữ “Xã hội
học”.
Thuật ngữ “xã hội học” bắt nguồn từ chữ Latinh Societas (xã hội) và chữ
Logos (học thuyết) trong tiếng Hy Lạp được ghép lại thành Sociology, với nghĩa
chung nhất là Xã hội học và đã được ông định nghĩa là “ Nghiên cứu thực chứng
toàn bộ cácquy luật cơ bản của các hiện tựơng xã hội “
71 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F 7 G
GIÁO TRÌNH
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
LÊ MINH CHIẾN
Khoa Lịch Sử
Nhập môn xã hội học - 2 -
MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC................................. 5
CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC
...................................................................................................................................... 5
Khái quát hình thành và sự phát triển của xã hội học........................................... 5
I. Đối tượng nghiên cứu và cơ cấu của xã hội học ................................................ 8
1.Thuật ngữ Xã hội học là gì ? ........................................................................... 8
2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học ............................................................ 8
3. Cơ cấu của môn xã hội học. ........................................................................... 9
II. Những nguyên lý xây dựng tri thức xã hội học khoa học và chức năng của xã
hội học ................................................................................................................... 10
1. Các nguyên lý xây dựng tri thức xã hội học ................................................ 10
2. Chức năng của xã hội học ............................................................................ 10
CHƯƠNG II: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI
HỌC........................................................................................................................... 12
I. Khái niệm cơ cấu xã hội ................................................................................... 12
1.Quan điểm của xã hội học về cơ cấu xã hội ................................................ 12
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội ................................................. 13
II.Nhóm xã hội ...................................................................................................... 13
III.Vị thế xã hội..................................................................................................... 14
IV. Vai trò.............................................................................................................. 15
V. Thiết chế xã hội ............................................................................................... 15
VI. Phân tầng xã hội ............................................................................................. 16
VII. Tính di động xã hội........................................................................................ 17
VIII. Xã hội hoá .................................................................................................... 19
1.Một số quan niệm về “con người xã hội” ..................................................... 19
2.Khái niệm xã hội hoá .................................................................................... 21
3. Một số nội dung nghiên cứu cơ bản về xã hội hoá...................................... 22
IX .Khái niệm lối sống.......................................................................................... 26
X. Cộng đồng xã hội ............................................................................................. 26
1. Khái niệm ...................................................................................................... 26
2. Đặc trưng cộng đồng ..................................................................................... 27
XI. Giá trị xã hội- Chuẩn mực xã hội và Lệch lạc xã hội................................... 27
PHẦN II: MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI HỌC CHUYÊN
BIỆT .............................................................................................................................. 28
CHƯƠNG I: XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ ....................................................................... 28
I. Tổng quan về môn xã hội học đô thị ................................................................ 28
1. Sự hình thành và phát triển của xã hội học đô thị....................................... 28
2. Một số hướng tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu xã hội học đô thị............. 28
II. Khái quát quá trình đô thị hoá ở trên thế giới và Việt nam ........................... 29
1. Quá trình đô thị hoá trên thế giới và Việt Nam........................................... 29
2. Đặc trưng lối sống đô thị............................................................................. 30
3. Cơ cấu xã hội và sự phân tầng xã hội tại đô thị trong thời kỳ đổi mới ...... 30
Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử
Nhập môn xã hội học - 3 -
4. Một số nhân tố quy định nét đặc thù của lối sống đô thị Việt Nam hiện nay
............................................................................................................................ 32
5. Khía cạnh xã hội học của vấn đề nhà ở, quy hoạch và quản lý đô thị hiện
nay...................................................................................................................... 33
CHƯƠNG II: XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN........................................................... 36
I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn ......................... 36
1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 36
2. Các thiết chế chính trị – xã hội ở nông thôn................................................ 38
3. Văn hóa nông thôn........................................................................................ 40
4. Lối sống của cư dân nông thôn..................................................................... 41
CHƯƠNG III: XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH ................................................................ 42
I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội gia đình.............................. 42
1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình ............................................ 42
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của xã hội học gia đình ........... 44
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 45
II. Nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học gia đình..................................... 45
1. Cơ cấu, quy mô của gia đình ........................................................................ 45
2. Các chức năng và xu hướng biến đổi của các chức năng gia đình ............. 46
CHƯƠNG IV: DƯ LUẬN XÃ HỘI.......................................................................... 49
I. Bản chất của dư luận xã hội.............................................................................. 49
1. Khái niệm ...................................................................................................... 49
2. Dư luận xã hội và một số khái niệm liên quan............................................ 50
3. Quá trình hình thành dư luận xã hội............................................................. 50
4. Những yếu tố chính tác động đến sự hình thành dư luận xã hội................. 50
II. Chức năng và ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội............................ 51
1. Chức năng của dư luận xã hội ...................................................................... 51
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội ............................................... 52
III. Tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội ................................................................ 53
1. Sự tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến việc hình thành
dư luận xã hội.................................................................................................... 53
2. Nghiên cứu dư luận xã hội bằng phương pháp xã hội học.......................... 54
3. Sử dụng các kết quả điều tra nghiên cứu dư luận xã hội ............................ 54
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC ..................................... 55
CHƯƠNG I: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG
TIN XÃ HỘI HỌC .................................................................................................... 55
I. Phương pháp luận xã hội học ............................................................................ 55
1. Phương pháp nghiên cứu xã hội học ............................................................ 55
2. Hệ phương pháp ............................................................................................ 55
3. Kỹ thuật nghiên cứu...................................................................................... 55
II. Các phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học .......................................... 56
1. Phương pháp phân tích tài liệu ..................................................................... 56
2. Phương pháp quan sát ................................................................................... 56
3. Phương pháp trưng cầu ý kiến. ..................................................................... 57
4. Phương pháp thực nghiệm............................................................................. 60
CHƯƠNG II: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC .................... 61
Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử
Nhập môn xã hội học - 4 -
1. Xây dựng khung lý thuyết ............................................................................ 61
2. Chọn phương pháp điều tra........................................................................... 63
3. Xây dựng bảng hỏi ........................................................................................ 63
4. Chọn mẫu điều tra......................................................................................... 65
5. Lập phương án dự kiến xử lý thông tin điều tra thử và hoàn thiện các bước
chuẩn bị ............................................................................................................. 67
II. Xử lý thông tin, kiểm định giả thuyết, trình bày báo cáo và xã hội hoá kết
quả điều tra thực nghiệm ...................................................................................... 68
1. Tập hợp tài liệu, phân nhóm và miêu tả, giải thích .................................... 68
2. Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu.................................................................... 69
3. Trình bày bản báo cáo và xã hội hoá kết quả ............................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ............................................................................... 71
Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử
Nhập môn xã hội học - 5 -
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC
CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU CỦA
XÃ HỘI HỌC
Khái quát hình thành và sự phát triển của xã hội học
1. A. Comte ( 1789-1857)
Xã hội học có nguồn gốc từ lâu nhưng nó chỉ trở thành một môn khoa học độc
lập vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX, nó gắn liền với tên tuổi của nhà Xã
hội học là A.Comte (19-1-1798 - 5-9-1875) . Ông là một nhà Toán học, Vật lý học,
Thiên văn học, Xã hội học tư sản, Triết học duy tâm chủ quan Pháp. Từ 1817-1824,
ông là thư ký riêng của Xanh Ximông, là một trong những người sáng lập ra “chủ
nghĩa thực chứng”, Vào năm người năm 1836 Oâng đã đưa ra thuật ngữ “Xã hội
học”.
Thuật ngữ “xã hội học” bắt nguồn từ chữ La tinh Societas (xã hội) và chữ
Logos (học thuyết) trong tiếng Hy Lạp được ghép lại thành Sociology, với nghĩa
chung nhất là Xã hội học và đã được ông định nghĩa là “ Nghiên cứu thực chứng
toàn bộ các quy luật cơ bản của các hiện tựơng xã hội “
Trong Triết học thực chứng của A.Comte đòi hỏi phải tôn trọng các sự kiện,
phải tin tưởng các tri thức thực chứng; ông yêu câu phải áp dụng các kiến thức
chính xác do khoa học tự nhiên mang lại, đồng thời, phải luôn đặt mọi sự nghiên
cứu trong mối quan hệ ràng buộc với sự giải thích tổng thể.
Bên cạnh những lập luận khoa học mới , A.Comte vẫn còn những hạn chế nhất
định trong thời đại mình đó là còn mang nặmg yếu tố duy tâm .
Tuy nhiên, những cống hiến của ông cho một ngành khoa học mới, các nhà
khoa học sau này đã suy tôn A.Comte như là ông tổ -Người đặt nền móng xây
dựng nên Xã hội học hiện đại. Cụ thể là A.Comte là người sáng lập ra xã hội trên
cơ sở “tách” tri thức xã hội học ra khỏi Triết học xã hội
2. E. Durkheim (1858-1917)
Emile Durkheim (1858 - 1917) một nhà khoa học người Pháp đã sáng lập ra xã
hội học trên cơ sở “tách” tri thức xã hội học ra khỏi Tâm lý học cá nhân.
Trung tâm lý thuyết xã hội học của ông là các sự kiện xã hội và những hành
động mang tính quy luật của con người trên cơ sở tuân thủ và chịu sự kiểm soát của
các phong tục, tập quán, thiết chế xã hội, những trật tự, khuôn mẫu và quy tắc của
hành vi, các yếu tố “Đoàn kết xã hội” ( Tự tử- Le Suicide).
Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử
Nhập môn xã hội học - 6 -
E. Dur kheim, được đánh giá là cha đẻ của xã hội học Pháp. Vào năm 1895 ông
đã cho ra đời tác phẩm “ các quy tắc của phương pháp xã hội học “ trong đó vạch
rõ các phương pháp cơ bản khi nghiên cứu xã hội học. Sau đó ,ông viết tác phẩm “
Tự tử”, thông qua việc phân tích các loại hình tự tử,ông tin rằng các xã hội tiến bộ
được nhờ vào sự góp sức và tin tưởng vào các giá trị của các thành viên trong xã
hội.
Quan điểm nghiên cứu xã hội học của E. Durkheim là chú ý đến các sự kiện xã
hội. Sự kiện xã hội theo ông là mọi cái có thể gây ra sự cưỡng bức từ bên ngoài
đối với cá nhân, đồng thời mỗi cái đều có sự tồn tại riêng độc lập với những biểu
hiện cá nhân của nó. Vì thế , đối tượng nghiên cứu của xã hội học bao gồm : các sự
kiện xã hội, nguyên nhân và chức năng của các hiện tượng xã hội,
3. Max Weber ( 1864-1920):
M. Weber, một nhà xã hội học Đức, ông được coi là cha đẻ của xã hội học
về Tôn giáo. Ông là nhà xã hội học lớn đầu thế kỷ XX. Quan điểm xã hội học của
ông là Hành động xã hội hay Lý thuyết về hành động xã hội. Trong đó ông mô tả
có bốn loại hành động xã hội :
- Hành động theo cảm xúc
- Hành động theo truyền thống
- Hành động hợp lý theo giá trị
- Hành động có tính mục đích.
Tác phẩm “ Luân lý thệ phản và tinh thần của chủ nghĩa tư bản “ trong đó ông
giải thích rằng nếu lấy các yếu tố kỹ thuật và kinh tế để giải thích sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản thì sẽ không đúng mà nó phải là yếu tố tinh thần thệ phản.
Theo M. Weber thì đạo Tin lành, với tư cách một là hệ thống giá trị có vai trò lớn
trong tổ chức hành động của một số tác nhân xã hội và làm nảy sinh xã hội tư bản
(Xã hội học ; Vũ minh Tâm chủ biên, tr 35)
Ngoài ra, M. Weber còn phân tích sâu sắc sự hình thành hệ thống quan liêu như
một kiểu tổ chức xã hội. Nó là hệ thống thứ bậc theo lối chức năng trong đó có sự
liên hệ phi cá nhân giữa các thành viên được điều tiết bởi các chuẩn mực cố định,
đó là công cụ hợp lý của thế gới hiện đại.
Về mặt phương pháp,ông có những đóng góp tích cực như phương pháp hiểu và
phương pháp mẫu.
Sau A.Comte và Durkheim, Weber. là sự phát triển nở rộ của xã hội học
châu Aâu cùng với những thành tựu liên tiếp đạt được trong các lĩnh vực khoa học,
kỹ thuật, công nghệ. Xã hội học đã ngày càng khẳng định mình như là một khoa
học độc lập. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, xã hội học đã đóng một vai trò
đáng kể trong việc điều hoà quan hệ giữa người và người trong sản xuất, trong việc
nghiên cứu dư luận dư luận xã hội, tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả
của các quá trình quản lý. Tất nhiên, trong điều kiện của các chủ nghĩa tư bản, một
số học giả tư sản đã cố gắng sử dụng công cụ xã hội để dung hoà hoặc cố gắng
loại trừ các mâu thuẫn, xung đột xã hội nhằm phục vụ và bảo vệ lợi ích cho nhà
nước tư sản.
Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử
Nhập môn xã hội học - 7 -
Đến giữa thế kỷ XX, có hai khuynh hướng phát triển của xã hội học tư sản:
Khuynh hướng châu Aâu và Mỹ. Xã hội học châu Aâu phát triển gắn với triết học xã
hội, còn xã hội Mỹ thì ngay từ đầu hình thành như một khoa học chủ yếu về hành
vi con người. Những thành tựu chủ yếu của xã hội học Mỹ là hàng loạt lý luận cấp
trung, đặc biệt là các lý luận về tổ chức, về cấu trúc xã hội, các nhóm nhỏ, hành vi
tập thể, thông tin đại chúng nhất là trong các nghiên cứu về đô thị và tội
phạm....v..v định hướng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể. Đại biểu như
T.Parsons (1902-1979, G.H. Mead)Điều đó hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa
thực dụng ở Mỹ. Xã hội học Mỹ mở ra những lĩnh vực mới mà trước đây hoàn toàn
chưa được nghiên cứu tới. Đến nay, người ta nhận thấy đang có sự “Mỹ hoá” xã
hội học châu Aâu.
4. Xã hội học Mác-xít
C.Mác và Ph.Aêngghen là những người sáng lập ra xã hội học Mác xít. Các
ông đã phân tích một cách sâu sắc và toàn diện xã hội tư bản chủ nghĩa, những
mâu thuẫn của xã hội đó, từ đó vạch ra những quan điểm duy vật biện chứng về xã
hội.
Các tác phẩm nổi tiếng như :“Tư bản”, “Cuộc đấu tranh giai cấp ở Fháp (1848-
1850)”, “Ngày 18 tháng Sương mù cuả Lui Bônapac”, “Nội chiến ở Pháp” .
C.Mac và Ph.Aênggen là những mẫu mực về sự thống nhất giữa lý luận và thực
nghiệm trong việc phân tích các quá trình và hiện tượng xã hội của xã hội tư bản
chủ nghĩa.
Di sản phong phú của Mác - Ăngghen đã được quán triệt và phát triển hơn nữa
trong các tác phẩm của V.I.Lênin: “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”,
“Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”, “Sáng kiến vĩ đại”,
“Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết” và nhiều tác phẩm khác.
Lênin đã nói những công trình nghiên cứu xã hội học, đặc biệt là những công
trình liên quan đến các hoạt động của đảng, nhà nước có một ý nghĩa to lớn. Ông
đã chỉ ra rằng, để cho việc nghiên cứu xã hội học thực sự có tính khoa học, phải
dựa vào những sự thật chính xác và không thể chối cãi được để thử xác định một
cơ sở mà người ta có thể dựa vào, từ đó có thể dùng để đối chiếu với bất cứ lập
luận nào trong những lập luận “chung” hay “khuôn mẫu”, những lập luận mà ngày
này trong một vài nước người ta quá ư lạm dụng. Muốn cho điều đó thực sự trở
thành một cơ sở thì cần phải xét không những sự thật riêng biệt, mà toàn thể những
sự thật đó liên quan đến vấn đề đang xét, không trừ một ngoại lệ nào, bởi vì nếu
không thì nhất định người ta sẽ nghi ngờ và nghi ngờ một cách hoàn toàn không
chính đáng rằng, những sự thật đã được lưạ chọn hay thu thập một cách tuỳ tiện,
rằng thay cho mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau một cách khách quan giữa
những hiện tượng lịch sử xét trong chỉnh thể của chúng ta, người ta đưa ra một sự
bôi bác chủ quan.
Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử
Nhập môn xã hội học - 8 -
I. Đối tượng nghiên cứu và cơ cấu của xã hội học
1.Thuật ngữ Xã hội học là gì ?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học:
E.Durkheim :” Xã hội học là khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội”
M.Weber cho rằng đó là khoa học về hành động xã hội.
V.A. Jadov :
“Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các
cộng đồng xã hội, các tổ chức xã hội và các quá trình xã hội với tính cách là các
hình thức tồn tại của chúng; là khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các
cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cá nhân và cộng đồng; là khoa học về
quy luật của các hành động xã hội và các hành vi của quần chúng”
Hay :“Xã hội học là một bộ môn khoa khoa học xã hội nghiên cứu tính chỉnh
thể của các quan hệ xã hội ; nghiên cứu các quy luật phổ biến và đặc thù của các
hình thái kinh tế xã hội; về các cơ chế hoạt động,các hình thức biểu hiện của các
quy luật đó trong các hoạt động của các cá nhân,các nhóm,tập đoàn xã hội.”
2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
Cuộc tranh luận về xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học đã diễn ra từ
lâu và ngày nay vẫn đang tiếp diễn.
Quan niệm Xã hội học macxít không đồng nhất với chủ nghĩa duy vật lịch sử
đồng thời cũng không phủ nhận và đối lập với chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan niệm
này ngày càng trở nên có sức thuyết phục hơn và được coi như là một quan điểm
về con đường hợp lý để giải quyết nhiều vấn đề chưa được giải quyết của khoa học
này.
Không thể quy đối tượng của xã hội học về đối tượng của triết học xã hội. Sự
khác biệt giữa chúng là ở chỗ, xã hội học xem xét xã hội qua các phạm trù và các
khái niệm đặc biệt hơn so với triết học xã hội, ngoài ra, còn qua các khái niệm gắn
với các nhân tố được kiểm nghiệm, điều đó được bảo đảm bằng cách triển khai hệ
biến vị xã hội học đại cương và các lĩnh vực xã hội học cục bộ của xã hội học.
Đối tượng của chủ nghĩa duy vật lịch sử hay của triết học xã hội là các quy luật
chung nhất về sự vận động và phát triển của xã hội, còn đối tượng của xã hội học
chủ yếu lại là cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó. Các
phạm trù cơ bản của triết học xã hội là tồn tại xã hội và ý thức xã hội,trong khi đó
xã hội học lại nghiên cứu cấu trúc xã hội, hệ thống xã hội, các tổ chức xã hội và
các đồng nhómKhông phải là con người với tính cách là chủ thể của xã hội mà
là nhân cách với tính cách là một loại hình xã hội và các quá trình xã hội hoá các
cá thể; không phải là các quan hệ xã hội trong bản chất sâu xa của chúng mà chủ
yếu lại là các tương tác xã hội và các mối liên hệ qua lại của xã hội. Triết học xã
hội xem xét các quá trình xã hội ở cấp độ trừu tượng cao nhất, nó không gắn trực
tiếp với các dữ kiện thực nghiệm mà cơ sở là các khái quát khoa học cụ thể, được
phát triển trong các khoa học cục bộ vế xã hội, trong đó bao hàm cả xã hội học.
Còn xã hội học, đặc biệt là xã hội học chuyên biệt và xã hội học thực nghiệm lại
luôn gắn chặt với các khảo sát và thực nghiệm khoa học (mà sức sống của nó là
Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử
Nhập môn xã hội học - 9 -
những dữ kiện, các số liệu và các tài liệu thống kê sống động). Khi nghiên cứu xã
hội và tính chỉnh thể của nó, xã hội học không định hướng vào việc vạch ra những
mối quan hệ có tính nhân quả ở tầm bao quát toàn bộ xã hội như chủ nghĩa duy vật
lịch sử, mà nó nghiên cứu xã hội dưới góc độ và tính chất của đám đông, trong
đó mỗi con người có thể được xem như một thành viên của nhóm.
Triết học xã hội đóng vai trò thế giới quan và phương pháp luận cho mọi khoa
học xã hội khác, trong đó bao hàm cả xã hội học. Vế phần mình, xã
File đính kèm:
- GT_xahoihoc_2248 ĐH Đà Lạt.pdf