Microsoft Word hay còn gọi là Winword, là một phần mềm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm nổi tiếng Microsoft, chuyên dùng để soạn thảo các loại văn bản, sách vở, tạp chí . phục vụ cho công tác văn phòng. Có thể liệt kê các đặc điểm nổi bật của phần mềm này như sau:
Cung cấp đầy đủ các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng và dễ sử dụng.
Khả năng đồ hoạ khá mạnh, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking and Embeding) bạn có thể chèn được nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài liệu word như biểu đồ, bảng tính, .
Có thể kết xuất, nhập dữ liệu dưới nhiều loại định dạng khác nhau. Đặc biệt khả năng chuyển đổi dữ liệu giữa Word với các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office đã làm cho việc xử lý các ứng dụng văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Dễ dàng kết chuyển tài liệu thành dạng HTML để chia sẻ dữ liệu trên mạng nội bộ, cũng như mạng Internet.
49 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Chương 4 Microsoft WORD, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4
Microsoft WORD
Microsoft Word hay còn gọi là Winword, là một phần mềm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm nổi tiếng Microsoft, chuyên dùng để soạn thảo các loại văn bản, sách vở, tạp chí ... phục vụ cho công tác văn phòng. Có thể liệt kê các đặc điểm nổi bật của phần mềm này như sau:
Cung cấp đầy đủ các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng và dễ sử dụng.
Khả năng đồ hoạ khá mạnh, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking and Embeding) bạn có thể chèn được nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài liệu word như biểu đồ, bảng tính, ...
Có thể kết xuất, nhập dữ liệu dưới nhiều loại định dạng khác nhau. Đặc biệt khả năng chuyển đổi dữ liệu giữa Word với các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office đã làm cho việc xử lý các ứng dụng văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Dễ dàng kết chuyển tài liệu thành dạng HTML để chia sẻ dữ liệu trên mạng nội bộ, cũng như mạng Internet.
4.1. Các thao tác cơ bản
Khởi động, thoát khỏi Winword
Khởi động Winword:
Dùng lệnh Start | All Programs | Microsoft Office | MicrosoftWord.
Ngoài cách khởi động trên, ta còn có thể khởi động Winword theo các cách sau:
Click biểu tượng Word trên Destop.
Click biểu tượng Word trên Start Menu.
Thoát khỏi Winword: Nên ghi lại tập tin soạn thảo trước khi thoát, nếu không Winword sẽ hỏi:
Chọn Yes nếu muốn ghi.
Chọn No nếu không muốn ghi.
Chọn Cancel nếu muốn hủy lệnh thoát.
Các cách thoát :
Click nút Close ở góc trên phải cửa sổ của Winword.
Dùng lệnh File | Exit.
Double click biểu tượng của chương trình ở góc trên trái màn hình.
Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.
Màn hình Winword
Formatting Toolbar
Standard Toolbar
Menu Bar
Title Bar
Status bar
Drawing Toolbar
Title Bar (thanh tiêu đề): Thanh chứa tên của tập tin văn bản.
Menu Bar (thực đơn ngang): Thanh chứa các lệnh của Word, mỗi mục trên Menu Bar ứng với một Menu Popup (thực đơn dọc). Thao tác để mở một Menu Popup là click vào tên mục hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + ký tự đại diện của tên mục.
Toolbars (các thanh công cụ): Các thanh công cụ chứa một số biểu tượng hoặc nút điều khiển thể hiện một số lệnh thông dụng. Muốn biết chức năng của một biểu tượng hay một nút điều khiển nào đó ta chỉ cần rà mũi tên chuột lên biểu tượng hay nút đó và chờ vài giây (nếu chưa có tính chất này thì ta dùng lệnh Tools | Customize | Options, chọn mục Show ScreenTips on Toolbars). Để hiển thị hay ẩn các thanh công cụ, ta dùng lệnh View | Toolbars, sau đó click đánh dấu hoặc bỏ dấu check tại các mục tương ứng.
Standard (thanh công cụ chuẩn): chứa các biểu tượng, nút điều khiển thực hiện các chức năng thông dụng như ghi văn bản vào đĩa, mở văn bản, in văn bản .... Thay vì phải vào các menu để chọn lệnh, chỉ cần click biểu tượng hoặc nút điều khiển tương ứng. Chẳng hạn, muốn lưu văn bản đang soạn thảo lên đĩa, thay vì vào menu File chọn Save, chỉ cần click biểu tượng .
Formatting (thanh định dạng): chứa các biểu tượng, nút điều khiển dùng cho việc định dạng văn bản như loại font chữ, cỡ font, căn lề ...
Tables and Borders: chứa các công cụ để kẻ khung và thao tác trên bảng biểu.
Drawing: chứa các công cụ để vẽ hình, tô màu ...
Ruler (thước): dùng để canh chỉnh lề và định Tab cho văn bản. Để thay đổi đơn vị đo (Inches, Centimeters, Millimeters, Points, Picas), ta thực hiện lệnh Tools | Options | General, rồi vào hộp Measurement units để thay đổi. Thường chọn đơn vị là Centimeters hoặc Inchs. Ruler có thể tắt hay mở bằng lệnh View | Ruler.
Status Bar (thanh trạng thái): hiển thị tình trạng của cửa sổ hiện tại như số thứ tự trang hiện hành, tổng số trang, vị trí con trỏ (dòng, cột) ... Thanh này nằm ở dòng cuối cùng của cửa sổ.
Scroll Bar (thanh cuốn): dùng để di chuyển màn hình cửa sổ văn bản bằng chuột.
- Thanh cuốn dọc (Vertical scroll bar)
Click để cuốn xuống 1 trang
Click để cuốn lên 1 trang
Click để kéo xuống từ từ
Click để cuốn lên từ từ
Drag di chuyển đến chỗ mong muốn
- Thanh cuốn ngang (Horizontal scroll bar): cách sử dụng như thanh cuốn dọc.
Tạo mới, mở, lưu văn bản
Tạo mới một văn bản: Để tạo mới một văn bản, ta có thể dùng các cách sau:
Cách 1:
Dùng lệnh File | New.
Trong hộp thoại New, chọn biểu tượng Blank Document.
Cách 2: Click biểu tượng New Blank Document trên thanh Standard.
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+N.
Mở một văn bản đã có trên đĩa: Để mở một văn bản đã có trên đĩa, ta có thể tiến hành theo các bước sau:
Dùng lệnh File | Open (hoặc click biểu tượng trên thanh Standard, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+O) để mở hộp thoại Open.
Trong hộp thoại Open, chọn tên tập tin muốn mở.
Click nút Open hoặc gõ Enter.
Lưu ý: Nếu ta không nhớ tên hay vị trí của tập tin muốn mở thì thực hiện như sau:
Nhập tên hay ký tự đại diện (?, *) vào khung File name.
Chọn tên ổ đĩa hay tên thư mục muốn tìm trong khung Look in.
Click nút Open hoặc gõ Enter.
c. Lưu văn bản vào đĩa:
Lưu với tên mới:
Dùng lệnh File | Save As.
Chọn thư mục lưu trong khung Save in, nhập tên mới trong khung File name và chọn dạng của tập tin để lưu trong khung Save as type.
Click nút Save hoặc gõ Enter.
Lưu với tên cũ:
Dùng lệnh File | Save hoặc click biểu tượng , thao tác cũng có thể sử dụng khi lưu văn bản lần đầu tiên.
Nếu tài liệu của bạn đã được ghi vào một tập tin, khi ra lệnh Save tất cả những sự thay đổi trên tài liệu sẽ được ghi lại lên đĩa.
Bạn nên thực hiện thao tác ghi tài liệu thường xuyên trong khi soạn tài liệu, để tránh mất dữ liệu khi gặp các sự cố mất điện, hay những trục trặc của máy tính.
Các phím thường dùng khi soạn thảo:
Các loại con trỏ trên cửa sổ soạn thảo:
Con trỏ nhập văn bản có dạng “ | “ (vạch đứng) Khi gõ một ký tự trên bàn phím, ký tự sẽ được chèn vào chỗ con trỏ nhập.
Con trỏ chuột trong vùng văn bản có dạng “ I “ (dấu vạch đứng với hai dấu gạch ngang ở hai đầu). Muốn chuyển con trỏ nhập tới một vị trí mới trong văn bản để nhập, ta đưa con trỏ chuột đến vị trí mới và click chuột.
Di chuyển con trỏ (cursor) bàn phím:
® : qua phải một ký tự.
¬ : qua trái một ký tự.
¯ : xuống một dòng.
: lên một dòng.
Ctrl + ® : qua phải một từ.
Ctrl + ¬ : qua trái một từ.
Home : về đầu dòng.
End : đến cuối dòng.
Ctrl + Home : về đầu văn bản.
Ctrl + End : đến cuối văn bản.
Page Up : lên một trang màn hình.
Page Down : xuống một trang màn hình.
Phím xoá ký tự:
Delete : xoá ký tự tại vị trí con trỏ.
Backspace : xoá ký tự bên trái con trỏ
Các phím khác:
Enter : xuống hàng, kết thúc đoạn.
Shift + Enter : xuống hàng, chưa kết thúc đoạn.
Insert : dùng để chuyển đổi giữa chế độ chèn ký tự và đè ký tự.
Alt : dùng để chọn các lệnh trên menu bằng bàn phím.
Esc : dùng để ngắt một lệnh đang thực hiện.
Cách đánh tiếng Việt trên văn bản:
Trong mục này sẽ giới thiệu hai kiểu đánh tiếng Việt thông dụng nhất hiện nay: kiểu gõ VNI và kiểu gõ TELEX.
Kiểu gõ VNI: Kiểu gõ này dùng các phím chữ số ở hàng phím phía trên các phím chữ cái để thể hiện dấu trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt, dấu được đặt ở trên các nguyên âm. Vì vậy, muốn thể hiện được dấu, ta phải gõ vào nguyên âm trước, sau đó mới gõ các phím thể hiện dấu theo quy tắc sau:
- Dấu sắc : phím số 1
- Dấu huyền : phím số 2
- Dấu hỏi : phím số 3
- Dấu ngã : phím số 4
- Dấu nặng : phím số 5
- Dấu mũ (â/ê/ô) : phím a/e/o + phím số 6
- Dấu móc (ơ/ư) : phím o/u + phím số 7
- Dấu liềm (ă) : phím chữ a + phím số 8
- Dấu ngang (đ) : phím chữ d + phím số 9
Kiểu gõ TELEX:
- Dấu sắc : phím s
- Dấu huyền : phím f
- Dấu hỏi : phím r
- Dấu ngã : phím x
- Dấu nặng : phím j
â (aa), ê (ee), ô (oo), đ (dd)
- ă (aw), ơ (ow), ư (uw)
xóa dấu (z)
Lưu ý:
Nếu muốn bỏ dấu cho chữ hoa thì phải nhấn đồng thời phím Shift với phím thể hiện dấu.
Thường gõ dấu ở cuối từ.
Nhập văn bản:
Định dạng ký tự: Trước khi nhập một văn bản, ta cần phải chọn định dạng ký tự cho văn bản. Có thể dùng thanh Formatting Toolbar để định dạng nhanh.
Chọn Font chữ thích hợp cho văn bản trong hộp Font.
Lưu ý: Font chữ tiếng Việt VNI có tên bắt đầu bằng VNI, Font chữ tiếng Việt ABC có tên bắt đầu bằng .Vn
Chọn kích cỡ chữ trong hộp Size.
Font chữ
Cỡ chữ
Đậm
Nghiêng
Gạch chân
.VnTime, 14 : Tin học Văn phòng
.VnTime, 14, Italic : Tin học Văn phòng
.VnHelvetInsH, 14 : TIN HỌC VĂN PHÒNG
VNI-Awchon, 13 : Tin học Văn phòng
Ngoài ra, ta có thể định dạng ký tự trong hộp thoại Font sẽ nói ở phần 4.2.
Nhập văn bản: Sau khi định dạng ký tự, ta có thể tiến hành nhập văn bản tại vị trí con trỏ nhập.
Khi con trỏ nhập chạm biên phải của trang, Word sẽ tự động đưa nó xuống dòng dưới.
Muốn tạo thêm một đoạn, nhấn phím Enter. Ta có thể cho hiển thị hoặc che các dấu kết thúc đoạn bằng cách click vào nút trên thanh Standard.
Muốn bắt đầu một dòng mới không có dấu kết thúc đoạn, nhấn Shift + Enter.
Để hủy thao tác vừa làm, click biểu tượng , hoặc nhấn Ctrl + Z.
Để lặp lại thao tác vừa làm, click biểu tượng , hoặc nhấn F4, hoặc nhấn Ctrl + Y.
Ngắt cột, trang: Trong Word, việc ngắt cột hoặc trang được thực hiện một cách tự động tùy thuộc Page setup. Tuy nhiên ta cũng có thể quy định các vị trí ngắt cột và ngắt trang như sau :
Đưa con trỏ nhập đến vị trí cần ngắt.
Dùng lệnh Insert | Break, chọn các tùy chọn sau:
Page break : ngắt trang.
Column break : ngắt cột.
Lưu ý: có thể sử dụng các phím tắt như sau:
Ctrl + Enter : ngắt trang.
Ctrl + Shift + Enter : ngắt cột.
Thao tác trên một khối chọn
Chọn một khối: Để chọn một khối văn bản ta có thể dùng chuột hoặc bàn phím, hoặc dùng kết hợp cả chuột và bàn phím. Sau đây là một vài phương pháp chọn khối.
Chọn một từ : Double click vào từ muốn chọn.
Chọn các ký tự liên tiếp nhau: Drag lên các ký tự muốn chọn; hoặc dùng bàn phím bằng cách đưa con trỏ nhập vào ký tự đầu tiên muốn chọn, sau đó nhấn phím Shift đồng thời nhấn các phím mũi tên thích hợp.
Chọn một dòng: Click vào khoảng trống bên trái của dòng đó.
Chọn một câu: Nhấn phím Ctrl, đồng thời click vào vị trí bất kỳ trong câu.
Chọn một đoạn: Double click vào khoảng trống bên trái của đoạn muốn chọn.
Chọn toàn bộ văn bản: Nhấn phím Ctrl, đồng thời click vào khoảng trống bên trái văn bản; hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + A.
Chú ý :
Nếu chọn một số dòng bằng chuột, có thể click và Drag vào khoảng trống bên trái các dòng.
Chọn từ vị trí con trỏ nhập đến cuối văn bản : gõ Shift + Ctrl + End
Chọn từ vị trí con trỏ nhập đến đầu văn bản : gõ Shift + Ctrl + Home
Chọn từ vị trí con trỏ nhập đến đầu dòng : gõ Shift + Home
Chọn từ vị trí con trỏ nhập đến cuối dòng : gõ Shift + End
Các thao tác trên khối: Sau khi đã chọn một khối văn bản, ta có thể tiến hành các thao tác sau :
Xóa khối: Nhấn phím Delete.
Di chuyển khối:
Dùng lệnh Edit | Cut, hoặc click biểu tượng trên thanh Standard, hoặc nhấn Ctrl + X.
Di chuyển con trỏ nhập đến vị trí mới.
Dùng lệnh Edit | Paste, hoặc click biểu tượng trên thanh Standard, hoặc nhấn Ctrl + V.
Lưu ý: Ta có thể di chuyển một khối văn bản bằng cách đưa trỏ chuột vào khối rồi Drag đến vị trí mới và nhả phím chuột.
Sao chép khối:
Dùng lệnh Edit | Copy, hoặc click biểu tượng trên thanh Standard, hoặc nhấn Ctrl + C.
Di chuyển con trỏ nhập đến vị trí cần sao chép.
Dùng lệnh Edit | Paste, hoặc click biểu tượng trên thanh Standard, hoặc nhấn Ctrl + V.
Lưu ý: Ta có thể sao chép một khối văn bản bằng cách đưa trỏ chuột vào khối, nhấn phím Ctrl, đồng thời Drag đến vị trí mới và nhả phím chuột.
Ý nghĩa của Clipboard: Clipboard là một vùng nhớ tạm dùng để lưu trữ khối chọn khi thực hiện thao tác Copy hay Cut.
Trình bày văn bản trên màn hình
Các kiểu xem văn bản trên màn hình:
Dùng lệnh View | Normal để xem văn bản ở chế độ bình thường. Đây là chế độ mặc nhiên của Word, phần lớn các kiểu định dạng đặc biệt đều nhìn thấy được trên màn hình. Riêng một số trường hợp được đơn giản hóa để tăng tốc độ truy xuất (chẳng hạn, không thấy được các tiêu đề và số trang, không thực hiện được các thao tác vẽ đồ họa ...). Trong chế độ này, các trang được ngăn cách nhau bởi đường chấm chấm nằm ngang.
Dùng lệnh View | Print Layout để xem văn bản giống như lúc được in ra. Các tiêu đề đầu và cuối trang, số trang đều được thể hiện. Muốn sử dụng các thao tác vẽ đồ họa, chèn hình ảnh phải chuyển qua chế độ này.
Dùng lệnh View | Outline để xem tổng quan văn bản, chỉ xem những mục tiêu đề lớn của tài liệu, giấu đi các chi tiết nhỏ.
Chế độ phóng to, thu nhỏ màn hình:
Dùng lệnh View | Zoom.
Trong hộp thoại Zoom, chọn cỡ bạn muốn phóng to hay thu nhỏ trong khung Zoom to, hoặc chọn số phần trăm trong hộp Percent.
Click nút OK để đồng ý với kích cỡ phóng màn hình vừa chọn.
Lưu ý: Có thể click hộp Zoom rồi click chọn cỡ muốn phóng.
Xem toàn màn hình: Có thể cho vùng của người sử dụng nhiều hơn bằng cách bỏ hết các thanh menu, thanh công cụ ... Để thực hiện việc này, dùng lệnh View | Full Screen. Trở lại màn hình cũ bằng phím Esc.
Định dạng văn bản
1. Định dạng ký tự (Font)
Việc quy định dạng trình bày của một ký tự, một từ hay một nhóm từ gọi là định dạng ký tự. Có thể sử dụng hộp thoại Font, hoặc các biểu tượng trên thanh công cụ, hoặc các phím tắt để định dạng ký tự.
Dùng hộp thoại Font:
Chọn khối gồm các ký tự muốn định đạng.
Dùng lệnh Format | Font. Hộp thoại Font xuất hiện và chọn lớp Font.
Xác định Font chữ trong khung Font.
Xác định kiểu chữ: thường (Regular hoặc Normal), đậm (Bold), nghiêng (Italic) ... trong khung Font style.
Xác định kích cỡ chữ trong khung size.
Click hộp Font color để xác định màu chữ.
Click hộp Underline style để xác định dạng gạch chân của chữ.
Xác định hiệu ứng cho chữ trong khung Effects. Ví dụ : H2O (Subscrip), 50 m2 (Superscrip), INTERNET (Strikethrought) ...
Sau mỗi chọn lựa, ta có thể xem trước kết quả trong khung Preview.
Click nút OK để đồng ý với các chọn lựa trên.
Sử dụng các tổ hợp phím:
Một số chức năng định đạng ký tự thường sử dụng có thể thực hiện nhanh chóng thông qua các tổ hợp phím:
Mục đích
Gõ
Tăng kích cỡ ký tự
Giảm kích cỡ ký tự
Bật/tắt chữ dậm (bold)
Bật/tắt chữ nghiêng (Italic)
Bật/tắt chữ gạch dưới đơn (Single Underline)
Bật/tắt chữ gạch dưới kép (Double Underline)
Đổi chữ in thành chữ thường và ngược lại
Bật/tắt chỉ số dưới
Bật/tắt chỉ số trên
Trả về định dạng mặc định
Ctrl + ]
Ctrl + [
Ctrl + B
Ctrl + I
Ctrl + U
Ctrl + Shift + D
Shift + F3
Ctrl + dấu bằng
Ctrl + Shift + dấu bằng
Ctrl + Space
2. Định dạng đoạn văn bản (Paragraph)
Việc quy định dạng trình bày của một hay nhiều đoạn liên tục gọi là định dạng đoạn. Có thể sử dụng hộp thoại Paragraph, hoặc các biểu tượng trên Formatting Toolbar, hoặc các phím tắt để định dạng đoạn văn bản.
Sử dụng hộp thoại Paragraph:
Chọn khối gồm các đoạn muốn định dạng (nếu chỉ định dạng cho một đoạn thì chỉ cần chuyển con trỏ nhập vào đoạn đó).
Dùng lệnh Format | Paragraph, xuất hiện hộp thoại Paragraph và chọn lớp Indents and Spacing.
Alignment: quy định việc bố trí các dòng theo lề trái (left), lề phải (Right), đều cả hai lề (Justified) hay canh giữa (Centered).
Indentation: dùng để xác định lề cho đoạn.
Left: khoảng cách từ lề trái đến đoạn văn bản.
Right: khoảng cách từ lề phải đến đoạn văn bản.
Special: có ba trường hợp chọn
None: lề theo quy định của Left và Right Indent.
First line: chỉ dời lề trái của dòng đầu tiên (xác định trong By).
Hanging: chỉ dời lề trái của các dòng không phải dòng đầu tiên (xác định trong By).
Spacing: quy định khoảng cách giữa các dòng.
Before: xác định khoảng trống phía trên mỗi đoạn.
After: xác định khoảng trống phía sau mỗi đoạn.
Line Spacing: xác định khoảng cách các dòng trong cùng đoạn.
Sau mỗi chọn lựa, ta có thể xem trước kết quả trong khung Preview.
Click nút OK để hoàn tất thao tác định dạng đoạn.
Sử dụng các biểu tượng trên Formatting Toolbar:
Canh trái
Canh giữa
Canh phải
Canh đều
Giảm lề trái
Tăng lề trái
Thay đổi
khoảng cách dòng
Có thể dời lề của đoạn bằng cách di chuyển chuột trên bốn biểu tượng nằm trên Ruler gồm: First line Indent, Left Indent, Hanging Indent và Right Indent.
Hanging Indent
First line Indent
Right Indent
Left Indent
Sử dụng các tổ hợp phím: Một số chức năng định đạng đoạn thường sử dụng có thể thực hiện nhanh chóng thông qua các tổ hợp phím:
Mục đích
Gõ
Cách dòng đơn
Cách dòng đôi
Cách một dòng rưỡi
Canh trái (Left Align)
Canh giữa (Center Align)
Canh phải (Right Align)
Canh đều (Justify Align)
Tăng lề trái
Giảm lề trái
Tăng lề trái trừ dòng đầu
Giảm lề trái trừ dòng đầu
Trả về định dạng đoạn mặc định
Ctrl + 1
Ctrl + 2
Ctrl + 5
Ctrl + L
Ctrl + E
Ctrl + R
Ctrl + J
Ctrl + M
Ctrl + Shift + M
Ctrl + T
Ctrl + Shift + T
Ctrl + Q
3. Định dạng cột trong văn bản
Có thể trình bày toàn bộ văn bản, một phần văn bản hay một nhóm các Paragraph trên nhiều cột (dạng như cột báo). Thông thường có hai cách định dạng cột trong văn bản: nhập nội dung văn bản trước sau đó định dạng cột, hoặc định dạng cột trước rồi nhập văn bản. Thông thường, ta hay dùng cách thứ nhất. Để dịnh dạng cột văn bản, ta thực hiện như sau:
Chọn khối văn bản cần chia cột.
Dùng lệnh Format | Columns, hộp thoại Columns xuất hiện.
Presets: xác định dạng chia cột theo mẫu định sẵn.
Number of columns: xác định số cột cần chia.
Width and Spacing: xác định chiều rộng và khoảng cách giữa các cột.
Các ô trong cột Col #: hiển thị tên cột.
Các ô trong cột Width: chọn chiều rộng của các cột tương ứng.
Các ô trong cột Spacing: chọn khoảng cách giữa các cột tương ứng.
Nếu đánh dấu check vào ô kiểm tra Equal column width thì độ rộng của các cột bằng nhau.
Line between : xác định có hay không đường gạch đứng phân chia giữa các cột.
Click nút OK để hoàn tất việc định dạng cột.
Ghi chú: Có thể thực hiện nhanh định dạng cột bằng cách click vào biểu tượng trên Standard Toolbar, sau đó Drag để chọn số cột. Khi muốn thay đổi chiều rộng cột, ta có thể điều chỉnh trực tiếp trên Ruler.
4. Định dạng Tab
Mỗi lần gõ phím Tab, con trỏ sẽ dừng tại một vị trí. Khoảng cách từ vị trí dừng của Tab này đến vị trí dừng của Tab khác gọi là chiều dài của Tab Stop, khoảng cách mặc định là 0.5 inch. Việc dùng các Tab Stop rất tiện lợi khi ta gõ một văn bản có dóng theo các cột. Ví dụ bảng danh sách các học sinh trong lớp gồm: Số thứ tự, Họ tên, Ngày sinh, Quê quán, Điểm thi ...
Dóng theo
dấu chấm
Các Tab Stop nằm trên thanh Ruler, nếu thanh Ruler chưa hiện thì ta phải cho nó hiện bằng lệnh View | Ruler. Đầu phía trái của Ruler có nút định dạng Tab Stop, khi click liên tiếp vào nút này sẽ xuất hiện các cách định dạng của Tab Stop.
Nút định dạng
Canh giữa
Dóng phải
Dóng trái cột
Định dạng Tab Stop trên Ruler :
Click chọn kiểu Tab trên góc trái Ruler.
Click chuột tại một vị trí muốn đặt Tab Stop trên Ruler.
Để di chuyển một dấu Tab Stop trên Ruler: Drag đến vị trí mới. Muốn xóa một dấu Tab Stop: click và Drag ra khỏi thanh Ruler. Muốn xóa hết các Tab Stop trên Ruler: dùng lệnh Format | Tabs | Clear All.
5. Định dạng Bullets & Numbering
Ta có thể điền tự động các dấu chấm hình tròn, quả trám, dấu sao, dấu mũi tên ... hoặc đánh thứ tự theo số, theo ký tự Alphabet ở đầu dòng các đoạn nhằm giúp cho các đề mục trong văn bản dễ đọc và nổi bật hơn.
Cách thức thực hiện như sau:
Di chuyển con trỏ nhập vào đoạn muốn định dạng hay chọn các đoạn muốn định dạng.
Dùng lệnh Format | Bullets & Numbering. Xuất hiện hộp thoại Bullets & Numbering. Chọn mục Bulleted và chọn kiểu chấm, hoặc chọn mục Numbered và chọn kiểu số hay chữ.
Nếu muốn chọn dạng Bullets hay dạng Numbering khác thì click vào nút Customize để thay đổi.
6. Tạo chữ cái lớn đầu dòng (Drop Cap)
C
ó thể sử dụng khả năng của Drop Cap để tạo chữ cái lớn đầu dòng như trong đoạn văn bản này. Để tạo chữ cái lớn, ta thực hiện như sau:
Di chuyển con trỏ nhập vào đoạn muốn tạo Drop Cap.
Dùng lệnh Format | Drop Cap. Xuất hiện hộp thoại Drop Cap:
Position: Có 3 mẫu để chọn dạng trình bày.
Option:
Định dạng của kiểu chữ cho ký tự Drop Cap trong hộp Font.
Xác định số dòng mà ký tự Drop Cap thể hiện trong hộp Lines to drop.
Xác định khoảng cách giữa ký tự Drop Cap và kí tự tiếp theo trong hộp Distance From text.
Click nút OK để hoàn tất thao tác định dạng Drop Cap.
7. Định dạng khung và nền (Borders & Shading)
Việc thêm những đường viền hay làm nổi bật nền của văn bản gọi là định dạng khung và nền. Có thể định dạng khung và nền cho một số ký tự, một số đoạn hay trang in. Để định dạng khung và nền, ta thực hiện như sau:
Chọn khối văn bản cần định dạng khung & nền (nếu định dạng khung & nền một đoạn thì chỉ cần chuyển con trỏ nhập vào đoạn đó).
Dùng lệnh Format | Borders and Shading.
Để định dạng khung, chọn lớp Borders, xuất hiện hộp thoại :
Style : chọn kiểu đường viền mỗi cạnh của khung.
Color : chọn màu đường kẻ.
Width : chọn độ rộng đường kẻ.
Setting : chọn các mẫu kẻ khung.
Preview : xác định cạnh nào có đường viền.
Để định dạng nền, chọn lớp Shading, xuất hiện hộp thoại:
Style : chọn mẫu tô (nhiều mẫu tô có đường kẻ).
Color : chọn màu cho các đường kẻ trong mẫu tô.
Fill : chọn nền của văn bản. Chọn No Fill : không có màu nền.
Để định dạng khung cho trang in, chọn lớp Page Border, xuất hiện hộp thoại:
Setting, Style và Preview có tác dụng giống định dạng khung cho đoạn.
Apply to để xác định những trang được làm khung.
Ghi chú: Một số chức năng định dạng khung và nền thông dụng có thể thực hiện nhanh chóng thông qua các biểu tượng trên thanh công cụ Tables and Borders. Để xuất hiện thanh công cụ này, dùng lệnh: View | Toolbars | Tables and Borders, hoặc click vào biểu tượng trên Standard Toolbar.
Màu nền
Độ lớn đường kẻ
Kiểu đường kẻ
Chọn đường kẻ
Màu đường kẻ
8. Định khuôn dạng chung (Style)
Trong quá trình định dạng văn bản, để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể tạo kiểu định dạng cho một đoạn bất kỳ, sau đó sao chép kiểu định dạng này đến các đoạn khác. Đây là một hình thức giúp cho văn bản của ta thống nhất về kiểu chữ, kích cỡ chữ, định dạng đoạn, định dạng Tab stop ...
Trong Word đã có sẵn một số style chuẩn như: Normal, Heading 1, Heading 2,... Trong đó style Normal áp dụng cho mọi đoạn văn bản trong các tài liệu mới.
Tạo một paragraph style mới:
Chọn một đoạn có chứa dạng mà ta muốn sử dụng cho style.
Click vào bên trong hộp Styles and Formatting trên Formatting Toolbar (không click vào nút mũi tên của ô), nhập đè lên tên một style đang có để tạo ra tên cho style mới, gõ Enter.
Tạo một character style mới:
Dùng lệnh Format | Styles and Formatting, hay click vào biểu tượng trên Formatting Toolbar.
Click vào . Xuất hiện hộp thoại New Style.
Nhập tên của character style ở hộp Name.
Trong hộp Style type, click chọn Character.
Chọn các tuỳ chọn khác, rồi click OK.
Áp dụng một style cho một đoạn văn bản:
Để áp dụng một paragraph style, hãy chọn các đoạn văn bản muốn thay đổi. Để áp dụng một character style, hãy chọn các kí tự cần thay đổi.
Vào Styles and Formatting, click lên tên style muốn áp dụng.
Định dạng trang và in ấn
Khái niệm Section: Bình thường một tài liệu được chia thành nhiều trang, các trang có định dạng giống nhau. Nhưng đôi khi ta muốn một số phần văn bản có định dạng trang khác (như in theo chiều ngang khổ giấy A4), khi đó cần chia văn bản thành nhiều vùng (Section), mỗi Section có thể có định dạng trang khác nhau. Nếu không chia Section thì Word mặc nhiên coi toàn bộ văn bản là một Section duy nhất.
Lệnh Insert | Break: dùng để tạo một ngắt trang, ngắt cột hay ngắt Section bằng tay. Khi dùng lệnh này, xuất hiện hộp thoại :
Page Break để chèn một ngắt trang.
Column Break để chèn một ngắt cột trong trường hợp soạn văn bản theo nhiều cột.
Khung Section break types để tạo một ngắt Section, nó có 4 lựa chọn: Next page (section mới sẽ sang trang tiếp theo), continuous (section mới vẫn nằm liên tục với section trước đó), Even page (section mới sẽ bắt đầu ở một trang đánh số chẵn), Odd page (section mới bắt đầu ở một trang đánh số lẻ).
Xóa các ngắt trang và ngắt Section: đặt màn hình ở chế độ Normal View, khi đó ngắt trang là một đường gạch ngang chấm chấm ở giữa có chữ Page Break, ngắt section là một đường gạch kép chấm chấm nằm ngang ở giữa có chữ Section Break, đưa con trỏ tới các đường này và gõ phím Delete.
Chọn cỡ giấy và đặt lề: Trước khi bắt tay vào soạn một văn bản, thông thường ta chọn cỡ giấy định in và đặt lề cho trang in bằng lệnh File | Page Setup, xuất hiện hộp thoại Page Setup.
Chọn cỡ giấy : Trong hộp thoại Page Setup, chọn lớp Paper.
Hộp Paper size: xác định kích cỡ trang giấy. Đối với các công văn giấy tờ ta thường chọn khổ giấy A4, 210 x 297 mm.
Hộp Width và Height: định dạng lại chiều rộng và chiều dài của trang giấy. Khi đó cỡ giấy được gọi là Custome size (cỡ của người dùng tự định nghĩa).
Hộp Apply to, chọn một trong ba khả năng: This Secsion (để áp dụng cho secsion văn bản hiện tại), This Point Forward (áp dụng cho vùng từ vị trí hiện tại trở về sau), Whole Document (áp dụng cho toàn bộ tài liệu).
Chọn OK để xác nhận các thông số mới thiết lập. Có thể chọn Default để lưu các thông số vào tập tin khuôn mẫu sử dụng cho nhiều tài liệu về sa
File đính kèm:
- bg tin hoc van phong 3 - word.doc