Giáo áo Đạo đức: Em là học sinh lớp 1

I.MỤC TIÊU:

1. Giúp HS hiểu :

- Trẻ em dến tuổi học phải đi học.

- Là học sinh , phải thực hiện tốt những quy định của nhà trường , những điều GV dạy bảo để học được nhiều điều mới lạ, bổ ích, tiến bộ.

2. HS có thái độ: Vui vẻ, phấn khởi, tự giác đi học.

3. HS thực hiện việc đi học hàng ngày , thực hiện yêu cầu của GV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở bài tập Đạo đức 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo áo Đạo đức: Em là học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Dân lập Thế Giới Trẻ Em Giáo viên: Nguyễn Thu Thuỷ Thứ….ngày….tháng…năm 2006 Môn: Dao duc Bài: Em la hoc sinh lop 1 Tuần: 1 I.Mục tiêu: 1. Giúp HS hiểu : - Trẻ em dến tuổi học phải đi học. - Là học sinh , phải thực hiện tốt những quy định của nhà trường , những điều GV dạy bảo để học được nhiều điều mới lạ, bổ ích, tiến bộ. 2. HS có thái độ: Vui vẻ, phấn khởi, tự giác đi học. 3. HS thực hiện việc đi học hàng ngày , thực hiện yêu cầu của GV. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Đạo đức 1. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 4’ I. Bài cũ: - Vở bài tập Đạo đức 1. * Phương pháp Kiểm tra - Đánh giá - GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập môn Đạo đức của HS. 1’ II. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Em là học sinh lớp Một (1) để giúp các con bước đầu hiểu được va trò quan trọng của việc bắt đầu đi học và trở thành học sinh lớp Một. * Phương pháp Đàm thoại – Thực hành. - GV giới thiệu bài ghi bảng. 8’ 2. Hoạt động: Hoạt động 1: Thực hiện trò chơi : “Tên bạn, tên tôi”( Vòng tròn giới thiệu tên- bài tập1) + Mục đích: Giúp HS biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp. + Cách tiến hành: Trò chơi từ 6 – 8 HS , đứng thành vòng tròn, từng học sinh giới thiệu tên của mình với các bạn trong nhóm. Sau khi giới thiệu tên xong , một HS sẽ đặt câu hỏi cho một bạn khác: “Tên bạn là gì? Tên tôi là gì?”. HS đó phải trả lời câu hỏi này và các HS khác cũng nêu câu hỏi tương tự cho các bạn của mình. Trò chơi kết thúc khi các bạn HS đều nêu được tên của mình. GV theo dõi các nhóm chơi, đặt câu hỏi để kiểm soát việc chơi của HS: “Có bạn nào cùng tên với con không?”. “Hãy kể tên một số bạn con đã nhớ qua trò chơi.” - GV nêu cách chơi. ( Lớp không đủ rộng thì có thể chia thành nhóm 6, hai bàn ngồi quay mặt vào nhau để chơi.) - HS lớp cùng chơi. *Kết luận : Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn, các con hãy nói tên của bạn. Cô cũng sẽ gọi tên các con khi các con học tập, vui chơi…Các con đã biết tên cô chưa? Cô là cô Lan, các con hãy gọi cô là cô Lan - GV kết luận và giới thiệu tên của mình. 7’ Hoạt động 2 : Giới thiệu với bạn về ý thích của mình. ( Bài tập 2) + Mục đích: Giúp HS biết cách giới thiệu về bản thân mình, về sở thích của mình. - GV nêu yêu cầu bài tập 2. + Nội dung trong tranh: Bạn nam: thích thả diều, đá bóng và xem hoạt hình. - HS quan sát tranh nói về ý thích của hai bạn trong tranh. Bạn nữ: thích đọc báo nhi đồng và vẽ tranh. - HS nói về ý thích của mình ( cá nhân )- Tôi thích… và hỏi bạn về ý thích : Bạn thích gì? + ý thích của HS: VD.Nam: thích đọc truyện, chơi điện tử, đá bóng, xem hoạt hình… Nữ: thích vẽ, nhảy dây… - HS nói về ý thích của mình ( cá nhân ) * Kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích . Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này người khác. Chúng ta phải tôn trọng những y thích riêng của người khác. - GV kết luận. 5’ Hoạt động 3: HS kể về sự chuẩn bị vào lớp Một của mình. + Mục đích: HS biết cách kể cho các bạn trong lớp nghe về sự chuẩn bị của mình khi sắp vào lớp 1 ?-GV hỏi HS về việc chuẩn bị vào lớp Một của HS: Bố mẹ đã mua cho con những gì? VD.Con được bố mẹ mua cho: bộ SGK lớp Một, quần áo đồng phục, giày dép, cặp sách, vở viết, đồ dùng học tập… - HS kể theo hướng dẫn của GV. * Kết luận : Đi học lớp Một là một vinh dự, là nhiệm vụ của những trẻ em 6 tuổi. Để chuẩn bị cho việc đi hoc, nhiều con được bố mẹ mua cho quần áo, dày dép mới…Các con cũng cần có đủ sách vở, đồ dùng học tập… - GV kết luận . 7’ Hoạt động 3: Kể về ngày đầu tiên đi học. ( Bài tập 3) + Mục đích: HS biết cách kể cho các bạn nghe về cảm xúc của mình trong ngày đầu tiên đi học + Nội dung : GV Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quay mặt vào nhau để kể cho nhau nghe về ngày đầu tiên đi học GV nhắc HS nhớ lại ngày đầu tiên đi học: Ai đưa con đi học? Đến lớp học có gì khác ở nhà? Cô giáo nêu ra những quy định gì?… VD. Ngày đầu tiên bố đưa tớ đến trường. Hôm ấy tớ dậy rất sớm và mặc bộ đồng phục của HS. Đến trường, tớ được cô giáo đón ở vị trí lớp mình và được dự Lễ đón HS lớp Một thật là vui. Sau đó khi vào lớp, cô đã phân chỗ cho mọi người và tớ được ngối ở bàn 1 vì tớ rất bé. Cô đã hướng dẫn chúng mình làm quen với nhau, chơi trò chơi… Cô còn nêu nội quy của HS để chúng mình ghi nhớ và dặn dò cho chúng ta đi học thật tốt vào buổi học sau… _ Hs kể chuyện trong nhóm 2 người _ Một vài HS kể trước lớp _ GV tổ chức theo nhóm. * Kết luận: Vào lớp Một, các con có thầy cô giáo mới, bạn bè mới. Nhiệm vụ của HS lớp Một là học tập, thực hiện tốt nội quy của nhà trường như: đi học đúng giờ và đầy đủ, giữ trật tự trong giờ học, yêu quý các thầy cô giáo và bạn bè, giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân… Có như vậy , các con mới chóng tiến bộ, được mọi người quý mến. - GV kết luận. 3’ III. Củng cố – Dặn dò: - Củng cố: * Khi đã là HS lớp Một, chúng ta cố gắng hoà nhập trong môi trường mới, thực hiện tốt mọi quy đinh cỉa nhà trường, yêu thầy cô, yêu các bạn… sẽ giúp các con trở thành những người học trò ngoan và giỏi. - Dặn dò: + Về nhà: Thực hiện tốt những điều cô đã dặn dò. + Bài sau: Tập đáng giá kết quả học tập trong 1 tuần đi học, kể chuyện theo tranh ( bài 4 ) - GV nhắc nhở thái độ của HS khi đã là học sinh lớp Một. - Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết học sau. */ Rút kinh nghiệm , bổ sung sau tiết dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docdao duc.doc
Giáo án liên quan