I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín
bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
- Biết mô tả cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn
kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
- Biết làm thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để
tạo ra dòng điện cảm ứng.
2. Kỹ năng:
- Nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Quan sát và mô tả được hiện tượng xảy ra.
- Biết làm thí nghiệm và mô tả chính xác được hiện tượng xảy ra.
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 37: Hiện tượng cảm ứng điện từ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 02/01/2020 - Lớp 9A5
Tiết 37: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín
bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
- Biết mô tả cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn
kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
- Biết làm thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để
tạo ra dòng điện cảm ứng.
2. Kỹ năng:
- Nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Quan sát và mô tả được hiện tượng xảy ra.
- Biết làm thí nghiệm và mô tả chính xác được hiện tượng xảy ra.
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ hình vẽ 30.3 SGK + SBT.
2. Học sinh: Học kĩ bài trước và làm các bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: hoạt động nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, đàm thoại.
2. Kĩ thuật: hoạt động nhóm, kỹ thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Ta đã biết muốn tạo ra dòng điện,
phải dùng nguồn điện là pin hay acquy.
?: Em cho biết trường hợp nào không
dùng pin hoặc acquy mà vẫn tạo ra dòng
điện được ?
?: Bộ phận nào làm cho đèn xe đạp phát
sáng
?: Trong bình điện xe đạp (gọi là đinamô
xe đạp) có những bộ phận nào,chúng
hoạt động như thế nào ra dòng điện ?
- HS: cá nhân trả lời câu hỏi, HS khác
nhận xét, bổ sung.
- GV: đặt vấn đề vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Nội dung 1: Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp
- GV: yêu cầu HS trong nhóm bàn
nghiên cứu hình vẽ đinamô xe đạp. Trả
lời các câu hỏi:
? Đinamô xe đạp có cấu tạo như thế nào
? Chỉ ra bộ phận chính của đinamô
? Khi nào đèn sáng
? Hãy dự đoán xem hoạt động của bộ
phận chính nào của đinamô gây ra dòng
điện.
- HS: nghiên cứu, thảo luận nhóm bàn
trả lời câu hỏi. Nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- GV: chốt lại kiến thức.
- Cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là 1
nam châm và cuộn dây.
- Khi núm quay thì nam châm quay
theo và đèn sáng.
Nội dung 2: Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
- GV giới thiệu dụng cụ TN, hướng dẫn
HS làm từng động tác dứt khoát và
nhanh trong TN.
- HS: làm thí nghiệm theo nhóm, trả lời
câu hỏi C1, C2.
1. Dùng nam châm vĩnh cửu
C1: Khi di chuyển nam châm lại
gần cuộn dây hoặc di chuyển nam
châm ra xa cuôn dây thì đèn phát
sáng.
- HS: làm thí nghiệm theo HD, thảo
luận, trả lời C1, C2.
- GV: nhận xét, chốt lại đáp án.
- GV: tiến hành thí nghiệm cho HS quan
sát, yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3.
- HS: quan sát thí nghiệm, thảo luận
nhóm bàn trả lời C3.
- GV: tổ chức cho HS cá nhóm trình bày
câu trả lời C3. Chốt lại kiến thức.
C2: Trong cuôn dây có xuất hiện
dòng điện cảm ứng
2. Dùng nam châm điện
C3: Dòng điện xuất hiện ở cuộn
dây dẫn kín trong thời gian đóng và
ngắt mạch của nam châm điện,
nghĩa là trong thời gian dòng điện
của nam châm điện biến thiên.
Nội dung 3: Hiện tượng cảm ứng điện từ
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK về hiện tượng cảm ứng điện từ.
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ
Dòng điện xuất hiện trong các TN
trên gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện
tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng
gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
HOẠT ĐỘNG 3+4: Luyện tập – Vận dụng
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- HS: Cá nhân HS đọc C4, nêu dự đoán
và xem GV biểu diễn TN kiểm tra.
- GV: làm thí nghiệm kiểm tra C4.
- HS: Cá nhân suy nghĩ trả lời C5
- GV: chốt lại kiến thức.
III. Vận dụng
C4: Trong cuộn dây có dòng điện
cảm ứng xuất hiện.
C5: Nhờ nam châm ta có thể tạo ra
dòng điện.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: yêu cầu HS về nhà nghiên cứu các
cách tạo ra dòng điện trong thực tế, tìm
hiểu nguyên lý tạo ra dòng điện ở các
thiết bị, máy móc trong thực tế.
- HS: nghiên cứu trong thực tế ở nhà.
Có những cách nào có thể tạo ra
dòng điện ?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại bài, học thuộc phần ghi nhớ
- Làm BT 31.1 → 31.4
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_37_hien_tuong_cam_ung_dien_tu_nam.pdf