I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống
dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Củng cố được quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên
dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều
đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong 3 yếu tố trên.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong
ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định một trong 3 yếu tố: chiều của
lực điện từ, chiều của đường sức từ, chiều của dòng điện khi biết hai yếu tố kia.
- Biết vẽ đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm hình chữ U và của
ống dây có dòng điện chạy qua.
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 23/11/2019 – Lớp 9A5
Tiết 30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI
VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống
dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Củng cố được quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên
dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều
đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong 3 yếu tố trên.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong
ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định một trong 3 yếu tố: chiều của
lực điện từ, chiều của đường sức từ, chiều của dòng điện khi biết hai yếu tố kia.
- Biết vẽ đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm hình chữ U và của
ống dây có dòng điện chạy qua.
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Chuẩn bị cho mỗi HS: Phiếu học tập 1, 2, 3
2. Học sinh:
Học kĩ bài trước và làm các bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, đàm thoại.
2. Kĩ thuật: hoạt động nhóm, kỹ thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Phát biểu quy tắc bàn tay trái, quy tắc nắm tay phải.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Hãy chỉ ra các yếu tố gắn với các
bộ phận trên bàn tay phải và tay trái ứng
với quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn
tay trái.
- HS: cá nhân thực hiện theo yêu cầu.
- GV: Nhận xét, điều chỉnh cho HS.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Nội dung 1: Phiếu học tập số 1
- GV: Phát phiếu học tập số 1
Yêu cầu: cá nhân HS làm bài tập trên
phiếu học tập -> Nhận xét, đánh giá
chéo bài HS cùng bàn.
- HS: hoạt động cá nhân, làm bài trên
phiếu học tập. Thảo luận, nhận xét, đánh
giá chéo bài HS cùng bàn.
- GV: Tổ chức cho HS nhận xét, đánh
giá các phiếu học tập -> GV nhận xét,
rút kinh nghiệm cho HS.
Phiếu học tập số 1
(đính kèm giáo án)
Nội dung 2: Phiếu học tập số 2
- GV: Phát phiếu học tập số 2
Yêu cầu: cá nhân HS làm bài tập trên
phiếu học tập -> Thảo luận nhóm bàn,
thống nhất kết quả.
- HS: Hoạt động cá nhân làm phiếu học
tập số 2, thảo luận trong bàn, trình bày
kết quả.
- GV: Tổ chức cho HS nhận xét, đánh
giá các phiếu học tập -> GV nhận xét,
rút kinh nghiệm cho HS.
Phiếu học tập số 2
(đính kèm giáo án)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Vận dụng
- GV: Phát phiếu học tập số 3
Yêu cầu: cá nhân HS làm bài tập trên
phiếu học tập.
- HS: Hoạt động cá nhân làm phiếu học
tập số 3.
- GV: Tổ chức cho HS đánh giá, chấm
điểm chéo các phiếu học tập -> GV nhận
xét, rút kinh nghiệm cho HS.
- HS: chấm chéo csac phiếu học tập, mỗi
ý đúng được 2,5 điểm.
- GV: Nhận xét các bài làm, chốt điểm
từng bài.
Phiếu học tập số 3
(đính kèm giáo án)
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG (ở nhà)
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: yêu cầu HS tự ra đề bài tập và
giải bài tập bằng cách vận dụng quy
tắc nắm tay phải về: Sự tương tác giữa
ống dây có dòng điện chạy qua và nam
châm (mỗi HS làm ít nhất 1 trường
hợp).
- HS: ra đề và làm bài tập theo yêu
cầu.
Bài tập về sự tương tác giữa ống dây
có dòng điện chạy qua và nam châm.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc 2 quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.
- Làm bài tập về nhà theo yêu cầu Mục 5 – Mở rộng
H-V-T:.................................................. Lớp: ............
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Vẽ mũi tên chỉ chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây.
2. Sử dụng quy tắc nắm tay phải xác định tên từ cực của ống dây (viết ký
hiệu tên từ cực của ống dây N và S vào đầu ống dây sao cho phù hợp).
3. Nam châm ở đầu ống dây bị đẩy ra hay hút vào đầu ống dây?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
H-V-T:.................................................. Lớp: ............
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Vẽ mũi tên chỉ chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây.
2. Sử dụng quy tắc nắm tay phải xác định tên từ cực của ống dây (viết ký
hiệu tên từ cực của ống dây: N hoặc S vào đầu ống dây sao cho phù hợp).
3. Nam châm ở đầu ống dây bị đẩy ra hay hút vào đầu ống dây?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
N S
N S
H-V-T:.................................................. Lớp: ............
PHIẾU HỌC TẬP 2
Quy ước trong các hình dưới đây: Ký hiệu chỉ chiều dòng điện có
phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và chiều đi từ phía trước ra phía
sau trang giấy, Ký hiệu chỉ chiều dòng điện có phương vuông góc với mặt
phẳng trang giấy và chiều đi từ phía trước ra phía sau trang giấy.
Hãy xác định chiều của lực điện từ (ký hiệu F ) tác dụng lên dây dẫn có
dòng điện trong các trường hợp sau:
N
H-V-T:.................................................. Lớp: ............
PHIẾU HỌC TẬP 3
Hãy xác định chiều của dòng điện chạy trong dây dẫn, tên các từ cực
của Nam châm trong các trường hợp sau:
S
Hình a
N
S
+
Hình b
S
N
Hình c
S
N
F
Hình 1
S
N
F
Hình 2
F
Hình 3
F
Hình 4
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_30_bai_tap_van_dung_quy_tac_nam_ta.pdf