Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 28: Từ phổ - Đường sức từ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

- Biết vẽ đường sức từ và xác định được chiều của các đường sức từ của thanh nam châm.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ học bài ở nhà, đọc bài trước khi đến lớp

- Có trách nhiệm với công việc được giao

- Trung thực, tự tin trong kết quả hoạt động.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực kiến thức vật lí, năng lực phương pháp thực nghiệm, năng lực trao đổi thông tin, năng lực cá nhân của HS.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Thanh nam châm, bảng từ phổ

2. Học sinh: kiến thức cũ

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp : Thuyết trình ,vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu đặc điểm của từ trường?

- Nêu cách kiểm tra một môi trường có phải từ trường không?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

 Ta đã biết xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có trường. Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó được dễ dàng?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 28: Từ phổ - Đường sức từ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/12/2020 Ngày giảng: 4/12(9E) - /12(9C) - /12(9B) Tiết 28: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm. - Biết vẽ đường sức từ và xác định được chiều của các đường sức từ của thanh nam châm. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ học bài ở nhà, đọc bài trước khi đến lớp - Có trách nhiệm với công việc được giao - Trung thực, tự tin trong kết quả hoạt động. 3. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề - Năng lực chuyên biệt : Năng lực kiến thức vật lí, năng lực phương pháp thực nghiệm, năng lực trao đổi thông tin, năng lực cá nhân của HS. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Thanh nam châm, bảng từ phổ 2. Học sinh: kiến thức cũ III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp : Thuyết trình ,vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của từ trường? - Nêu cách kiểm tra một môi trường có phải từ trường không? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Ta đã biết xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có trường. Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó được dễ dàng? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Nêu dụng cụ và cách tiến hành TN - GV giao dụng cụ cho các nhóm. - Yêu cầu thực hiện C1. - HS: Nêu rõ dụng cụ và cách tiến hành TN. - HS: Các nhóm nhận dụng cụ , làm TN GV yêu cầu học sinh so sánh sự sắp xếp mạt sắt trước và sau khi đăỵ vào từ trường của nam châm, nhận xét độ mau thưa của các mạt sắt ở các vị trí khác nhau ? Trong từ trường của n/c mạt sắt sắp xếp ntn? ? Nơi nào mạt sắt dày, nơi nào mỏng => GV giới thiệu từ phổ. - Yêu cầu đọc kết luận? GV: Chốt lại và nêu vấn đề: Dựa vào hình ảnh từ phổ ta có thể vẽ đường sức từ để nghiên cứu từ trường. Vậy đường sức từ được vẽ như thế nào? HS: Theo dõi SGK-63 I. Từ phổ 1. Thí nghiệm => KQ. C1: Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này đến cực kia của nam châm 2. Kết luận:(SGK) (3 ph) - Kết luận - Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện phần a: biểu diễn đường sức từ theo hướng dẫn ở SGK. - HS: Làm việc theo nhóm dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt vẽ đường biểu diễn đường sức từ của nam châm thẳng vào vở. - HS: thảo luận chung. - HS: Làm việc theo nhóm xác định chiều đường sức từ và trả lời câu hỏi C2 GV thu bài vẽ biểu diễn đường sức từ của các nhóm, hướng dẫn thảo luận chung để có đường biểu diễn đúng như hình 23.2 GV lưu ý sửa sai vì học sinh thường vẽ các đường sức từ cắt nhau => GV thông báo các đường liền nét các em vừa vẽ gọi là các đường sức từ. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm TN ở phần b) và trả lời câu hỏi C3 - GV thông báo quy ước chiều đường sức từ , yêu cầu học sinh dùng mũi tên đánh dấu chiều các đường sức từ vừa vẽ được. GV: chốt lại vấn đề. - Yêu cầu HS đọc KL. GV thông báo cho học sinh về độ mau , thưa của các đường sức từ biểu thị độ mạnh yếu của từ trường ở mỗi điểm. GV nhấn mạnh rõ 3 ý trong KL. Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm quan sát từ phổ của nam châm chữ U Yêu cầu học sinh vẽ đường sức từ của nam châm chữ U, dùng mũi tên đánh dấu chiều của đường sức từ II. Đường sức từ 1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ * Đường sức từ ( SGK) C2: Trên mỗi đường sức từ kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định => KQ: C3. Bên ngoài thanh n/c, các đường sứ từ có chiều đi ra từ cực bắc đi vào cực nam . 2.Kết luận(SGK) (4 ph) - Kết luận và ghi nhớ được đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng và chiều quy ước của đường sức từ * Hoạt động 3: Luyện tập ? Từ phổ là gì. Có thể thu được từ phổ bằng cách nào. ? Nêu chiều của đường cảm ứng từ ở bên ngoài thanh n/c? ? Từ phô của từ trường thanh nam châm thẳng và nam châm chữ U có đặc điểm gì? ? Chiều của đường sức từ được qui ước như thế nào? GV: Tóm lược nội dung tiết học, khắc sâu trọng tâm bài như phần ghi nhớ SGK-64 * Hoạt động 4: Vận dụng - GV y/c HS làm thí nghiệm quan sát từ phổ của nam châm chữ U - GV y/c HS vẽ đường sức từ của nam châm chữ U, dùng mũi tên đánh dấu chiều của đường sức từ - GV y/c HS thực hiện C4 đến C6. - HS: Làm việc cá nhân.3HS đứng tại chỗ trả lời. C4. ở khoảng giữa 2 cực của nam châm, các đường sức từ gần như song song. Bên ngoài là những đường cong nối 2 cực của nam chân C5. Đầu B của thanh n/c là cực nam. C6. HS lên bảng vẽ. GV: chốt lại vấn dề * Hoạt động 5: Mở rộng, tìm tòi. Đọc có thể em chưa biết. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. - Học kỹ phần ghi nhớ SGK-64. - BTVN: Làm bài 23.1=> 23.5/SBT * Đọc trước bài: “Từ của ống dây có dòng điện chạy qua”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tiet_28_tu_pho_duong_suc_tu_nam_hoc_202.doc
Giáo án liên quan