I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được 2 cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên 1 vật.
- Mô tả được cấu tạo của nam châm điện. Nêu được một số ứng dụng của
nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.
- Biết mô tả thí nghiệm và biết được sự khác nhau về sự nhiễm từ của sắt, thép.
- Nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ
2. Kỹ năng:
- Biết quan sát và đọc kết quả thí nghiệm
- Nêu được hoạt động của nam châm điện.
- Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện
- Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò
làm tăng tác dụng từ.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học, yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực tính toán.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 26: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 05/11/2019 - Lớp 9A5
Tiết 26: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP - NAM CHÂM ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được 2 cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên 1 vật.
- Mô tả được cấu tạo của nam châm điện. Nêu được một số ứng dụng của
nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.
- Biết mô tả thí nghiệm và biết được sự khác nhau về sự nhiễm từ của sắt, thép.
- Nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ
2. Kỹ năng:
- Biết quan sát và đọc kết quả thí nghiệm
- Nêu được hoạt động của nam châm điện.
- Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện
- Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò
làm tăng tác dụng từ.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học, yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
01 ống dây có khoảng 500 vòng; 1 la bàn hoặc kim nam châm; 1 giá TN;
1 biến trở; 1 nguồn điện 3 đến 6V; 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A; 1
công tắc điện; 1 lõi sắt non, 1 lõi thép, 1 ít đinh sắt.
2. Học sinh:
- Học bài, làm bài tập và tìm hiểu trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, đàm
thoại.
2. Kĩ thuật: hoạt động nhóm, kỹ thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Phát biểu quy tắc nắm tay phải?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Cho HS nghiên cứu tình huống đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Nội dung 1: Sự nhiễm từ của sắt và thép (8’)
- GV: Giới thiệu các thiết bị TN làm
TN25.1, 25.2.
- HS tìm hiểu thí nghiệm thông qua giới
thiệu của GV.
- GV giới thiệu các bước tiến hành và
làm thí nghiệm biểu diễn để kim nam
châm đứng thăng bằng rồi mới đặt cuộn
dây, sau đó mới đóng mạch. Yêu cầu:
? Quan sát TN và nhận xét về góc lệch
của kim nam châm khi cuộn dây có lõi
sắt (thép) so với khi không có lõi sắt
(thép).
- HS quan sát, thảo luận nhóm bàn, trình
bày nhận xét. Thời gian: 5 phút
- GV: yêu cầu HS các nhóm khác nhận
xét, đánh giá.
- GV: chốt lại kiến thức.
- GV: yêu cầu cá nhân HS đọc thông tin
bổ sung sau kết luận, SGK - trang 68.
I. SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT,
THÉP
1. Thí nghiệm
2. Kết luận
- Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác
dụng từ của ống dây có dòng điện.
- Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ
tính, lõi thép vẫn giữ được từ tính.
Nội dung 2: Tìm hiểu nam châm điện
- GV: tổ chức cho HS hoạt động nhóm,
tìm hiểu thông tin SGK mục II, trả lời
C2, C3. Thời gian: 5 phút
- HS: hoạt động cá nhân tìm hiểu thông
tin -> thảo luận nhóm trả lời C2, C3.
- GV: cho các nhóm đối thoại về nội
dung các câu trả lời. Chốt lại kiến thức.
- HS: các nhóm đối thoại, nhận xét các
câu trả lời.
- GV: chốt lại kiến thức.
II. NAM CHÂM ĐIỆN
- Cấu tạo của Nam châm điện:
+ Ống dây có nhiều vòng dây (số
vòng dây kỹ hiệu là n).
+ Lõi sắt non trong lòng ống dây.
- Tăng từ tính của Nam châm điện
bằng cách tăng cường độ dòng điện
qua các vòng dây hoặc tăng số vòng
dây.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Nội dung 3: Luyện tập – Vận dụng
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu, trả lời
C4, C5. Thời gian: 05 phút
II. Vận dụng
C4: Khi chạm mũi kéo vào đầu
thanh nam châm thì mũi kéo bị
nhiễm từ và trở thành 1 nam châm .
- HS: cá nhân nghiên cứu, thảo luận
nhóm bàn, trả lời các câu hỏi.
- GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức qua
các câu trả lời.
vì kéo được làm bằng thép nên sau
khi không còn tiếp xúc với nam
châm nữa, nó vẫn giữ được từ tính
lâu dài.
C5: Muốn nam châm điện mất hết
từ tính ta chỉ cần ngắt dòng điện đi
qua ống dây của nam châm.
C6: Lợi thế của nam châm điện
+ Có thể chế tạo nam châm điện
cực mạnh bằng cách tăng số vòng
dây và tăng cường độ dòng điện đi
qua ống dây.
+ Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống
dây là nam châm điện mất hết từ
tính.
+ Có thể thay đổi tên từ cực của
nam châm điện bằng cách đổi chiều
dòng điện đi qua ống dây.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp)
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: suy nghĩ cá nhân, trả lời C6.
Thời gian 04 phút
- HS: cá nhân suy nghĩ, trả lời C6.
- GV: chốt lại kiến thức, giới thiệu cho
HS ứng dụng của Nam châm điện
trong thực tế: loa điện, cần cẩu thùng
hàng...
C6: Lợi thế của nam châm điện
+ Có thể chế tạo nam châm điện cực
mạnh bằng cách tăng số vòng dây và
tăng cường độ dòng điện đi qua ống
dây.
+ Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống
dây là nam châm điện mất hết từ tính.
+ Có thể thay đổi tên từ cực của nam
châm điện bằng cách đổi chiều dòng
điện đi qua ống dây.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về
Nam châm trong thực tế và thực hiện
trải nghiệm nội dung sau:
Tìm 01 Nam châm vĩnh cửu (từ tính
càng mạnh càng tốt), cho 1 đinh tiếp
xúc với Nam châm vĩnh cửu trong 3
giờ. Sau đó lấy đinh ra khỏi từ trường
Thí nghiệm: Xác định vật liệu làm
chiếc đinh là sắt hay thép.
của Nam châm và đặt gần mẩu sắt
khác. Quan sát sự tương tác giữa đinh
và mẩu sắt. Nêu kết luận về vật liệu
làm chiếc đinh.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ.
- Thực hiện phần thí nghiệm mở rộng (nếu có điều kiện).
- Tìm hiểu cấu tạo của Loa điện.
- Nghiên cứu trước bài: Ứng dụng của Nam châm.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_26_su_nhiem_tu_cua_sat_thep_nam_ch.pdf