Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 16: Công suất điện - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hiểu được ‎ý nghĩa của số vôn và oát ghi trên các thiết bị tieu thụ điện

- Viết được công thức tính công suất điện của đoạn mạch

2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

3. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

* Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. Năng lực tính toán. Năng lực khoa học. Năng lực công nghệ. Năng lực tin học.

II. CHUẨN BỊ

1.GV: - 1 bóng đèn 220V - 100W; 1 bóng đèn 220V- 25W đ¬ợc lắp trên bảng điện.

 - 1 số dụng cụ điện nh¬ư máy sấy tóc, quạt trần

 - Bảng 2 viết trên bảng phụ (có thể bổ sung thêm cột tính tích U.I để HS rễ so sánh với công suất)

2. HS: Mỗi nhóm chuẩn bị:

- 1 bóng đèn 6V - 3W - 1 bóng đèn 6V - 6w

 - 1 nguồn điện 6V. - 1 công tắc, 1 biến trở 20 - 2A

 - 1 am pekế, 1 vôn kế.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thực hành.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 16: Công suất điện - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2020 Ngày giảng: 28/10(9E) - 31/10(9B; 9C) TIẾT 16 - Bài 13: CÔNG SUẤT ĐIỆN I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hiểu được ‎ý nghĩa của số vôn và oát ghi trên các thiết bị tieu thụ điện - Viết được công thức tính công suất điện của đoạn mạch 2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 3. Năng lực: * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. * Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. Năng lực tính toán. Năng lực khoa học. Năng lực công nghệ. Năng lực tin học. II. CHUẨN BỊ 1.GV: - 1 bóng đèn 220V - 100W; 1 bóng đèn 220V- 25W đợc lắp trên bảng điện. - 1 số dụng cụ điện như máy sấy tóc, quạt trần - Bảng 2 viết trên bảng phụ (có thể bổ sung thêm cột tính tích U.I để HS rễ so sánh với công suất) 2. HS: Mỗi nhóm chuẩn bị: - 1 bóng đèn 6V - 3W - 1 bóng đèn 6V - 6w - 1 nguồn điện 6V. - 1 công tắc, 1 biến trở 20 - 2A - 1 am pekế, 1 vôn kế. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thực hành. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Phát biểu và viết hệ thức định luật Ôm, giải thích và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng trong công thức. ? Viết công thức R của dây dẫn, phát biểu mối quan hệ giữa R với S và R với l 3. Bài mới * Khởi động 1: - GV: Cho HS quan sát 1 số dụng cụ điện (bóng đèn, máy sấy tóc.) - Kí hiệu biểu thị trên các thiết bị kia nói lên điều gì, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay - Khi sử dụng điện, có đèn sáng mạnh đèn sáng yếu, ngay cả khi các đèn này dùng với cùng một hiệu điện thế. Tương tự như vậy, các dụng cụ điện như quạt điện, nồi cơn điện, bếp điện...cũng có thể hoạt động mạnh yếu khác nhau. Căn cứ vào đâu để xác định mức độ mạnh, yếu khác nhau này? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - GV: cho HS quan sát các loại bóng đèn khác nhau và một số dụng cụ điện. ? Hãy đọc số vôn và số cát ghi trên các dụng cụ đó? - Y/c HS đọc số ghi trên hai bóng đèn thí nghiệm ban đầu ? Số oát ghi trên mỗi đèn có quan hệ ntn với độ sáng của chúng? - GV: Thử lại độ sáng của hai đèn để chứng minh. - GV: Ở lớp 7 ta đã biết số vôn (V) ghi trên dụng cụ điện có ý nghĩa ntn? (hiệu điện thế định mức) ? Ở lớp 8, oát (W) là đơn vị của đại lượng nào? (KN: Công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian gọi là công suất P= A/t) - GV: Yêu cầu dự đoán: ? Số oát ghi trên dụng cụ dòng điện có ý nghĩa gì? - Y/c HS đọc mục 2, - Y/c 1, 2 HS giải thích ý nghĩa con số trên các dụng cụ điện ở 1, - Y/c HS hoàn thành C3. - HS thảo luận và trả lời C3. - GV nhận xét và chốt lại. I. Công suất định mức của các dụng cụ điện 1. Số vôn và số cát ghi trên các dụng cụ điện: a, Số liệu ghi trên các dụng cụ điện. - Bóng đèn. - Bàn là. - Quạt điện. - Máy sấy tóc. VD: 220V – 25W; 220V – 100W b, Mắc mạch điện hình 12.1 C1: Với cùng 1 hđt, đèn có số oát lớn hơn thì sáng mạch hơn, đèn có số oát nhỏ hơn thì sáng yếu hơn. C2: Oát là đơn vị đo công suất 1W= 2. Ý nghĩa của số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện. - Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện chỉ công suất định mức của dụng cụ đó. - Khi dụng cụ điện được sử dụng với hđt định mức thìtiêu thụ công suất bằng công suất định mức. C3: + Cùng một bóng đèn, khi sáng mạnh thì có công suất lớn. + Cùng một bếp điện, lúc nóng ít hơn thì có công suất nhỏ hơn. - GV chuyển ý: đầu muc II-SGK - Gọi 1 HS nêu mục tiêu thí nghiệm. - ? Nêu các bước tiến hành thí nghiệm với sơ đồ hình 12.2 (SGK). - HS thực hiện thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV. - Quan sát bảng 2 (SGK). (?) Tính tích U và I với mỗi bóng đèn. (?) So sánh các tích này với công suất định mức. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK. (?) Nêu cách tính công suất điện của dụng cụ điện? (?) Giải thích kí hiệu, đơn vị của các đại lượng trong công thức? - HS thực hiện theo y/c của GV. (?) Hãy vận dụng định luật Ôm để hoàn thành C5. - Gọi cá nhân học sinh trả lời. - HS vận dụng Định luật Ôm và suy ra công thức tính công suất của dụng cụ điện. II. Công thức tính công suất điện Xác định mối quan hệ giữa công suất tiêu thụ (P) của một dụng cụ điện với hđt (U) đặt vào dụng cụ đó và cường độ dòng điện (I) qua nó. 1. Thí nghiệm: - Mắc mạch điện như sơ đồ 12.2 - Đọc, ghi kết quả đối với 2 bóng 6V-5W; 6V- 3W C4: - Với bóng đèn 1: U . I= 6.0,82 = 4,925W - Với bóng đèn 2: U . I= 6.0,51= 3,063W Tích UI có giá trị gần bằng công suất định mức. 2. Công thức tính công suất điện: P = U.I Trong đó: P đo bằng (W) U đo bằng vôn (V) I đo bằng ampe (A) 1W = 1V.1A C5: Theo công thức định luật Ôm: I = Ta có: P = U.I = (I.R).I = I2.R P = U.I = U. Vậy: P = U.I = I2.R= * Hoạt động 3: Luyện tập. Câu 1: Công suất điện cho biết: A. khả năng thực hiện công của dòng điện. B. năng lượng của dòng điện. C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. D. mức độ mạnh – yếu của dòng điện. → Đáp án C Câu 2: Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là: → Đáp án A Câu 3: Có hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất điện  tương ứng trên hai điện trở này có mối quan hệ nào dưới đây? → Đáp án C * Hoạt động 4: Vận dụng - Gọi 1 HS đọc C6. - GV hướng dẫn. - GV: Đèn sáng bình thường khi nào? - HS: (khi sử dụng đúng hđt định mức) (?) Áp dụng CT tính công suất, tính cường độ dòng điện? ? Để bảo vệ đèn cầu chì được mắc ntn? (nối tiếp với bóng đèn) - Tương tự, yêu cầu cá nhân học sinh hoàn thành C7, C8 (nếu đủ thời gian) III. Vận dụng C6: Giải +) Đèn sáng bình thường: U= 220V, P= 75W Áp dụng công thức: P = U.II= I= +) R= +) Có thể dùng loại cầu chì loại 0,5A cho bóng đèn. Vì nó đảm bảo cho đèn hoạt động bình thường và sẽ nóng chảy, tự động ngắt khi đoản mạch. C7: P = 4,8W ; R = 30Ω C8: P = 1000W = 1KW 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng. - HS tìm hiểu nội dung phần có thể em chưa biết. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. - Làm các bài tập 12. 1 -> 12.7. SBT. - Học và xem trước nội dung bài 13. - Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tiet_16_cong_suat_dien_nam_hoc_2020_202.doc
Giáo án liên quan