I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập từ tiết 19 đến hết tiết 24.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác và trung thực trong học tập
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết khoa học vật lí, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng mới.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Các câu hỏi ôn tập và bì tập liên quan.
2. Học sinh:
- Ôn tập theo các câu hỏi của bài 18 và các bài tập vận dụng.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não,
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 22: Ôn tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 17/05/2020 – 8A1; 18/05/2020 – 8A2; 19/05/2020 – 8A3
Tiết 22: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập từ tiết 19 đến hết tiết 24.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác và trung thực trong học tập
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết khoa học vật lí, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng mới.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Các câu hỏi ôn tập và bì tập liên quan.
2. Học sinh:
- Ôn tập theo các câu hỏi của bài 18 và các bài tập vận dụng.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu ghi nhớ bài 19?
Chữa các bài tập 19.5.
Hoạt động 1: Khởi động
- GV: Yêu cầu HS quan sát H20.1 và đọc phần thông tin vào bài
Bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV thông báo nội dung kiến thức cơ bản:
? Điều kiện để có công cơ học? Công thức tính? Đơn vị?
? Phát biểu định luật về công?
(áp dụng cho các máy cơ đơn giản)
? Để đánh giá khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của máy (người) người ta dùng đại lượng nào? Công thức tính? Đơn vị đo?
? Cơ năng biểu thị điều gì? Độ lớn của cơ năng được xác định như thế nào?
? Cơ năng có những dạng nào? Các dạng cơ năng phụ thuộc những yếu tố nào?
? Các chất đượ cấu tạo như thế nào.
? Giữa t0 của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào.
I. Kiến thức cơ bản
1. Công - Công suất - Cơ năng
- Điều kiện có công cơ học:
+ Có lực tác dụng vào vật
+ Vật chuyển dời
Công thức: A = F.s Đơn vị : J
- Định luật về công:
- Công suất: Cho biết khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
Công thức: P = ; Đơn vị : W (J/s)
- Cơ năng biểu thị khả năng thực hiện công của vật. Độ lớn của cơ năng bằng tổng công mà vật có thể sinh ra.
- Cơ năng gồm: Thế năng và Động năng
+ Thế năng gồm:
Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.
Thế năng hấp dẫn phụ thuộc : Mốc tính độ cao ; khối lượng của vật
Thế năng đàn hồi phụ thuộc độ biến dạng đàn hồi của vật.
+ Động năng phụ thuộc : Vận tốc của vật ; khối lượng của vật.
2. Các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập – Vận dụng
Vận dụng thấp:
1. Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu.
2. Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực.
3. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
Vận dụng thấp (chủ đề nhiệt)
Giải thích tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên đường tan và nước có vị ngọt.
2. Giải thích tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng ngày một xẹp dần.
3. Giải thích tại sao cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước.
4. Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước.
5. Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
6. Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
7. Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao?
- Gv nêu bài tập
1. Tóm tắt: Fk = 5000 N; S = 1000 m
A = ?
Giải:
Công của lực kéo đầu tàu là:
A = Fk . S = 5000 N . 1000 m
= 5 000 000 (J)
ĐS: A = 5 000 000 (J).
2. Tóm tắt: m = 2kg; h = 6m
A = ?
Giải
Trọng lượng của quả dừa là:
P = 10. m = 10 . 2 = 20 (N)
Công của trọng lực là:
A = F . S = P . h = 20 . 6 = 120 (J)
ĐS: A = 120 J
3. Tóm tắt: m = 2500kg; h = 12m
A = ?
Giải
Trọng lượng của thùng hàng là:
P = 10. m = 10 . 2500 = 25000 (N)
Công của trọng lực là:
A = F . S = P . h = 25000 . 12 = 300000 (J)
ĐS: A = 300000 J
1. Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.
2. Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
3. Vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Do đó cá vẫn sống được trong nước.
4. Do các phân tử không khí chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
5. Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng. Vì khi nhiệt độ tăng thì các phân tử chuyển động nhanh hơn, do đó các chất tự hòa lẫn vào nhau nhanh hơn.
6. Vì các hạt vật chất và khoảng cách giữa chúng rất nhỏ.
7. Vì các phân tử muối xen vào khoảng giữa các phân tử nước.
- GV: Tóm lược nội dung kiến thức toàn bài, khắc sâu trọng tâm bài như phần ghi nhớ/SGK
HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- HS Đọc phần có thể em chưa biết
- Về nhà tìm một số hiện tượng tương tự và tìm cách giải thích hiện tượng thực tế.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn toàn bộ kiến thức từ tiết 19 đến hết tiết 24 (học thuộc ghi nhớ)
- Xem kỹ các câu trả lời và bài tập đã chữa.
- Giờ sau kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tiet_22_on_tap_nam_hoc_2019_2020_truong.doc