Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 21: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

+ Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

+ Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng

+ Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

+ Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

2. Kỹ năng:

- Dùng hiểu biết về cấu tạo của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

3. Thái độ:

- Rèn khả năng quan sát và mô tả thí nghiệm.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết khoa học vật lí, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng mới.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, sgk

2. Học sinh:

- Học và làm bài tập. Đọc trước mục I- bài 19 và trả lời câu hỏi: “Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?”

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 21: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/05/2020 – 8A2, 8A3; 15/05/2020 – 8A1 Chương II: NHIỆT HỌC Tiết 21: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. + Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. + Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng + Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. + Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 2. Kỹ năng: - Dùng hiểu biết về cấu tạo của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 3. Thái độ: - Rèn khả năng quan sát và mô tả thí nghiệm. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b) Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết khoa học vật lí, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng mới. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sgk 2. Học sinh: - Học và làm bài tập. Đọc trước mục I- bài 19 và trả lời câu hỏi: “Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?” III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy Hoạt động 1: Khởi động - GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm gồm: 2 bình thủy tinh chia độ giống nhau (bình có đường kính nhỏ); 1 bình chứa 50cm3 nước, bình kia 50cm3 rượu. - GV(đvđ): Phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đó biến đi đâu ? Bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Yêu cầu kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà và chốt kiến thức, - GV: Y/cầu HS nghiên cứu H19.2; 19.3. H19.2: Kính hiển vi hiện đại có thể phóng đại vật lên hàng nghìn triệu lần. H19.3: ảnh chụp các nguyên tử Silic qua kính hiển vi hiện đại. ? Mô tả hình ảnh chụp 19.3? - GV: Tóm lại, các chất đều được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. - GV: Trên hình 19.3, em có nhận xét gì về sự sắp xếp của các nguyên tử silic? - GV: Các ảnh chụp bằng kính hiển vi hiện đại đã cho thấy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách? - GV: hướng dẫn HS về nhà làm TN. - HS: - GV: Dựa vào kết quả của thí nghiệm mô hình hãy giải thích sự thiếu hụt thể tích của hỗn hợp rượu, nước ở thí nghiệm đầu bài? => GV: Yêu cầu HS đọc lại SGK để nắm được cách giải thích sự thiếu hụt thể tích của hỗn hợp rượu, nước. - GV(chốt): Như vậy để giải thích hiện tượng vì sao thể tích hỗn hợp rượu, nước giảm so với tổng thể tích của rượu và nước ta đã làm TN mô hình trộn cát và ngô. Trong TN này ta đã dùng các hạt cát và hạt ngô thay cho các phân tử rượu và các phân tử nước, ở đây các hạt cát và hạt ngô được coi là mô hình của các phân tử rượu và phân tử nước. Do đó TN trộn cát và ngô được gọi là TN mô hình, giúp ta hình dung được về khoảng cách giữa các phân tử và ng/tử. Như vậy các chất được cấu tạo bởi các phân tử nguyên tử, giữa chúng có khoảng cách. Khoảng cách này rất nhỏ, chỉ khi dùng kính hiển vi hiện đại mới thấy rõ. (H19.3) I. Các chất có được cấu tạo từ những hạt riêng biệt không? - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. - Nguyên tử là hạt không thể phân chia trong phản ứng hóa học, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. - Vì các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối. II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? 1) Thí nghiệm mô hình C1: Thể tích hỗn hợp cát và ngô nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của cát và ngô. Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát xen vào những khoảng cách đó làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát. 2) Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách C2: sgk -69 - Giữa các phân tử nước cũng như giữa các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích của hỗn hợp rượu và nước giảm. * Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. - GV: Yêu cầu HS tự đọc thông tin mục I, quan sát H20.2 ? Mô tả thí nghiệm Bơ-rao? ? Tại sao Bơ-rao không giải thích được chuyển động của các hạt phấn hoa? - GV: (kể và chỉ vào H20.2): Năm 1827, Bơ-rao nhà thực vật học người Anh khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Ông gán cho chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước là do một “lực sống” chỉ có ở vật thể sống gây lên. Tuy nhiên, sau đó người ta dễ dàng chứng minh được quan niệm này không đúng vì có bị “giã nhỏ” hoặc “luộc chín” các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng. Vậy hiện tượng này được giải thích như thế nào? Phần II - GV: Ta đã biết phân tử, nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ bé. Vì vậy, để có thể giải thích được chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao chúng ta dựa vào sự tương tự trong chuyển động của quả bóng được mô tả ở đầu bài. - GV: Ycầu HS đọc thông tin ở mục II và các câu hỏi C1; C2; C3 suy nghĩ, trả lời (thảo luận nhóm bàn) - GV: Gọi HS trả lời C1, C2, C3 ? Vậy từ thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì? - GV: Ycầu HS đọc phần thông tin ở mục III ? Nếu trong thí nghiệm của Bơ-rao ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa sẽ như thế nào? Chứng tỏ điều gì? ? Giữa chuyển động của các phân tử và nhiệt độ của vật có mối quan hệ như thế nào? - GV: Nhiều thí nghiệm khác cũng chứng tỏ điều đó. Vì chuyển động của các nguyên tử, phân tử có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ. Vì vậy chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt. - GV (chốt): I. Thí nghiệm Bơ-rao - Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. - Thời kỳ đó người ta chưa biết được các chất có cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. II. Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng C1: Quả bóng tương tự hạt phấn hoa C2: Các HS tương tự các phân tử nước. C3: Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn, không ngừng. Trong khi chuyển động chúng va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. * Kết luận: Các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn độn, không ngừng. III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ - Càng tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh và va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh. - Nhiệt độ càng cao, chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật càng nhanh. HOẠT ĐỘNG 3 + 4: Luyện tập – Vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Nêu 1 số hiện tượng thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có khoảng cách? (Muối dưa, cà; săm xe đạpkhông bị thủng được bơm căng sau 1 thời gian mặc dù không đi vẫn bị hết hơi; đổ nước lên mặt 1 tờ báo; ) - GV: Yêu cầu HS tự trả lời các câu C3; C4; C5. - Gọi 1 vài HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần) Thông báo: Tại sao các phân tử không khí có thể chui xuống nước mặc dù không khí nhẹ hơn nước. Điều này sẽ được giải thích trong bài học sau. * Ghi nhớ: sgk III. Vận dụng C3: Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường. C4: Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài làm cho bóng xẹp dần. C5: Vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Do đó cá vẫn sống được trong nước. HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG - GV: Yêu cầu HS đọc mục “có thể em chưa biết” để thấy các phân tử, nguyên tử vô cùng nhỏ bé. ? Nêu 1 số hiện tượng thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có khoảng cách? (Muối dưa, cà; săm xe đạpkhông bị thủng được bơm căng sau 1 thời gian mặc dù không đi vẫn bị hết hơi; đổ nước lên mặt 1 tờ báo; ) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc phần ghi nhớ. tự giải thích lại các câu C1; C2; C3; C4; C5. - Đọc "có thể em chưa biết". Ôn tập các nội dung: 1. Công thức tính công cơ học,(công suất. Bài tập vận dụngKì 2) 2. Định luật về công. 3 Cấu tạo chất.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_21_cac_chat_duoc_cau_tao_nhu_the_n.doc