I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được đinh luật về công dới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc,( nếu có thể giải đợc bài tập về đòn bẩy)
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm để rút ra mối liên hệ giữa các yếu tố : Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng định luật về công
3. Thái độ
- Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức khoa học vật lý, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Cho cả lớp 1 đòn bẩy, 2 thước thẳng, 1 quả nặng 200g, 1 quả nặng 100g
2. Học sinh Mỗi nhóm học sinh
1 thớc có GHĐ: 30cm, ĐCNN: 1mm; 1 giá đỡ; 1 thanh nằm ngang; 1 ròng rọc; 1 quả nặng 100 - 200N; 1 lực kế 2.5N - 5N; 1 dây kéo là cớc
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 20+21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 07/01/2020
Tiết 20 – Bài 14
ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được đinh luật về công dới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc,( nếu có thể giải đợc bài tập về đòn bẩy)
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm để rút ra mối liên hệ giữa các yếu tố : Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng định luật về công
3. Thái độ
- Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức khoa học vật lý, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Cho cả lớp 1 đòn bẩy, 2 thước thẳng, 1 quả nặng 200g, 1 quả nặng 100g
2. Học sinh Mỗi nhóm học sinh
1 thớc có GHĐ: 30cm, ĐCNN: 1mm; 1 giá đỡ; 1 thanh nằm ngang; 1 ròng rọc; 1 quả nặng 100 - 200N; 1 lực kế 2.5N - 5N; 1 dây kéo là cớc
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: GV và HS sử dụng tiếng Anh để chào nhau
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Muốn đưa 1 vật lên cao, người ta có thể kéo hoặc dùng máy cơ đơn giản. Sử dụng máy cơ đơn giản có thể lợi về lực nhưng công có lợi không?
= >bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Thí nghiệm
+ GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK. Sau đó trình bày tóm tắt các bước tiến hành.
* Bước 1, bước 2 tiến hành như thế nào?
+ HS: Tiến hành thí nghiệm và ghi vào bảng 14.1
+ GV: Yêu cầu HS quan sát, hướng dẫn thí nghiệm. HS tiến hành các phép đo như đã trình bày. Ghi kết quả vào bảng 14. 1
+ GV: Yêu cầu HS trả lời C1 C3 và ghi vào vở. Cho HS hoạt động nhóm.
- Do ma sát nên . Bỏ qua ma sát và trọng lượng ròng rọc, dây thì
HS rút ra nhận xét C4?
+ GV Thông báo cho HS: Tiến hành TN0 tương tự đối với các MCĐG (Máy cơ đơn giản) khác cũng có kết quả tương tự
I/ Thí nghiệm
+ Bước 1: Móc quả nặng vào lực kế, kéo lên cao với quãng đường s1 = ...... Đọc độ lớn của lực kế F1 = ......
+ Bước 2: Móc quả nặng vào ròng rọc động, móc lực kế vào dây.
Kéo vật chuyển động với 1 quãng đường s1 = ......
Lực kế chuyển động với 1 quãng đường s2 = ......
Đọc độ lớn của lực kế F2 = ......
Bảng 14. 1/ SGK - Tr 50.
Các đại lượng cần xác định
Kéo trực tiếp
Dùng ròng rọc động
Lực F(N)
F1= 5N
F2 = 2,5N
Quãng đường đi được s(m)
s1 = 2cm = 0,02m
s2 =4c
= 0,04m
Công A(J)
A1 =0,1 J
A2 = 0,1 J
C1:
C2:
C3:
C4: (1): Lực (2): Đường đi (3): Công
Hoạt động 2: Đinh luật công
GV: từ kết luận ghi ở trên không chỉ đúng cho ròng rọc mà còn đúng cho mọi máy cơ đơn giản
GV: Cho hs đọc phần “ĐL công”
HS: Thực hiện.
GV: Cho hs ghi vào vở định luật này
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần vè lực thì bị thiệt hại bẫy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Yêu cầu 1 HS trình bày nội dung kiến thức của bài học.
- Hướng dẫn hs làm BT 14.1 SBT.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
+ GV: Yêu cầu HS chữa bài C5, C6?
+ GV: Không dùng mp nghiêng thì công kéo vật bằng bao nhiêu?
- Trong trường hợp dùng MCĐG khác.
+ GV: HD cách trình bày khác.
a) Kéo vật lên cao nhờ ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng nửa trọng lượng của vật.
Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực, vậy phải thiệt hai lần về đường đi (theo định luật về công) nghĩa là muốn nâng vật lên độ cao h thì phải kéo đầu dây đi một đoạn . Vậy
b) Công nâng vật lên:
Tính cách khác:
* Chú ý: sử dụng trong từng trường hợp như thế nào!
C5: Tóm tắt.
Cho
P = 500N, h = 1m
l1 = 4m, l2 = 2m
Tìm
1. So sánh: F1 và F2?
2. So sánh: A1 và A2?
3. Tính: A = ?
Giải:
1. Dùng mp nghiêng kéo vật lên cho ta lợi về lực, chiều dài l càng lớn thì lực kéo nhỏ
Vậy trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn.
và
2. Không có trường hợp nào tốn công hơn. Công thực hiện trong hai trường hợp là như nhau.
3. Công của lực kéo thùng hàng theo mp nghiêng lên ôtô cũng đúng bằng công của lực kéo trực tiếp thùng hàng theo phương thẳng đứng lên ôtô.
ADCT: A = P.h = 500N.1m = 500J
C6: Tóm tắt.
Cho
P = 420N, s = 8m
Tìm
a) F = ?; h = ?
b) A = ?
Giải:
a) Dùng ròng rọc động lợi 2 lần về lực:
Quãng đường dịch chuyển thiệt 2 lần:
b) ADCT:
hoặc
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu phần có thể em chưa biết
- Học thuộc phần “ghi nhớ” sgk
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Làm BT 14.2, 14.3, 14.4, 14.5 SBT
- Đọc phần có thể em chưa biết
* Nghiên cứu trước bài công suất
Ngày giảng: 10/01/2020
Tiết 21 – Bài 15
CÔNG SUẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1s, là đại lượng đặc trưng cho cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ.
- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
2. Kĩ năng
Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất
3. Thái độ
Rèn tính tích cực, tự giác, tìm tòi nghiên cứu trong học tập.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức khoa học vật lý, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Chuẩn bị tranh 15.1 và một số tranh vẽ về cần cẩu.
Học sinh: Học bài cũ và đọc bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: GV và HS sử dụng tiếng Anh để chào nhau
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Ngày nay trong nhiều ngành sản xuất không phải chú ý làm ra nhiều sản phẩm (thực hiện được công lớn) mà còn phải cố gắng sản xuất được nhanh. Ví dụ như dùng một xe bò để chở một lượng gạch từ nhà máy đến chân công trình mất 10 ngày, nếu dùng ôtô tải chỉ mất 1 ngày. Vậy nên dùng cách nào? Vì sao?
Nhờ các máy móc mà ta có thể thực hiện một công rất lớn trong một thời gian ngắn, nghĩa là làm rất nhanh. Vậy làm thế nào để so sánh được sự thực hiện công của các máy nhanh hay chậm? Trong đời sống hàng ngày người ta cũng gọi những máy làm việc nhanh và nhiều là những máy khoẻ hơn. Vậy trước tiên ta hãy tìm hiểu xem thế nào là người (hay máy) làm việc khoẻ hơn (nhanh hơn)?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: ai làm việc nhanh hơn
GV: Cho hs đọc phần giới thiệu ở sgk
HS: Thực hiện
? Như vậy ai làm việc nhanh hơn?
HS: Trả lời
GV: Hãy tính công thực hiện của anh An và anh Dũng?
GV: Vậy ai thực hiện công lớn hơn?
+ GV: Yêu cầu HS đọc C2, sau đó suy nghĩ trả lời.
+ Yêu cầu HS tìm phương pháp chứng minh phương án c và d là đúng Rút ra phương án nào dễ thực hiện hơn?
GV: Cho hs thảo luận C3
Sau đó gọi1 hs đứng lên trả lời.
GV: Em hãy tìm những từ để điền vào chỗ trống C3?
I. Ai làm việc nhanh hơn
Tóm tắt:
h = 4m; viên.P1
P1 = 16N; viên.P1
t1 = 50s; t2 = 60s
C1: Công của anh An thực hiện là:
Công của anh Dũng thực hiện là:
C2: Các phương án.
a) Không được vì thời gian thực hiện của hai người khác nhau.
b) Không được vì công của hai người khác nhau.
c) Đúng. Nhưng phương pháp giải phức tạp.
Cùng thực hiện một công là 1J thì anh Dũng thực hiện được trong thời gian ngắn hơn. Nên anh Dũng khoẻ hơn.
d) Đúng vì so sánh công thực hiện được trong 1s. Nếu xét trong cùng một thời gian 1 giây thì.
An thực hiện được 1 công là:
Dũng thực hiện được một công là:
Ta thấy: A2 > A1. Vậy Dũng làm việc khoẻ hơn.
C3:
(1) Dũng
(2) Trong cùng 1 giây, anh Dũng hiện công lớn hơn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm công suất: ( 10phút)
GV: Cho hs đọc phần “giới thiệu” sgk
HS: Thực hiện
GV: Như vậy công suất là gì?
HS: Là công thực hiện trong một đon vị thời gian.
GV: Hãy viết công thức tính công suất?
HS: P = A/t
GV: Hãy cho biết đơn vị của công suất?
HS: Jun/giây hay Oát (W)
GV: Ngoài đơn vị oát còn đơn vị KW, MW.
II. Công suất
1.Định nghĩa:
Công suât là công thực hiện được trong 1 giây.
2. Công thức tính:
P =A/ t
A: Công thực hiện được(J)
t: Thời gian thực hiện công trên(s)
P: Công suất (W)
Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị tính công suất: (3 phút)
? Nếu công thực hiện được là 1 J trong thời gian là 1 s thì công suất được tính như thế nào?
III/ Đơn vị công suất
+ Đơn vị công là J.
+ Đơn vị thời gian là s.
+ Nếu công thực hiện là 1s.
+ Thời gian thực hiện công là 1s thì công suất bằng 1J/ 1s = 1oát (W).
+ Oát là đơn vị chính của công suất.
+ 1kW = 1000W
+ 1MW = 1000kW = 1000000W
+ 1 Mã lực = 736W
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Yêu cầu 1HS hệ thống lại kiến thức toàn bài sử dụng kĩ thuật trình bày
- Cho hs giải BT 15.1 SBT
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
+ Yêu cầu cả lớp làm câu C4: Gọi 1 HS trung bình lên bảng.
+ Câu C5: Yêu HS tóm tắt đầu bài. Gọi 1 HS trung bình khá lên bảng. HS khác làm vào vở.
+ GV: Hướng dẫn cách 2.
Cho
tt = 2h
tm = 20ph = 1/3h
At = Am = A
Tìm
Giải
Công suất của máy lớn gấp 6 lần công suất của trâu.
Công suất tỉ lệ nghịch với thời gian:
tt = 6 tm
+ GV: Sau khi HS làm, GV nên hướng dẫn cách làm nhanh nhất là dùng quan hệ: khi công như nhau.
HS hđ nhóm làm C6
GV nhân xét, chốt
C4: ADCT tính công suất:
Ta có:
Công suất của An:
Công suất của Dũng:
C5: Cùng cày một sào đất, nghĩa là công thực hiện của Trâu và của Máy cày là như nhau.
Trâu cày mất thời gian t1 = 2h = 120 phút
Máy cày mất thời gian t2 = 20 phút.
t1 = 6.t2 Vậy máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
C6: Tóm tắt.
Cho
v = 9km/h = 2,5m/s
F = 200N
Tìm
a) P =?
b) P = F.v
Giải
a) 1 giờ (3600s) ngựa đi đư 9km = 9000m
A = F.s = 200.9000 = 1.800.000 (J)
ADCT:
Cách khác: P = F.v = 200. 2,5 = 500W
b) Chứng minh:
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Học thuộc “ghi nhớ” SGK
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Làm BT 15.2, 15.3 , 15.4 SBT
- Đọc có thể em chưa biết
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tiet_2021_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx