I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
- Nêu được khái niệm hai lực cân bằng, tác dụng của 2 lực cân bằng vào vật.
- Lấy được ví dụ về các trường hợp xuất hiện lực ma sát, quán tính.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng biểu diễn lực bằng vectơ, bài tập về giải thích các hiện tượng liên
quan quán tính.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn vật lí.
- Rèn ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đồ dùng: Bảng phụ ghi ND chính và Bài 1.
Bài 1: a) Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng 4kg (tỉ lệ xích 0.5cm
ứng với 10N).
b) Biểu diễn lực kéo 20 000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
(tỉ lệ xích1cm ứng với 5000N).
2. Học sinh: Học và làm bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp học tập theo nhóm nhỏ
- Phương pháp thực hành luyện tập, Thực nghiệm, trực quan.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật làm TN, thảo luận nhóm
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 17: Ôn tập học kì I (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2019
Ngày giảng: 25/11/2019 – 8A4; 29/11/2019 – 8A5;
Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 2)
(Chủ đề: Lực cơ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
- Nêu được khái niệm hai lực cân bằng, tác dụng của 2 lực cân bằng vào vật.
- Lấy được ví dụ về các trường hợp xuất hiện lực ma sát, quán tính.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng biểu diễn lực bằng vectơ, bài tập về giải thích các hiện tượng liên
quan quán tính.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn vật lí.
- Rèn ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đồ dùng: Bảng phụ ghi ND chính và Bài 1.
Bài 1: a) Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng 4kg (tỉ lệ xích 0.5cm
ứng với 10N).
b) Biểu diễn lực kéo 20 000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
(tỉ lệ xích1cm ứng với 5000N).
2. Học sinh: Học và làm bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp học tập theo nhóm nhỏ
- Phương pháp thực hành luyện tập, Thực nghiệm, trực quan.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật làm TN, thảo luận nhóm
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
- GV giới thiệu luật chơi.
- Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.
Câu hỏi:
Câu 1: Nêu cách biểu diễn lực bằng vec tơ?
Câu 2: Hai lực cân bằng là gì? Cho ví dụ. Nêu tác dụng của hai lực cân bằng lên
một vật đang chuyển động và đang đứng yên?
Câu 3: Nêu các loại lực ma sát và điều kiện xuất hiện các loại lực ma sát? Cho ví
dụ về mỗi loại lực ma sát.
- Y/c HS ghi nhớ được nội dung vận dụng làm bài tập.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV hướng dẫn làm bài tập;
- 2 HS lên bảng trình bày
Bài 1: a) Biểu diễn trọng lực của một
vật có khối lượng 4kg (tỉ lệ xích
0.5cm ứng với 10N).
b) Biểu diễn lực kéo 20 000N theo
phương nằm ngang, chiều từ trái sang
phải (tỉ lệ xích1cm ứng với 5000N).
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày
- Nhận xét, GV chốt kiến thức.
Giao làm bài tập tương tự (HĐ cá
nhân)
- 2 HS lên bảng trình bày
Bài 2: a) Biểu diễn trọng lực của một
vật có khối lượng 5kg (tỉ lệ xích
0.5cm ứng với 10N).
b) Biểu diễn lực kéo 15000N theo
phương nằm ngang, chiều từ trái sang
phải (tỉ lệ xích tùy chọn).
Bài 3: Tại sao người ngồi trên ô tô
đang chuyển động trên đường thẳng,
nếu ô tô đột ngột rẽ phải thì hành
khách trên xe bị nghiêng mạnh về
bên trái?
II. Bài tập vận dụng
Bài 1:
a) m = 4kg => P = 40N
0,5cm
b) F = 15000N
1cm
Bài 2:
Bài 3:
Giải thích:
Khi ôtô đột ngột rẽ phải do có
quán tính nên hành khách không thể đổi
hướng ngay mà vẫn tiếp tục chuyển
động theo hướng cũ nên bị nghiêng
người sang trái.
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng
- Giáo viên yêu cầu HS tóm tắt nội dung ôn tập, kiến thức cần nắm trong giờ.
- Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản.
HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Việc giải BT biểu diễn lực gồm những bước nào?
- Tổ chức cho HS trao đổi và rút ra kết luận.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Ôn tập lý thuyết từ bài 7->9, y/c trả lời trước các câu hỏi:
- Áp lực là gì ? Áp suất là gì ?
- Viết công thức tính áp suất? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt
trong công thức?
- Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên và đơn vị?
- Nêu đặc điểm bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên?
- Lấy ví dụ về sự tồn tại của áp suất khí quyển?
- Nắm vững các công thức để làm bài tập.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_tiet_17_on_tap_hoc_ki_i_tiet_2_nam_hoc.pdf