Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được thế nào là chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển

động cơ học trong cuộc sống hằng ngày. Xác định được vật làm mốc.

- Học sinh nêu được vài ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc

biệt xác định được trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc

2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Học sinh quan sát và biết được vật đó chuyển động hay đứng

yên.

- HS thực hiện thành thạo: nh ận biết vật chuyển động hay đứng yên.

3. Thái độ: Cẩn thận, yêu thích môn học

4. Định hướng năng lực

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy

luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân

tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

5. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy

- Tính chính xác, kiên trì

- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, sách, phấn màu, bảng chuẩn.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề; DH hợp tác theo nhóm nhỏ

2. Kĩ thuật: Động não; Thảo luận viết; Giao nhiệm vụ; Đặt câu hỏi

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 10/09/2020 (8A1) CHƯƠNG I: CƠ HỌC TIẾT 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh biết được thế nào là chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong cuộc sống hằng ngày. Xác định được vật làm mốc. - Học sinh nêu được vài ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt xác định được trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc 2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Học sinh quan sát và biết được vật đó chuyển động hay đứng yên. - HS thực hiện thành thạo: nh ận biết vật chuyển động hay đứng yên. 3. Thái độ: Cẩn thận, yêu thích môn học 4. Định hướng năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. 5. Định hướng phát triển phẩm chất: - Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy - Tính chính xác, kiên trì - Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sách, phấn màu, bảng chuẩn. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề; DH hợp tác theo nhóm nhỏ 2. Kĩ thuật: Động não; Thảo luận viết; Giao nhiệm vụ; Đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: LỚP SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG 8a1 ...../..... ......................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: Gv và HS giao tiếp bằng tiếng anh HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Gv giới thiệu qua cho học sinh rõ chương trình vật lý 8. Tình huống bài mới : Các em biết rằng trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều vật đang chuyển động dưới nhiều hình thức khác nhau. Những chuyển động đó sẽ như thế nào? Hôm nay ta vào bài mới “Chuyển động cơ học”. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên - Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, kĩ thuật chia nhóm. - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác. - Phẩm chất: Tự lập, tự tin GV: Em hãy nêu 2 VD về vật chuyển động và 2 VD về vật đứng yên? HS: Người đang đi, xe chạy, hòn đá, mái trường đứng yên. GV: Tại sao nói vật đó chuyển động? HS: Khi có sự thay đổi so với vật khác. GV: Làm thế nào biết được ô tô, đám mây chuyển động hay đứng yên? HS: Chọn một vật làm mốc như cây trên đường, mặt trờinếu thấy mây, ô tô chuyển động so với vật mốc thì nó chuyển động. Nếu không chuyển động thì đứng yên. GV: Giảng cho HS vật làm mốc là vật như thế nào. GV: Cây trồng bên đường là vật đứng yên hay chuyển động? Nếu đứng yên có đúng hoàn toàn không? HS: Trả lời dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Em hãy tìm một VD về chuyển động cơ học. Hãy chỉ ra vật làm mốc? HS: Xe chạy trên đường, vật làm mốc là mặt đường. GV: Khi nào vật được gọi là đứng yên? lấy VD? HS: Là vật không chuyển động so với vật mốc. VD: Người ngồi trên xe không chuyển động so với xe. GV: Lấy VD thêm cho học sinh rõ hơn I. Làm thế nào để biết được vật chuyển động hay đứng yên. C1: So sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông. C2: Em chạy xe trên đường thì em chuyển động so với cây bên đường. C3: Vật không chuyển động so với vật mốc gọi là vật đứng yên. VD: Vật đặt trên xe không chuyển động so với xe. Hoạt động 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yêu * Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, thực hành * Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, thực hành, quan sát, trình bày 1’, hỏi đáp. - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ. GV: Treo hình vẽ 1.2 lên bảng và giảng cho học sinh hiểu hình này. GV: Hãy cho biết: So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. C4: Hành khách chuyển động so với nhà ga vì vị trí người nay thay đổi so với yên? Tại sao? GV: So với tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? GV: Hướng dẫn HS trả lời C6 HS: (1) So với vật này (2) Đứng yên GV: Yêu cần HS trả lời phần câu hỏi đầu bài. HS: Trái đất chuyển động, mặt trời đứng yên. nhà ga. C5: So với tàu thì hành khách đứng yên vì lấy vị trí của hành khách đối với tàu không thay đổi. C6: (1) So với vật này (2) Đứng yên. C8: Có thể coi Mặt trời chuyển động khi lấy Trái đất làm mốc. Hoạt động 3: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp * Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, thực hành * Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, thực hành, quan sát, trình bày 1’, hỏi đáp. GV: Hãy nêu một số chuyển động mà em biết và hãy lấy một số VD chuyển động cong, chuyển động tròn? HS: Xe chạy, ném hòn đá, kim đồng hồ. GV: Treo hình vẽ quỹ đạo chuyển động và giảng cho học sinh rõ III. Một số chuyển động thường gặp: C9: Chuyển động thẳng: xe chạy thẳng Chuyển động cong: ném đá Chuyển động tròn: kim đồng hồ HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Kiến thức trọng tâm trong bài ? - Gọi 2 hs lần lược đọc phần “ghi nhớ” sgk - Hướng dẫn hs làm BT 1.1 và 1.2 SBT HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng GV: Treo tranh vẽ hình 1.4 lên bảng. Cho HS thảo luận C10 GV: Mỗi vật ở hình này chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào? HS: Trả lời C10: Ô tô đứng yên so với người lái, ôtô chuyển động so với trụ điện. GV: Cho HS thảo luận C11. GV: Theo em thì câu nói ở câu C11 đúng hay không? C11: Nói như vậy chưa hẳn là đúng ví dụ vật chuyển động tròn quanh vật mốc HS: Có thể sai ví dụ như một vật chuyển động tròn quanh vật mốc. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV yêu cầu HSK tự ra đề 1 bài tập dạng đơn giản với nội dung của bài V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học phần ghi nhớ SGK, làm BT 1.1 đến 1.6 SBT - Đọc mục “có thể em chưa biết” - Bài sắp học: “vận tốc” - Chuẩn bị nội dung bài mới: + So sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động. + Nắm vững công thức tính vận tốc.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_1_chuyen_dong_co_hoc_nam_hoc_2020.pdf
Giáo án liên quan