I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được khi nào thì vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
- Nêu được điều kiện vật nổi, vật chìm
2. Kỹ năng
- HS trung bình yếu: Vận dụng các kiến thưc đã học về sự nổi để làm được các
câu hỏi trong bài học
- HS khá, giỏi: Giải thích được hiện tượng nổi trong đời sống.
3. Thái độ
- Cẩn thận, nghiêm túc, tích cực trong quá trình học.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Phương tiện: 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ, 1
ống nghiệm , đựng cát, mô hình tàu ngầm.
- Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, thực hành dạy
học hợp tác theo nhóm nhỏ.
2.Học sinh: - Nghiên cứu kĩ SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan
sát
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 (Phát triển năng lực) - Tiết 15, 16, 17 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2019
Ngày giảng: 13/11 – 8A1; 14/11 – 8A4
Tiết 15: SỰ NỔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được khi nào thì vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
- Nêu được điều kiện vật nổi, vật chìm
2. Kỹ năng
- HS trung bình yếu: Vận dụng các kiến thưc đã học về sự nổi để làm được các
câu hỏi trong bài học
- HS khá, giỏi: Giải thích được hiện tượng nổi trong đời sống.
3. Thái độ
- Cẩn thận, nghiêm túc, tích cực trong quá trình học.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Phương tiện: 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ, 1
ống nghiệm , đựng cát, mô hình tàu ngầm.
- Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, thực hành dạy
học hợp tác theo nhóm nhỏ.
2.Học sinh: - Nghiên cứu kĩ SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan
sát
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet, giải thích và nêu tên đơn vị
các đại lượng trong công thức
3. Bài mới
HOAT ĐỘNG 1: Khởi động
An:Tại sao khi được thả vào nước thì hòn bi gỗ nổi, còn bi sắt lại chìm?
Bình: Vì hòn bi gỗ nặng hơn
An: Thế tại sao con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi
thépthì bị chìm?
Bình?
GV: để giúp bình trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày
hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
GV: Khi một vật nằm trong chất lỏng thì nó
chịu tác dụng của những lực nào?
GV: Cho hs thảo luận cặp đôi câu C2
HS: Thảo luận trong 2 phút
GV: Trường hợp nào thì vật nổi, lơ lửng và
chìm?
GV: Em hãy viết công thức tính lực đẩy
Ácsimét và cho biết ý nghĩa của nó.
I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm:
C1: Một vật nằm trong lòng chất lỏng
chịu tác dụng của trọng lực P và FA. Hai
lực này cùng phương và ngược chiều.
Chiều P , chiều FA .
C2: Có thể xảy ra các trường hợp sau
đây.
a) Vật chìm
xuống
b) Vật đứng yên
c) Vật nổi lên.
GV: Làm thí nghiệm như hình 12.2 SGK
HS HĐ nhóm làm thí nghiệm
GV: tại sao miếng gỗ thả vào nước nó lại
nổi?
GV: Khi miếng gỗ nổi thì trọng lượng của
vật có bằng lực đẩy Ácsimét không?
GV: Cho hs HĐ nhóm câu C4
HS: thảo luận nhóm 2 phút
GV: Trong các câu A, B, C, D đó, câu nào
không đúng?
HS: Câu B
II. Độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật
nổi trên mặt thoáng chất lỏng
C3: Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì
trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn
trọng lượng riêng của nước.
C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước,
trọng lượng của nó và lực đẩy FA cân
bằng nhau, vì lực đứng yên thì 2 lực cân
bằng nhau.
C5: Chọn B.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Hệ thống lại kiến thức của bài bằng kĩ thuật hỏi đáp
- Hướng dẫn hs giải BT 12.1 SBT.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
GV: Cho hs thảo luận C6 trong 2 phút C6:
AF P AF P=
AF P
HS: thực hiện
GV: Hãy lên bảng chứng minh mọi trường
hợp.
HS: Lên bảng chứng minh
GV: Em hãy trả lời câu hỏi đầu bài?
GVcho HS HĐ nhóm
HS thảo luận nhóm, đại diện 1 nhóm lên bảng
trình bày, hs dưới lớp quan sát và nhận xét.
GV nhận xét, chốt kt
Vì
.
.
v
A l
p d V
F d V
=
=
và dựa vào C2 ta có:
- Vật chìm xuống khi P > FA dv >
dl.
- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi P =
FA
dv = dl.
- Vật nổi lên mặt chất lỏng khi P < FA
dv < dl.
C7: Hòn bi làm bằng thép có trọng
lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng
của nước nên bị chìm. Tàu làm bằng
thép, nhưng người ta thiết kế sao cho
có các khoảng trống để trọng lượng
riêng của cả con tàu nhỏ hơn trọng
lượng riêng của nước, nên con tàu có
thể nổi trên mặt nước.
C8: Thả 1 hòn bi thép vào thuỷ ngân
thì bi thép sẽ nổi vì trọng lượng riêng
của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng
của thuỷ ngân.
C9:
FM = dl. V
FN = dl. V
Vì cùng V và dl
nên: FAM = FAN
Trả lời
FAM = FAN
FAM < PM
FAN = PN
PM > PN
HOẠT ĐỘNG 5:
Tàu ngầm là loại tàu có thể chạy ngầm dưới mặt nước. Phần đáy tầu có
nhiều ngăn, có thể dùng máy bơm để bơm nước vào hoặc đẩy nứơc ra. Nhờ đó,
người ta có thể làm thay đổi trọng lượng riên của tàu để cho tầu lặn suống, lơ
lửng trong nước hoặc nổi lên trên mặt nước.
- Học thuộc ghi nhớ SGK
- Làm BT 12.2; 12.3; 12.4; 12.5 SBT.
Ngày soạn:20/ 11/ 2019
Ngày giảng: 21/ 11 - 8A4; 27/11 – 8A1 ; 29/11 – 8A2, 3
Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập củng cố lại kiến thức về lực và quán tính
- Vận dụng kiến thức để làm bài tập
2. Kĩ năng
- HS trung bình, yếu: Rèn luyện kỹ năng ôn tập, củng cố lại kiến thức
- HS khá, giỏi: Vận dụng kiến thức giải bài tập
3. Thái độ
- Tự giác, nghiêm túc trong học tập
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp.
- Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực vận dụng.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK
2. HS: ôn tập lại các kiến thức đã học, trả lời trước các câu hỏi trong phần ôn tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thuyết trình,
2. Kỹ thuật: Kỹ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, hỏi chuyên gia.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài mới.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Cho hs chơi trò chơi ô chữ
Thể lệ trò chơi
+ Chia hai đội mỗi đội 4 người.
+ Gắp thăm ngẫu nhiên các câu hỏi tương ướng ở hàng ngang của ô chữ.
+ Trong vòng 30 giây kể từ lúc đọc câu hỏi và điền vào ô trống, nếu quá thời gian
không được tính điểm.
+ Mỗi câu đúng được 1 điểm.
+ Đội nào có điểm cao hơn đội đó thắng.
Hoạt động 2: Ôn tập
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân
Trả lời câu hỏi
Học sinh hoạt động cá nhân trả lời
câu hỏi
- Nêu các yếu tổ của lực, cách biểu
diễn lực bằng véc tơ?
Gv gọi học sinh lên bảng trả lời
Cho học sinh khác nhận xét
Gv chuẩn lại kiến thức.
- Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát
xuất hiện khi nào? Nêu 2 ví dụ về lực
ma sát trong đời sống, trong kỹ thuật.
Các yếu tố của lực: Điểm đặt của lực,
phương và chiều của lực, độ lớn của
lực.
Cách biểu diễn lực bằng vectơ. Dùng
mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật
- Phương và chiều là phương, chiều
của lực
- Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo
tỉ xích cho trước.
Học sinh hoạt động cá nhân trả lời:
Có 3 loại lực ma sát (lực ma sát trượt,
lăn, nghỉ). Lực ma sát xuất hiện khi
vật chuyển động trên bề mặt vật khác.
Vd: học sinh lấy ví dụ
- Nêu 1 ví dụ về lực ma sát có lợi,
một ví dụ vê lực ma sát có hại trong
đời sống hoặc trong kỹ thuật.
- Gọi học sinh lên bảng
- Gv sửa chữa uốn nắn
- Gợi mở các ví dụ khác cho học sinh
khắc sâu kiến thức.
- Quán tính của vật là gì?
Cá nhân trả lời
Quán tính là tính chất không thể thay
đổi vận tốc đột ngột của vật khi có lực
tác dụng.
Bài 1: ( bt 4.4-sbt-tr12)
Yêu cầu học sinh đọc tìm hiểu đầu bài
Cho học sinh hoạt động nhóm bàn
hoàn thành bài tập.
Gọi 2 học sinh lên bảng
Dưới lớp theo dõi, nhận xét
Gv chuẩn lại kiến thức
Bài 2: Biểu diễn véc tơ trọng lực của
một vật có khối lượng là 25kg.
Gv gợi ý, hướng dẫn từ khối lượng
suy ra trọng lượng của vật.
Cho học sinh hoạt động cá nhân làm
bài tập
Gọi 1 học sinh lên bảng
Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 3: Một hành khách đang ngồi trên
xe ô tô xe đột ngột rẽ phải hành khách
bị nghiêng sang trái. Giải thích tại
sao?
Gọi học sinh lên bảng
Gv hướng dẫn
Chốt lại
Bài 1:
Đọc tìm hiểu đầu bài
Hoạt động nhóm bàn
Giải:
a) Vật chịu tác dụng của 2 lực:
+ Lực kéo
→
Fk có phương ngang,
chiều từ trái sang phải, cường độ
250N
+ Lực cản
→
F c có phương ngang, chiều
từ phải sang trái, cường độ 150N.
b) Vật chịu tác dụng của 2 lực:
+ Trọng lực
→
P có phương thẳng
đứng, chiều từ trên xuống, cường độ
200N.
+ Lực kéo
→
F k có phương nghiêng 1
góc 30o so với phương ngang, chiều
từ dưới lên, cường độ 300N
Bài 2:
Bài 3:
Học sinh giải thích
Hoạt động 3: Vận dụng (kết hợp trong hoạt động 2)
Hoạt động 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Ôn lại cách giải các dạng bài tập về tính áp suất chất lỏng, tính vận tốc, tính lực
đẩy Acsimet, tính trọng lượng , khối lượng, điều kiện để một vật nổi, vật chìm.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC CHO TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc phần trả lời các câu hỏi phần lí thuyết
- Làm các BT phần vận dụng SGK trang 63,64,65.
- Chuẩn bị ôn tập thật tốt để tiết sau tiếp tục ôn tập.
Ngày soạn:23/ 11/ 2019
Ngày giảng: 25/ 11 - 8A4
Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập củng cố lại kiến thức về lực và quán tính
- Vận dụng kiến thức để làm bài tập
2. Kĩ năng
- HS trung bình, yếu: Rèn luyện kỹ năng ôn tập, củng cố lại kiến thức
- HS khá, giỏi: Vận dụng kiến thức giải bài tập
3. Thái độ
- Tự giác, nghiêm túc trong học tập
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp.
- Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực vận dụng.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK
2. HS: ôn tập lại các kiến thức đã học, trả lời trước các câu hỏi trong phần ôn tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thuyết trình,
2. Kỹ thuật: Kỹ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, hỏi chuyên gia.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài mới.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Cho hs chơi trò chơi ô chữ
Thể lệ trò chơi
+ Chia hai đội mỗi đội 4 người.
+ Gắp thăm ngẫu nhiên các câu hỏi tương ướng ở hàng ngang của ô chữ.
+ Trong vòng 30 giây kể từ lúc đọc câu hỏi và điền vào ô trống, nếu quá thời gian
không được tính điểm.
+ Mỗi câu đúng được 1 điểm.
+ Đội nào có điểm cao hơn đội đó thắng.
Hoạt động 2: Ôn tập
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân
Trả lời câu hỏi
Học sinh hoạt động cá nhân trả lời
câu hỏi
- Nêu các yếu tổ của lực, cách biểu
diễn lực bằng véc tơ?
Gv gọi học sinh lên bảng trả lời
Cho học sinh khác nhận xét
Gv chuẩn lại kiến thức.
- Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát
xuất hiện khi nào? Nêu 2 ví dụ về lực
ma sát trong đời sống, trong kỹ thuật.
- Nêu 1 ví dụ về lực ma sát có lợi,
một ví dụ vê lực ma sát có hại trong
đời sống hoặc trong kỹ thuật.
- Gọi học sinh lên bảng
- Gv sửa chữa uốn nắn
- Gợi mở các ví dụ khác cho học sinh
khắc sâu kiến thức.
- Quán tính của vật là gì?
Các yếu tố của lực: Điểm đặt của lực,
phương và chiều của lực, độ lớn của
lực.
Cách biểu diễn lực bằng vectơ. Dùng
mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật
- Phương và chiều là phương, chiều
của lực
- Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo
tỉ xích cho trước.
Học sinh hoạt động cá nhân trả lời:
Có 3 loại lực ma sát (lực ma sát trượt,
lăn, nghỉ). Lực ma sát xuất hiện khi
vật chuyển động trên bề mặt vật khác.
Vd: học sinh lấy ví dụ
Cá nhân trả lời
Quán tính là tính chất không thể thay
đổi vận tốc đột ngột của vật khi có lực
tác dụng.
Bài 1: ( bt 4.4-sbt-tr12)
Yêu cầu học sinh đọc tìm hiểu đầu bài
Cho học sinh hoạt động nhóm bàn
hoàn thành bài tập.
Gọi 2 học sinh lên bảng
Dưới lớp theo dõi, nhận xét
Gv chuẩn lại kiến thức
Bài 2: Biểu diễn véc tơ trọng lực của
một vật có khối lượng là 25kg.
Bài 1:
Đọc tìm hiểu đầu bài
Hoạt động nhóm bàn
Giải:
a) Vật chịu tác dụng của 2 lực:
+ Lực kéo
→
Fk có phương ngang,
chiều từ trái sang phải, cường độ
250N
+ Lực cản
→
F c có phương ngang, chiều
từ phải sang trái, cường độ 150N.
b) Vật chịu tác dụng của 2 lực:
+ Trọng lực
→
P có phương thẳng
đứng, chiều từ trên xuống, cường độ
200N.
Gv gợi ý, hướng dẫn từ khối lượng
suy ra trọng lượng của vật.
Cho học sinh hoạt động cá nhân làm
bài tập
Gọi 1 học sinh lên bảng
Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 3: Một hành khách đang ngồi trên
xe ô tô xe đột ngột rẽ phải hành khách
bị nghiêng sang trái. Giải thích tại
sao?
Gọi học sinh lên bảng
Gv hướng dẫn
Chốt lại
+ Lực kéo
→
F k có phương nghiêng 1
góc 30o so với phương ngang, chiều
từ dưới lên, cường độ 300N
Bài 2:
Bài 3:
Học sinh giải thích
Hoạt động 3: Vận dụng (kết hợp trong hoạt động 2)
Hoạt động 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Ôn lại cách giải các dạng bài tập về tính áp suất chất lỏng, tính vận tốc, tính lực
đẩy Acsimet, tính trọng lượng , khối lượng, điều kiện để một vật nổi, vật chìm.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC CHO TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc phần trả lời các câu hỏi phần lí thuyết
- Làm các BT phần vận dụng SGK trang 63,64,65.
- Chuẩn bị ôn tập thật tốt để tiết sau tiếp tục ôn tập.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_phat_trien_nang_luc_tiet_15_16_17_nam_h.pdf