Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 8: Ôn tập về môi trường truyền âm - Phản xạ âm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu các môi trường và không truyền âm. So sánh vận tốc truyền trong các

chất rắn, lỏng, khí.

- Khái niệm phản xạ âm và tiếng vang

- Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng về nguồn âm để giải thích một số hiện tượng liên quan.

- Nêu một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn.

3. Thái độ: tích cực trong học tập

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Câu hỏi ôn tập

2. Học sinh. ôn lại kiến thức liên quan bài nguồn âm, độ cao của âm

pdf2 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 8: Ôn tập về môi trường truyền âm - Phản xạ âm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 11 / 2019 Ngày giảng: 19/11(7BD); 23/11(7C) Tiết 8: ÔN TẬP VỀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM – PHẢN XẠ ÂM. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu các môi trường và không truyền âm. So sánh vận tốc truyền trong các chất rắn, lỏng, khí. - Khái niệm phản xạ âm và tiếng vang - Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn. 2. Kĩ năng - Biết vận dụng về nguồn âm để giải thích một số hiện tượng liên quan. - Nêu một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn. 3. Thái độ: tích cực trong học tập II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Câu hỏi ôn tập 2. Học sinh. ôn lại kiến thức liên quan bài nguồn âm, độ cao của âm III. NỘI DUNG ÔN HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV HĐ 1: Ôn tập lý thuyết - HS chú ý nghe câu hỏi - HS trả lời và nêu nhận xét 1. Chất rắn, chất lỏng, chất khí là những môi trường có thể truyền được âm. 2. Môi trường không khí 3. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. 4. Lấy ví dụ - GV đưa ra nội dụng câu hỏi ôn tập - YC HS lần lượt thảo luận nội dung các câu hỏi và lên bảng trả lời - GV đưa ra một số nội dung câu hỏi ôn tập theo mức độ, nhận biết, thông hiểu, vận dụng 1. Âm truyền được trong những môi trường nào? 2. Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường nào? 3. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn lỏng khí? 4. Lấy ví dụ về âm có thể truyền trong môi trường chất lỏng? HĐ 2: Vận dụng, củng cố, HDVN - HS chú ý nghe câu hỏi - HS trả lời và nêu nhận xét 5. Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất 6. Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được vì giữa họ là môi trường chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ. 7. Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s Khoảng cách chỗ sét đánh đến chỗ bạn đó đứng là: s = v.t = 3 x 340 = 1020m. 8. Trọng tài phải bám đồng hồ lúc thấy lửa lóe ở súng phát lệnh vì có thể coi ánh sáng truyền đến mắt ngay tức thì. Nếu chờ nghe tiếng súng thì người trọng tài đã bấm đồng hồ chậm hơn so với lệnh xuất phát - GV đưa ra nội dụng câu hỏi ôn tập - Yêu cầu HS trả lời 5. Ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao? 6. khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ tru có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được không? Tại sao? 7. Một bạn nghe thấy tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp 3 giây. Hỏi bạn đó đứng cách chỗ sét đánh là bao nhiêu mét? 8. Trọng tài một cuộc thi chạy đứng ở vạch đích. Anh ta phải bấm đồng hồ lúc trông thấy lửa tóe ở súng phát lệnh hay là lúc nghe thấy tiếng súng? * Củng cố, HDVN - HS chú ý nghe - HS thực hiện yêu cầu - HS về nhà học bài - HS về ôn tập trước về ứng dụng ĐL truyền thẳng ánh sáng - GV chốt lại kiến thức trọng tâm bài học - Cho HS nhắc lại kiến thức - YC về học những nội dung đã ôn tập

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_8_on_tap_ve_moi_truong_truyen_am_p.pdf
Giáo án liên quan