I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Ôn lại , củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự thuyền ánh sáng , sự phản xạ ánh sáng , tính chất của một vật tạo bởi gương phẳng , gương cầu lồi , gương cầu lõm. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
2. Phẩm chất:
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
3. Năng lực :
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.
b) Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Bảng phụ ( kẻ sẵn trị chơi ơ chữ)
2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề, dạy học bằng trò chơi
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, trò chơi
2 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 8: Ôn tập giữa kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:31/10/2020
Tiết 8
TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Ôn lại , củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự thuyền ánh sáng , sự phản xạ ánh sáng , tính chất của một vật tạo bởi gương phẳng , gương cầu lồi , gương cầu lõm. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
2. Phẩm chất:
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
3. Năng lực :
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.
b) Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Bảng phụ ( kẻ sẵn trị chơi ơ chữ)
2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề, dạy học bằng trò chơi
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, trò chơi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Ở các tiết trước ta đã nghiên cứu các vấn đề cơ bàn của chương 1 quang học .Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức cơ bản đó .
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- GV cho HS trả lời lần lượt các câu hỏi tự kiểm tra sau đố nhận xét và sửa lại.
1. Chọn câu đúng : Khi nào ta nhìn thấy một vật ?
2. Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ?
3. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng.
4. Tương tự câu 3 để được nội dung định luật phản xạ ánh sáng.
5. Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng ?
6. So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi suy ra điểm giống và khác nhau ?
7. Vật ở khoảng nào của gương cầu lõm thì cho ảnh ảo, so sánh độ lớn cảu ảnh và vật ?
8. Đặt ba câu có nghĩa trong đó mỗi câu có 4 cụm từ trong 4 cột SGK (25)
9. So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước
I/ Tự kiểm tra:
1. Nhận biết ánh sáng. Nhìn thấy một vật.
2.Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
3.Định luật truyền thẳng ánh sáng.
4. Định luật phản xạ ánh sáng
5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
6. Ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có những tính chất giống và khác nhau:
+ Giống : Đều là ảnh ảo
+ Khác : ảnh tạo bởi gương phẳng bằng vật
ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
7. Khi vật ở gần gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật.
8. ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
- ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.
- ảnh ảo tạo bởi gương cầu phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
9. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG
- Yêu cầu HS đọc, cho vẽ
a) Vẽ ảnh ảo của mỗi điểm sáng tạo bởi gương phẳng.
b) Vẽ chùm tia tới lơn sau đó vẽ chùm phản xạ tương ứng
c) để mắt trong vùng nào thì đồng thời nhìn thấy cả hai ảnh ?
- C2. GV yêu cầu đọc câu hỏi, HD làm
II/ Vận dụng
C1:Để mắt trong vùng giới hạn bởi hai tia IK và HM thì nhìn thấy đồng thời cả ảnh S’1 và S’2
C2: ảnh ảo tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có những tính chất:
+ Giống nhau : Đều là ảnh ảo, giống vật
+ Khác nhau : ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng vật
ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật
ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
- GV hướng dẫn tìm hiểu
- Ban đêm, trời tối, trời trong , bấm đèn pin chiếu lên trời ta không nhìn thấy chùm sáng từ đèn chiếu ra.Nếu trời mưa phùn ta có nhìn thấy gì không? Giải thích vì sao?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
GV khái quát nội dung bài học yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung vừa học
?Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào những đêm Mặt Trăng gần tròn?
? Vì sao ta nhìn thấy ảnh ảo tạo bởi gương phẳng nhưng không hứng được ảnh đó trên màn chắn.
- Giờ sau kiểm tra giữa kì 1
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_7_tiet_8_on_tap_giua_ki_i_nam_hoc_2020_20.docx