Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 3: Định luật phản xạ ánh sáng - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.

- Biết xác định tia tới , tia phản xạ, góc phản xạ.

- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng .

- Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn.

2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

3. Năng lực :

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Mỗi nhóm :

 + 1 gương phẳng có giá đỡ.

 + 1 đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng .

 + 1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng.

 2. Học sinh : SGK, vở ghi, dụng cụ học tập

 

docx3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 3: Định luật phản xạ ánh sáng - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26/09/2020 Tiết 3 ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng. - Biết xác định tia tới , tia phản xạ, góc phản xạ. - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng . - Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn. 2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ 3. Năng lực : a) Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý. b) Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Mỗi nhóm : + 1 gương phẳng có giá đỡ. + 1 đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng . + 1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng. 2. Học sinh : SGK, vở ghi, dụng cụ học tập III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT. 1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan sát, trình bày, hỏi đáp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ + Giải thích tại sao có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? + GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - GV: Yêu cầu nhóm HS làm thí nghiệm H4.1 như phần mở bài trong SGK. - HS: tiến hành thí nghiệm và thu được hiện tượng như SGK và nêu vấn đề cần giải quyết . HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV : yêu cầu HS thay nhau cầm gương soi nhận thấy hiện tượng gì trong gương? Nêu C1? - HS: hoạt động cá nhận trả lời C1 - GV: kể cho các em ngày xưa các cô gái chưa có gương đã soi mình xuống nước để nhìn thấy ảnh của mình . ? Ánh sáng đến gương rồi đi tiếp như thế nào? I, Gương phẳng - Gương phẳng tạo ra ảnh của vật trong gương. C1: Vật nhẵn bóng , phẳng đều có thể là gương phẳng như : Tấm kính nhẵn, tấm gỗ phẳng, mặt nước phẳng. GV: yêu cầu HS làm thí nghiệm H4.2 (GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm) - HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV ? Hãy chỉ ra tia tới và tia phản xạ ? - Yêu cầu HS làm thí nghiệm và trả lời C2? - HS: làm thí nghiệm H 4.2 và trả lời C2, ghi vở. - Yêu cầu Hs đọc thông tin về góc tới và góc phản xạ ? Hãy quan sát thí nghiệm , dự đoán độ lớn của góc phản xạ và góc tới? - HS: dự đoán về mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ. tiến hành đo góc tới và góc phản xạà ghi kết quả vào bảng - GV: để HS đo và chỉnh sửa - GV: thay đổi tia tới à thay đổi góc tới à đo góc phản xạ ? Từ kết quả trên rút ra kết luận ? - HS: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ? Hai kết luận trên có đúng với các môi trường khác không? GV: thông báo các kết luận trên cũng đúng với các môi trường trong suốt khác . Hai kết luận trên là nội dung của định luật phản xạ ánh sáng ? Hãy phát biểu định luật đó ? GV: Quy ước vẽ gương và các tia sáng trên giấy : - Mặt phản xạ , mặt không phản xạ của gương. - Điểm tới :I - Tia tới : SI - Đường pháp tuyến :IN II, Định luật phản xạ ánh sáng. *:Thí nghiệm: - SI : tia tới IR: tia phản xạ. 1, Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào *Kết luận: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến. 2, Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới *Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới . *Định luật phản xạ ánh sáng : - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới . Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP GV: Cho HS vận dụng làm C3 C3: Vẽ tia phản xạ ở H4.3. HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG - GV: yêu cầu làm C4? - HS: 1 Hs lên bảng cả lớp làm vào vở - Phần b dùng cho HS khá giỏi. - GV: yêu cầu HS phát biểu định luật phản xạ ánh sáng . III. Vận dụng C4: a, HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG - HS tìm hiểu nội dung về làm kính tiềm vọng. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học thuộc ghi nhớ kết hợp vở ghi. - Đọc có thể em chưa biết. - làm bài tập 4.1 đến 4.3 SBT - Đọc trước bài: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. __________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_3_dinh_luat_phan_xa_anh_sang_nam_h.docx
Giáo án liên quan